2: thành phần vật chất trong khí quyển

1. Không khí khô

* Nitơ.

- Tỉ lệ: 78%

 - Nguồn gốc

   + do sự phân huỷ các hợp chất hữu cơ và xâm nhập vào khí quyển dưới dạng NH2

   + do sự phóng điện khi có giông (sét), sẽ tồn tại dưới dạng NO, NO2

   + do khí thải công nghiệp dưới dạng NO.

 - Vai trò: Những hợp chất của nito trong khí quyển cùng với giáng thuỷ xâm nhập vào đất. Đây chính là lượng đạm từ thiên nhiên; trung bình 1 năm sẽ cung cấp 2-22 kg đạm/ha/năm.

* Ôxy.

- Tỉ lệ 21%

- Nguồn gốc :

   + được giải phóng trong quá trình quang hợp

   + được giải phóng từ hiện tượng giông, sấm sét.

   + do phân huỷ ozon với bước sóng > 290 mmc

- Vai trò:

   + cần cho sự hô hấp của sinh vật.

   + cần cho sự cháy.

   + cần cho sự thối rửa và phân giải các hợp chất hữu cơ

* CO2

- Tỉ lệ: 0,03% nhưng phân bố không đều

- Nguồn gốc:

   + do đốt cháy nguồn năng lượng trong đại dương.

   + do phân giải các hợp chất hữu cơ

   + do núi lửa phun

   + do quá trình hô hấp của sinh vật

   + do cháy rừng

- Vai trò:

   + Hấp thụ bức xạ sóng dài của mặt đất.

   + Cần cho quá trình quang hợp để tạo hợp chất hữu cơ cho thực vật.

   + Điều hoà nhiệt độ không khí ở tầng thấp vào ban đêm.

* Ozôn

- Tỉ lệ

   + Gần mặt đất: 7.10-6 %

   + Ở độ cao 20 - 30km, chiếm 3. 10-4 %

- Nguồn gốc:

   + do sự phóng điện của lớp không khí gần mặt đất.

   + do sự phân ly oxy ở tầng cao dưới tác động của tia tử ngoại có bước sóng < 200mmc, sau đó sẽ kết hợp với oxy phân tử.

- Vai trò:

Hấp thụ hầu hết tia tử ngoại của Mặt trời, bảo vệ sự sống trên bề mặt Trái đất.

- Ngoài các chất khí trên, khí quyển còn chứa nhiều chất khí khác:

+ Argon: 0,9%

+ Neon: 18,1. 10-4%

+ Heli: 5. 10-4%

+ Metan: 2,2. 10-4%

+ Kripton: 1,1. 10-4%

+ Hydrojen: 0,5. 10-4%

+ Xenon: 0,087. 10-4%

2. Hơi nước trong khí quyển.

Đây là nhân tố quyết định trạng thái ẩm của không khí.

- Nguồn gốc:

+ bốc hơi từ mặt nước, thổ nhưỡng ẩm (mặt đệm ẩm)

+ quá trình thoát hơi nước từ sinh vật.

- Vai trò:

+ Giữ nhiệt cho lớp không khí bao quanh bề mặt Trái đất.

Hơi nước có khả năng hấp thụ bức xạ sóng dài của mặt đất (bước sóng từ 4000 – 40.000mmc).

+ Là cơ sở để hình thành mây, mưa, sương, sương mù... Giữ ẩm cho KK

3. Keo khí quyển.

- Khái niệm: Là tập hợp những hạt nhỏ, bao gồm hạt bụi, khói, hạt nước nhỏ, tinh thể băng nhỏ, những ion mang điện..., chúng ở trạng thái rắn hay lỏng, kích thước rất bé (bán kính từ 10-4 – 10-5 mm, trọng lượng khoảng 10-15 g/hạt) bay lơ lửng trong khí quyển, được mang đi xa và tồn tại rất lâu trong khí quyển.

- Nguồn gốc

+ Từ mặt đất:

. Bụi đất do gió cuốn lên.

. Bụi muối, bụi hữu cơ (phấn hoa, các bào tử, vi thể sinh vật)

. Bụi khói do cháy rừng, khói từ nhà máy, phương tiện giao thông, do hoạt động núi lửa.

+ Từ không gian vũ trụ: Hạt bụi từ quá trình phân huỷ sao băng. Mỗi năm khí quyển được cung cấp từ hàng trăm đến hàng nghìn tấn.

- Vai trò:

+ giữ ấm cho lớp không khí gần mặt đất.

+ điều kiện để hơi nước ngưng kết.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: