CHƯƠNG BỐN : HƯ KHÍCH CHI SÁCH (SÁCH LƯỢC TÌM KẺ HỞ )
Hư khích là vết nứt , khe hở , kẽ hở. Là sách lược tìm ra vết nứt , khe hở , kẽ hở , hoặc tạo ra sự rạn nứt , chia rẽ trong nội bộ hàng ngũ đối phương . Kẽ hở càng to , sự rạn nứt , chia rẽ càng lớn thì đối phương càng suy yếu , nhân đó mà thôn tính.
Nói cách khác là tìm cách ly gián nội bộ đối phương , được áp dụng trong ngoại giao và quân sự.
1/. Theo qui luật vạn vật sinh rồi diệt , con người có hợp thì có tan. Trong quá trình sinh diệt hợp tan tất nhiên là sẽ sinh ra vết rạn,vết nứt. Nếu không quan sát , nghiên cứu thì khó phát hiện được vết rạn và vết nứt.
2/. Thông thường sự rạn nứt , chia rẽ được biểu hiện : Thiên hạ không có minh chủ , đạo đức của các chư hầu suy đồi. Những bậc thánh nhân , những người trung lương lui về thoái ẩn , bọn tiểu nhân đắc chí ngênh ngang.
Kỷ cương đất nước tan rã . Nhân dân kết bè , kết đảng công kích sát phạt lẫn nhau , chém giết nhau , nhiều người không chốn nương thân. Gia đình cha con ly tán , vợ chồng bất hòa.
3/. Vì thế trong việc trị nước luôn luôn quan sát , nghiên cứu , nếu có vết rạn nứt , hiện tượng chia rẽ manh nha thì phải tìm cách ngăn chận , đề kháng , nếu cần phải trấn áp và tiêu diệt , không để sự nứt rạn chia rẽ ngày càng phát triển.
4/. Sách lược này có 4 kế :
_ Làm cho đối phương nghi ngờ nhau _ Công bố nghi vấn.
_ Khoảng giửa hư và thực _ Hư thực chi gian.
_ Sắc đẹp phụ nữ nguy hiểm như dao kiếm _ Nữ sắc như dao.
_ Thấy trước sự việc _ Kiến ngự tri trước.
KẾ THỨ NHẤT : CÔNG BỐ NGHI VẤN ( làm cho đối phương nghi ngờ nhau ).
Công bố nghi vấn là làm cho đối phương nghi ngờ lẫn nhau , nghi kỵ và chia rẽ. Là phân quyền để chuyên quyền. Phá vỡ sự liên kết , liên minh của đối phương và củng cố thêm lực lượng liên minh , liên kết của mình để đánh bại đối phương.
Trong gia đình vợ chồng nghi ngờ nhau thì tan rã. Trong 1 nước nghi ngờ thần tử thì không còn sức mạnh.
THÍ DỤ A : SỨC MẠNH CỦA VÀNG .
Hán , Sở tranh hùng ; Sở tấn công gấp , phá đường vận lương của Hán , vây Hán Vương ở Vinh Dương. Đôi bên giằng co mãi , Hán Vương lấy làm lo , xin cắt đất từ Vinh Dương trở về Tây để cầu hòa. Hạng Vương không nghe. Hán Vương nói với Trần Bình :
_ Thiên hạ rối bời , bao giờ mới yên ?
Trần Bình nói :
_ Hạng Vương là người lễ độ và yêu người ,những kẻ sĩ tiết tháo và hiếu lễ về với ông ta thì nhiều. Nhưng khi luận công phong tước thì ông ta lại tỏ ra hẹp hòi , cho nên nhiều người không tán thành.
Đại Vương đây thì khinh mạn , sống sượng , những kẻ sĩ tiết tháo không tới giúp , nhưng Đại Vương phong thưởng rộng rãi , chính vì vậy mà những kẻ sĩ ngoan độn , ham lợi , vô sĩ phần nhiều xu phụ Đại Vương.
Nếu Đại Vương bỏ được cả 2 sở đoản mà thái thủ được cả 2 sở trường thì việc bình định thiên hạ cũng dễ và lẹ. Nhưng Đại Vương khinh người quá đỗi , không thu dụng được những kẻ sĩ tiết tháo. Về phía Sở , vẫn có thể có mầm loạn. Đám bầy tôi trung trực của Hạng Vương bất quá chỉ có mấy người , đại khái như Á Phụ , Chung Li Muội , Long Thư , Chu Ân.
Nếu Đại Vương chịu bỏ ra vài vạn cân vàng để thi hành kế phản gián , ly khai Vua tôi họ với nhau , làm cho họ ngờ vực lẫn nhau , thì Hạng Vương vốn là người đa nghi va tin lời gièm pha , trong nội bộ họ tất sẽ xảy ra cái việc chém giết lẫn nhau.
Thừa dịp , Hán sẽ cất quân tấn công , và việc phá tan Sở là việc chắc chắn.
*********
Hán Vương cho là phải , bỏ ra bốn vạn cân vàng , giao cho Trần Bình tùy ý sử dụng , muốn làm gì thì làm , không cần tính toán.
Tung vàng ra phản gián quân Sở rồi , Trần Bình công khai tuyên bố rằng những tướng lãnh của Sở như bọn Chung Li Muội lập được nhiều công trạng mà vẫn không được chia đất , phong Vương , cho nên họ muốn hợp lực với nhà Hán mà diệt họ Hạng để được phong Vương , cùng chia đất Sở.
Quả nhiên , Hạng vương không tin bọn Chung Li Muội nữa. Sinh nghi rồi , Hạng Vương sai sứ sang Hán. Hán Vương đãi sứ bằng cỗ thái lao. Lúc tiếp kiến sứ giả , Hán Vương giả vờ kinh ngạc , nói :
_ Ta ngỡ là sứ giả của Á Phụ ( tức Phạm Tăng) , hóa ra sứ giả của Hạng Vương.
Rồi cho bưng mâm cỗ thái lao đi mà chỉ thết sứ giả của Sở 1 bữa cơm rau tồi tệ , sứ giả về báo cáo hết với Sở Vương. Quả nhiên Sở Vương ngờ vực Á Phụ. Á Phụ muốn tấn công , hạ gấp thành Vinh Dương , Hạng Vương không tin , không chịu nghe. Biết bị Hạng Vương ngờ , Á Phụ giận nói :
_ Việc thiên hạ êm đẹp lắm rồi , xin Đại Vương tự lo liệu lấy , cho phép nắm xương tàn này được rút lui.
Á Phụ ra đi , chưa tới Bành Thành thì lên hậu bối , chết.
Trần Bình cho 2000 đàn bà con gái đang đêm theo cửa Đông thành Vinh Dương kéo ra. Quân Sở được dịp vây đánh. Trần Bình bèn cùng Hán Vương đang đêm theo cửa Tây ra thoát thành Vinh Dương. Vào Hàm Cốc thu thập tàn quân , Hán Vương lại tiến sang Đông...
Theo kỳ kế của Trần Bình , rốt cuộc Hán diệt xong Sở.
LẠM BÀN :
1/. Tình hình của Hán , Lưu Bang , rất nguy ngập , bị bao vây , bị cắt đường vận lương , giảng hòa Sở lại không chịu. Nhưng Lưu Bang thoát hiểm , tranh được thiên hạ là nhờ kế của Trần Bình.
2/. Trần Bình phân tích ưu khuyết về cá tính , sở trường sở đoản của Lưu Bang và Hạng Vũ , vừa phân tích về liên minh của 2 bên , và đưa ra kế ly gián.
Một khuyết điểm nghiêm trọng nhất của Hạng Vũ là keo kiệt và đa nghi , đã làm cho Hạng Vũ mất Chung Li Muội và phạm Tăng , bỏ lỡ cơ hội bắt Lưu Bang . Rơi vào thế thả hổ về rừng , thả rồng ra bể , dẫn đến bi kịch trận Cai Hạ.
3/. Có người cho rằng Lưu Bang là tên vô lại , lưu manh , nhưng ưu điểm của Lưu Bang là biết nghe lời mưu sĩ , kể cả những lời nói thẳng về sở đoản và khuyết điểm của mình như lời Trần Bình.
Lưu Bang hơn người là biết kềm chế cá tính của mình. Ví dụ khi nghe Hàn Tín không đem quân cứu viện còn đòi xưng Vương , Lưu Bang tức giận chửi toáng lên. trần Bình đá nhẹ vào chân. Thế là Lưu Bang đổi giận làm vui phong Hàn Tín làm Vua. Sau khi lấy được thiên hạ lừa cơ hội bắt và luộc Hàn Tín. Tín chỉ có việc than trời trách đất.
4/. Kế này còn gọi là kế phản gián. Binh pháp chia ra nhiều loại : nhân gián , nội gián , phản gián , tử gián , sinh gián.
a/ Nhân gián là dùng người bản xứ làm gián điệp.
b/ Nội gián là mua chuộc quan chức nước đối phương cung cấp tình hình.
c/ Phản gián thu phục gián điệp của địch để làm việc cho mình.
d/ Tử gián là cố tạo nguồn tin , tiết lộ bí mật của mình cho địch biết. Khi địch phát hiện không phải là tin thật có thể giết kẻ đưa tin.
e/. Sinh gián là lợi dụng 1 số người có thể tự do ra vào đất địch để nắm tin tức.
Trong mối liên kết của con người có nhiều hình thức vì nhân nghĩa , vì cùng mục đích , nhưng cũng không ít người liên kết với nhau vì quyền lợi. Căn bản của thuật phản gián hoặc công bố nghi vấn là đánh vào lòng hám lợi của con người. Lợi lóa mắt sẽ quên hết nghĩa.
Bốn vạn cân vàng làm chia rẽ Vua tôi của Hạng Vũ không phải là đắt , để sau này nuốt chửng cả đất của Sở Vương.
Trong lịch sử không ai coi thường và khinh bĩ lòng hám lợi , tham vàng của bọn mưu sĩ bằng Phạm Tuy , ông so sánh họ với đàn chó và miếng xương.
THÍ DỤ B : ĐÀN CHÓ VÀ MIẾNG XƯƠNG
Mưu sĩ các chư hầu tụ tập ở nước Triệu , bàn việc hợp tung muốn liên kết nhau để đánh nước Tần. Vua tần có ý sợ . Tướng Tần là Ứng Hầu Phạm nói :
_ Đại vương hà tất phải lo , để thần đi làm tan rã bọn họ. Nước Tần không có oán thù gì với các mưu sĩ chư hầu. Họ tụ tập nhau để đối p[hó với Tần chẳng qua hòng kiếm chút vinh hoa phú quý mà thôi. Đại Vương có thấy đàn chó của Đại Vương không ?
Con nằm , con đứng , con ngồi im 1 chỗ , chúng không hề tranh giành nhau. Nhưng nếu Đại Vương vất miếng xương , chúng sẽ tranh giành , cắn xé nhau chí tử.
Thế là Vua Tần sai Đường Miêu dẫn đội nhạc đem theo 5000 lạng vàng , đóng quân ở Võ An ngày ngày đãi bọn mưu sĩ.
Đường Miêu chưa tiêu hết 3000 lạng vàng mưu sĩ các chư hầu đã cãi cọ tranh giành nhau , không còn ai bàn đến chuyện hợp tung đánh Tần.
KẾ THỨ HAI : HƯ THỰC CHI GIAN ( kẽ hở giửa hư và thực )
Hư thực chi gian tức là kẽ hở giửa hư và thực. Trong khoảnh khắc làm cho đối phương không phân biệt đâu là thực đâu là hư , đâm ra lúng túng , hoang mang.
Khi đối phương hoang mang , lúng túng thì bộc lộ yếu điểm , thừa cơ đánh vào yếu điểm thì địch thất bại.
Kế này dựa trên nguyên tắc vận động sinh diệt , hợp ly của vạn vật. Trong quá trình vận động thì sẽ sinh ra kẽ hở.
THÍ DỤ : TÊN KHÔNG RỜI DÂY CUNG MÀ CHẾT NGƯỜI .
Đấu Việt Tiêu và Dưỡng Do Cơ , hai người bắn cung rất giỏi , thách đấu ở bên bờ sông , mỗi người bắn ba phát , ai may thì sống ai chết thì chịu.
Đấu Việt Tiêu đứng ở nhịp cầu bên kia , giương cung bắn ngay 1 phát , tưởng rằng Dưỡng Do Cơ sẽ lộn cổ xuống sông mà chết. Không ngờ Dưỡng Do Cơ tay cầm đốc cung gạt 1 cái , mũi tên rơi xuống sông.
Dưỡng Do Cơ lại quát to :
_ Bắn nữa đi ! Bắn nữa đi !
Đấu Việt Tiêu giương cung nhằm thẳng vào Dưỡng Do Cơ bắn luôn 1 phát nữa. Dưỡng Do Cơ ngồi sụp xuống , mũi tên vút qua đầu bay thẳng. Đấu Việt Tiêu nói :
_ Nhà ngươi nói tránh là không giỏi , sao còn ngồi sụp xuống , không phải là trượng phu !
Dưỡng Do Cơ nói :
_ Quan lệnh doãn bắn 1 phát nữa , đến phát này thì tôi không dám tránh .
Đấu Việt Tiêu nghĩ thầm : Phát này chắc trúng.
Dưỡng Do Cơ đứng vững 2 chân , không cựa quậy. Chờ mũi tên đến há mồm cắn chặt mũi tên.
Đấu Việt Tiêu bắn hết 3 mũi tên không giết được Dưỡng Do Cơ nên rất sợ hãi , nhưng trót đã giao ước phải đứng cho Dưỡng Do Cơ bắn trả.
Dưỡng Do Cơ giả cách giương cung bắn nhưng tay vẫn giử nguyên lấy tên. Đấu Việt Tiêu nghe tiếng dây cung nghiêng mình né tránh về phía trái.
Dưỡng Do CƠ lại giương cung , Đấu Việt Tiêu lại né tránh về phía phải.
Thừa cơ Đấu Việt Tiêu né tránh Dưỡng Do Cơ buông tên , mũi tên xuyên qua sọ. Đấu Việt Tiêu chết tại trận.
LẠM BÀN :
1/. Về nghề bắn tên bách phát bách trúng , chưa chắc Dưỡng Do Cơ đã hơn Đấu Việt Tiêu.
Đấu Việt Tiêu tốn hết 3 mũi tên không hạ được Dưỡng Do Cơ vì Đấu Việt Tiêu chỉ ỷ vào tài bắn , không áp dụng mưu kế.
Dưỡng Do Cơ vừa có nghề bắn tên vừa ứng dụng mưu kế thực hư , hư thực , thực thực , hư hư...làm cho đối phương hoang mang , lúng túng , không biết đâu mà né tránh. Chỉ cần 1 mũi tên để kết liễu Đấu Việt Tiêu. Mưu kế gắn liền với sở trường thì sức mạnh tăng lên gấp bội.
2/. Mưu kế làm cho đối phương không phân biệt đâu là thật , đâu là giả quả là lợi hại. Khi đã không phân biệt được thực giả thì có kẽ hở , nhằm vào kẽ hở ấy mà đánh thì giành được thắng lợi. Ai trúng mũi tên độc hiểm này cũng phải chuộc lấy thất bại không chỉ 1 mình Đấu Việt Tiêu.
3/. Dùng quân không thể không yếm trá , lừa dối , trong cuộc đấu sinh tử cũng không thể trách Dưỡng Do Cơ là không phải kẻ trượng phu. Đấu Việt Tiêu có tài năng nhưng không có mưu kế cũng phải chịu chết.
4/. Con người có kẻ thích yên tĩnh , có kẻ thích hành động , có người hám danh , có kẻ hám lợi , có người chính trực , có kẻ xiểm nịnh , có người thích nơi sáng láng , có kẻ thích u tối.
Muốn thắng đối phương phải biết yếu điểm của đối phương và đánh vào yếu điểm của đối phương.
KẾ THỨ BA : NỮ SẮC NHƯ ĐAO ( sắc đẹp phụ nữ như đao kiếm )
Sắc đẹp của người phụ nữ nguy hiểm như đao kiếm , có thể giết chết người ta.
Kế này dựa vào nguyên tắc từ những vết nứt rạn. Mỗi ngày rạn nứt một chút , ngày qua ngày vết rạn lớn hơn , và cứ thế đến một lúc nào đó sẽ vỡ nát.
Con người có sự cố kết bên trong , có thể dùng sắc đẹp hoắc tiền tài để phá vỡ sự cố kết ấy.
THÍ DỤ A : NẾU LÀ VỢ NGƯơI , NGƯƠI CÓ ĐEM CHO NGƯỜI KHÁC KHÔNG ?
Vương Doãn quỳ xuống trước mặt Điêu Thuyền nói :
_ Hiện nay trăm họ như treo ngược , vua tôi ngất ngưởng như trứng chồng , thật nguy cấp , phi con không ai cứu được. tặc thần Đổng Trác sắp cướp ngôi vua. Văn vũ trong triều không ai nghĩ được kế gì. Đổng Trác có một thằng con nuôi là Lã Bố , sức khoẻ lạ thường. Ta xem hai đứa cùng là tuồng hiếu sắc. Nat ta dùng một kế liên hoàn : Trước đem con gả cho Lã Bố , sau đem dâng cho Đổng Trác. Con ở trong tùy cơ lập kế li gián hại bố con nó , xui khiến thế nào cho Lã Bố giết Đổng Trác để trừ kẻ đại ác , giữ yên xã tắc , dựng lại giang sơn. Đó là sức con , con nghĩ thế nào ?
Thuyền thưa :
_ Con xin thưa , dẫu chết con cũng không từ. Xin đem ngay con dâng cho nó , con sẽ lập mưu ở trong.
Doãn nói :
_ Việc này nếu tiết lộ họ nhà ta sẽ chết hết !
Thuyền thưa rằng :
_ Xin cha chớ lo. Nếu con không báo đền được nghĩa lớn , con sẽ chết dưới muôn ngàn ngọn giáo.
Doãn lạy tạ.
*****
Hôm sau , Doãn sai người đem ngọc minh châu xưa nay vẫn cất kỹ một nơi , gọi thợ khéo làm một cỗ mũ vàng , mật sai người đem biếu Lã Bố.
Bố mừng rỡ , thân đến nhà Doãn tạ ơn.
Doãn làm sẵn của NGON VẬT LẠ ĐỢI bỐ ĐẾN. dOÃN RA ĐÓN RƯỚC VÀO HẬU ĐƯỜNG , MỜI NGỒI LÊN TRÊN.
Bố nói :
_ Tôi là một tiểu tướng ở trong phủ , Tư Dồ là đại thần trong triều , sao lại quá tôn kính như vậy ?
Doãn nói :
_ Nay thiên hạ không có ai là anh hùng. Tôi chỉ thấy duy tướng quân mà thôi. Tôi tỏ lòng tôn kính không phải là tôn kính cái chức tước của tướng quân , mà là tôn kính cái tài của tướng quân đó.
Bố mừng lắm.
Doãn khẩn khoản mời rượu khen lấy khen để mãi cái đức của Đổng thái sư và cái tài Lã Bố.
Bố cười vang và uống rượu thỏa thích. Bấy giờ Doãn mới đuổi đầy tớ lui ra , chỉ để vài người tý thiếp đứng hầu rượu.
Khi Bố đã ngà ngà say , Doãn mới truyền rằng :
_ Gọi con em nó ra đây !
Một lát hai thị tỳ dìu Điêu Thuyền thật lộng lẫy bước ra. Lã Bố trông thấy giật mình hỏi :
_ Người nào vậy ?
Doãn nói :
_ Đó là con gái nhỏ của lão , tên Điêu Thuyền. Lão nay được ơn tướng quân có lòng hạ cố mà coi như chỗ chí thân , nên lão sai nó ra để chào tướng quân.
Nói xong , liền sai Điêu Thuyền bưng chén rượu mời.
Thuyền nâng rượu mời Lã Bố. Hai bên nhìn nhau đầu mày cuối mắt.
Vương Doãn giả say , nói :
_ Con mời tướng quân uống vài chén con nhé ! Cả nhà ta đều trông nhờ vào tướng quân đấy !
Bố mời Thuyền ngồi , Thuyền giả cách thẹn thùng , muốn lui vào. Doãn nói :
_ Tướng quân là bạn chí thân với ta , con cứ ngồi đừng ngại.
Thuyền khép nép , ngồi bên cạnh Doãn.
Lã Bố nhìn Thuyền chòng chọc , không chớp mắt , lại uống thêm vài vài chén.
Doãn mới trỏ tay vào Thuyền mà bảo Lã Bố rằng :
_ Lão vẫn có ý cho nó hầu hạ tướng quân làm tỳ thiếp , chưa biết tướng quân có bụng hạ cố thướng đến không ?
Bố nghe nói vội vàng đứng dậy , ra ngoài chiếu , tạ mà nói rằng :
_ Nếu được như thế , tôi xin một đời làm khuyển mã để báo đáp ơn sâu.
Doãn nói :
_ Nay mai xin chọn ngày lành tháng tốt , đưa nó đến phủ tướng quân.
Lã Bố mừng hớn hở , đưa mắt nhin Điêu Thuyền. Điêu Thuyền cũng liếc mắt đưa tình đáp lại.
Một chốc tiệc tan , Doãn nói :
_ Lão phu muốn mời tướng quân nghỉ lại đây chơi , nhưng sợ thái sư sinh nghi.
Bố hai ba lần tạ đi tạ lại , rồi lui về.
*****
Được vài hôm , Vương Doãn ở trong triều gặp Đổng Trác , nhân không có Lã Bố ở đấy bèn thụp xuống đất lạy , nói rằng :
_ Tôi muốn rước Thái sư quá bước lại nhà tôi xơi chén rượu , nhưn g không biết Thái sư có lòng hạ cố chăng ?
Trác nói :
_ Được quan Tư Đồ mời , tôi xin đến ngay.
Doãn lạy tạ , về nhà trang hoàng nhà cửa lịch sự , bày đủ các sơn hào hải vị ; giửa gian sảnh , kê một cái sạp ; gấm , vóc rải cả xuống đất ; trong ngoài trướng rủ màn che.
Buổi trưa hôm sau , Đổng Trác đến. Doãn mặc áo đại trào ra đón , lạy hai lạy rồi mới vào.
Trác xuống xe , tả hữu hơn một trăm người vác kích đi thẳng vào nhà , đứng xếp thành hai hàng.
Doãn xuống dưới thềm lạy hai lạy. Trác sai người dắt Doãn lên ngồi bên cạnh.
Doãn nói :
_ Công đức Thái sư to lắm ! Y Doãn , Chu Công ngày xưa cũng không bằng !
Trác mừng lắm. Doãn sai tấu nhạc và dâng rượu , rất là cung kính.
Đến chiều Trác uống rượu đã say , Doãn mời Trác vào nhà trong. Trác quát giáp sĩ lui ra. Doãn bưng một chén rượu , mừng Trác rằng :
_ Chúng tôi thuở nhỏ có học thiên văn , đêm xem tượng trời , thấy khí số nhà Hán đã hết. Thái sư công đức đã vang lừng cả thiên hạ.
Ngày xưa , vua Thuấn nối ngôi Nghiêu , vua Vũ nối ngôi cho vua Thuấn. Thế là hợp lòng trời và lòng người lắm.
Trác nói :
_ Ta có đâu dám mong như thế !
Doãn nói :
_ Xưa nay người có đạo thay người vô đạo , người không có đức nhường người có đức , có gì là không đúng.
Trác cười và nói rằng :
_ Nếu mệnh trời về ta , Tư Đồ phải làm nguyên huân.
Doãn lạy tạ.
Bấy giờ đèn nến đốt sáng choang , chỉ có mấy đứa hầu gái đứng hầu rượu và dâng thức ăn.
Doãn nói :
_ Phường nhạc không đáng đem ra cung phụng Thái sư. Nay có một con hát của nhà , xin Thái sư cho phép được gọi ra hầu.
Trác nói :
_ Hay lắm !
Doãn mới sai kéo bức màn ra , đàn sáo vang lừng , Điêu Thuyền đứng ở ngoài mành lượn múa dịu dàng , ở ngoài trông vào thực là ngoạn mục.
Điêu Thuyền múa xong , Trác gọi lại gần.
Điêu Thuyền ở ngoài thềm đi vào , lạy hai lạy.
Trác thấy Điêu Thuyền dung nhan xinh đẹp bèn hỏi Doãn :
_ Con bé này là thế nào ?
Vương Doãn thưa :
_ Bẩm , nó là con hát ở phủ , tên là Điêu Thuyền.
Trác hỏi :
_ Biết hát không ?
Doãn sai Diêu Thuyền gõ nhịp hát một bài.
Đổng Trác khen nức nở.
Doãn sai Thuyền dâng rượu. Trác hỏi :
_ Xuân xanh năm nay bao nhiêu ?
Thuyền thưa :
_ Tuổi tiện thiếp vừa đôi tám.
Trác cười nói rằng :
_ Thật là người chốn thần tiên.
Doãn đứng dậy thưa rằng :
_ Chúng tôi có ý muốn đem dâng lên Thái sư , không biết Thái sư có nhận cho không ?
Đổng Trác nói :
_ Ơn ấy ta biết lấy gì báo lại.
Doãn nói :
_ Nếu nó được hầu hạ Thái sư thì thực phúc to cho tôi lắm.
Trác cảm ơn hai ba lần. Doãn lập tức sai đưa Điêu Thuyền đến tướng phủ. Trác đứng dậy cáo từ. Doãn đi tiễn Trác đến tận phủ rồi mới về.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro