8. Tạo động lực trong lao động

8. Tạo động lực trong lao động: khái niệm, các yếu tố tạo động lực, các học thuyết tạo động lực và phương hướng tạo động lực?           

- Khái niệm:

   + Động lực lao động là sự khao khát và tự nguyện của người lao động để tăng cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức.

   + Tạo động lực trong lao động là việc tổ chức sử dụng tổng hòa nhiều yếu tố nhằm tạo ra động lực cho người lao động.

- Các yếu tố tạo động lực:

   + Các yếu tố thuộc về môi trường trong tổ chức: văn hóa của tổ chức, kiểu lãnh đạo, cấu trúc của tổ chức, các chính sách về nhân sự và sự thực hiện các chính sách đó

   + Các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động: nhu cầu, mục đích, các quan niệm về giá trị…

- Các học thuyết tạo động lực:

   + Hệ thống nhu cầu của Maslow: Maslow chia các nhu cầu của con người thành 5 loại và sắp xếp theo thứ bậc: nhu cầu sinh lý – nhu cầu an toàn – nhu cầu xã hội – nhu cầu được tôn trọng – nhu cầu tự hoàn thiện. Khi 1 nhu cầu đã được cơ bản thỏa mãn thì nó không còn tạo ra động lực và nhu cầu tiếp theo trở nên quan trọng. Vì thế, để tạo động lực cho nhân viên, người quản lý cần hiểu nhu cầu của nhân viên đang ở bậc nào và hướng vào sự thỏa mãn các nhu cầu ở bậc đó.

   + Học thuyết tăng cường tích cực (Skinner): Những hành vi được thưởng sẽ có xu hướng được lặp lại, còn những hành vi không được thưởng (hoặc bị phạt) sẽ có xu hướng không được lặp lại.  Để tạo động lực cho người lao động, người quản lý cần quan tâm đến các thành tích tốt và thưởng cho các thành tích đó. Sự nhấn mạnh các hình thức thưởng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn sự nhấn mạnh các hình thức phạt.

   + Học thuyết kỳ vọng (Victor Vroom): Động lực là chức năng của sự kỳ vọng của cá nhân. Các nhà quản lý cần làm cho người lao động hiểu được mối quan hệ trực tiếp giữa nỗ lực – thành tích, thành tích – kết quả/phần thưởng, cũng như cần tạo nên sự hấp dẫn của các kết quả/phần thưởng đối với người lao động.

   + Học thuyết công bằng (Stacy Adams): Mọi người đều muốn được đối xử công bằng, các cá nhân trong tổ chức có xu hướng so sánh sự đóng góp của họ và các quyền lợi mà họ nhận được với sự đóng góp và quyền lợi của người khác. Do đó, để rạo động lực, người quản lý cần tạo ra và duy trì sự cân bằng giữa sự đóng góp của cá nhân với các quyền lợi mà cá nhân đó được hưởng.

   + Học thuyết hệ thống hai yếu tố (Herzberg): Herzberg chia các yếu tố tạo nên sự thỏa mãn và không thỏa mãn trong công việc thành 2 nhóm. Nhóm 1 gồm các yếu tố then chốt để tạo động lực và sự thỏa mãn trong công việc như: sự thành đạt, sự thừa nhận thành tích, bản chất bên trong của công việc, trách nhiệm lao động, sự thăng tiến. Nhóm 2 gồm các yếu tố nếu mang tính tích cực sẽ có tác dụng ngăn ngừa sự không thỏa mãn trong công việc như: các chính sách và chế độ quản trị của công ty, sự giám sát công việc, tiền lương, các quan hệ con người, các điều kiện làm việc.

   + Học thuyết đặt mục tiêu (Edwin Locke): Các mục tiêu cụ thể và thách thức sẽ dẫn đến sự thực hiện công việc tốt hơn. Ý đồ làm việc hướng tới mục tiêu là nguồn gốc chủ yếu của động lực lao động. Do đó, để tạo động lực, cần phải có mục tiêu cụ thể và mang tính thách thức cũng như cần phải thu hút người lao động vào việc đặt mục tiêu.

- Các phương hướng tạo động lực:

   + Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho nhân viên:

       Xác định mục tiêu hoạt động của tổ chức và làm cho người lao động hiểu rõ mục tiêu đó

       Xác định nhiệm vụ cụ thể và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động

       Đánh giá thường xuyên, công bằng mức độ hoàn thành công việc của người lao động

   + Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ:

       Loại trừ các trở ngại cho việc thực hiện công việc của người lao động

       Cung cấp các điều kiện cần thiết cho công việc

       Tuyển chọn và bố trí người phù hợp để thực hiện công việc

   + Kích thích lao động:

       Sử dụng hệ thống tiền công/tiền lương

       Sử dụng các hình thức khuyến khích tài chính như: tăng lương, tiền thưởng…

       Sử dụng các hình thức khuyến khích phi tài chính như: khen ngợi, cơ hội thăng tiến…

 

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: