Pháp Cú 405: Truyện vị A-la-hán nhẫn nhục
"Dù đủ sức voi thần
Nhưng vẫn đầy nhẫn nhục
Không giết không bảo giết
Ta gọi Bà-la-môn."
(XXVI-Phẩm Bà-la-môn, Pháp Cú 405)
Tích Pháp Cú: Có vị A-la-hán đi khất thực. Rồi có người phụ nữ bằng trực giác của mình đã nhận ra vị tu sỹ này là một vị thánh. Nên bà hay cúng dường và quỳ bên cạnh vị đó để hỏi han. Không ngờ hành động của bà khiến ông chồng ghen.
Ông chồng nghĩ rằng vợ có tình ý và ông Tỳ kheo đó đã dụ dỗ vợ ông ta. Mắt ông thực tế thấy: "Vợ dành ít thời gian cho gia đình hơn mà thường tới lui ân cần với Tỳ kheo đó. Tâm hồn của vợ hướng về Tỳ kheo chứ không nghĩ về chồng và gia đình".
Thế là ông chồng quyết định đón đường đánh Tỳ kheo. Thế nhưng vị Tỳ kheo đó đứng yên để ông ta đánh. Sau đó thì Tỳ kheo về tinh xá với thân hình thương tích, quần áo rách và bình bát bể. Đức Phật nhìn thấy vậy mới khen Tỳ kheo:
"Dù đủ sức voi thần
Nhưng vẫn đầy nhẫn nhục
Không giết không bảo giết
Ta gọi Bà-la-môn."
(XXVI-Phẩm Bà-la-môn, Pháp Cú 405)
Bài học kinh nghiệm
Bài học 1: Nhớ lại chuyện Ngài An-gu-li-ma-la
Nhớ lại chuyện Ngài An-gu-li-ma-la ở Tích Pháp Cú 173. Lúc chưa xuất gia thì Ngài là tên cướp khét tiếng. Ngài đã giết 999 mạng người rồi cắt ngón tay đeo ở cổ để luyện "võ công cái thế" theo lời thầy bổn sư âm mưu hại Ngài.
Đến lúc chỉ còn 1 người và 1 ngón tay nữa là thành tựu viên mãn ước nguyện thì gặp Phật. Đức Phật đã độ cho Ngài quy y và xuất gia. Thời gian sau thì Ngài tu chứng A-la-hán. Ngay sau khi chứng A-la-hán thì ngài đắp y mang bình bát đi khất thực. Rồi Ngài bị dân chúng tập kích đón đường đánh trả thù. Ngài bình thản đón nhận với thân thể trọng thương, quần áo rách, bình bát vỡ đi về Tinh xá. Đức Phật thấy vậy thì nói:
- Hãy kham nhẫn, này Bà-la-môn! Ông đang gặt hái ngay trong hiện tại quả báo của nghiệp mà đáng lẽ Ông phải chịu nấu sôi ở địa ngục nhiều ngàn năm.
Sau đó vì trọng thương nặng nên Ngài ngồi thiền nhập Niết Bàn bỏ thân. Các Tỳ kheo chưa chứng đạo mới hỏi Phật rằng: "Bạch Thế Tôn, con người đại ác đại tội như An-gu-li-ma-la thì chết đi về đâu?" Đức Phật nói rằng An-gu-li-ma-la đã nhập Niết Bàn. Sau đó Phật đọc bài kệ để khen ngợi Ngài:
"Ai dùng các hạnh lành
Làm xóa mờ nghiệp ác
Chói sáng rực đời này
Như trăng thoát mây che."
(XIII-Phẩm Thế Gian, Pháp Cú 173)
Vậy A-la-hán nhẫn nhục để bị đánh bởi vị đó biết đó là Ác Nghiệp tới duyên phải trả. Vị đó dù có sức voi thần dũng khí như An-gu-li-ma-la nhưng bình thản đón nhận bị đánh, bị chém. Sau khi trả nợ hết Ác Nghiệp khi xưa thì "việc cần làm đã làm xong" Ngài ngồi thiền nhập Niết Bàn.
Ta chú ý câu nói của Phật. "Nếu quả báo ác nghiệp không đến trong hiện tại mà đến ở tương lai. Ngài sẽ bị nấu sôi trong Địa ngục nhiều ngàn năm". Vậy nên Ác nghiệp đã gây ra, đủ duyên tạo thành quả khố đến sớm là điều may mắn. Bởi nếu quả khổ đến ở tương lai thì khổ nặng gấp ngàn lần. Còn Ngài thì quá biết, quá hiểu đây là người thân trong gia đình 999 mạng người Ngài đã giết. Thế nên Ngài bình thản đón nhận quả báo khổ do ác nghiệp Ngài gây ra.
Phật có Thiên Nhãn thấy rõ "Ác nghiệp đủ duyên tạo thành quả khổ". Còn ta là người trần mắt thịt chẳng có Thiên Nhãn sao biết quả báo Ác nghiệp đủ duyên đến hay chưa?
Nên ta cứ phải cố gắng hết sức. Đến lần thứ 7 mà quả khổ vẫn đeo bám thì mới bình thản đón nhận. Còn ta chưa cố gắng đã buông tay chịu trói rồi bảo là "Khổ tới để trả nợ ác nghiệp" thì chưa chắc. Có thể khổ này do chính ta tạo ra chứ chẳng có quả báo ác nghiệp nào hết.
Đó là bài học của Ngài Mục Kiền Liên sau đây.
Bài học 2: Nhớ lại chuyện Ngài Mục Kiền Liên
Pháp Cú 137 kể về Tôn giả Mục Kiền Liên. Ngài bị Ác ma Ma-ra đi vào bụng quậy phá khiến Ngài đau bụng. Ngài mới ngồi thiền nhập định thì thấy Ma-ra đang ở trong đó. Ngài đã khuyên Ma-ra dừng việc ác lại bằng chính câu chuyện đời Ngài.
Kiếp xưa thời Phật Câu Lưu Tôn thì Ngài là Đại Ác Ma Du-si. Du-si có chị gái là Ka-li. Ma-ra là con chị gái Ngài. Vậy Ma-ra phải gọi Ngài là cậu. Thời đó Du-si cũng âm thầm phá hoại tăng đoàn Đức Phật Câu Lưu Tôn. Nó phá mãi mà không được thì nó tức giận. Nó bèn nhập vào tâm đứa bé ven đường cầm đá ném vỡ đầu vị A-la-hán đi bên Phật.
Vị A-la-hán đó với cái đầu máu chảy vẫn bình thản đi không hề oán thán. Đức Phật Câu Lưu Tôn mới dừng lại và nhìn quanh với cái nhìn của voi Chúa. Phật nói: "Này Du-si, ngươi không biết thế nào là sự vừa phải". Phật vừa nói xong thì Du-si bị đọa vào Địa ngục chịu ngục hình 1 vạn năm trong đó.
Cuối cùng thì Ngài nói với Ma-ra: "Do vậy, này Ma-ra, thân ta là như vậy, thân ta như con người, và đầu ta là như vậy, đầu ta như con cá". Vậy tức thân tướng của Tôn giả với thân người mà đầu như đầu cá. Và cái đầu như đầu cá chính là Tướng báo hiệu Ác nghiệp vẫn còn mà kiếp này phải trả nợ.
Cuối đời thì Đức Mục Kiền Liên thường bay lên cõi trời nhiều lần. Ngài đã kể lại các chuyện trên cõi trời thành "Thiên cung sự kinh" được ghi trong Tiểu Bộ Kinh. Trong kinh đó thì Ngài nói: "Chư thiên trên trời toàn là Phật tử. Bởi sau một thời gian Đức Phật giáo hóa cùng Chúng tăng A-la-hán thì dân cúng dường tích đủ phúc được sinh thiên rất nhiều".
Các tín đồ tôn giáo ngoại đạo nghe vậy thì tin mà bỏ đạo họ theo quy y đạo Phật rất nhiều. Ngoại đạo bị mất tín đồ chỉ bởi lời nói của Tôn giả thì chúng căm thù Ngài. Chúng thuê một lũ cướp và treo thưởng rất cao để lấy mạng Ngài.
Sau 6 lần lũ cướp đó mang gươm đao lao vào hang động Ka-la-si-la nước Ma Kiệt Đà thì Ngài đều biến mất. Tuy Ngài thấy duyên nhập Niết Bàn đã đến mà còn 1 Ác nghiệp phải trả. Nhưng vì lòng từ bi Ngài không muốn lũ cướp kia tạo Ác nghiệp. Ngài muốn Ác nghiệp do thiên nhiên trời đất tự tới. Thế nên Ngài dùng thần thông biến mất 6 lần.
Đến lần thứ 7 thì Ngài không biến mất nữa bởi duyên trả nợ Ác nghiệp đã viên mãn. Và tâm cố chấp của lũ cướp là không thể cứu. Ngài ngồi im cho bọn cướp chém Ngài thành ngàn mảnh nhỏ. Sau khi bọn cướp bỏ đi nhận tiền thưởng thì Ngài dùng thần thông thu gom mẩu vụn thân xác lại. Ngài biến mất tại đó và hiện ra trước Đức Phật. Ngài quỳ lạy vị thầy vĩ đại tôn kính của Ngài rồi mới nhập Niết Bàn.
Ta cũng nên học theo Ngài. Trước mọi nỗi khổ ta hãy tìm cách cố gắng hết sức mình để thoát. Chỉ khi nào đã cố hết sức rồi mà vẫn không thể thoát thì bình thản đón nhận. Đó mới gọi là "Nhẫn nhục Ba-la-mật". Còn chưa cố đã buông xuôi thì gọi là "Buông xuôi Ba-la-mật".
Bài học 3: Nhẫn nhục là gì?
Đức Phật nói: "Nhẫn nhục là: Dù đủ sức voi thần, nhưng vẫn đầy nhẫn nhục, không giết không bảo giết". Sức mạnh của vị A-la-hán chỉ búng tay là anh chồng đó bay lên trời. Nhưng vị đó không làm vậy mà cứ để cho ông chồng đánh để trả nợ ác nghiệp quá khứ.
Điều đó ngược với ta. Ta thì hành xử kiểu: "Mèo tha miếng thịt thì đòi. Hùm tha con lợn thì coi chừng chừng". Tức là kẻ yếu thì ta o ép, chèn ép, thể hiện sức mạnh. Còn gặp kẻ mạnh thì ta bó tay chịu trận chẳng dám ho he. Đó gọi là "Hèn yếu Ba-la-mật".
Ta chú ý: "Không giết, không bảo giết" Nhẫn nhục là ta không trực tiếp đánh lại, gọi là "Không giết". Nhưng tâm ta cũng không hề tức giận, không mưu kế âm thầm hại người, không thuê người khác trả thù cho ta, gọi là "Không bảo giết".
Còn nếu ngoài mặt thấy giống như Nhẫn nhục. Nhưng trong tâm ta thì bày mưu sâu, kế hiểm, ác độc hại người. Hoặc ta âm thầm bỏ tiền thuê người khác trả thù giúp ta. Đó chẳng là Nhẫn nhục.
Ta chú ý: Khi Ác Ma Du-si ném đá vỡ đầu vị A-la-hán đi bên Phật thì vị A-la-hán đó nhẫn nhục bình thản coi như không. Nhưng Phật Câu Lưu Tôn thì "Nhìn với cái nhìn của voi Chúa rồi nói 1 câu là Ác Ma đọa địa ngục". Vậy có phải Phật không hề Nhẫn nhục, không hề Từ bi?
Đó là bài học lớn cho ta. Khi ai xâm phạm vào Bản ngã của ta, cơ thể ta, tài sản của ta, danh tiếng của ta... mà ta chịu được thì gọi là Nhẫn nhục. Còn ai xâm phạm vào người ta yêu mến, đạo pháp của ta, Đức Phật của ta, thầy tổ ta, vợ ta, con ta, cha mẹ ta, dân tộc ta, đất nước ta... mà ta bình thản đứng nhìn thì không gọi là "Nhẫn nhục" mà gọi là "Yếu hèn".
Pháp Cú 399 có 3 ví dụ Nhẫn nhục hay Yếu hèn:
Ví dụ 1: Năm 1193 có 3000 ông Tỳ kheo tu ở đại học Na-lan-da. Rồi có 100 tên lính Hồi giáo người Turk mang gươm vào chém giết. Các Tỳ kheo nhẫn nhục ngồi đó để bọn nó chém giết rồi đốt cháy đại học Na-lan-đa. Đại học đó cháy cùng toàn bộ Kinh tạng đạo Phật Ấn Độ suốt 3 tháng. Phật giáo Ấn Độ biến mất từ đây. 3000 Tỳ kheo đó Nhẫn nhục đúng pháp hay là Yếu hèn?
Ví dụ 2: Năm 1285 là lần thứ 2 Nguyên Mông mang 50 vạn đại quân đánh Đại Việt rồi bị thua. Năm 1287 là lần thứ 3 Nguyên Mông mang tiếp 50 vạn đại quân đánh Đại Việt lại thua tiếp. Sau 3 lần đó thì họ không dám đánh Đại Việt nữa. Còn vua Trần thì sai mang phẩm vật sang cầu hòa nhà Nguyên.
Ta biết thời đó Đế Quốc Mông Cổ đã chiếm toàn bộ: Trung Hoa, Cao Ly, Bắc Á, Tây Á, Trung Á, Trung Đông và Đông Âu. Diện tích rộng 35 triệu km2 còn Đại Việt chỉ rộng 100.000 km2. Tức Đế Quốc đó rộng gấp 350 lần Đại Việt.
Ví dụ 3: Nước ta vừa trải qua chiến tranh với Pháp 9 năm nên nghèo nàn lạc hậu gần nhất Thế giới. Rồi lại lao tiếp vào chiến tranh với Mỹ 20 năm. Mà Mỹ là siêu cường số 1 Thế giới về sức mạnh quân sự, kinh tế, khoa học kỹ thuật và quyền lực trên Thế giới.
Nhưng cuối cùng sau 15 triệu tấn bom đạn đổ lên nước Việt Nam (gấp 3 lần toàn bộ số bom đạn dùng trong Thế Chiến II và gấp 250 lần sức mạnh quả bom Nguyên tử Mỹ ném xuống Nhật bản). Năm 1973 Mỹ đã phải ký hiệp định Paris với toàn bộ yêu cầu của Việt Nam và rút hết quân về nước.
Vậy nên nếu ai đánh vào Bản ngã của ta, thân ta, tâm ta, danh tiếng cá nhân ta, tài sản của ta... mà ta chịu được thì gọi là Nhẫn nhục. Còn ai đánh vào người thân yêu của ta, quê hương đất nước của ta, dân tộc ta, Đức Phật của ta, mà ta không phản kháng thì là "Hèn hạ" chứ chẳng phải "Nhẫn nhục".
Bài học 4: Trái tim dành cho đạo
Cô vợ dành tình cảm cho đạo sẽ bớt quan tâm đến gia đình chồng con. Đó là điều tự nhiên. Đầu tiên là thời gian dành cho gia đình bị giảm bớt. Tâm chí cô không hướng về chồng con mà hướng theo đạo. Cô hay ca ngợi Tỳ kheo mà chẳng thấy khen chồng. Rồi có tiền thì cô mua đồ ăn ngon cúng dường Tỳ kheo...
Ông chồng không biết đạo thì 100% sẽ ghen.
Bài học 5: Đánh ghen
Đầu tiên là từ "Tâm ích kỷ, ghen tị, tị nạnh xuất hiện khi quyền lợi vật chất, tinh thần của ta bị mất đi hay thua thiệt". Từ tâm đó sẽ thể hiện bằng lời nói là: nói xấu, đả kích, bôi nhọ danh tiếng... kẻ thù của ta. Cao hơn là hành động đánh đập gây tổn hại đến thân xác và tâm hồn kẻ thù để trả thù. Hành động đó ta gọi là "Đánh ghen".
Khi chồng có bồ nhí thì vợ đánh ghen. Nhưng có 2 loại đánh ghen "Hoặc đánh bồ nhí, hoặc đánh chồng". Vậy sao lại đánh bồ nhí, sao lại đánh chồng?
Nếu chồng làm chủ kinh tế gia đình thì vợ sẽ đánh bồ nhí. Nếu vợ làm chủ kinh tế gia đình, chồng đã ăn bám lại còn mang tiền của vợ nuôi bồ thì vợ sẽ đánh chồng. Quan trọng ai làm chủ kinh tế.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro