Bài học 4 - BÀI HỌC CHO KHỞI NGHIỆP

##1 Cấp bậc tư duy - LEVEL MINDSET

#CapheCEO_chuyensau
CÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ CHỌN NGƯỜI ĐỒNG HÀNH TỪ MINDSET (nhận thức)

"Level of mindset" sẽ quyết định Tầm - Tâm - Tài của một người. Đo lường chính xác "level of mindset" sẽ giúp chúng ta xác định được chính xác loại hình hợp tác với một đối tác/ nhân viên khi gặp gỡ và xác lập mối quan hệ.
Xây dựng một doanh nghiệp là một chặng đường rất dài, nhiều thách thức và phát triển qua nhiều cấp độ từ thấp lên cao, từ nhỏ đến lớn. Từ công ty với 2 người, giờ có hơn 2000 người - phát triển doanh nghiệp thực chất là một quá trình phát triển con người, tìm tuyển và đào tạo, gắn kết họ lại thành một khối để cùng tiến về một đích. Dùng người nhất định phải phân định được mindset của từng người.
Có 4 loại mindset trong các mối quan hệ công việc:
🌟 Partner Mindset - Tư duy đối tác: hợp tác trong phạm vi công việc nhất định và thường là ngắn hạn.
🌟🌟 Employee Mindset - Tư duy của người đi làm thuê: Công ty trả thù lao tốt thì tôi về, giao việc thì tôi làm. Họ thường sòng phẳng, luôn đặt lợi ích cá nhân lên hàng đầu, ít quan tâm đến Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi và những khó khăn của doanh nghiệp. Sợi dây gắn kết với tổ chức thường lỏng lẻo, đến và đi đều dễ dàng.
🌟🌟🌟 Leader Mindset - Tư duy lãnh đạo: là người hiểu rõ Sứ mệnh - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Có đạo đức, nhân cách, biết hy sinh lợi ích trước mắt vì tập thể, biết làm gương, luôn quan tâm, chia sẻ, đào tạo đội ngũ. Có đủ Tầm - Tâm - Tài để dẫn dắt đội ngũ. Họ là những người có thể cùng nhau dựng nghiệp lớn và chia sẻ lợi ích dài hạn.
🌟🌟🌟🌟 Owner Mindset - Tư duy của người làm chủ: cấp độ cơ bản là những người biết nghĩ cho lợi ích của doanh nghiệp, tự giác làm việc, làm việc hết mình, tiết kiệm chi phí... Họ hiểu công ty có phát triển thì bản thân mới có việc làm ổn định, thu nhập tốt và cơ hội thăng tiến. Nhảy việc sang nơi mới cũng không chắc tốt hơn.

####

HÃY BIẾT BƠI KHI RA BIỂN - CHIẾN LƯỢC KINH DOANH.

Có một thủy thủ già lái du thuyền đưa 1 nhóm hành khách đi chơi trên biển. Trong nhóm có 1 anh chàng điển trai, ăn nói hoạt bát thu hút nhiều người vây quanh. Chàng trai cất tiếng hỏi người thủy thủ "Bác ơi, bác có biết khiêu vũ không?" Người thủy thủ lắc đầu "Không ạ, tôi rất thích nhưng tôi không biết". Chàng trai khoác eo 1 cô gái, lướt 1 điệu tango, cười lớn "Bác ơi, bác phí 1/3 cuộc đời rồi". Một lúc sau, chàng trai lại hỏi "Bác ơi, bác có biết hát không?". Người thủy thủ già lại lắc đầu. Chàng trai cất tiếng hát du dương, mọi người vỗ tay tán thưởng, ngợi khen. Chàng trai hãnh diện "Bác ơi, bác phí thêm 1/3 cuộc đời rồi". Người thủy thủ già im lặng. Một lúc sau, người thủy thủ già chợt cất tiếng hỏi "Này anh ơi, anh có biết bơi không?". "Không, nhưng mà sao?" "Anh sắp phí cả cuộc đời rồi vì tàu mới va vào đá ngầm"

Kinh doanh mà không có chiến lược tựa như anh chàng điển trai du ngoạn trên biển mà không biết bơi. Hát hay, khiêu vũ giỏi tựa như bán hàng và marketing, có thể thu hút được ai đó trong một thời gian nhất định. Với môi trường kinh doanh luôn đổi thay và trắc trở, không có chiến lược mà đổ công sức vào sales và marketing thì tựa như hát và khiêu vũ giữa bầy cá mập.

Chiến lược kinh doanh là vạch rõ con đường đi trong một giai đoạn nhất định dựa trên mục tiêu. Chiến lược kinh doanh trả lời câu hỏi NÊN và KHÔNG NÊN LÀM GÌ trên cơ sở định hình rõ KHÁT VỌNG CHIẾN THẮNG. Chiến lược kinh doanh là chọn THỊ TRƯỜNG & PHÂN KHÚC KHÁCH HÀNG nào, chọn làm gì trong chuỗi GIÁ TRỊ của khách hàng. Chiến lược kinh doanh cũng trả lời câu hỏi làm thế nào để có thể chiến thắng (CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH). Để chiến thắng cần phải có NĂNG LỰC gì ? HỆ THỐNG QUẢN TRỊ phải được xây dựng như thế nào?

Vạch chiến lược cần tỉnh táo đánh giá các ĐIỀU KIỆN CẦN & ĐỦ để thành công trong thương trường khi xem xét tính chất NGÀNH , GIÁ TRỊ KHÁCH HÀNG mong muốn, VỊ THẾ TƯƠNG ĐỐI của ta với ĐỐI THỦ CẠNH TRANH. Trong khi mô hình kinh doanh vạch ra KHUNG SƯỜN, cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp ở mức độ tổng quan thì chiến lược kinh doanh cho ta biết CON ĐƯỜNG và CÁCH THỨC (HOW) đi đến thành công trong một giai đoạn nhất định.

Bạn nên lưu ý rằng "Hãy học THỨC trước khi học CHIÊU". Hãy bắt đầu từ NỀN TẢNG (mô hình và chiến lược) trước. Các CHIÊU (chiến thuật, kỹ xão) sẽ biến hóa theo thực tế trên cơ sở một nên tảng vững mạnh với con đường rõ ràng cụ thể.

Muốn du ngoạn biển khơi, hãy biết bơi trước đã!

Muốn kinh doanh thành công, hãy xác định rõ ràng mô hình và chiến lược kinh doanh!

Bạn đã biết xây dựng một chiến lược kinh doanh để chiến thắng.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro