Pháp Cú 395: Truyện vị khổ hạnh đệ nhất ni chúng

"Người mặc áo đống rác

Gầy ốm trơ gân xương

Độc cư thiền trong rừng

Ta gọi Bà-la-môn."

(XXVI-Phẩm Bà-la-môn, Pháp Cú 395)

Tích Pháp Cú: Ở Ma Kiệt Đà có ngọn núi linh thiêng tên là núi Linh Thứu. Núi đó còn có tên khác là núi Kỳ Xà Quật. Lần đó Phật lên núi thuyết pháp cho Chư thiên. Lúc Phật đang thuyết pháp cho Chư thiên thì có Trưởng lão ni Ki-sa-gô-ta-mi tu độc cư trong rừng bay đến.

Có thể bạn còn nhớ Tích Pháp Cú 114 kể về cô gái có đứa con trai yêu mến bị chết. Cô mang xác con đến xin Phật cứu. Phật bảo cô đó đi xin nắm hạt cải ở nhà không có người chết về để Phật làm thuốc. Cô ta lao đi trong hi vọng như cả ngày không tìm được nhà nào không có người chết. Cô ta mới ngộ được một sự thật: "Ai rồi cũng phải chết, gia đình nào cũng có người chết". Cô buồn rầu về xin lại xác con thì Phật đọc bài kệ cô hốt nhiên chứng Sơ quả Dự Lưu. Cô xuất gia tu một thời gian thì chứng A-la-hán. Cô làm vị Trưởng lão uy đức trong Ni chúng. Đó chính là Trưởng lão ni Ki-sa-gô-ta-mi này.

Lần đó bà dùng thần thông bay từ khu rừng của bà lên núi Linh Thứu để đảnh lễ Phật. Khi bà bay trên hư không nhìn xuống thấy Chư thiên đứng kín núi Linh Thứu. Thế là bà đứng giữa hư không đảnh lễ Phật rồi bay đi vì không muốn làm gián đoạn buổi thuyết pháp của Phật.

Thiên chủ Đế Thích mới hỏi Phật:

- Bạch Thế Tôn, người nữ vừa bay đến rồi lại bay đi đó là ai?

- Này Thiên Chủ, đó là Trưởng lão Ki-sa-gô-ta-mi. Vị đó đã chứng A-la-hán. Vị đó là Khổ hạnh đầu đà đệ nhất trong Ni giới.

Sau đó Phật đọc bài kệ tán thán Trưởng lão:

"Người mặc áo đống rác

Gầy ốm trơ gân xương

Độc cư thiền trong rừng

Ta gọi Bà-la-môn."

(XXVI-Phẩm Bà-la-môn, Pháp Cú 395)

Bài học kinh nghiệm

Bài học 1: Núi Linh Thứu, núi Kinh Đại Thừa

Núi Linh Thứu còn gọi là núi Kỳ Xà Quật, đỉnh núi dài phía đông tây, hẹp ở nam bắc. Vườn rừng trong núi thanh tịnh, cũng là trụ xứ của chư Phật Thánh tăng từ xưa tới nay. Có lần Đức Phật Thích Ca an trú nơi đây trong 3 tháng cùng đại chúng Tỳ kheo và A-la-hán. Phật đã thuyết giáo pháp cho Chư thiên.

Các kinh Đại thừa như "Đại Bát Nhã Ba-la-mật-đa", "Kinh Diệu Pháp Liên Hoa", "Kinh Vô Lượng Nghĩa", "Kinh Phật Thuyết Pháp Hoa Tam Muội" v.v... đều do đức Phật tuyên thuyết trên núi đó. Cho nên trong Kinh Đại Thừa ta hay nghe thấy câu "Linh Sơn hội thượng Phật Bồ tát", "Linh Sơn Thắng Hội", chính là nhắc đến núi Linh Thứu nơi tổ chức đại lễ thuyết pháp của Đức Phật Như Lai vậy.

Bài học 2: Chư thiên hội tụ nghe pháp

Theo kinh Phật thì Thế gian này có 2 cõi tồn tại Chánh pháp của Đức Phật. Đó là cõi người khi Đức Phật Thích Ca tại thế. Thời Chánh Pháp của Phật Thích Ca tồn tại sau khi Phật nhập Niết Bàn 500 năm. Sau đó Chánh Pháp bị sai lệch, biến đổi, không đúng chuẩn và rất hiếm vị tu chứng A-la-hán. Thế nên trong 2000 năm lịch sử Phật Giáo Trung Hoa mà số lượng các vị tổ vĩ đại, chứng đạo vĩ đại có thể đạt quả vị A-la-hán chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Còn trong thời Phật Thích Ca thì có 1200 vị A-la-hán. Sau thời Phật 500 còn vô số các vị A-la-hán.

Cõi thứ 2 có Chánh pháp là Đâu Suất Đà Thiên của Bồ Tát Di Lặc. Nhưng Đâu Suất Đà Thiên là cõi trời rất cao nên các Chư thiên năng lực thấp không đủ phúc hóa thân lên đó. Thế nên cõi người khi có Đức Phật Thích Ca trụ thế thì Chư thiên đều hội tụ về để nghe Phật thuyết pháp.

Bài học 3: Độc cư tu hành chứng đạo

Ta hay thấy Phật khen vị tu độc cư. Thật ra tu độc cư thiền định là giai đoạn quan trọng quyết liệt để khai mở tâm linh chứng đạo. Phật mất 6 năm tu khổ hạnh cực đoan độc cư trong rừng cùng 5 anh em Kiều Trần Như mà không chứng đạo. Sau đó Phật tu độc cư 49 ngày theo phương pháp thiền khi 12 tuổi thì chứng đạo. Sau khi chứng đạo rồi thì Phật không độc cư nữa. Phật dành 45 năm giảng pháp và xây dựng đạo Phật phát triển rộng khắp Ấn Độ.

Ta nhớ Ngài A-nan 43 năm tu theo Phật làm thị giả. Ngài quá bận rộn với công việc. Ngài không có thời gian tu độc cư nên không thể chứng đạo. Sau khi Phật nhập Niết Bàn thì Ngài có thời gian tu độc cư 7 ngày sau chứng A-la-hán. Vậy nên tu độc cư chỉ là giai đoạn quan trọng, quyết liệt để khai mở tâm linh chứng đạo. Còn trước đó khi chưa đủ duyên hay sau khi chứng đạo thì không cần độc cư nữa.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: #lvt