Chương 2: PHẨM KHÔNG PHÓNG DẬT - Pháp cú 21,22,23: Truyện hoàng hậu Ma-gan-bi-da

"Người sống rất ý nghía

Là người biết tu hành

Sống mà như đã chết

Là những kẻ ác tâm

Hiểu rõ ràng điều ấy

Bậc trí rất tinh cần

Huân tu giới định tuệ

Đạt tối thượng Niết bàn"

(II-Phẩm Không Phóng Dật, Pháp Cú 21,22,23)

Tích Pháp Cú: Xứ Cô-dăm-bi trị vì bở vua U-đê-na nơi đó Phật ít đến giáo hóa. Trong quá khứ thì hoàng hậu mẹ vua U-đê-na khi mang thai vua bà mặc áo đỏ ngồi chơi ở vườn. Có con đại bàng bay qua thấy áo đỏ tưởng miếng thịt liền xà xuống bắt hoàng hậu tha đi. Vua sinh ra trên núi cao được một ẩn sĩ nuôi. Ẩn sĩ đó truyền cho vua câu thần chú khuất phục voi. Về sau vua về kinh thành dùng quân đoàn voi giành lại ngai vàng.

Vua U-đê-na có nhiều hoàng hậu, trong đó có hai chính cung là Sa-ma-va-ti và Ma-gan-bi-da. Sa-ma-va-ti thì kính tin Tam Bảo. Bà giúp các cung nữ hầu cận biết kính tin Tam Bảo giống bà. Còn Ma-gan-bi-da thì căm thù Đức Phật. Bà hướng dẫn những hầu cận và khuyến khích cả kinh thành chống Phật. Ma-gan-bi-da ghét Phật nên cũng ghét luôn Sa-ma-va-ti. Vua U-đê-na không chánh kiến không bênh phe nào.

Đó là truyện hiện tại. Sau đây là truyện quá khứ.

Quá khứ của Hoàng hậu Sa-ma-va-ti.

Thủa nhỏ, cha mẹ Sa-ma-va-ti là hào trưởng giàu có. Trong kinh thành bỗng nhiên xuất hiện bệnh dịch. Người chết la liệt trên đường phố và trước cửa nhà cô. Gia đình Sa-ma-va-ti hoảng sợ đục tường phía sau nhà chạy vào rừng và ở đó thời gian dài. Sau khi cha mẹ mất nàng Sa-ma-va-ti rời rừng tìm về nhà cũ. Nàng được nhận làm con nuôi vị trưởng khố hoàng cung tên là Gô-sa-ka.

Gô-sa-ka thủa nhỏ vô cùng "Cao số". Ông bị cha nuôi cố tình hãm hại 7 lần không chết. Sau khi lớn lên ông bằng thủ đoạn hay bằng sự tài giỏi mà ông đã lấy toàn bộ gia tài của cha nuôi. Thấy Sa-ma-va-ti xinh đẹp nên Gô-sa-ka tiến cung cho vua U-đê-na. Bà được vua phong làm Hoàng hậu.

Quá khứ của Hoàng hậu Ma-gan-bi-da.

Ma-gan-bi-da thời trẻ là thiếu nữ vô cùng xinh đẹp. Cha mẹ cô là Bà La Môn giỏi kinh Vệ-Đà hiểu rõ tướng thuật. Họ thấy Ma-gan-bi-da có tướng hoàng hậu. Có nhiều người đến hỏi cưới nhưng vợ chồng đều từ chối. Một lần cha bà vô tình đi đường gặp Đức Phật với 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp toàn thân như phát hào quang. Ông ngạc nhiên vì thế gian này có người đẹp hoàn hảo như vậy. Ông chạy về gọi vợ và con gái:

- Hôm nay tôi gặp một người kỳ lạ. Một người đẹp vô cùng và chắc đây là rể của mình rồi bà ạ!

Ông dắt vợ con đi đến chỗ Đức Phật. Phật biết nhân duyên hóa độ đã đến nên Phật đi chậm. Người dùng thần thông in dấu chân lên bờ đá rồi ngồi bên gốc cây gần đó chờ đợi. Hai ông bà đi đến nơi thấy dấu chân in trên bờ đá. Vợ bảo chồng:

- Thôi ông đừng mơ nữa. Đây là người đã thoát khỏi thế gian này.

Chồng không tin mà cố tìm Phật. Ông thấy Phật ngồi ở gốc cây gần đó. Ông dắt gia đình đến giới thiệu với Phật. Ông giới thiệu cô con gái với những tính tốt, sắc đẹp, hiền dịu, đảm đang... rất thích hợp để Phật lấy làm vợ. Phật nói:

- Thế gian này là vô thường. Thế gian không phải chỗ có thể ở lâu. Cái thân người con gái mà ông bà gọi là xinh đẹp thật ra chỉ là vẻ ngoài. Bên trong chứa đựng những thứ đồ tiêu tiểu. Ta không bao giờ muốn đụng đến dù chỉ bằng ngón chân.

Hai vợ chồng nghe lời Phật nói thì đốn ngộ chứng Sơ quả ngay tức thì. Đó chính là Nhân Duyên viên mãn và được Phật khéo giáo hóa giác ngộ.

Câu nói đó làm cha mẹ Ma-gan-bi-da giác ngộ thì cũng chính câu nói đó lại làm cho con gái họ căm thù giận Phật tận xương tủy. Sau khi hai vợ chồng quỳ xuống quy y Phật. Họ xin xuất gia và để lại toàn bộ gia tài cho con gái. Cô con gái ở với chú và được chú tiến cung cho vua U-đê-na làm Hoàng hậu.

Quay lại câu chuyện thời hiện tại...

Khi đó hoàng hậu Ma-gan-bi-da được thám báo báo tin có Đức Phật và tăng đoàn đến Cô-dăm-bi giáo hóa. Hoàng hậu Ma-gan-bi-da tổ chức, xúi dục, mua chuộc người dân đứng 2 bên đường chửi mắng và phỉ báng Phật thậm tệ. Còn hoàng hậu Ma-gan-bi-da đứng trên lầu cao hả hê vì đã trả được mối thù khi xưa bị Phật nói: "Cô gái đó bên trong chứa đựng những thứ đồ tiêu tiểu. Ta không bao giờ muốn đụng đến dù chỉ bằng ngón chân."

Đoạn sau đây là Quả báo hãi hùng...

Do lòng ghen tị với Sa-ma-va-ti càng ngày càng tăng. Đặc biệt sau "đại lễ chửi Phật" thì tâm Ma-gan-bi-da bị thôi thúc mãnh liệt phải hại cho bằng được Sa-ma-va-ti.

Một lần vua U-đê-na đi săn bắt ở nơi xa. Ma-gan-bi-da cho người đóng kín toàn bộ cửa cung điện Sa-ma-va-ti. Rồi bà tẩm dầu đốt cháy sạch cung điện gồm cả Sa-ma-va-ti và toàn bộ cung nữ.

Vua U-đê-na về thấy cảnh cung điện Sa-ma-va-ti là đống tro tàn. Vua vẻ mặt bình thản. Vua U-đê-na là người tài giỏi. Thời trẻ vua học đạo trên núi cao rồi bằng tài năng trí tuệ đã lấy lại ngai vàng. Nên trước biến cố khủng khiếp mặt không hề biến sắc.

Có người hỏi vua:

- Thưa Đại Vương, ai làm truyện này?

Vua trả lời:

- Sa-ma-va-ti khi còn sống đã làm phiền ta rất nhiều. Do đó phải một người rất yêu ta mới có thể giúp ta làm chuyện này.

Ma-gan-bi-da đứng gần đó hốt nhiên đáp:

- Thưa Đại Vương, chính thiếp làm chuyện này.

- Khanh thật tốt, khanh đã vì ta mà dẹp giúp ta cái gai trong mắt. Nay ta sẽ trọng thưởng.

Vua đưa thông báo trọng thưởng toàn bộ họ hàng của hoàng hậu Ma-gan-bi-da bất kể có liên hệ gần hay xa. Những người họ hàng thật của hoàng hậu thì ít và họ hàng "rởm" thì nhiều. Đa phần những người đó là những người quen biết với Hoàng hậu. Họ đã vì đồng tiền mà nghe lời Hoàng hậu xúi giục đứng lên chửi Phật. Nay thấy vua trọng thưởng toàn bộ họ hàng gần xa của hoàng hậu nên họ nhận vơ để có tiền.

Khi vào cung, vua ra lệnh trói sạch toàn bộ những người đó. Vua sai chôn họ xuống cánh đồng rộng lớn thò đầu lên. Vua cho trâu cày toàn bộ cánh đồng và vùi lấp xác trong đất. Còn hoàng hậu Ma-gan-bi-da thì bị thiêu sống trước sự chứng kiến của toàn dân.

Sự việc kinh hoàng trấn động toàn xứ Cô-dăm-bi. Tin đó lan truyền đến Tinh xá Phật. Các Tỳ kheo đến hỏi Phật nguyên do vì đâu. Phật giải thích:

"Kiếp xưa, Sa-ma-va-ti cũng có phúc được làm Hoàng hậu. Một lần bà cùng các cung nữ xuống sông tắm. Có một vị Bích Chi Phật ngồi thiền trong bụi rậm. Vương Phi và cung nữ tắm sông lạnh lên bờ đốt lửa ở bụi rậm sưởi ấm thì lộ ra Ngài.

Vương Phi thấy đây là vị A-la-hán được vua tôn kính. Bà tưởng Ngài đã chết cháy và sợ vua kết tội. Nên bà cùng cung nữ chất thêm củi thật lớn đốt cháy thật to nhằm phi tang.

Sau đó bà yên tâm bỏ về. Khi lửa tàn, vị A-la-hán xả thiền ra đi không quay lại kinh thành. Hoàng hậu và đám cung nữ lần đầu sơ ý đốt nhầm không có tội. Nhưng lần 2 cố tình chất củi đốt phi tang thì bị tội. Kiếp này bà và đám cung nữ phải chịu quả báo bị thiêu sống như vậy".

Còn nhân quả vì sao Hoàng hậu Ma-gan-bi-da và người thân bị chết là sự kiện "đại lễ chửi Phật" ta đã biết.

Sau đó Phật tổng kết lại bằng bài kệ Pháp Cú:

"Người sống rất ý nghĩa

Là người biết tu hành

Sống mà như đã chết

Là những kẻ ác tâm

Hiểu rõ ràng điều ấy

Bậc trí rất tinh cần

Huân tu giới định tuệ

Đạt tối thượng Niết bàn"

(II-Phẩm Không Phóng Dật, Pháp Cú 21,22,23)

Bài học kinh nghiệm:

Bài học 1: Sống có ý nghĩa và sống như đã chết

"Sống có ý nghĩa là người biết tu". Người biết tu là người biết sửa lỗi bản thân từ bỏ tham sân si. Người đó sống vị tha vì người, đóng góp cho sự phát triển xã hội. Ngày nay điều này vẫn đúng. Những người sống mang lợi ích cho xã hội, giúp xã hội phát triển hạnh phúc là người sống có ý nghĩa.

"Sống mà như đã chết là những kẻ ác tâm". Xã hội cũng cho rằng người sống không mang lợi ích cho xã hội thì đó là cặn bã của xã hội. Còn những kẻ ác tâm sống âm thầm phá hoại xã hội. Kẻ đó sống chỉ mang đau khổ cho mọi người là mối họa của xã hội. Kẻ đó phải bị bỏ tù để tách biệt họ với xã hội loài người.

Phật khuyên "Nên tu giới định tuệ đạt giải thoát tối thượng niết bàn" là mục đích cao cả nhất của Đạo Phật. Khi đắc đạo cũng là khi vị đó đạt trí tuệ đạo đức viên mãn sẽ mang lợi ích cho xã hội lớn nhất. Đó là ý nghĩa cao cả nhất của cuộc sống mà Phật dạy.

Bài học 2: Những vị vua thời nhỏ gian khổ đã tôi rèn ý chí nghị lực mãnh liệt thì tài giỏi

Vua U-đê-na sinh ra trên đỉnh núi và học đạo của vị ẩn sỹ. Lớn lên vua quay trở về kinh thành chiếm lại ngôi báu. Truyện kể không nói chi tiết nhưng tổng quan ta thấy vua U-đê-na là một vị vua phúc lớn thời nhỏ gian khổ. Chính sự gian khổ đã rèn rũa nên một vị vua mãnh liệt tài giỏi. Vua đánh chiếm lại ngôi báu từ "hai bàn tay trắng".

Rồi đứng trước cảnh cung điện hoàng hậu Sa-ma-va-ti cháy thành tro bụi. Toàn bộ vợ yêu cùng cung nữ đều chết cháy. Sự kiện đó đột xuất bất ngờ ngoài sức tưởng tượng. Nhưng vua lập tức biết chắc kẻ hãm hại là ai. Lập tức trong đầu vua có mưu kế để lôi kẻ đó ra ánh sáng trị tội. Đó chính là tài năng xuất chúng của vua U-đê-na.

Bài học 3: Người phúc lớn có tâm cầu đạo thì gặp đạo lập tức chứng đắc

Đây là trường hợp vợ chồng Bà-la-môn cha mẹ của Ma-gan-bi-da. Hai vị thuộc kinh Vệ Đà và có khả năng tướng thuật tài giỏi. Hai vị ở giai cấp thượng đẳng có con gái tướng hoàng hậu. Đó chính là biểu hiện của phúc lớn. Người phúc lớn thì gặp Phật nói một câu lập tức đốn ngộ đắc đạo.

Vậy nên người có phúc lớn, cơ duyên gặp đúng Chánh pháp chuẩn của Đức Phật, có tâm cầu đạo thì 100% đắc đạo. Dù chỉ một câu nói đơn giản cũng đắc thánh quả vĩ đại. Ngày nay phúc ta thiếu. Cơ duyên tìm được chánh pháp không có mà toàn thấy mạt pháp. Rồi tâm cầu đạo của ta yếu kém thậm chí chẳng có mục tiêu đắc đạo. Nên chẳng có ai đắc đạo.

Bài học 4: Cố chấp lớn nhất của cô gái là sắc đẹp

"Trai tài - Gái sắc" là thành ngữ Việt Nam. Con trai luôn chấp cái tài, hấp dẫn bởi cái tài và thi đua kèn cựa nhau bởi cái tài. Con gái luôn chấp sắc đẹp, hấp dẫn bởi sắc đẹp và thi đua kèn cựa nhau bởi sắc đẹp. Đó là tâm lý chung của mọi thời đại, mọi con người, mọi xã hội.

Do vậy, cô gái bị chê "Xấu đau xấu đớn" là lời chê đau khổ nhất. Con trai bị chê: "Ngu như bò" là lời chê thậm tệ nhất. Cũng vậy, con gái được khen xinh và con trai được khen tài là lời khen hạnh phúc nhất. Con trai có tài thì xấu vẫn đầy em chết. Con gái xinh dù hơi ngu ngu vẫn đầy anh theo đuổi. Chính cái ngu của cô gái xinh đẹp làm tôn vinh cái tài của các chàng trai. Thế nên tiến sỹ nữ khó lấy chồng là vậy.

Ở đây Phật chê một cô gái kiêu ngạo có sắc đẹp "đáng làm Hoàng hậu" là thứ đồ tiêu tiểu. Thật là một lời xỉ nhục nặng nề nhất, khủng khiếp nhất đối với cô. Chính lời chê khủng khiếp đó phá vỡ tâm chấp thân của cha mẹ Ma-gan-bi-da khiến họ đốn ngộ. Nhưng chính lời nói ra sự thật phũ phàng đó lại khiến Ma-gan-bi-da căm hận Phật đến tận xương tủy. Và kết quả sau đó thì ai cũng biết.

Bài học 5: Tội lập "Đại lễ chửi Phật" thì quả báo khủng khiếp tới ngay và luôn chẳng cần đời sau.

Thật không may cho hoàng hậu Ma-gan-bi-da. Bà căm hận người thường chửi họ thì bị họ tát vào mặt là xong hết nợ. Hoặc bà là hoàng hậu mà chửi người thường đôi khi chẳng ai dám làm gì. Nhưng ở đây bà tổ chức "Đại lễ chửi Phật" thì quả báo khủng khiếp đến ngay và luôn.

Còn tội "A dua A tòng" theo lời Hoàng hậu xúi bậy hoặc nhận tiền của Hoàng hậu đứng lên chửi Phật thì quả báo cũng tới ngay và luôn. Những kẻ đó bản chất là ác độc, tham lam, không biết đúng sai, không biết chân lý và vô đạo đức. Họ có duyên với Hoàng hậu nên khi vua ra lệnh khen thưởng toàn bộ họ hàng Hoàng hậu không kể gần xa thì họ "mặt dày" nhận vơ. Kết quả cuối cùng ai cũng rõ. Và "quả báo đến trong hiện đời là nhỏ bé. Quả báo đến ở đời sau sẽ nặng gấp vạn lần".

Bài học 6: Quả báo có thể không diễn ra ở đời này hoặc đời sau. Quả báo tùy duyên xuất hiện có thể cách xa nhiều đời.

Trường hợp kiếp xưa của hoàng hậu Sa-ma-va-ti đã cố tình châm lửa đốt cháy một vị Độc Giác Phật. Ta nên biết, để xuất hiện một vị Phật trên đời cần thời gian rất lâu. Vì điều kiện xuất hiện Phật là Chánh Pháp của Phật trước đó đã biến mất.

Một vị thánh tự tu tự chứng A-la-hán không dựa vào Chánh pháp của Phật quá khứ để lại. Vị đó phải tự mình tìm ra chánh pháp mới thành Phật. Còn vị thánh đắc đạo dựa vào chánh pháp của Phật trước đó chỉ gọi là A-la-hán chứ không là Phật.

Do vậy, mọi người hi vọng Phật Di Lặc ra đời khi Kinh Nikaya của Phật Thích Ca vẫn lưu truyền là không thể. Nếu thời nay có một vị thánh đắc đạo giải thoát sẽ là một vị A-la-hán chứ không phải là Phật.

Nên từ khi hoàng hậu Sa-ma-va-ti cùng các cung nữ tạo tội với Bích Chi Phật. Đến đời này Bà cũng hoàng hậu cùng đám cung nữ bị quả báo đã trải qua thời gian nhiều đời nhiều kiếp. Sao lâu vậy?

Ta biết nhân đã gieo thì quả báo 100% sẽ thành. Nhưng để quả báo thành thì cần duyên hội đủ. Duyên là các điều kiện cần và đủ để qua báo xuất hiện. Điều kiện cần và đủ ở đây là họ cùng phải là Hoàng hậu và cung nữ và cùng nhau trả nợ quả báo. Điều kiện đó rất khó xảy ra. Chính vì vậy thời gian rất lâu quả báo mới thành.

Vậy nên không phải cứ gieo nhân thì quả báo sẽ đến. Cũng không chắc quả báo sẽ đến trong kiếp sau. Mà quả báo sẽ đến khi duyên đầy đủ.

Ta còn nhớ Kinh Bổn Sanh thuộc Tiểu Bộ Kinh kể rằng: Phật Thích Ca kiếp xưa thời Phật Nhiên Đăng Ngài là Đức Thiện Tuệ. Vì tôn kính Phật mà Ngài đã nằm ra vũng bùn để Phật bước qua. Phật Nhiên Đăng sau đó thọ ký cho Đức Thiện Tuệ tương lai sẽ thành Phật. Nhưng duyên để thành Phật là quá khó như ta đã bàn. Phải trải qua 4 A-Tăng-Tỳ-Kiếp đến nay nhân đó mới thành quả báo. Đức Thiện Tuệ được làm Phật Thích Ca.

Bài học 7: Tâm lý thường tình là "Dùng tội lỗi này che đậy tội lỗi khác"

Ta hay thấy, kẻ trộm khi bị phát hiện thì quay sang đánh chết chủ nhà. Kẻ hiếp dâm xong thì giết cô gái vì sợ bị phát hiện. Và hoàng hậu Sa-ma-va-ti vô tình đốt cháy Độc Giác Phật là không có tội. Nhưng để phi tang, bà cho nhiều củi lửa tạo thành đám cháy thật to nhằm phi tang là tội nặng. Đó là tâm lý thường tình của phàm phu. Và cũng là nguyên nhân khiến chúng ta tội chồng thêm tội.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: #lvt