2.MoHinhHoa+vandung
Câu 2. PP mô hình hóa và VD trong QL:
1, Khái niệm:
-Mô hình hóa: mô hình hóa là phương pháp khoa học để nghiên cứu và nhận thức và nhận thức các đối tượng, các quá trình v..v.. bằng cách xây dựng các mô hình của chúng. Các mô hình này bảo toàn các tính chất cơ bản được trích ra của đối tượng đang nghiên cứu.
- Mô hình: Mô hình là một hệ thống biểu diễn, phản ánh hoặc tái tạo đối tượng cần nghiên cứu. Nó có thể thay thế đối tượng sao cho việc nghiên cứu mô hình cho ta những thông tin mới tương tự đối tượng.
Mô hình là một công cụ nghiên cứu khoa học, phương pháp mô hình hóa là nghiên cứu hệ thống như một tổng thể. Mô hình giúp cho các nhà khoa học hiểu biết, đánh giá, dự báo và tối ưu hóa hệ thống.
- Mô hình giúp ta dự báo, nghĩa là nghiên cứu hệ thống phức tạp trong các điều kiện mà ta chưa thể quan sát hay tạo ra được, hoặc không thể quan sát được trong thế giới thực tạo. Mô hình dự báo còn được đánh giá tác động của các biện pháp trong việc quản lý nguồn lợi tự nhiên.
Một mục đích khác của mô hình hóa là giúp ta chon quyết định tốt nhất để quản lý hệ thống, giúp chọn phương pháp tốt nhất để điều khiển hệ thống.
4, Một số ví dụ vận dụng mô hình:
a, mô hình phục vụ dạy học: trong dạy học chúng ta rất hay sử dụng đồ dùng dạy học nghĩa là ta sử dụng phương pháp mô hình hóa. Ví dụ:
- việc sử dụng các bản đồ, sa bàn trong dạy ác bộ môn địa lý, lịch sử nghĩa là chúng ta đã mô hình hóa các kiến thức địa lý, lịch sử vào sơ đồ.
- sử dụng các mẫu chữ để dạy ở mẫu giáo hay tiểu học là mô hình hóa các kiểu chữ viết.
- mô hình hóa các kiến thức toán học, vật lý, học bằng các công thức và các biểu thức toán học. vd:
+ công thức phương trình bậc 2: aX2 +bX +c =o
+ công thức vật lý: định luật 2 niutơn: F= ma
+ công thức hóa học: H2O
-các bức tranh, các bức ảnh, các hình vẽ được sử dụng trong dạy học để mô tả, chứng minh, hoặc minh họa các kiến thức trong dạy học
-làm thí nghiệm trong các phòng thí nghiệm, trong các giờ dạy học cũng là sử dụng phương pháp mô hình hóa.
-Nói chung, phương pháp mô hình hóa được sử dụng rất phổ biến trong dạy học nó mang lại những kết quả rất tốt trong dạy học.
b, các mô hình xã hội:
-trong quản lý người ta thường sử dụng phương pháp “chỉ đại điển hình”, lấy “điểm” để chỉ đạo “diện”. lấy một tập thể học sinh, một nhà trường, một địa bàn để chỉ đạo đưa các ý tưởng quản lý và tập thể từ đó rút ra các kết luận, các kinh nghiệm để chỉ đạo, quản lý các đơn vị khác với diện rộng hơn.
-Trong các cấu trúc xh chúng ta thường sử dụng phương pháp mô hình chức năng hay cấu trúc. Vd: mô hình cấu trúc một nhà nước, một tỉnh, một huyện, một nhà trường… trong quản lý lại thường sử dụng mô hình chức năng như sự phân công trách nhiệm, như việc khoán chất lượng.
c, các mô hình kỹ thuật:
trong kỹ thuật cũng hay dùng phương pháp mô hình hóa như các bản vẽ kỹ thuật… các loại mô hình hình học như các bức ảnh, các kiểu mẫu về thời trang, các cuộc trưng bày, triển lãm…
việc sử dụng phương pháp mô hình hóa rất đa dạng, ở hầu hết các lĩnh vực trong các hoạt động của con người như trong cuộc sống thường nhật, trong hoạt động khoa học, trong quản lý, trong điều khiển.
Sơ đồ 1. Mô hình quan hệ môn học với các đối tượng khác:
Trong mô hình, môn học là đối tượng quản lý chính để tạo nên Chương trình đào tạo. Sơ đồ mô tả quan hệ giữa Môn học với các đối tượng khác:
Mỗi môn học sẽ tương ứng với một học phần của một chương trình đào tạo nào đó. Môn học sẽ được gán cho mỗi lớp học trong một học kỳ tạo ra bảng PCGD của lớp học này. Đồng thời môn học theo qui định sẽ do một bộ môn (hoặc khoa) trong nhà trường đảm nhiệm giảng dạy.
- Mỗi môn học sẽ tương ứng với một nội dung và đối tượng tiếp thu kiến thức cố định. Tùy thuộc vào tính chất, mục đích và đối tượng mà xác định môn học.
- Mỗi môn học nên được giao chính cho một bộ môn (hoặc khoa) phụ trách. Mỗi bộ môn (hoặc khoa) lại giao cho một vài giáo viên đảm nhiệm viết giáo án, bài tập, đề kiểm tra cho môn học này. Tuy nhiên trên thực tế giảng dạy có thể phân công cho một bộ môn khác hoặc giáo viên khác.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro