123.haha
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
GNP là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng do công dân một nước SX ra trong khoảng thời gian nhất định, thường là 1 năm.
Sản phẩm trung gian là những loại sản phẩm được dùng làm đầu vào cho sản phẩm khác và chỉ sử dụng một lần trong quá trình sản xuất.
Sản phẩm cuối cùng là những loại sản phẩm còn lại ngoài sản phẩm trung gian.
Giá trị sản phẩm cuối cùng: Tổng giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra được gọi là tổng xuất lượng (Gross Output)
- GNP danh nghĩa ( GNPn), đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất ra trong một thời kỳ, theo giá cả hiện hành, tức là giá cả của cùng thời kỳ đó.
- GNP thực tế (GNPr), đo lường tổng sản phẩm quốc dân sản xuất trong một thời kỳ, theo giá cố định ở một thời kỳ được lấy làm gốc.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
GDP là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng được sản xuất ra trên lãnh thổ một nước tính trong khoảng thời gian nhất định, thường là
một năm.
Lãnh thổ một nước: GDP thể hiện mức SX đạt được do tất cả đơn vị thường trú ở một nước không phân biệt quốc tịch.
Thu nhập quốc dân(Y)
Phản ánh mức thu nhập mà công dân một nước tạo ra, không kể phần tham gia của Chính phủ (chủ yếu dưới dạng thuế gián thu, chiếm khoảng 10%NNP, phần này tạo ra sự chênh lệch giữa giá người tiêu dùng trả cho hàng hóa và giá mà doanh nghiệp nhận được.
Thu nhập khả dụng (YD)
Là thu nhập cuối cùng mà dân chúng có toàn quyền sử dụng theo ý thích cá nhân.
Tốc độ tăng trưởng cao và ổn định
Tốc độ tăng trưởng là % tăng GDP hoặc GNP hàng năm. Tốc độ đó được đánh giá trong sự so sánh với:
- Tiềm năng kinh tế của đất nước.
- Tốc độ tăng dân số: Nếu tiềm năng lớn, tốc độ tăng dân số cao thì tốc độ tăng trưởng phải cao.
Tốc độ tăng: hàng năm phản ánh % thay đổi của sản lượng năm sau so với năm trước.
Tốc độ tăng bình quân:Phản ánh % thay đổi sản lượng ở năm sau so với năm trước, tính trung bình cho một giai đoạn nhiều năm.
Các khái niệm cơ bản
Khấu hao (De): Là khoản tiền dùng để bù đắp giá trị hao mòn của TSCĐ.
TSCĐ : Là những loại tài sản có giá trị lớn (>10 triệu VND), được sử dụng trong thời gian dài (tức sử dụng được nhiều lần).
Tiết kiệm (S):Là phần còn lại của thu nhập khả dụng sau khi tiêu dùng.
Lợi nhuận (P - P ): Là khoản thu nhập còn lại sau khi trừ đi chi phí.
Đầu tư (I) : Là lượng tiền mua sắm tư bản mới, gồm: đầu tư cố định vào kinh doanh, đầu tư cố định vào nhà ở và đầu tư vào hàng tồn kho (như máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… cộng với chênh lệch tồn kho): Chênh lệch tồn kho = tồn kho cuối năm - tồn kho đầu năm
Tiêu dùng(C):Là lượng tiền mà hộ gia đình dùng để mua hàng tiêu dùng.
Tiền lương(W): Là lượng thu nhập nhận được do cung cấp sức lao động.
Tiền thuê (r): Là khoản thu nhập có được do cho thuê đất đai nhà cửa và các loại tài sản khác.
Tiền lãi (i): Là thu nhập nhận được do cho vay tính theo một mức lãi suất nhất định.
Thuế (TA): Là nguồn thu quan trọng nhất của Chính phủ. Thuế có hai loại: Trực thu và gián thu.
+ Thuế trực thu (Td): trực tiếp đánh vào thu nhập của các thành phần dân cư.Các loại thuế trực thu phổ biến là thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế lợi tức) đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp
+ Thuế gián thu (Te): Gián tiếp đánh vào thu nhập, người mua hàng là người chịu thuế.
- Chi tiêu của Chính phủ: Bao gồm chi mua hàng hóa dịch vụ (G) và chi chuyển nhượng (TR).
+ Chi mua hàng hóa và dịch vụ của Chính phủ là những khoản chi tiêu của Chính phủ được đáp ứng lại bằng một lượng hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Thường gồm 2 loại chi cho tiêu dùng (Cg), chi cho đầu tư (Ig)
+ Chi chuyển nhượng: là những khoản chi tiêu của Chính phủ không đòi hỏi bất cứ lượng hàng hóa hay dịch vụ nào đối lưu trở lại.Chi chuyển nhượng là các khoản Chính phủ dùng để trả lương hưu, trợ cấp thất nghiệp,trợ cấp học bổng cho sinh viên, bù lỗ cho các doanh nghiệp quốc doanh,…
Dòng giá trị hàng hóa và dịch vụ
Giá trị gia tăng (VA): Là lượng gia tăng trong giá trị của hàng hoá do kết quả của quá trình sản xuất.
VA = Giá trị sản lượng của DN - Giá trị sản phẩm trung gian
VA bao gồm: Khấu hao (De), tiền lương (W), tiền thuê (r), tiền lãi (i), thuế gián thu (Te) và lợi nhuận ( Õ).
Dòng chi tiêu
- Chi mua hàng hóa và dịch vụ của hộ gia đình(C), trả cho các doanh nghiệp.
- Chi đầu tư của Doanh nghiệp (I): gồm khấu hao(De), đầu tư ròng (In).
- Chi mua của Chính phủ (G): gồm chi cho tiêu dùng(Cg) và chi cho đầu tư (Ig), không bao gồm các khoản chi chuyển nhượng (TR).
- Chi tiêu của nước ngoài mua hàng hóa sản xuất trong nước (X); chi phí của người trong nước mua hàng hóa của người nước ngoài (IM).
Ý nghĩa của các chỉ tiêu GDP , GNP, mối quan hệ giữa chúng và cách tính GNP từ GDP
GDP nói lên hiện thực kinh tế trên lãnh thổ quốc gia, chưa nói đến chủ thể của hiện thực đó. Qua GDP người ta biết được trên một quốc gia nào đó, thực lực kinh tế có được bao nhiêu.
Trái lại, GNP nói lên thực thu kinh tế của một nước, khả năng thật về kinh tế của công dân nước đó, bởi vì GDP không bao gồm kết quả của hoạt động của công dân nước sở tại tiến hành ở nước ngoài.
Nếu GDP > GNP, có nghĩa là vai trò quốc tế về kinh tế của nước nhà không cao so với vai trò kinh tế quốc tế tại nước nhà (sức mạnh kinh tế của nước nhà còn yếu).
Nếu GDP < GNP thì ngược lại.
Mối quan hệ GDP và GNP:
GNP = GDP + là thu nhập ròng từ nước ngoài
Thu nhập ròng từ nước ngoài = Thu nhập từ các yếu tố XK - Thu nhập từ các yếu tố nhập khẩu
Vì GNP bao gồm GDP và phần chênh lệch về tài sản từ nước ngoài nên GNP bình quân đầu người là thước đo tốt hơn về số lượng hàng hóa và dịch vụ mà mỗi người dân của một nước có thể mua được. Còn GDP bình quân đầu người là thước đo tốt hơn về số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra tính bình quân cho một người dân. Điều này giải thích vì sao các thống kê của Ngân hàng thế giới (World Bank) thường đưa ra các ước tính về GNP, trong khi các nước tính bình quân đầu người lại dùng GDP.
Các đồng nhất thức kinh tế vĩ mô cơ bản
Đồng nhất thức khác với đẳng thức. Đồng nhất thức có nghĩa là bằng nhau theo định nghĩa.
Đồng nhất thức tiết kiệm và đầu tư
xét nền kinh tế giản đơn chỉ bao gồm hai tác nhân kinh tế: Các hộ gia đình và các hãng kinh doanh.S = I
Đồng nhất thức mô tả mối quan hệ giữa các khu vực trong nền kinh tế.
Ta mở rộng vòng luân chuyển kinh tế vĩ mô đơn giản, có tính tới cả khu vực chính phủ và người nước ngoài (xuất - nhập khẩu).
(T – G) = (I – S) + (X – IM)
Cầu và tổng cầu
Cầu (D - Demand) Là số lượng hàng hoá mà người tiêu dùng sẵn sàng mua và có khả năng mua ở mức giá khác nhau.
Tổng cầu (AD)là tổng khối lượng hàng hoá và dịch vụ mà các chủ thể kinh tế muốn mua ở mỗi mức giá chung trong một khoảng thời gian nhất định và trong những điều kiện nhất định.
Một số loại cầu
a. Xét theo chủ thể cầu
- Cầu của hộ gia đình,cầu của các doanh nghiệp,cầu của Chính phủ, cầu của thị trường quốc tế: là tổng giá trị xuất khẩu tính theo thống kê của hải quan.
b. Xét theo chu trình tái sản xuất xã hội
Cầu đầu tư
Cầu tiêu dùng
Tổng cầu = cầu đầu tư + cầu tiêu dùng + cầu quốc tế
= cầu đầu tư TSCĐ + cầu đầu tư TSLĐ + cầu tiêu dùng công cộng + cầu tiêu dùng cá nhân + tổng giá trị xuất khẩu
Tiêu dùng là toàn bộ chi tiêu của dân cư về hàng hóa và dịch vụ.Nó phụ thuộc vào:Thu nhập(Từ tiền công và tiền lương),của cải hoặc tài sản,những yếu tố xã hội, tập quán sh.(Trong đó:thu nhập có vai trò quan trọng nhất)
Hàm đầu tư theo sản lượng I = f(Y) phản ánh sự phụ thuộc của lượng đầu tư dự kiến sản lượng dự kiến vào sản lượng quốc gia.
Cầu đầu tư phụ thuộc vào 3 yếu tố:Mức cầu về sp do đầu tư mới sẽ tạo ra(cầu về sản lượng(GNP)trong tương lai),các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí đầu tư(lãi,chi phí đầu tư,lợi nhuận,thuế..),dự đóan của các DN về tình trạng nền ktế.
Ở trạng thái cân bằng ngắn hạn, lượng hàng tồn kho không dự kiến sẽ bằng 0. Vậy, cân bằng ngắn hạn sản lượng cân bằng Yo sẽ là:Theo đồ thị:Yo nằm tương ứng với giao điểm giữa đường tổng cầu AD = f(Y) với đường 45 độ.
Chính sách tài khoá:là hệ thống các tư tưởng, quan điểm, nguyên tắc xử lý của Nhà nước đối với các quan hệ tài chính quốc gia thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính cụ thể là thuế và chi tiêu ngân sách.Ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ quốc gia, dùng để chi tiêu hàng năm cho toàn bộ hoạt động chung của quốc gia hoặc là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong 1 năm, để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của đất nước.
Cơ cấu Ngân sách nhà nước
Cơ cấu dọc của ngân sách nhà nước:Đó là sự phân bố Ngân sách nhà nước thành nhiều cấp theo lãnh thổ. Do cơ cấu dọc của NSNN trùng hợp với hệ thống chính quyền nhà nước theo lãnh thổ thì mỗi cấp chính quyền theo lãnh thổ đồng thời là một cấp ngân sách (như ngân sách cấp TƯ, tỉnh (TP trực thuộc TƯ), thành phố (thị xã), huyện, xã) (Ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương)
Cơ cấu ngang của NSNN: Đó là phần thu - chi, gồm:
-Các khoản thu
- Các khoản chi
Chính sách xử lý thâm hụt Ngân sách nhà nước
3 khái niệm thâm hụt ngân sách:
Thâm hụt ngân sách thực tế: Đó là thâm hụt khi số chi thực tế vượt số thu thực tế trong một thời kỳ nhất định.
Thâm hụt ngân sách cơ cấu:Đó là thâm hụt tính toán trong trường hợp nếu nền ktế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng.
Thâm hụt ngân sách chu kỳ:Đó là thâm hụt ngân sách bị động do tình trạng của chu kỳ kinh doanh.(= Thâm hụt thực tế - Thâm hụt cơ cấu.)
- Phản ứng thuận chiều: Khi tY < G Þ Nhà nước tăng thuế, giảm G để đảm bảo G = tY Þ B=0 Þ cán cân ngân sách sẽ cân bằngÞ nhưng đây là cách làm thụ động, tiêu cực Þ có thể gây ra hậu quả xấu đó là có thể làm cho suy thoái càng trầm trọng hơn do việc giảm chi tiêu của Chính phủ sẽ làm giảm AD.
- Phản ứng ngược chiều: Nếu mục tiêu của Chính phủ là giữ cho nền kinh tế luôn ở mức sản lượng tiềm năng với mức việc làm đầy đủ, thì Chính phủ phải thực hiện chính sách tài khóa ngược chiều (với chu kỳ kinh doanh). Vì vậy, khi tY<G Þ thay vì tăng thuế suất để bảo đảm thu, Nhà nước lại giảm thuế suất để kích thích đầu tư (Ý I), thay vì giảm G thì Nhà nước lại Ý G để ÝAD. Gọi là ngược chiều vì đáng lẽ phải Ý T thì lại ßT , và đáng lẽ phải ßG thì lại ÝG.
Để có thể phản ứng ngược thì phải có dự trữ quốc gia (vì giảm thuế phải có lượng bù vào khoản giảm T đó).
Các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách:4 b.pháp
- Vay nợ trong nước:Bằng cách phát hành trái phiếu, công trái của Chính phủ để vay nguồn tiền dự trữ trong dân chúng.
- Vay nợ nước ngoài
- Sử dụng dự trữ ngoại tệ
Có hiệu lực mạnh, bù đắp kịp thời thâm hụt ngân sách và ngăn được ảnh hưởng tiêu cực.
- Vay ngân hàng (in tiền)
Chính sách tài khoá có độ trễ khá lớn: Độ trễ bao gồm độ trễ bên trong và độ trễ bên ngoài.
+ Độ trễ bên trong: Đó là thời gian thu thập thông tin, xử lý thông tin và ra quyết định.
+ Độ trễ bên ngoài: Bao gồm quá trình phổ biến, thực hiện và phát huy tác dụng.
- Chính sách tài khoá thường được thực hiện thông qua các dự án công cộng, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển việc làm và trợ cấp xã hội. Thực tế cho thấy, ngoài một số dự án công cộng thực hiện thành công, đa số các dự án tỏ ra kém hiệu quả kinh tế.
Chính sách thuế
- Vấn đề lĩnh vực thu, thu từ hoạt động kinh tế nào. Sự phân biệt đối xử một cách có ý thức đó đối với các ngành nghề kinh tế thể hiện qua chính sách đối với các ngành nghề kinh tế thể hiện qua chính sách về ngành nghề chịu thuế.
- Vấn đề đối tượng thu, thu từ đối tượng nào hoặc từ chủ thể kinh tế nào. Sự phân biệt đối xử một cách cố ý đối với người chịu thuế thể hiện qua chính sách về đối tượng chịu thuế.- Vấn đề mức độ thu, thu nhiều hay ít so với tổng thu nhập quốc dân. Điều đó dựa trên tỉ lệ tích lũy và tiêu dùng thông qua mức thu thuế là chính sách về tích lũy và tiêu dùng.
Tiền tệ:Tiền là bất cứ một phương tiện nào được thừa nhận chung để thanh toán cho việc giao nhận hàng hoặc để thanh toán nợ nần.
Các hình thái của tiền: tiền hàng hóa, tiền quy ước, tiền séc.
Chức năng của tiền:Phương tiện trao đổi,cất trữ giá trị,chức năng đo lường giá trị.phương tiện thanh toán,thanh toán quốc tế.
M1 = tiền mặt (ngoài Ngân hàng) + tiền gửi không kỳ hạn sử dụng séc.
Tiền mặt (Currency) bao gồm lượng tiền giấy và tiền kim loại nằm ngoài Ngân hàng. Tiền Ngân hàng (Bank money) là các khoản ký gửi sử dụng séc hay tài khoản séc .Khối tiền M1 còn được gọi là tiền giao dịch (Transaction Money) hay tiền theo nghĩa hẹp.
M2 = M1 + tiết kiệm có kỳ hạn
Mức cung tiền
Tiền cơ sở: Ngân hàng Trung ương là cơ quan độc quyền phát hành tiền. Lượng tiền phát hành chủ yếu là tiền mặt, được gọi là tiền cơ sở ( hay cơ số tiền).Tiền cơ sở hay tiền mạnh (Monetary base or High Powered money) là toàn bộ lượng tiền giấy và tiền kim loại đã được phát hành vào nền kinh tế.
Trong quá trình lưu thông, một phần của lượng tiền này được các tác nhân kinh tế giữ lại để chi tiêu và một phần nằm tại các ngân hàng dưới dạng tiền dự trữ.
Vậy khối lượng tiền cơ sở bằng tiền mặt lưu hành và tiền dự trữ trong các ngân hàng.
Tỉ lệ dự trữ bắt buộc là số tiền tối thiểu phải có trg NH mà các NH t.mại phải chấp hành theo NH nhà nước
Mức cầu tiền
Cầu về tiền:(LP) là lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ. Lượng tiền nắm giữ có thể là tiền mặt ngoài Ngân hàng hoặc tiền gửi sử dụng Séc.
Ba động cơ làm cho mỗi người chúng ta muốn nắm giữ tiền: động cơ giao dịch,động cơ dự phòng và động cơ đầu cơ. Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu tiền tệ (lượng tiền nắm giữ nhiều hay ít):Lãi suất, thu nhập thực tế (sản lượng)
Lãi suất :là cái giá phải trả khi vay tiền, hay nói chính xác hơn là cái giá phải trả khi nắm giữ tiền trong tay.
Tóm lại, cầu về tiền nghịch biến với lãi suất.
Quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lãi suất và mức cầu tiền được gọi là hàm cầu về tiền. Phương trình đường cầu tiền có dạng:LP = k.Y - h.i
k,h là các hệ số phản ánh độ nhạy cảm của mức cầu tiền đối với thu nhập và lãi suất.
Mô hình IS - LM trong nền kinh tế đóng
Đường IS là tập hợp các tổ hợp khác nhau giữa sản lượng và lãi suất mà tại đó thị trường hàng hóa cân bằng.Nó thể hiện tác động của lãi suất đến sản lượng cân bằng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.
Đường LM là tập hợp các tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và sản lượng mà tại đó thị trường tiền tệ cân bằng với mức cung tiền tệ thực không đổi.
Ý nghĩa của đường LM:
- Đường LM phản ánh các tổ hợp khác nhau giữa sản lượng và lãi suất mà ở đó thị trường tiền tệ cân bằng. Nói cách khác, các mức lãi suất nằm trên đường LM luôn thoả mãn phương trình: MS/P = LP
- Mọi điểm nằm ngoài đường LM đều là những điểm không cân bằng của thị trường tiền tệ.
- Đường LM dốc lên, phản ánh mối quan hệ đồng biến giữa sản lượng và lãi suất cân bằng.
Chính sách tài khoá mở rộng
Dùng để chống suy thoái, khi sản lượng giảm xuống thấp hơn sản lượng tiềm năng, tỷ lệ thất nghiệp cao. Chính phủ mở rộng tài khoá bằng cách tăng G và giảm T.
G tăng và T giảm thì IS dịch chuyển sang phải (i và Y cùng tăng)
Chính sách tài khoá thu hẹp:
Khi sản lượng cân bằng cao hơn sản lượng tiềm năng nền kinh tế bị áp lực lạm phát cao.Muốn giảm áp lực lạm phát, Chính phủ phải thực hiện chính sách tài khoá thu hẹp. Giảm G và tăng T thì AD giảm thì IS dịch chuyển sang trái. Kết quả là lãi suất cân bằng và SLCB cùng giảm. Đưa sản lượng về mức tiềm năng.
Chính sách tiền tệ: là hệ thống quan điểm, nguyên tắc do nhà nước đề ra để chỉ đạo việc xây dựng các giải pháp tiền tệ nhằm ổn định nền kinh tế quốc dân.
Mục tiêu của chính sách tiền tệ:Giữ vững giá trị đối nội và đối ngoại của đồng bản tệ, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.
Các nguyên tắc vận dụng tiền tệ
a. Việc sử dụng tiền tệ làm công cụ điều tiết vĩ mô đối với nền kinh tế phải bám sát mục tiêu., mục tiêu về sản lượng: lấy mục tiêu tăng trưởng GNP làm hàng đầu, mục tiêu về mức giá, mục tiêu về việc làm
b. Việc cung ứng tiền tệ phải từ từ và vững chắc
Nội dung của chính sách tiền tệ
a. Cung ứng và điều hòa khối lượng tiền tệ việc kiểm soát mức cung tiền M được coi là một chính sách đặc biệt quan trọng trong quản lý vĩ mô.
b. Chính sách cấp tín dụng cho nền kinh tế
c.Các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ
Các công cụ quản lý tiền tệ thường dùng của NHTW là:
- Hoạt động của thị trường mở:
-Quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc:
- Lãi suất chiết khấu:
- Lãi suất trả cho tiền gửi sử dụng séc (Lãi suất tín dụng)
- Kiểm soát tín dụng chọn lọc:
- Ấn định lãi suất cho các NHTG:
Chính sách tiền tệ mở rộng:
Khi nền kinh tế bị suy thoái, sản lượng giảm xuống thấp hơn sản lượng tiềm năng, thất nghiệp nhiều, NHTW có thể chống suy thoái bằng cách đưa ra chính sách tiền tệ mở rộng. Mở rộng tiền tệ có nghĩa là làm tăng MS bằng cách: mua chứng khoán của Chính phủ, giảm rbb, giảm lãi suất chiết khấu, tăng lãi suất tiền gửi sử dụng séc. Khi MS Ý, đường LM dịch chuyển xuống dưới (sang phải). Kết quả là sản lượng tăng, lãi suất giảm.
Chính sách tiền tệ thắt chặt (thu hẹp):
Khi sản lượng vượt quá sản lượng tiềm năng, nền kinh tế bị lạm phát cao, NHTW có thể thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp để chống lạm phát. Thu hẹp tiền tệ nghĩa là làm MS giảm bằng cách bán chứng khoán của Chính phủ, tăng rbb, tăng lãi suất chiết khấu, giảm lãi suất tiền gửi sử dụng séc. MS giảm thì dịch chuyển đường LM lên trên (sang trái). Kết quả là sản lượng cân bằng tăng và SLCB giảm.
Phối hợp chính sách tài khoá và tiền tệ
Nguyên tắc thực hiện:
Khi Y > Yp: Ap dụng chính sách tài khóa và tiền tệ thu hẹp.
Khi Y < Yp: Ap dụng chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng
Cung là số lượng hàng hoá mà người bán sẵn sàng cung ứng với các mức giá
khác nhau.
Tổng cung AS: là tổng khối lượng sản phẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của nền sản xuất xã hội cung cấp cho xã hội đó trong một thời gian nhất định (ký hiệu là AS).Tổng cung liên quan đến sản lượng tiềm năng (Qp )
Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng đạt được trong khi nền ktế tồn tại 1 mức thất nghiệp bằng với "thất nghiệp tự nhiên". Hay sản lượng tiềm năng là mức sản lượng mà nền ktế sẽ sản xuất được nếu tất cả các yếu tố sản xuất được sử dụng hết.
Thất nghiệp tự nhiên (Un):bao gồm thất nghiệp cơ học và thất nghiệp cơ cấu.
Các loại tổng cung
Xét theo tính hiện thực
- Tổng cung khả năng (tiềm năng): đó là khả năng cung ứng tối đa của nền sản xuất xã hội.
- Tổng cung thực tế: Là cung đã hoặc sẽ xuất hiện do nhu cầu thực tế của
thị trường.
Thông thường ASr thường nhỏ hơn ASp.
Xét theo tính sẵn sàng của tổng cung
- Tổng cung trong ngắn hạn (ASSR): Đó là toàn bộ công suất thiết kế của nền sản xuất xã hội.
- Tổng cung dài hạn (ASLR - LAS): đó là cung chưa sẵn sàng, nhiều yếu tố cấu thành cung chỉ mới ở dạng các yếu tố riêng rẽ.
Tổng cung dài hạn là đường thẳng song song với trục tung và cắt trục hoành ở mức sản lượng tiềm năng. (trên đồ thị là đường LAS. Đường LAS là đường thẳng đứng.)
Xét theo tính khả thi của AS
Tổng cung chủ quan: đó là tổng cung mong muốn của các doanh nhân, nó luôn có xu hướng vươn tới AS tiềm năng.
- AS khả thi (hiện thực): đó là cung có thể được thị trường bao tiêu hết.
- AS hiệu quả: Đó là AS mà doanh nhân có lợi nhất nếu thực hiện
Cấu trúc của tổng cung
AS gồm hai phần là cung trong nước và cung cho nước ngoài.
Biểu cung là một bảng mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hoá mà các doanh nghiệp sẵn sàng và có khả năng cung cấp ở mỗi mức giá với điều kiện các yếu tố khác được giữ cố định.
Các yếu tố cấu thành AS
Đó là các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất. Điều đó khác với cơ cấu của cung. Bao gồm 4 yếu tố: tài nguyên, lao động, vốn, tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Tài nguyên:
Không có tài nguyên sẽ không có cung, tài nguyên bao gồm nhiều loại, trong đó có đất đai là tài nguyên quan trọng nhất.
- Lao động:
Đây là nhân tố quan trọng nhất và có ý nghĩa quyết định nhất. Tổng cung tăng lên hoặc giảm xuống là do sự thay đổi về số lượng và chất lượng của lực lượng lao động.
- Vốn:
- Tiến bộ kỹ thuật: đây là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến mức tăng tổng cung.
Các nhân tố ảnh hưởng đến cung thực tế
Giá cả hàng hóa (P)
Chi phí sản xuất
Giá cả hàng hóa tương tự hoặc thay thế.
Mục tiêu lợi nhuận của nhà sản xuất:
Năng lực trình độ sản xuất
Đường cung (AS) là đường mô tả mối quan hệ giữa số lượng hàng hoá mà người bán sẵn sàng cung ứng với các mức giá khác nhau.
Khi mức giá càng cao (các yếu tố khác không đổi) thì người bán càng cung cấp thêm nhiều hàng hoá cho thị trường. Vì vậy đường cung là đường dốc lên.
Khi giá bán tăng (giảm) thì mức cung hàng hoá sẽ di chuyển tăng lên (giảm đi) dọc theo đường cung.
Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung: Chi phí sản xuất của giá cả hàng hoá khác, khoa học công nghệ, năng suất lao động...
Ý nghĩa của đường AS:
- Vị trí ngang của AS miêu tả giới hạn cực tiểu số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người sản xuất sẽ bán ra trong một số điều kiện nhất định. Khi các điều kiện này thay đổi AS sẽ dịch sang trái hoặc sang phải.
- Hướng đi lên của đường cong biểu thị số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người sản xuất sẽ bán ra ở từng mức giá trong điều kiện xác định.
- Đường AS có đặc điểm:
+ Khi Q < Qp: thì AS hơi dốc.
+ Khi Q > Qp: thì AS rất dốc.
Điều này nói lên rằng, ở dưới mức sản lượng tiềm năng, một sự thay đổi nhỏ về giá cả đầu ra sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tăng nhanh sản lượng để đáp ứng nhu cầu đang tăng lên. Bởi vì, trong ngắn hạn, đứng trước giá đầu vào cố định, họ có thể đồng thời tăng sản lượng và tăng giá chút ít để thu lợi nhuận. Chứng tỏ độ dốc đường AS nói lên tương quan giữa tốc độ tăng giá với tốc độ tăng cung
Đường tổng cung
Trong kinh tế thị trường, giá cả phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố này quyết định vị trí, độ dốc của đường AS. Có hai yếu tố chính đó là tiền công và quy mô tài sản cố định.
- Tiền công (W): P phụ thuộc nhiều W, đặc biệt trong ngắn hạn. Vì ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, tiền công có tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm. Tiền công lại phụ thuộc vào trạng thái của thị trường lao động, tức là phụ thuộc vào cung - cầu lao động và tình trạng thất nghiệp, chuỗi diễn tiến là:
- Quy mô tài sản cố định:
Số lượng tài sản cố định tăng lên sẽ làm tăng sản lượng tiềm năng và giảm giá cả của sản phẩm.
Tuy nhiên, trong ngắn hạn sự thay đổi của tiền công (việc làm - thất nghiệp) là yếu tố chủ yếu quyết định sự thay đổi giá cả.
Trường phái cổ điển
Cho rằng tổng cung là một đường thẳng đứng,
Giá cả sẽ điều chỉnh linh hoạt sao cho số lượng hàng hoá sản xuất ra đúng bằng số lượng mà mọi người mong muốn mua vào.
Trường phái Keynes
Đường tổng cung là đường nằm ngang
Đường này ngụ ý rằng các doanh nghiệp sẵn sàng cung ứng mọi khối lượng sản phẩm cần thiết ở mức giá đã cho (P*).
Đường tổng cung thực tế ngắn hạn
Đường tổng cung thực tế ngắn hạn được xây dựng trên cơ sở kết hợp ba mối quan hệ sau, trong thời kỳ ngắn hạn:
- Mối quan hệ giữa sản lượng và việc làm.
- Mối quan hệ giữa việc làm và tiền công.
- Mối quan hệ giữa tiền công và giá cả.
Nền kinh tế đạt được trạng thái cân bằng khi AD = AS
Chu kỳ kinh tế (chu kỳ kinh doanh) là những chuỗi trạng thái phát triển của nền kinh tế, có cơ cấu và độ dài thời gian diễn biến giống nhau, lặp đi, lặp lại một cách liên tục.(Hay Chu kỳ kinh doanh là hiện tượng sản lượng thực tế dao động lên xuống theo thời gian, xoay quanh sản lượng tiềm năng)
Biến thái của chu kỳ kinh tế
Chu kỳ kinh tế thường có các giai đoạn sau đây:
- Đáy: là trạng thái thấp nhất của nền kinh tế, là điểm thấp nhất của GNP.
- Bành trướng: là thời kỳ tăng trưởng và phát triển, giữa đáy và đỉnh.
- Đỉnh: Là trạng thái cao nhất của nền kinh tế, là điểm cao nhất mà GNP đạt được sau giai đoạn tăng trưởng phát triển.
- Suy thoái, khủng hoảng. Đó là giai đoạn giữa đỉnh và đáy mới. Đây là trạng thái cuối cùng của chu kỳ trước, cũng là trạng thái đầu của chu kỳ sau.
Đặc trưng nổi bật của nó thể hiện ở giai đoạn suy thoái, có các dấu hiệu sau:
- Hàng tồn kho tăng nhanh và được thanh toán trong giai đoạn đầu của suy thoái bằng cách bán chạy.
- Đầu tư giảm mạnh.
- Vốn kinh doanh bị thiếu trầm trọng.
- Mức cầu về lao động giảm mạnh.
- Giá cả các mặt hàng nhạy cảm thường giảm, như thị trường chứng khoán.
- Lãi suất giảm mạnh.
Tác hại của thất nghiệp
1.đối với cá nhân và gia đình người bị thất nghiệp: Đời sống tồi tệ hơn do mất nguồn thu nhập, kỹ năng chuyên môn bị sói mòn, mất niềm tin trong cuộc sống, nguy cơ bệnh tật tăng lên, hạnh phúc gia đình bị đe doạ, con cái chịu nhiều thiệt thòi.
2. đối với xã hội: Phải chi phí cho đội quân thất nghiệp (nhất là ở các nước có chế độ trợ cấp thất nghiệp); phải chi nhiều tiền hơn cho bệnh tật; phải đương đầu với các tệ nạn xã hội như trộm cắp, rượu chè,… do người thất nghiệp gây ra; phải chi nhiều tiền hơn cho việc xử lý tội phạm.
3. đối với hiệu quả nền kinh tế: Thất nghiệp cao làm cho nền kinh tế hoạt động không có hiệu quả.
Một số khái niệm cơ sở
- Những người trong độ tuổi lao động là những người ở độ tuổi có nghĩa vụ và quyền lợi lao động theo quy định đã ghi trong hiến pháp.
- Lực lượng LĐ là số người trong độ tuổi lao động đang có việc hoặc chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm. Như vậy lực lượng LĐ gồm 2 thành phần:
+ Những người trong tuổi lao động đang làm việc hay đang thất nghiệp.
+ Những người ngoài tuổi
lao động những nằm trong khoảng 13 -16 tuổi đang có việc làm.
- Số người thất nghiệp gồm những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, đang tìm việc nhưng chưa có việc làm.
Dấu hiệu thất nghiệp
- Trong độ tuổi lao động.
- Có khả năng, có nhu cầu, có nghĩa vụ lao động.
- Đang không tìm được việc làm, có việc làm nhưng không ổn định.
Số người thất nghiệp: Được tính theo 2 cách:
- Thống kê theo các dấu hiệu
thất nghiệp, đã nêu ở trên.
- Tính từ lực lượng lao động xã hội và người có việc làm.
Số người thất nghiệp = Tổng lực lượng lao động xã hội – số người trong danh sách lao động của các đơn vị lao động
Tỷ lệ thất nghiệp: Để đo lường mức thất nghiệp trong nền ktế.
Thời gian thất nghiệp: là thời gian trung bình, được tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
Tần số thất nghiệp : Là số lần trung bình 1 người lao động bị thất nghiệp trong 1 thời kỳ nhất định Tần số thất nghiệp phụ thuộc vào:
+ Sự thay đổi nhu cầu lao động của các doanh nghiệp.
+ Sự gia tăng tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động.
Phân loại thất nghiệp và các loại thất nghiệp
Phân theo đặc tính của người thất nghiệp
Phân loại theo lý do thất nghiệp
Phân loại theo tính chất của thất nghiệp
- Thất nghiệp tạm thời (Thất nghiệp cơ học) tồn tại ngay cả khi thị trường LĐ cân bằng.
- Thất nghiệp cơ cấu ( Thất nghiệp bất tương xứng): Xảy ra khi có sự mất cân đối về mặt cơ cấu giữa cung và cầu về lao động. Sự mất cân đối này có thể xảy ra do 2 nguyên nhân:
+ Thiếu kỹ năng:
+ Khác biệt về địa điểm cư tru
- Thất nghiệp chu kỳ
- Thất nghiệp do cơ chế quản lý lao động tiền lương (Còn gọi là thất nghiệp
chờ việc)
- Thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện. Phụ
thuộc vào mối quan hệ cung - cầu lao động. Thất nghiệp tự nguyện chỉ những người "tự nguyện" không muốn làm việc, do việc làm và mức lương tương ứng chưa hoà hợp với mong muốn của mình.
Thất nghiệp tự nguyện chỉ những người "tự nguyện" không muốn làm việc, do việc làm và mức lương tương ứng chưa hoà hợp với mong muốn của mình.
Các nhân tố ảnh hưởng đến thất nghiệp
- Sự đổi mới và nâng cao nhanh chóng tiến bộ khoa học và công nghệ trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân
- Sự bất đồng giữa tốc độ tăng dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế
Phương hướng cơ bản nhằm làm giảm tỷ lệ thất nghiệp
Đối với thất nghiệp chu ky: dùng chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng để kích thích sự gia tăng của AD, kéo sản lượng lên mức sản lượng tiềm năng.
Đối với thất nghiệp tự nhiên:Có thể khắc phục bằng cách tăng cường đào tạo, mở rộng hệ thống thông tin về việc làm, tạo điều kiện thuận lợi trong việc di chuyển nơi cư trú,...
Lạm phát là tình trạng mức giá chung tăng lên (trong một thời gian nhất định).Hay đó là tình trạng phát hành tiền quá mức.
Giảm phát là tình trạng mức giá chung giảm xuống (Sự phát hành tiền tệ không đủ mức cần cho lưu thông hàng hóa.)
Giảm lạm phát là sự sụt giảm của tỷ lệ lạm phát.
Tỷ lệ lạm phát phản ánh tốc độ tăng giá ở thời điểm này so với thời điểm trước đó (có thể tính theo năm, quý,…).
Mức giá chung là mức giá trung bình của nhiều loại hàng hóa và dịch vụ. Mức giá đó được đo bằng chỉ số giá.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI ) phản ánh sự biến động giá cả của một giỏ hàng hoá và dịch vụ tiêu biểu cho cơ cấu tiêu dùng của xã hội
Tiêu chí đo lường tình trạng lạm phát
Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ. Quy mô và sự biến động của nó phản ánh quy mô và xu hướng lạm phát:
Quy mô lạm phát
Căn cứ vào mức độ lạm phát có thể chia thành ba loại:
Lạm phát vừa phải (một chữ số): tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Giá tăng chậm, đồng tiền tương đối ổn định.
Lạm phát phi mã (ba chữ số): tỷ lệ 10% - 999%. Khi lạm phát phi mã ở mức cao thì tiền mất giá nhanh, gây tác động không tốt đối với sản xuất và đời sống.
Siêu lạm phát (trên ba chữ số): từ 1000% trở lên. Loại này gây tác hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế.
Căn cứ vào thời gian lạm phát:
Lạm phát kinh niên thg kéo dài trên 3 năm với tỷ lệ lạm phát đến 50% /năm.
Lạm phát nghiêm trọng thường kéo dài trên 3 năm, với tỷ lệ lạm phát trên 50% một năm.
Siêu lạm phát kéo dài trên 1 năm với tỷ lệ lạm phát trên 200% một năm.
Tác hại của lạm phát
- Phân phối lại thu nhập và của cải một cách ngẫu nhiên giữa các cá nhân, tập đoàn và các giai tầng trong xã hội, đặc biệt đối với ai giữ nhiều tài sản dưới hình thức tiền mặt thì họ sẽ bị thiệt hại rất lớn.
- Có những biến dạng về cơ cấu sản xuất và việc làm trong nền kinh tế. Trong trường hợp đó sẽ có những doanh nghiệp, ngành nghề có thể phất lên, trái lại cũng không ít doanh nghiệp và ngành nghề đi đến suy sụp, thậm chí phá sản.
Khắc phục lạm phát
Lành mạnh hóa nền tài chính công
Lành mạnh hóa thị trường tiền tệ
Ổn định hóa nền kinh tế quốc dân: tác động lên cầu, cung
Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Đường Phillips ban đầu Đường này cho thấy những đặc điểm sau đây
- Lạm phát bằng không khi thất nghiệp thực tế bằng tỷ lệ tự nhiên.
- Khi thất nghiệp thực tế thấp hơn thất nghiệp tự nhiên thì lạm phát
xảy ra.
- Độ dốc e càng lớn thì một sự tăng, giảm nhỏ của thất nghiệp sẽ gây ra sự tăng, giảm đáng kể về lạm phát. Độ lớn của e phản ánh sự phản ứng của tiền lương. Nếu tiền lương có độ phản ứng mạnh thì e lớn, nếu có tính ì cao thì e nhỏ (đường Phillips sẽ xoay ngang). Nếu đường Phillips gần như nằm ngang thì lạm phát phản ứng rất kém với thất nghiệp.
Đường Phillips mở rộng: Đường này cho thấy khi thất nghiệp thực tế bằng thất nghiệp tự nhiên thì lạm phát bằng tỉ lệ dự kiến
Đường Phillips dài hạn (LPC) tỷ lệ thất nghiệp thực tế luôn bằng tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên (xét trong dài hạn) cho dù tỷ lệ lạm phát thay đổi như thế nào. Vậy trong dài hạn lạm phát và thất nghiệp không có mối quan hệ với nhau.
Một số giải pháp có tính chất tình thế
- Vay hàng khẩn cấp
- Thực hiện chính sách thu hẹp tiền tệ, bằng cách sử dụng thị trường mở.
- Khuyến khích đầu tư cùng với việc vay hàng tư liệu sản xuất.
- Cắt giảm mạnh chi tiêu ngân sách và kiểm soát có hiệu quả việc tăng lương
bằng tiền.
Các lý thuyết về lạm phát
Lạm phát cầu kéoXảy ra khi tổng cầu tăng, đường tổng cầu theo giá dịch chuyển sang bên phải.
Lạm phát do cung (lạm phát do chi phí đẩy)Xảy ra khi chi phí sản xuất tăng ( đường ASSR dịch chuyển lên trên) hoặc năng lực sản xuất giảm (đường ASSR dịch chuyển sang trái)
Lạm phát dự kiến :Là tỷ lệ lạm phát hiện tại mà mọi người dự kiến rằng nó sẽ tiếp tục xảy ra trong tương lai.
Lạm phát và tiền tệ
Lạm phát và lãi suất: Lãi suất thực tế thường ít thay đổi và ở mức mà cả người cho vay và người đi vay đều có thể chấp nhận được.
Nền kinh tế mở: là một nền kinh tế có mối liên hệ với nền kinh tế của các nước ngoài về các mặt như trao đổi hàng hóa, trao đổi các nguồn lực kinh tế, trao đổi dịch vụ đa quốc gia, trao đổi và hợp tác khoa học - công nghệ, du lịch,... đạt đến một quy mô, trình độ và ý nghĩa kinh tế xã hội nhất định, được gắn chặt trong một thể chế, thiết chế kinh tế của khu vực hay toàn cầu.
Những tính chất đặc trưng của nền kinh tế mở
- Chủ thể kinh tế
- Cơ cấu kinh tế
- Đầu tư
- Thể chế kinh tế
Lý thuyết về thương mại quốc tế
(Nguyên tắc lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế)
Thuyết lợi thế 1 chiều của phái Trọng thương
Thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Thuyết lợi thế tương đối (Comparative Advantage) của David Ricardo
Giới hạn khả năng sản xuất và lợi ích của thương mại quốc tế
- Thuế quan: Đánh thuế nặng vào hàng nhập khẩu.
- Quota: Kiểm soát lượng hàng hoá được phép nhập khẩu.
- Trợ giá xuất khẩu: Bù lỗ cho công ty xuất khẩu hoặc người sản xuất hàng xuất khẩu.
- Các loại rào cản khác: Dùng biện pháp hành chính để cấm nhập khẩu 1 loại hàng hoá, đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật hay tiêu chuẩn vệ sinh hết sức khắt khe đối với hàng nhập khẩu, đặt ra những thủ tục hải quan gây khó khăn cho nhập khẩu.
Cán cân thanh toán quốc tế: là 1 bản kết toán tổng hợp toàn bộ các luồng buôn bán hàng hoá và dịch vụ, các luồng chu chuyển vốn và tài sản giữa các công dân và Chính phủ 1 nước với các nước còn lại trên thế giới (phản ánh toàn bộ lượng tiền giao dịch giữa 1 nước với phần còn lại của thế giới.)
Phương pháp hạch toán trên cán cân thanh toán là: Nếu luồng tiền từ nước ngoài đi vào trong nước thì ghi bên “có” và ghi dấu “+”; nếu luồng tiền từ trong nước đi ra nước ngoài thì ghi bên “nợ” và ghi dấu “- ". Chênh lệch giữa luồng tiền đi vào và đi ra thường được gọi là tài khoản “ròng”.
Cán cân thanh toán có 2 tài khoản chủ yếu: Tài khoản thanh toán vãng lai và tài khoản tư bản (vốn).
- Tài khoản vãng lai : nhằm ghi lại các luồng thu nhập đi vào và đi ra khỏi quốc gia.
Tỷ giá hối đoái là giá cả của 1 đơn vị tiền tệ của 1 nước tính bằng tiền tệ của nước khác.(là tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài.)
Các nguyên nhân của sự dịch chuyển của các đường cung và cầu về tiền trên thị trường ngoại hối
Cán cân thương mại: Trong các điều kiện khác không đổi, nếu IM của 1 nước tăng thì đường cầu ngoại tệ sẽ dịch chuyển sang bên phải.
Tỷ lệ lạm phát tương đối:
Sự vận động của vốn:
Dự trữ và đầu cơ ngoại tệ:
Các hệ thống tiền tệ quốc tế (các loại cơ chế tỷ giá HĐ)
Cơ chế tỷ giá cố định :Là loại tỷ giá được quy định bởi Chính phủ.
Có 2 trường hợp phải can thiệp:
Trường hợp 1: Tỷ giá cố định cao hơn tỷ giá cân bằng
Trường hợp 2: Tỷ giá cố định thấp hơn tỷ giá cân bằng
Tuy nhiên, cơ chế này vấp phải một số khó khăn:
- Dự trữ không tương xứng
- Các cuộc khủng hoảng mang tính đầu cơ:
Cơ chế tỷ giá thả nổi hay tỷ giá linh hoạt :Là loại tỷ giá được quy định bởi cung và cầu trên thị trường
Cơ chế tỷ giá thả nổi có quản lý (không hoàn toàn) Là sự kết hợp giữa tỷ giá thả nổi và tỷ giá cố định.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro