1. các hđ chủ yếu của lực lượng DH
Câu 1: Anh chị hãy nêu các hoạt động chủ yếu của lực lượng dạy học và mối quan hệ giữa chúng?
Các hoạt động chủ yếu của lực lượng dạy học bao gồm hoạt động của giáo viên và hoạt động của HS. Cụ thể nội dung của từng hoạt động như sau:
1. Hoạt động dạy của giáo viên
1.1. Khái niệm hoạt động dạy của giáo viên:
Là những hoạt động của GV nhằm TC, điều khiển quá trình nhận thức – học tập của người học, giúp họ tiếp cận, tìm tòi, khám phá, lĩnh hội tri thức.
1.2. Nội dung hoạt động:
- Đề ra mục đích, yêu cầu nhận thứccho người học.
- Xây dựng kế hoạch và tiến hành tổ chức tiết học sử dụng phối hợp những phương tiện dạy học một cách thích hợp nhằm phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của người học trong việc lĩnh hội tài liệu học tập.
- Tổ chức thực hiện hoạt động dạy của mình và hoạt động nhận thức – học tập tương ứng của người học.
- Kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập, chủ động, sáng tạo của ngưoif học bằng cách tạo nên nhu cầu, động cơ, hứng thú khêu gợi tính tò mò, ham hiểu biết của người học, làm cho họ ý thức rõ trách nhiệm, nghĩa vụ học tập của mình.
- Theo dõi kết quả học tập của người học, qua đó mà có những biện pháp điều chỉnh, khắc phục kịp thời những thiếu sót, sai lầm của người học cũng như hoạt động của mình trong công tác giảng dạy.
1.3. Tiến trình hoạt động:
- Hoạt động trước khi dạy:
+ Chuẩn bị kế hoạch bài giảng: căn cứ các khâu trong quá trình dạy học
+ Chuẩn bị các phương tiện dạy học
+ Hoàn thiện hồ sơ bài dạy (Lịch báo giảng, Thời khóa biểu, giáo án…)
- Hoạt động trong khi dạy
+ Tổ chức lớp học
+ Thực hiện kế hoạch bài giảng
+ Sử dụng kết hợp các phương pháp linh hoạt, mềm dẻo, tùy theo nội dung bài học
+ Kiểm tra, đánh giá kiến thức học sinh tiếp thu được qua giờ dạy
+ Xử lý tốt các tình huống phát sinh trong giờ (nếu có)
- Hoạt động sau khi dạy
+ Đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tự đánh giá giờ dạy.
+ Thu thập thông tin về kết quả bài học qua đồng nghiệp, HS, CBQL…
+ Rút kinh nghiệm bài dạy, ghi nhật ký chuyên môn
+ Cập nhật kiến thức, bổ sung thông tin cần thiết vào giáo án hoặc nhật ký chuyên môn để học hỏi, tự bồi dưỡng, phát triển chuyên môn nghiệp vụ.
2. Hoạt động của học sinh
2.1. Khái niệm hoạt động của học sinh
Là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức – học tập nhằm thu thập, xử lý, biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân, thành kỹ năng, kỹ xảo. Qua đó thể hiện mình, biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị của mình.
- Tính tự giác nhận thức: Người học ý thức đầy đủ mục đích, nhiệm vụ học tập. Từ đó họ nỗ lực lĩnh hội tri thức.
- Tính tích cực nhận thức: Ý thức tích cực huy động vốn sống, vốn kiến thức vào việc tìm tòi, lĩnh hội tri thức mới, đáp ứng nhiệm vụ học tập.
- Tính chủ động nhận thức: Là sự sẵn sàng cho sự tiếp nhận tri thức, tự giác tìm tòi, học hỏi, giải quyết vấn đề, tự kiểm tra đánh giá hoạt động học tập của mình.
2.2. Nội dung hoạt động
- Hoạt động học có hướng dẫn, có sự định hướng trực tiếp của giáo viên
+ Tiếp nhận một cách tự giác những Nvụ, KH học tập do giáo viên đề ra.
+ Thực hiện những hành động, thao tác nhận thức – học tập của mình nhằm giải quyết những nhiệm vụ nhận thức – học tập được đề ra.
+ Tự điều chỉnh hoạt động nhận thức – học tập của mình để dưới tác động điều tra, đánh giá của giáo viên và tự kiểm tra, đánh giá của học sinh.
+ Phân tích những kết quả, hoạt động nhận thức – học tập của mình dưới tác động của giáo viên qua đó cải tiến hoạt động học tập của mình.
- Hoạt động học độc lập, không có sự định hướng trực tiếp của giáo viên
+ Người học tự lập kế hoạch hoặc cụ thể hóa các Nvụ học tập của mình.
+ Tự tổ chức các hoạt động học tập, bao gồm việc lựa chọn các phương pháp và phương tiện học tập của mình.
+ Tự kiểm tra, đánh giá và qua đó tự điều chỉnh tiến trình học tập của mình
+ Tự phân tích các kết quả hoạt động nhận thức, trên cơ sở đó cải tiến phương pháp học tập của mình
· Mối quan hệ giữa hoạt động dạy và hoạt động học
- Hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ tương tác giữa các thành tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp… để tạo nên quá trình dạy học. Thiếu một trong hai hoạt động trên, hoạt động dạy học không diễn ra.
- Hoạt động dạy và hoạt động học là hai thành tố làm nên bản chất của quá trình dạy học, hai thanh tố cơ bản này luôn tương tác với nhau. Dạy và học xen kẽ, thâm nhập vào nhau, quy định lẫn nhau, sinh thành ra nhau. Hai hoạt động này có mối quan hệ biện chứng.
- Giáo viên và học sinh đều là chủ thể của hoạt động dạy học, phương pháp dạy học “tương tác”, “cộng tác” giữa giáo viên và học sinh có vai trò trung tâm trong nhà trường.
- Học sinh tới trường đã có một số kỹ năng nhất định để tham gia các hoạt động học tập ở nhà trường. Giáo viên cần có kế hoạch tổ chức, hướng dẫn giúp đỡ học sinh đạt được mục tiêu học tập theo đúng năng lực của từng cá nhân cũng như cộng tác, hỗ trợ, tạo điều kiện để các em tự chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng mới.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro