Chương 2: Tuổi 20, lựa chọn quyết định cuộc đời của người đàn ông
Black từng nói: "Số phận không phải là cơ hội, mà là một sự lựa chọn. Chúng ta không nên trông chờ vào sự sắp đặt của số phận, hãy dựa vào sự nỗ lực của bản thân để sáng tạo ra số phận". Số phận và điểm đến của một người bắt đầu từ những lựa chọn ban đầu, những lựa chọn này quyết định cuộc đời họ. Hay nói các khác , hướng đi của người thành công bắt đầu từ những lựa chọn.
- Định hướng, thực sự rất quan trọng
Nhận thức chính xác về bản thân mới có thể định hướng cho cuộc đời
Một người đàn ông ngoài 20 tuổi khi bước chân vào xã hội lúc nào cũng rất nhiệt tình và tràn đầy sức sống, mơ tưởng rằng mình có thể làm nên một sự nghiệp lớn lao. Nhưng các công ty thường phê bình họ "nói giỏi hơn làm", ngườ i đi trư ớ c thư ờng phê bình ho "làm vie c không chắc chắn", những người năm nào cũng nhận được học bổng, tốt nghiệp từ các ngôi trường nổi tiếng lại không nhận được sự coi trọng của người khác Nếu bạn gặp phải những vấn đề trên, hoặc cảm thấy bản thân mình không may mắn thì đừng vội vàng làm việc mà hãy bình tĩnh xác định phương hướng cho bản thân mình.
Trước tiên, cần nhận thức chính xác về bản thân, như vậy mới có thể định hướng chính xác cho cuộc đời. Chúng ta sống trong một xã hội có rất nhiều cơ hội, nhiều thách thức và giá trị, điều cần nhất chính là một khả năng phán đoán rõ ràng. Ban Siêu buôn bút theo nghiệp kinh doanh, xây dựng nên một công ty lớn; Lỗ Tấn từ bỏ nghề y để theo nghiệp văn chương, trở thành một nhà văn nổi tiếng cả nước Thế kỷ XXI, kinh tế phát triển mạnh mẽ, khoa học kỹ thuật đổi mới từng ngày, chúng ta càng cần nắm vững dòng chảy của thời đại, nhận thức ưu khuyết điểm của bản thân để xác định mục tiêu rõ ràng. Trong cuộc sống hàng ngày, "thiên tài" chỉ là thiểu số, trí tuệ của đại đa số mọi người đều ngang nhau. Sở dĩ có người đạt được thành công trong khi những người khác chỉ sống một cuộc đời bình thường chủ yếu là vì họ phát hiện được tiềm năng và hứng thú của mình trong quá trình thực hiện lý tưởng, sau đó biến những tiềm năng này trở nên lớn mạnh.
Đàn ông 20 tuổi thường xuyên cảm thấy khó khăn và sợ hãi trước tiền đồ của mình, họ không tìm ra điểm tựa cho cuộc đời, không biết tiềm năng lớn nhất của mình là gì, việc nào thích hợp với mình nhất thực ra những điều này là rất bình thường.
Rất nhiều người trước khi thành công đều đã mất nhiều công sức mới tìm ra định hướng cho cuộc đời mình. Lưu Đức Hoa trước khi thành công đã từng làm một người phục vụ đồ ăn tại nhà; Châu Kiệt Luân trước khi trở thành ca sĩ nổi tiếng cũng đã từng là phục vụ bàn trong một quán ăn; Lincohn trước khi quyết định bước vào giới chính trị cũng từng mở một tiệm buôn bán nhỏ, là nhân viên trong một công ty nhỏ. Một người muốn đạt được thành công thì việc định hướng cho cuộc đời là vô cùng quan trọng.
Các nhân tố ảnh hưởng tới việc định hướng
Định hướng hết sức quan trọng, vậy những nhân tố nào ảnh hưởng tới việc này? Nhìn một cách tổng thể thì có 7 nhân tố sau:
1. Tính cách
Một người có tính cách hướng ngoại, hiếu động, nếu phải ở trong nhà cả ngày để làm những công việc như tính toán, thống kê thì chắc chắn sẽ không thể chịu đựng nổi; ngược lại, một người thích yên tĩnh, hướng nội, nếu phải đối ngoại, bàn chuyện làm ăn thì khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ. Bởi vậy, tính cách có ảnh hưởng trực tiếp tới việc định hướng cuộc đời của một người.
2. Sở thích
Mỗi người đều có sở thích, hứng thú của riêng mình, nếu có thể biến sở thích củaminhf thành nghề nghiệp cả đời thì đó là một việc tuyệt vời! Bởi vậy, rất nhiều thanh niên khi đối mặt với các lựa chọn của tương lai đều ý thức được rằng, nên kết hợp sở thích của mình với việc định hướng cho cuộc đời sau này.
3. Học lực
Trình độ văn hóa có ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc tới việc định hướng cho cuộc đời bạn sau này. Thử nghĩ xem, một người có trình độ văn hóa cấp hai, thậm chí là tiểu học, anh ta có đặt mục tiêu phấn đấu của mình là trở thành một chuyên gia không? Nếu có thì cũng chỉ có thể nói rằng đó là một sự mơ tưởng không thực tế. Còn một người có học vị thạc sĩ chắc chắn sẽ không đặt mục tiêu làm một người bán hàng hoặc đi tiếp thị cho một công ty nào đó, cho dù có thể vì một vài nguyên nhân mà hiện nay anh ta phải làm nhân viên tiếp thị, nhưng tôi tin rằng chắc chắn anh ta không cam tâm làm công việc này suốt đời. Bởi vậy, không sai khi nói rằng, định hướng cho cuộc đời của một người luôn tương ứng với trình độ văn hóa của người đó.
4. Tình hình gia đình
Tục ngữ nói: "Rồng sinh rồng, phượng sinh phượng, chuột sinh con chỉ biết đào hang" (Giải thích: Tương tự cách nói "Con vua rồi lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa" của Việt Nam). Tuy chuyện "trứng gà nở ra chim phượng hoàng" không phải là hiếm nhưng nhìn nhận từ góc độ thực tế thì ảnh hưởng của gia đình đối với việc định hướng cuộc đời của mỗi người là rất lớn.
5. Xu hướng của xã hội
Mỗi người chúng ta đều là "người xã hội", bản thân nằm trong "gia đình lớn" xã hội nên ít nhiều sẽ chịu ảnh hưởng của những xu hướng, trào lưu xã hội. Những thanh niên khi lên kế hoạch cho mục tiêu của cuộc đời mình cũng sẽ bất giác xoay chuy ển theo trào lưu của xã hội khi đó. Ví dụ, ngành tài chính kế toán đã từng là một ngành "hot", rất nhiều thanh niên đua nhau vào học ngành này; sau đó ngành công nghệ thông tin bước lên đỉnh cao, hàng ngàn hàng vạn thanh niên lại nghĩ nghề nghiệp lý tưởng của mình là ngành này.
6. Chính sách quốc gia
Một thời, lớp lớp thanh niên mang theo bầu nhiệt huyết hưởng ứng lời kêu gọi của chính phủ, lên rừng xuống biển, gắn mục tiêu cuộc đời mình với những lời hiệu triệu của quốc gia, với mảnh đất đang cần phát triển. Người ta vẫn nói "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách", huống hồ là những thanh niên hào khí ngút trời, tràn đầy sức sống, có thể gắn kết tương lai của bản thân với sự hưng suy của đất
nước, đó thật là một niềm quang vinh!
7. Ý kiến của bạn bè, người thân
Tục ngữ nói: "Một anh hùng hảo hán, ba đám bạn". Ai mà không có vài người bạn? Và với tư cách là những người bạn tốt, khi bạn đứng trước rất nhiều lựa chọn, chắc chắn họ sẽ đưa ra gợi ý cho bạn, những ý kiến này có ảnh hưởng rất lớn tới quyết định cuối cùng của bạn. Ngoài bạn bè, những người quan tâm tới tiền đồ của bạn đương nhiên là cha mẹ, người thân cũng sẽ đứng trên các lập trường khác nhau mà đưa ra một kế hoạch nào đó, hơn nữa, ý kiến của họ vô hình trung cũng sẽ ảnh hưởng tới quyết định cả đời của bạn.
- Công việc đầu tiên có thể sẽ ảnh hưởng tới cuộc đời bạn
Mặc dù hiện nay các hình thức việc làm ngày càng phong phú, nhưng bạn tuyệt đối không được tùy tiện trong việc lựa chọn công việc đầu tiên. Một sinh viên tốt nghiệp sắp bước chân vào xã hội cũng như một tờ giấy trắng, chân th ành, khi kinh nghiệm xã ho i ngày càng phong phú, tơ "giấy trắng" này sẽ có thêm trên mình nhiều màu sắc khác, và kinh nghiệm của công việc đầu tiên đương nhiên sẽ là cơ sở của tương lai.
Một kết quả điều tra tâm lí học cho thấy: "Nếu một người hài lòng với công việc nào đó, anh ta có thể phát huy 80% - 90% tài năng của mình, hơn nữa có thể duy trì hiệu quả làm việc cao trong một thời gian dài mà không thấy chán ghét; ngược lại, nếu anh ta không hài lòng với công việc thì chỉ có thể phát huy 20% - 30% khả năng của mình và dễ nảy sinh tâm lí chán ghét công việc". Có thể thấy, những đánh giá chủ quan về công việc đầu tiên sẽ quyết định xem bạn có thể thực hiện tốt công việc hay không và liên quan tới vấn đề phát triển nghề nghiệp sau này của bạn.
Nguyên tắc về kinh doanh, việc làm ở các doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng tới quan niệm ý thức của con người, vai trò bồi dưỡng nhân tài của các doanh nghiệp cũng ngày càng trở nên quan trọng. Công việc đầu tiên không những ảnh hưởng tới thái độ và hành vi của các sinh viên tốt nghiệp mà còn ảnh hưởng tới thái độ của họ với các công việc khác. Bởi vậy, ngoài việc suy nghĩ tới những điều kiện như chức vị ,tiền lương của ông việc đầu tiên thì quan trọng hơn, phải suy nghĩ xem công ty mình làm việc có điều kiện phát triển chính xác, lâu dài hay không. Những điều này có thể không mang lại lợi ích ngay trước mắt nhưng sẽ ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển của cuộc đời bạn.
Sự thành bại của công việc đầu tiên còn ảnh hưởng tới lòng tự tin của một người. Phần lớn các sinh viên mới ra trường đều mang theo sự kỳ vọng lớn vào viễn cảnh phát triển của tương lai, họ thường dồn hết tâm huyết của mình cho công việc đầu tiên, nên khi phát hiện thấy cố gắng của mình không thể đem lại sự phát triển thì nhiệt tình công việc sẽ giảm sút nhanh chóng, lòng tự tin cũng bị sụp đổ.
Bởi vậy, khi lựa chọn công việc đầu tiên, cần phải chú trọng xem công việc ấy có khả năng nâng cao tố chất, bồi dưỡng năng lực cho bản thân hay không. Thành công có thể chưa tới ngay từ bước đầu tiên, nhưng nếu chiến thắng ở bước đầu tiên thì sẽ đến với thành công dễ dàng hơn. Cho dù công việc đầu tiên là công việc mà bạn mong muốn hay không, bạn cũng nên đối xử tốt với nó, bởi vì đối với một người ngoài 20 tuổi mới bắt đầu bước chân vào xã hội như bạn, công việc đầu tiên có thể sẽ ảnh hưởng tới cả cuộc đời bạn.
Nếu công việc đầu tiên là công việc mà bạn mong chờ đã lâu
Người dẫn chương trình nổi tiếng Vương Tiểu Nha khi nhớ lại công việc đầu tiên của mình đã xúc động nói: "Khi tìm được công việc đầu tiên, đừng bao giờ kỳ vọng quá nhiều vào nó, nhưng phải học cách kiên trì. Kinh nghiệm làm việc bao năm nay khiến tôi cảm nhận được rằng, nếu bạn có một công việc thực sự là rất tốt; nếu bạn có một công việc, hơn nữa còn yêu thích nó, vậy thì bạn đã vô cùng may mắn; nếu bạn có một công việc nuôi sống được bản thân, hơn nữa bạn lại yêu thích nó, vậy thì bạn thật hạnh phúc". Một người đàn ông ngoài 20 tuổi, trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, tìm được một công việc không phải là chuyện dễ dàng, huống hồ là tìm một công việc đúng như lý tưởng của bản thân. Nếu bạn có may mắn được vào một công ty như ý muốn, bạn sẽ làm việc tích cực hơn, nhiệt tình hơn, dưới sự tác động của tâm thế tích cực, luôn coi thách thức là động lực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Tại đây chúng tôi cần nhắc nhở một điều: Khi bắt đầu bước chân vào một công việc, xin bạn hãy chậm lại, làm tốt ba bài học sau:
1. Làm quen với cơ cấu tổ chức trong nội bộ công ty. Bao gồm cách tổ chức, thiết kế, chức năng của các phòng ban, phương thức vận hành, chức vị và vai trò của bản thân, cấp bậc và chức năng của các đồng nghiệp trong công ty, chế độ thăng chức, tăng lương của công ty Có một kiến thức khái quát về toàn bộ công ty, bước đầu bạn sẽ xác định được viễn cảnh phát triển của mình tại nơi đó, thay vì chỉ biết bị động chờ đợi được phân công công việc và chờ tới thời gian được thăng chức thì có thể chủ động lên kế hoạch và giành lấy cơ hội.
2. Tìm hiểu vị trí của công ty trong khối các công ty cùng ngành nghề. Thực hiện xong bài tập thứ nhất, bạn nên nhanh chóng hướng tầm mắt ra xa hơn, chú ý tới chiến lược phát triển của công ty, ví dụ, công ty có thuộc vào top đầu trong khối các công ty cùng ngành nghề hay không, có đang phải đối mặt với những nguy cơ trong và ngoài không, thành tích công việc có đang tụt dốc hay không Như vậy bạn sẽ biết được trong khối ngành nghề, công ty của mình có cơ hội phát triển nào, bản thân mình có thể làm việc ở công ty tới khi nào, như vậy kế hoạch 3 năm, 5 năm của bạn sẽ được định hình rõ ràng.
3. Tìm hiểu tình hình phát triển của ngành nghề. Bạn cần có những phâ n tích vĩ mô đối với ngành nghề mình làm việc: Ngành nghề này đang "hot" hay đã lỗi thời? Như vậy bạn sẽ biết mấy năm sau, kinh nghiệm nghề nghiệp mà mình tích lũy được có ích lợi gì cho việc phát triển của nghề nghiệp. Nếu làm một công việc khác có liên quan, cần phải bổ sung những kỹ năng nào, hoặc bản thân mình có thể nghiên cứu, phát triển ở lĩnh vực nào? Bạn có thể không ngừng chú ý tới những lời đánh giá về ngành nghề khi đang làm việc, lắng nghe quan điểm của người đi trước để kiến thức của mình ngày càng sâu sắc hơn.
Thực hiện tốt ba bài tập trên, khi làm việc bạn mới có thể nỗ lực hết sức mình, cách làm cũng có tính kế hoạch, tính mục đích hơn, nếu không, sau nửa năm vào công ty, bạn vẫn sẽ chỉ là một chú gà mờ,thía độ làm việc cũng không tích cực: Từ tích cực chủ động thành đánh mất nhiệt tình, từ hài lòng thành không hài lòng và cuối cùng là thất bại trong công việc.
Nếu công việc đầu tiên không như ý muốn
Phần lớn đàn ông ngoài 20 tuổi mặc dù có rất nhiều nguyện vọng tốt đẹp nhưng cuối cùng vẫn không vượt qua được áp lực của xã hội và cuộc sống, bước chân vào những công ty nhỏ không tên tuổi, không có cơ hội phát triển.
Trong lòng cảm thấy không cam tâm nên thời kì đầu luôn nhìn thấy công ty có nhiều khuyết điểm hơn ưu điểm, từ đó dẫn tới thái độ tiêu cực, chán ghét công việc. Nếu có thái độ và tâm lý này thì sẽ dẫn tới việc coi công việc làm một phương tiện để mưu sinh, từ đó chú ý nhiều tới tiền lương, thưởng, làm việc không tích cực, công việc không có tiến triển Sau khi làm việc một thời gian, nếu mức lương vẫn không được như kỳ vọng của mình, hoặc quan hệ giao tiếp với các đồng nghiệp gặp khó khăn sẽ sinh ra tâm lí muốn "nhảy việc". Để khắc phục tình trạng này, các chuyên gia đưa ra hai lời khuyên:
1. Cần có thái độ đứng đắn, tích cực học tập. Mặc dù chim sẻ rất nhỏ nhưng vẫn có đầy đủ lục phủ ngũ tạng. Cho dù mọi mặt của công ty như quy mô, lợi nhuận, mức lương đều không phải là tốt nhất, nhưng đối với những người mới, có đủ kiến thức để học tập mới là điều đáng quý nhất. Những tích lũy kiến thức như kỹ năng làm việc, chế độ quy hoạch, quản lý công ty, bồi dưỡng nghiệp vụ, kể cả việc học lễ nghĩa giao tiếp, cách đối xử với các đồng nghiệp trong công ty đều là cơ sở rất quan trọng để có thể tồn tại trong môi trường làm việc.
2. Quan tâm tới các cơ hội việc làm. Trong khi làm tốt công việc của mình và tích lũy kinh nghiệm làm việc, bạn còn có thể tích cực chuẩn bị cho công việc tiếp theo, ví dụ như tìm hiểu kế hoạch nghề nghiệp và những kỹ năng nghề nghiệp cần phải có, sử dụng thời gian rảnh rỗi để nâng cao bản thân.
Nếu công việc đầu tiên là một việc mà bạn không cam tâm tình nguyện làm
Hiện nay, có không ít doanh nghiệp cảm thấy thất vọng về các sinh viên mới tốt nghiệp, nguyên nhân chủ yếu là vì không ít sinh viên mới tốt nghiệp thường xuyên "nhảy việc", gây ấn tượng không tốt cho các doanh nghiệp. Sự khác biệt giữa lý tưởng và hiện thực thường khiến các bạn nam ngoài 20 tuổi cảm thấy chán nản với công việc đầu tiên, làm việc mang tính chống đối, hoặc cả ngày chỉ nghĩ tới chuyện tìm việc khác. Thực ra, cách ứng xử đó với công việc đầu tiên không những không có tác dụng gì, ngược lại còn khiến bản thân ngày càng kém đi. Bởi vậy, bạn cần thay đổi thái độ của bản thân.
Trước tiên, đừng dễ dàng quyết định công việc đầu tiên.
Thông thường, trải nghiệm đầu tiên về công việc của người mới ra trường vô cùng quan trọng, điều này ảnh hưởng tới thái độ làm việc và những kế hoạch làm việc của bạn sau này. Nếu vì muốn tìm được một công việc trước khi tốt nghiệp, hoặc vì cảm thấy áp lực khi bạn bè ký được những bản hợp đồng lao động lý tưởng mà vội vã lựa chọn làm một công việc mình không vừa ý thì đó là bước đi sai lầm.
Thứ hai, điều chỉnh lại thái độ, nhận thức rõ ràng bản thân. Hãy phân tích các khuyết điểm của bản thân chứ đừng chỉ biết than vãn về công việc. Nếu đã nỗ lực rất nhiều mà vẫn không thể tìm được một công việc vừa ý như những người khác thì điều này chứng tỏ sức cạnh tranh của bạn trong công việc còn yếu, bạn thiếu những kiến thức chuyên môn hoặc khả năng hợp tác tập thể, đối nhân xử thế. Bởi vậy, điều bạn cần quan tâm không phải là quy mô và năng lực làm việc của công ty mình, mà là nhược điểm của bản thân.
Bởi vậy, xin hãy bắt đầu từ ngày đầu tiên đi làm, rèn luyện khả năng của mình trên mọi phương diện, lấy sở trường bù đắp cho sở đoản, làm tốt công tác chuẩn bị cho công việc sau.
- Thiết kế mô hình nghề nghiệp cho bạn
Đối với đại đa số mọi người, công việc là một bộ phận quan trọng trong cuộc sống, phần lớn thời gian của chúng ta đều có lien quan tới công việc. Bởi vậy, về một góc độ nào đó, thiết kế mô hình nghề nghiệp của bạn cũng chính là thiết kế cuộc đời bạn. Vương Chí Cương và Triệu Cao Lạc là bạn học đại học, cả hai người đều học chuyên ngành công nghệ thông tin. Vương Chí Cương khi mới ra trường, vì kế sinh nhai nên làm nhân viên quan lý mạng của một công ty lớn; còn Triệu Cao Lạc vẫn kiên trì với lựa chọn của mình, mặc dù tìm được việc muộn hơn Vương Chí Cương một tháng nhưng đã tìm được một công việc tương đối phù hợp - phát triển phần mềm trong một công ty nghiên cứu phát triển mới nổi. Hiện nay, hai người đều làm trong cùng một công ty, có điều khác nhau là mức lương của Triệ Cao Lạc cao gấp 2 lần mức lương của Vương Chí Cương, hơn nữa, mức lương cũng như chức vị của anh có cơ hội phát triển rất lớn. Mức lương của Vương Chí Cương hiện nay tuy không phải là thấp nhưng đã lên đến giới hạn. Nhìn khoảng cách giữa mình và bạn học ngày càng lớn, Vương Chí Cương rất buồn, hiện nay anh rất muốn chuyển sang lĩnh vực phát triển phần mềm, nhưng lại không dám thử. Dù sao công việc phát triển phần mềm cũng là công việc của những người trẻ tuổi, ba năm sau khi tốt nghiệp, Vương Chí Cường đã làm một người 27, 28 tuổi, bây giờ muốn đi lại từ đầu, thứ nhất là không cạnh tranh được với các sinh viên mới ra trường, thứ hai, anh lo rằng mình "lực bất tòng tâm".
Thực tế, rất nhiều sinh viên mới tốt nghiệp đều mắc phải sai lầm như Vương Chí Cương. Họ chịu áp lực của hiện thực và vấn đề việc làm, thường tìm một công việc có thể giải quyết vấn đề thực tế trước mắt nhưng không có nhiều cơ hội phát triển về sau. Do quán tính hoặc các nguyên nhân khác, họ làm công việc này khoảng vài năm. Sau đó, khi phát hiện ra, những bạn cùng học đã vượt qua mình rất xa, họ lại cảm thấy hối hận.
Vấn đề thiết kế nghề nghiệp chính là nội dung trọng tâm trong lựa chọn của cuộc đời; cho dù đối với phần lớn những ngươi đàn ông mới bước qua tuổi 20, con đường trước mắt vẫn còn mờ mịt, việc thiết kế nghề nghiệp khó tránh khỏi những nhân tố gây mất ổn định, nhưng nếu bạn mong muốn gặt hái được thành công thì phải thiết kế mô hình nghề nghiệp cho bản thân. Vậy, nên thiết kế mô hình nghề nghiệp cho bản thân như thế nào?
1. Tìm hiểu tình hình, hoàn cảnh của bản thân
(1) Mình có những gì: Liệt kê chuyên môn, tuổi đời, giới tính, tính cách, hoàn cảnh gia đình, sở trường, sở đoản của bản thân, xem mình có những điều kiện gì, những điều này có thể mang lại hiệu quả như thế nào cho công việc của mình sau này.
(2) Mình biết làm gì: Đánh giá bản thân xem mình biết làm gì, tránh phạm phải sai lầm "chỉ biết nói mà không biết làm" khi làm việc.
(3) Mình thích làm gì: Phải biết bản thân có sở thích gì, nếu có thể thì gắn liền sở thích với công việc, điều này có ích lợi rất lớn cho nghề nghiệp của bạn.
2. Phân tích tình hình của bản thân
Chỉ hiểu rõ tình hình của bản thân thôi chưa đủ, bạn còn cần phải phân tích ưu thế của mình trong môi trường cạnh tranh tìm việc làm, xem mình ở trong hoàn cảnh như thế nào, có những mối quan hệ nào, có bao nhiêu "quý nhân" có ảnh hưởng quan trọng tới nghề nghiệp của mình
3. Phân tích nhu cầu của thị trường
Khi có nhiều lựa chọn nghề nghiệp, bạn hãy phân tích nhu cầu của thị trường. Thông thường, nên lựa chọn những ngành nghề "trung tâm", đó là những nghề trực tiếp giúp các công ty tạo ra thu nhập, ví dụ như: Làm công việc khai thác tại các công ty kỹ thuật, thiết kế đồ họa ở các công ty quảng cáo Trong ví dụ nêu trên, công việc quản lý mạng mà Vương Chí Cương làm chỉ mang tính bổ trợ, giúp đỡ các đồng nghiệp làm việc thuận tiện hơn; còn công việc của Triệu Cao Lạc lại là ngành nghề trung tâm có liên quan tới IT, bởi vậy có tiền đồ phát triển xán lạn hơn. Làm các công việc quan trọng không những khiến thu nhập của bạn cao hơn, công việc ổn định hơn, nhận được sự coi trọng của công ty mà quan trọng hơn, làm những nhân viên có thành tích tốt trong các ngành nghề trung tâm sẽ có cơ hội thăng tiến nhanh chóng hơn.
Thứ hai, lựa chọn những ngành nghề nhỏ "có tính thay thế". Làm những công việc này, chức vị của bạn sẽ an toàn hơn, mức lương có thể cũng cao hơn. Đây cũng là lý do tại sao lương của các thư ký, nhân viên lễ tân thường không quá cao. Những ngành nghề nhỏ có tính thay thế thường có ba đặc điểm: Thứ nhất là có trí thông minh, ví dụ như tư vấn viên, hướng dẫn thiết kế, đánh giá tài sản Thứ hai là khoa học kỹ thuật hiện đại, ví dụ như người viết phần mềm, kỹ sư thông tin Thứ ba là có kinh nghiệm phong phú, ví dụ như bác sĩ, luật sư, kỹ sư
4. Đề ra mục tiêu lâu dài và mục tiêu trước mắt
Khi phỏng vấn, có không ít người sẽ được hỏi: "Năm năm sau bạn dự định làm gì?". Tại sao nhà tuyển dụng lại hỏi bạn câu hỏi này? Bởi vì họ muốn tìm hiểu xem bạn là một người có kế hoạch hay là một người tùy tiện. Thông thường, các mục tiêu lâu dài phải lớn, nhưng cũng cần được thực hiện thông qua từng mục tiêu nhỏ trước mắt.
5. Đề ra kế hoạch "nâng cấp" chính bản thân bạn
Ghi lại những kỹ năng mới mình cần học tập và nắm vững, đồng thời tiến hành sắp xếp, học tập những kỹ năng đó theo trình tự thời gian.
6. Tìm kiếm sự giúp đỡ
Khi bạn thực sự không có cách nào xác định được mô hình nghề nghiệ p cho bả n thân, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ của bố mẹ, thầy cô giáo, bạn bè hoặc những người tư vấn nghề nghiệp.
- Lựa chọn nghề "hot" hay những nghề có cơ hội phát triển
Một vài năm trước, khi học sinh tốt nghiệp phổ thông đối mặt với vấn đề chọn ngành học, nhiều người từng trải đều khuyên rằng nên chọn những ngành "hot" mà xã hội đang có nhu cầu cao, ví dụ như luật sư. Nhưng thời gian trôi qua, những ngành "hot" ngày xưa giờ thế nào? Làm luật sư phải đi một chặng đường rất dài, trải qua biết bao nhiêu kỳ thi nhưng cuối cùng chưa chắc đã thi đỗ. Làm cố vấn pháp luật cho các công ty? Các công ty nhỏ thường không có chức vụ này; còn những công ty lớn, yêu cầu của họ rất cao, một sinh viên ngoài 20 tuổi mới ra trường, không có kinh nghiệm làm việc thì gần như không có cơ hội được nhận vào làm. Dướ i mọi áp lực, không ít sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành luật cuối cùng bất đắc dĩ phải chuyển nghề. Từ đó có thể thấy, phải cân nhắc thật kỹ khi lựa chọn ngành nghề, không nên theo cách làm của người khác, bởi vì con đường đó với người khác có thể là đúng, nhưng đối với bạn lại không thích hợp.
Nếu trước mắt có hai công việc có điều kiện tương đương để bạn lựa chọn: Một công việc "hot", tốc độ phát triển nhanh, một công việc có khả năng phát triển nhưng tốc độ chậm, thích hợp với những người có chí tiến thủ. Công việc thứ nhất cho bạn cơ hội thành công nhanh chóng, công việc thứ hai lại giúp bạn phát huy được tiềm năng vô hạn; công việc thứ nhất ổn định hơn, công việc thứ hai mạo hiểm hơn, bạn sẽ chọn công việc nào? Rất nhiều thanh niên mới ra trường sẽ không do dự chọn công việc thứ nhất, bởi vì họ muốn nhanh chóng thành công để chứng tỏ bản thân.
Quách Chí Nghị tốt nghiệp tại một trường đại học không mấy tiếng tăm đã mất 2 tháng để tìm việc, khó khăn lắm mới có một công ty gọi anh đi làm, đáng lẽ đây là một tin vui nhưng anh rất băn khoăn vì lần này có tới hai công ty đồng thời gọi anh tới làm. Anh nghĩ, nếu tiền lương của công ty này cao hơn công ty kia, hoặc công ty này gần chỗ ở của anh hơn công ty kia, có lẽ anh sẽ dễ dàng đưa ra quyết định, nhưng mức lương và khoảng cách giữa hai công ty đều tương tự nhau. Vậy nên làm thế nào?
Tục ngữ nói: "Trai sợ chọn nhầm nghề, gái sợ gả nhầm chồng". Một người đàn ông ngoài 20 tuổi lựa chọn nghề nghiệp cũng giống như người đàn bà chọn chồng, đều là những việc lớn có liên quan tới cả cuộc đời, phải suy nghĩ tới mọi phương diện. Lưa chọn nghề nghiệp nhất định phải nhìn tới 10 năm sau, thậm chí là 20, 30 năm sau. Nếu bạn lựa chọn một nghề có khả năng phát triển ổn định, bền vững thì bạn đã nhận được sự cổ vũ, cho dù tài năng cá nhân của bạn không thay đổi, chức vụ và mức lương của bạn cũng sẽ tăng lên theo đà phát triển của nghề nghiệp. Hãy lấy ví dụ về tình huống mà Quách Chí Nghị gặp phải. Nếu suy nghĩ tới sự phát triển và tính chất công việc, có lẽ anh sẽ đưa ra lựa chọn dễ dàng hơn.
Trước tiên, xét về tính chất công việc. Bán khoai tây chiên và bán khăn giấy sẽ tích lũy được những kinh nghiệm nghề nghiệp như thế nào? Thông thường, phạm vi bán khoai tây chiên chủ yếu là ở các quán rượu và những tiệm ăn Tây nhỏ, còn phạm vi chủ yếu để bán khăn giấy là ở các siêu thị. Giả sử Quách Chí Nghị làm việc 5 năm thì sẽ quen biết rất nhiều ông chủ quán rượu, nếu không muốn bán khoai tây chiên nữa, anh có thể đi bán rượu, bán thuốc lá, cũng có thể bán bỏng ngô cho các ông chủ quán rượu; nếu anh học cách làm quen với các siêu thị thì khi không muốn phát triển nghề bán giấy ăn, anh có thể sử dụng con đường kinh doanh vốn có để kinh doanh những vật phẩm sinh hoạt khác! Nếu bạn là Quách Chí Nghị, bạn sẽ sẵn sàng làm việc ở quán rượu hay là những siêu thị lớn như Wall Mart?
Thứ hai, nếu xét trên góc độ phát triển bền vững của nghề nghiệp, nhu cầu của mọi người đối với khoai tây chiên và giấy ăn, ngành nào sau 3 năm, 5 năm, thậm chí là 10 năm vẫn có cơ hội phát triển ổn định? Ngành nào có thể sẽ bị thua lỗ hoặc không phát triển? Trên thực tế, đáp án rất đơn giản, trong ngành kinh doanh ẩm thực với đa dạng các món ăn, khoảng không gian mà khoai tây chiên có thể chiếm lĩnh rất nhỏ bé, hơn nữa, hiện nay ngày càng nhiều người có nhu cầu giảm béo và đảm bảo sức khỏe, đối với những thực phẩm có lượng Cholesterol quá cao như khoai tây chiên không còn được mọi người ưa chuộng, lượng tiêu thụ sẽ giảm xuống nhanh chóng. Ngược lại, nhu cầu của mọi người với giấy ăn trong tương lai chắc chắn vẫn duy trì ổn định. Nhất là trong khoảng một, hai năm nay, vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng trở nên cấp thiết, phần lớn túi giấy đã thay thế cho túi nilon thì thị trường giấy, khăn giấy, túi giấy ngày càng phát triển.
Một người đàn ông ngoài 20 tuổi, thay bằng lựa chọn những ngành nghề "hot", chi bằng hãy chọn một ngành có cơ hội phát triển lâu dài. Hơn nữa, ngày nay khi nền kinh tế thị trường đã phát triển với mức độ cao, rất khó có một ngành nghề nào giúp bạn thực hiện giấc mơ tỷ phú chỉ trong một đêm. Đương nhiên, không gian phát triển của các ngành nghề khác nhau cũng có những chênh lệch nhất định. Căn cứ theo tình hình phát triển của thị trường hiện nay, có thể dự đoán trong tương lai, những ngành nghề có thể phát triển ổn định lâu dài bao gồm: Thông tin di động, đầu tư và tài chính, bảo hiểm, phát triển xã hội, vệ sinh y tế, bảo vệ môi trường, các ngành năng lượng mới, văn hóa giáo dục, truyền thông giải trí ; so sánh với những ngành này, các ngành nghề truyền thống như điện gia dụng, dệt may, kim hoàn, nấu rượu, bán lẻ có thể sẽ chậm dần.
Là một người đàn ông ngoài 20 tuổi, khi bạn đối mặt với lựa chon nghề nghiệp, hãy tìm hiểu một chút các tài liệu có liên quan, thử xem trong những ngành nghề mà mình lựa chọn, ngành nghề nào có mức lương trung bình cao hơn. Ví dụ như trong các ngành nghề hiện nay, giáo dục, văn hóa, nghiên cứu khoa học, vệ sinh y tế, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư, thiết bị y tế, kiến trúc, nhà đất, có mức lương bình quân cao hơn các ngành nghề như quảng cáo, công cộng, tư vấn, tin tức, thiết bị văn phòng, đồ dùng văn phòng, sự nghiệp công cộng, hóa học, y dược, công trình sinh vật, giải trí, vận động... Đối với những người đàn ông 20 tuổi mới tham gia vào công việc thì vấn đề xem xét mức lương bình quân là vô cùng quan trọng, bởi vì ngành nghề khác nhau, mức lương của những người mới vào ở các công ty có thể không khác nhau bao nhiêu, nhưng 10 năm sau sẽ có sự khác biệt một trời một vực.
- Lựa chọn công ty lớn hay công ty nhỏ
Có câu chuyện như thế này: Một hôm, có một Thiền sư muốn dạy bảo học trò của mình nên đưa cho anh ta một hòn đá, bảo anh ta tới chợ rau và thử bán nó. Hòn đá rất to, rất đẹp, nhưng người thầy nói: "Không được bán nó, chỉ là thử bán. Hãy để tâm quan sát, hỏi thăm mọi người, sau đó nói cho ta biết hòn đá này có thể bán với giá cao nhất là bao nhiêu". Người học trò nghe lời thầy, mang hòn đá đi. Tại chợ rau, rất nhiều người nhìn vào hòn đá, nghĩ: Nó có thể làm đồ chơi cho con mình, hoặc làm quả cân để cân rau, thế là họ ra giá, nhưng nhiều nhất cũng chỉ trả có vài đồng xu. Người học trò trở về nói: "Hòn đá chỉ bán được cao nhất là vài đồng xu".
Người thầy nói: "Bây giờ con mang tới chợ vàng, hỏi những người ở đó , nhưng đừng bán, chỉ hỏi giá thôi" . Từ chợ vàng trở về, người học trò vui vẻ nói: "Những người này thật tuyệt vời, họ vui vẻ trả lời 1.000 đồng". Người thầy nói: "Bây giờ con mang tới chợ đá quý, hỏi những người ở đó xem, nhưng đừng bán". Thế là người học trò tới chợ đá quý, bọn họ sẵn sàng trả tới 5 vạn đồng. Người học trò nghe theo lời của thầy, tỏ ý không muốn bán hòn đá, không ngờ rằng những thương nhân ở đó lại trả tới mức giá 10 vạn đồng, nhưng người học trò vẫn kiên trì không bán. Họ nói: "Chúng tôi có thể trả 20 vạn, 30 vạn, hoặc cậu cần bao nhiêu sẽ trả bấy nhiêu, chỉ cần cậu bán nó!".
Người học trò trở về chùa, người thầy lấy lại hòn đá và nói: "Bây giờ có lẽ con đã hiểu, sở dĩ ta yêu cầu con làm như vậy chủ yếu vì muốn bồi dưỡng và rèn luyện cho con khả năng nhận thức giá trị của bản thân và khả năng tìm hiểu sự vật. Nếu con sống trong chợ rau, con sẽ chỉ có khả năng lý giải tương đương với một chợ rau mà không bao giờ nhận thức được rằng, mình có giá trị cao hơn rất nhiều".
Câu chuyện này thường xuyên xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong các cuốn sách dành cho những người muốn có thành công, nhưng mục đích thì chỉ có một, đó là nói với mọi người, sự lựa chọn sân khấu cuộc đời sẽ quyết định cả cuộc đời của bạn sau này. Một người muốn có sự phát triển lớn hơn thì phải không ngừng nỗ lực tìm kiếm một sân khấu lớn hơn, cao hơn cho mình. Vậy là "sân khấu" đã trở thành cái cớ của rất nhiều người không thành công: Khi sự nghiệp không thành công, anh ta sẽ nói là "không có sân khấu phát triển"; khi thành tích công việc không như ý muốn, anh ta sẽ nói "sân khấu không thích hợp", nhưng trên thực tế, bạn có suy nghĩ sâu hơn về câu chuyện này không? Giả sử vị Thiền sư chỉ đưa cho người học trò của mình một hòn đá bình thường, liệu có một hiệu quả kịch tính như vậy không? Bởi vì hòn đá người Thiền sư đưa cho học trò là vàng nhưng có bề ngoài giống một hòn đá nên giá trị của nó mới có sự chênh lệch lớn như vậy trong mắt những người biết và không biết. Hay nói cách khác, trước khi chọn sân khấu, bạn phải nhận thức được bản thân. Là vàng đương nhiên phải tìm tới nơi bán vàng, còn nếu bạn chỉ là một hòn đá bình thường, thì cho dù bạn được đưa tới trước mặt một người thẩm định vàng rất bình thường, bạn vẫn chỉ là một hòn đá vô giá trị, chỉ có thể phát huy được tác dụng lớn nhất khi đến công trường xây dựng. Một người đàn ông ngoài 20 tuổi, thay vì lựa chọn được sân khấu tốt, chi bằng hãy lựa chọn một sân khấu phù hợp với bản thân!
Tuyệt đại đa số những người đàn ông ngoài 20 tuổi đều hy vọng được đặt chân vào một công ty lớn, nếu không "cùng đường" chắc chắn sẽ không suy nghĩ tới những công ty nhỏ, bởi vì họ cảm thấy hệ thống bồi dưỡng của các công ty lớn vô cùng hoàn thiện, có thể giúp một người mới vào nghề nhanh chóng trở thành chuyên gia trong lĩnh vực mà họ lựa chọn. Quan điểm này không sai, nhưng không hoàn toàn đúng, bởi vì thực ra công ty lớn hay công ty nhỏ đều có ưu điểm riêng của mình. Công ty lớn cung cấp cho bạn sự bồi dưỡng, đào tạo; còn công ty nhỏ cho bạn cơ hội được thực hành, bởi vậy không thể vơ đũa cả nắm mà phải tùy người, tùy thời điểm để đưa ra các lựa chọn khác nhau.
Công ty lớn hay công ty nhỏ?
Làm việc ở công ty lớn có thể học cách quản lý quy phạm, nếu sau này bạn muốn trở thành một người quản lý doanh nghiệp, để có một bản lý lịch tốt cho công việc sau này, bạn hãy làm việc trong các công ty lớn. Bởi vì hệ thống quản lý tiên tiến ở công ty lớn và trình độ văn hóa doanh nghiệp có thể giúp cho những người mới đi làm được mở rộng tầm mắt. Còn có một điểm vô cùng quan trọng, người ta thường nói " dưới gốc cây to thường rất mát" , môi trường làm việc tại một công ty lớn luôn là một "tấm bài" khắc chữ vàng, có thể giúp cho con đường tìm việc sau này của bạn bằng phẳng hơn nhiều.
Có nhiều người chỉ muốn được làm việc trong các công ty lớn, họ cố chấp cho rằng, chỉ những công ty nằm trong top 500 công ty lớn mạnh nhất mới đem lại cho họ một tương lai như mong muốn. Những người này thường có hai tâm lí: Một là, cảm thấy mình là một người rất có năng lực, là một con cá lớn, bởi vậy phải được vùng vẫy, thể hiện tài năng của mình trong một "đầm cá lớn"; hai là, họ cảm thấy bản thân mình không tốt, không có đủ năng lực cần thiết, bởi vậy coi các chương trình bồi dương, đào tạo ở những công ty lớn là sân khấu rèn luyện tài năng cho ban thân. Đối với những người thuộc tâm lí thứ nhất, chúng tôi xin nhắc nhở mọi người rằng: Thứ nhất, mặc dù sân khấu rất lớn, nhưng không gian thuộc về bạn cũng chỉ có hạn, rất khó tưởng tượng rằng một công ty lớn sẽ để cho một người mới ra trường, thiếu kinh nghiệm làm việc được thỏa sức vẫy vùng; thứ hai, mặc dù đầm cá có lớn nhưng người "câu cá" cũng sẽ nhiều, nếu bạn chỉ là một chú cá có sức bơi trung bình, bạn sẽ bị áp lực trước những đồng nghiệp giỏi. Đối với những người có tâm lí thứ hai, chúng tôi hy vọng mọi người sẽ chú ý một điều: Sự bồi dưỡng có hiệu quả nhất chính là thực tiễn, việc bồi dưỡng thiết thực nhất chính là tự mình bồi dưỡng.
So sánh với các công ty lớn, việc phân công công việc ở các công ty nhỏ không quá rõ ràng, như vậy sẽ càng giúp bạn có cơ hội bộc lộ tài năng của mình trước lãnh đạo. Làm việc ở những công ty nhỏ có thể học được bản lĩnh lập nghiệp toàn diện, đặt một nền móng vững chắc cho việc tạo dựng sự nghiệp sau này, ví dụ, bạn có thể là người dẫn đầu đội ngũ kỹ thuật trong một công ty nhỏ, các công ty nhỏ sẽ cho bạn cơ hội. Mối quan hệ của các nhân viên trong công ty nhỏ rất đơn giản, bạn có thể nhận được sự rèn luyện toàn diện, ví dụ như tiếp xúc với khách hàng, mức lương cũng không ít hơn quá nhiều so với các công ty lớn. Không gian phát triển tại các công ty nhỏ tương đối lớn, bạn có thể
tham dự và chứng kiến quá trình trưởng thành của công ty, có cảm giác mình là người thành công, đây là những điều mà những người làm việc ở các công ty lớn khôbg bao giờ được trải nghiệm.
Lựa chọn công ty lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào tính cách của bạn. Nếu bạn là một người trưởng thành, độc lập và là người thích vừa học vừa làm thì các công ty nhỏ sẽ phù hợp với bạn hơn. Ngoài ra, những người thích được tiếp xúc với mọi phương diện và vui vẻ chấp nhận thách thức cũng có thể lựa chọn công ty nhỏ. Trong các công ty nhỏ, vì người quản lý hy vọng mỗi nhân viên của mình đều phát huy hết mọi khả năng nên bạn sẽ có cơ hội được tiếp xúc với toàn bộ quá trình vận hành của một doanh nghiệp. Đây là một cơ hội tốt để bàn tiếp xúc với những người thuộc tầng lớp quản lý, cũng là một cơ hội để bạn trở thành một trong những người đó, thậm chí là cơ hội để bạn được thăng chức nhanh hơn.
Nếu bạn là một người thích đối đầu với thách thức, cạnh tranh thì việc cạnh tr nh, hợp tác cùng các đồng nghiệp trong công ty lớn sẽ giúp bạn nhận được sự rèn luyện toàn diện trong công việc. Ngoài ra, làm việc trong các công ty lớn, bạn sẽ có nhiều cơ hội được bồi dưỡng chính thức. Nếu bạn là một người thích làm việc theo trật tự trước sau, làm việc gì cũng phải tìm hiểu cặn kẽ, triệt để thì đây chính là một môi trường làm việc rất tốt dành cho bạn. So sánh với những công ty nhỏ, các công ty lớn cho bạn nhiều thời gian và không gian để phát triển hơn.
Tóm lại, công ty lớn hay công ty nhỏ đều có ưu thế và những khuyết điểm riêng, làm việc cho công ty nào còn phải căn cứ vào tình hình bản thân bạn. Nhưng dù là công ty nhỏ hay công ty lớn thì mọi con đường đều dẫn tới thành công. Nguyên tắc quan trọng nhất là phải xem môi trường nào phù hợp với cá tính của mình, có lợi cho việc học tập và phát triển của bản thân.
Doanh nghiệp quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài
Trong mắt nhiều người, doanh nghiệp quốc doanh là những đơn vị làm các công việc sau đây: Trà, báo, một số công việc nhàn hạ, làm việc tùy tiện nhưng có người đỡ sau lưng. Nhưng chúng ta buộc phải nhìn thấy, sức hút từ các doanh nghiệp quốc doanh loại hình mới quả thực không hề nhỏ, các doanh nghiệp quốc doanh loại hình tập đoàn hàng năm thu hút một số lượng lớn các nhân tài ưu tú. Làm việc ở những nơi này có thể nhận được món thù lao hậu hĩnh, đồng thời đóng góp sức mạnh cho nền sản xuất còn non trẻ của dân tộc, đây thực sự là một chuyện rất đáng để tự hào.
Doanh nghiệp tư nhân ngày càng trở thành mảnh đất lý tưởng cho những thanh niên giàu sức sáng tạo. Sự lớn mạnh và phát triển ổn định của một số doanh nghiệp tư nhận giúp mọi người nhìn thấy tia hy vọng có một ngày các doanh nghiệp tư nhân sẽ tiến quân vào thế giới, cũng giúp rất nhiều thanh niên ngoài 20 tuổi tìm được vũ đài để phát triển. Doanh nghiệp tư nhân có hệ thống quản lý linh hoạt hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp nước ngoài, nếu bạn thực sự là một nhân tài, bạn có thể thăng tiến nhanh như tên lửa trong những doanh nghiệp tư nhân luôn coi thành tích làm việc là trên hết.
Các doanh nghiệp nước ngoài lớn thường có mức lương rất cao, việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ nhân viên tương đối hoàn thiện, coi nhân tài là trên hết, bởi vậy nhiều người tìm việc có mong muốn đươc đầu quân vào đây. Mặc dù các sinh viên thường coi doanh nghiệp nước ngoài là nơi lựa chọn việc làm đầu tiên của mình, ít nhiều làm ảnh hưởng tới lòng tự hào dân tộc, nhưng chúng ta không thể không nói rằng, các doanh nghiệp nước ngoài lớn, đặc biệt là những doanh nghiệp nằm trong top 50 thực sự rất thích hợp với những sinh viên mới tốt nghiệp như "một tờ giấy trắng".
Sự ưu tú của một doanh nghiệp không nằm ở vấn đề tính chất (doanh nghiệp nước ngoài, quốc doanh hay tư nhân) mà nằm ở thực lực, tiềm lực và văn hóa của nó.
Phần trước chúng tôi đã nói, đừng quá coi trọng " sân khấu" mà quan trọng là phải nhận thức rõ bản thân. Nếu bạn không nhận thức được bản thân, bạn cũng không thể nhận thức rõ ràng được rằng, rốt cuộc một "sân khấu" như thế nào là thực sự phù hợp với bạn. Nếu bạn không nắm rõ những điều này, cho dù bạn lựa chọn một sân khấu như thế nào, cuối cùng bạn vẫn khó tránh khỏi phải chịu thất vọng: Thứ bậc trong các công ty lớn rất rõ ràng, mọi người đều bận rộn việc của riêng mình, hầu như không ai thực sự tình ngu yện giúp đỡ, chỉ bả o cho mộ t ngư ời mới như bạn; các ông chủ tư nhân thực sự quá hà khắc, ngay với những sai lầm về dấu câu trong bản báo cáo của bạn, ông ta cũng tìm ra; những ông chủ nước ngoài quá lạnh lùng, ngay cả tên của bạn cũng không gọi "Sân khấu" thực sự nằm ở chính bản thân bạn. Nếu bạn chỉ là một hòn đá, cho dù được đưa tới cửa hàng vàng, bạn vẫn không thể thay đổi giá trị của một hòn đá; nếu bạn là vàng thật sự, cho dù bạn bị vùi sâu dưới lòng đất cũng sẽ có người nghĩ trăm phương nghìn kế để tìm được bạn. Hơn nữa, "sân khấu" có thể thay đổi một sớm một chiều, nhưng n ăng lực "biểu diễn" tre n "sa n kha u" khô ng p hải chỉ rèn luyện tr ong một sớm một chiều mà có đượ c. Nế u bạn "là chính mình" trong một sâu khấu nhỏ, lập ra một thành tích ưu tú, ông chủ của bạn sẽ nhanh chóng đưa bạn tới một sân khấu lớn hơn. Hơn nữa, việc cạnh tranh với các công ty đối thủ cũng sẽ giúp bạn trưởng thành hơn.
Người đàn ông ngoài 20 tuổi đừng quá tin vào tác dụng của một "sân khấu làm việc". Khi đứng trên sân khấu lớn, đừng quá kiêu ngạo, cho rằng tiền đồ trước mắt mình đang rộng mở; khi đứng trên sân khấu nhỏ cũng đừng buồn bã, than thở rằng mình không may mắn. Thay việc lựa chọn sân khấu, chi bằng hãy là chính bản thân mình. Là chính bản thân mình, sân khấu lớn tất nhiên sẽ tìm tới bạn.
- Lựa chọn được khai thác hay tự giới thiệu bản thân
Những người học chuyên ngành tin tức đều biết được tính quan trọng của một tiêu đề tin tức - trong thời đại kinh tế nhãn cầu này, nếu tiêu đề không thu hút mọi người thì tin tức đó rất có thể sẽ bị nhấn chìm trong một núi những tin tức khác. Cũng một đạo lý như vậy, trong thời đại này, chúng ta đang đứng trước những cuộc cạnh tranh vô cùng khốc liệt, nếu bạn vẫn giữ cách tư duy cũ "hữu xạ tự nhiên hương" thì có lẽ "hương thơm" của bạn không bao giờ vượt quá khu vườn nhỏ bé. Bởi vậy, bạn phải biết cách tự giới thiệu, tự tiếp thị
bản thân. Chỉ khi đó bạn mới có khả năng tìm được "sân khấu" việc làm thích hợp nhất cho mình trong một khoảng thời gian ngắn.
Rất nhiều đàn ông tuổi 20 thường than thở rằng mình không gặp may mắn, sinh không đúng thời nhưng lại không tự tìm nguyên nhân từ chính bản thân mình. Lần phỏng vấn trước, tại sao ban giám khảo không để mắt tới bạn? Là do tài năng của bạn không đủ, hay vì bạn vẫn chưa biết cách thể hiện mình trước mặt ban giám khảo? Khó khăn lớn nhất tro ng việc giơ i th iệu bản tha n cu a nhữn g người đàn ông 20 tuổi là không biết cách giới thiệu mình trong các cuộc phỏng vấn. Thử nghĩ xem, bạn là người mà giám khảo không quen biết, để tìm hiểu về bạn, ông ta phải dựa vào điều gì để đánh giá? Khi phỏng vấn, giám khảo cần dựa vào :" ấn tượng đầu tiên " bạn tạo ra cho ông ta và sự "tiếp thị" bản thân của bạn.
Tưởng Tân và Dã Thanh là bạn bè thân thiết từ khi còn học đại học, sau khi tốt nghiệp, hai người cùng tới một thành phố ven biển để tìm việc. Hai người cùng nhận được thông báo tới phỏng vấn của một công ty. Trước đó, cho dù trên lĩnh vực chuyên môn hay các năng lực tổng hợp, Tưởng Tân đều ưu tú hơn Dã Thanh. Nhưng Tưởng Tân có một nhược điểm là không biết cách bộc lộ kịp thời những ưu điểm của mình. Hơn nữa, bản thân anh cũng chưa bao giờ coi trọng vấn đều này, luôn cho rằng "là vàng thật thì lúc nào cũng có thể phát sáng, các công ty sớm muộn gì cũng sẽ phát hiện ra mình là nhân tài thực sự". Bởi vậy, trong quá trình phỏng vấn, khi tự giới thiệu hay trước những vấn đề của công ty, Tưởng Tân đều rất kiệm lời - anh cho rằng những ưu điểm của mình đều đã được viết trong lý lịch, không cần phải nhiều lời. Hơn nữa, năng lực và những tờ chứng chỉ chẳng phải là bằng chứng tốt nhất sao? Còn Dã Thanh, trước mọi câu hỏi của ban giám khảo, anh luôn đưa ra những đáp án rất nghiêm túc và tường tận, bởi vậy ban giám khảo đã dùng phần lớn thời gian để giao lưu, nói chuyện với Dã Thanh. Kết quả lần phỏng vấn này chac hẳn mọi người đều đã biết.
Xã hội hiện đại là một xã hội tiếp thị, lúc nào chúng ta cũng cần phải tiếp thị tư tưởng, quan điểm, sản phẩm, thành tựu, năng lực, chủ trương, tình cảm của bản thân.
Theo cách nói cua một học giả tiếp thị phương Tây, thế giới này là một thế giới cần được tiếp thị, mọi người đều là những nhân viên tiếp thị dưới các hình thức khác nhau, mỗi người đều đang tiếp thị một sản phẩm cho dù bạn có phải là nhân viên tiếp thị hay không.
Tục ngữ nói: "Những đứa trẻ biết khóc mới có sữa".
Những người biết tiếp thị bản thân mới là người có khả năng "biểu diễn" trên "sân khấu việc làm". Đàn ông ngoài 20 tuổi đều có một ước mơ vĩ đại và có những kế hoạch để thực hiện ước mơ đó, nhưng tất cả những điều này có thể chỉ trở thành bong bóng xà phòng nếu người đó không biết cách tiếp thị bản thân, không biết cách diễn xuất trên sân khấu. Bạn cho rằng tài năng của mình đủ để bước chân vào làm tại những công ty nằm trong top 500, song hiện thực là, bạn đi phỏng vấn khắp nơi nhưng ngay một doanh nghiệp nhỏ, chưa có tên tuổi cũng không muốn nhận bạn vào làm. Bạn cũng giống như Tưởng Tân, cho rằng bản thân là "vàng thật", cho rằng những tài năng của mình đều đã được viết trên lý lịch nên không cần phải nói ra. Trên thực tế, ban giám khảo luôn muốn nghe bạn tự giới thiệu về bản thân, từ đó biết được tài ăn nói, sự nhiệt tình, thái độ, khả năng tư duy logic, khả năng ứng xử của bạn.
Cao Nhiên, người được mệnh danh là "Ông tổ các doanh nghiệp sau năm 80" đã dựa vào tài tự "tiếp thị" bản thân để giành được "thùng vàng đầu tiên" sáng lập sự nghiệp: Ban đầu, anh từng cầm bản kế hoạch thương nghiệp thương vụ điện tử đưa cho người sáng lập ra mạng Yahoo - Dương Chí Viễn trong thang máy, nhưng không có kết quả; sau đó, anh lại tìm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Trách nhiệm Viễn Đông Tưởng Tích Bồi, mặc dù Tưởng Tích Bồi cũng không coi trọng bản kế hoạch này, nhưng cảm động trước sự nhiệt tình của anh nên đã dùng một triệu tệ tài trợ cho Cao Nhiên lập nghiệp. Thử nghĩ xem, nếu Cao Nhiên không "tiếp thị" sự cố chấp và nhiệt tình của mình cho Tưởng Tích Bồi, liệu anh có thể khiến đối phương giúp mình trong khi không coi trọng kế hoạch của mình hay không?
Người đàn ông ngoài 20 tuổi không giống như những người đàn ông bước qua tuổi 30 đã tích lũy được kinh nghiệm, mối quan hệ và số vốn nhất định, càng không giống những người ngoài 40 tuổi đa có những thành công nhất định, việc chúng ta có thể làm là không ngừng tiếp thị bản thân, không ngừng đón nhận sự tán thưởng của mọi người, không ngừng tìm tòi và phát triển nhiều con đường mới cho sự nghiệp của mình. Những người ngoài 20 tuổi như chúng ta nhất định phải ý thức được tầm quan trọng của việc tiếp thị bản thân, chỉ cần có "phong cách tiếp thị" hiệu quả hơn người khác, hơn nữa, có những tố chất cần thiết để trở thành những "nhân viên tiếp thị" có tư tưởng, có sức sáng tạo, sự tự tin, lòng kiên trì, sự nhiệt tình và đặc sắc, thế giới trong tương lai chắc chắn sẽ thuộc về chúng ta.
- Lựa chọn chờ đợi người khác bồi dưỡng hay tự mình trưởng thành
Trong khu rừng sâu có một loài nấm, chúng sống trong điều kiện môi trường vô cùng khó khăn, không ai chú ý tới chúng, tat cả nguồn nước và nguồn dinh dưỡng cần để lớn lên đều do chúng nỗ lực đấu tranh tự giành lấy.
Người đàn ông ngoài 20 tuổi chẳng phải cũng giống như cây nấm đó sao? Vừa bước chân vào xã hội, chưa có kinh nghiệm, không có quan hệ với nhiều người, nên thụ động chờ đợi một người có khả năng bồi dưỡng mình hay tự mình trưởng thành?
Trình Vũ Hàng mới chuyển từ một công ty nhỏ sang một công ty lớn, anh nghĩ, xem như lần này mình đã tìm được một không gian để phát triển tài năng. Nhưng anh nhanh chóng phát hiện ra, phương thức hoạt động của công ty lớn và công ty nhỏ hoàn toàn khác nhau, tại đây, việc phân chia cấp bậc trong cơ cấu công ty rất rõ ràng, tất cả đều bắt đầu từ những chi tiết nhỏ nhất, mọi người đều bận rộn với việc riêng của mình, không ai chú ý tới anh, cũng không có ai giúp đỡ anh. Trong công ty nhỏ ngày trước, khi có suy nghĩ và ý tưởng gì mới, anh đều có thể trực tiếp bàn bạc với ông chủ, nhưng ở đây, hết hội nghị này tới cuộc họp khác, anh chỉ là một nhân viên bình thường nên không có cơ hội tham dự, mà các giám đốc ngồi ở trên cao có thể quyết định sự ra đi hay ở lại của các nhân viên bất cứ lúc nào. Mặc dù anh rất có tài, nhiệt tình, có ý chí, nhưng vẫn không có cơ hội để thể hiện, nếu cứ như vậy, bao giờ mới có thể trở thành người thành công? Trình Vũ Hàng không còn niềm vui như ngày đầu bước vào công ty nữa.
Về nhà vào kỳ nghỉ, Trình Vũ Hàng ra ngoài tản bộ cùng bố vốn là giáo viên, anh nghĩ tới những phiền não ở công ty mới, liền lên tiếng than thở. Bố anh không nói lời nào, chỉ yên lặng lắng nghe, đột nhiên ông khom người xuống, nhặt lên một hòn đá rồi ném ra xa, tới gần một đống đá lớn. Lúc này, bố anh hỏi: "Con có thể nhặt về hòn đá mà bố vừa ném đi không?". "Nhiều đá chất đống cao như vậy, làm sao con có thể phân biệt được hòn nào với hòn nào?" - Trình Vũ Hàng chau mày nói. "Vậy nếu thứ con vứt đi là một hòn đá quý thì sao?" - bố hỏi. Trình Vũ Hàng vỡ lẽ ra.
Nếu bạn chỉ là một hòn đá bình thường thì bạn không có quyền than thở rằng mình không được người khác chú ý tới, bởi vì bạn không đủ giá trị để được chú ý. Muốn thu hút sự chú ý của người khác, bạn phải có lập trường và tiếng nói của riêng mình, bạn phải đứng lên để giành lấy.
Đàn ông ngoài 20 tuổi đừng hy vọng rằng những người "Bá Lạc" sẽ phát hiện ra bạn là "thiên lý mã" trong một đám người khác. Hãy nhìn những người được ngồi trên ghế lãnh đạo ở xung quanh, có ai khi mới vào công ty đều là người im hơi lặng tiếng? Có nhiều lúc, thứ chúng ta nhìn thấy chỉ là vòng tròn ánh sáng trên đầu của những người thành công mà quên mất những giọt mồ hôi và nước mắt phía sau lưng họ. Trên thế giới này, mỗi người đều có cuộc sống và những theo đuổi riêng của mình, mỗi người đều bận rộn để tìm cho mình một không gian phát triển lớn hơn, một cuộc sống tốt hơn, hy vọng người khác phát hiện và bồi dưỡng mình là một điều không thực tế.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro