Chuyển trường

Sau khi rời chương trình The Voice Kids với danh hiệu đầy ấn tượng, Quang Anh trở lại quê nhà trong sự yêu thương và tự hào của thầy cô, bạn bè. Em tiếp tục học hết cấp tiểu học trong một môi trường bình dị, nơi mọi người luôn coi em là "cậu bé vàng của làng nhạc". Nhưng điều đặc biệt là, Quang Anh không để ánh hào quang làm mờ đi bản chất ngoan hiền và khiêm tốn của mình. Em vẫn chơi đùa cùng lũ bạn sau giờ học, vẫn giúp mẹ quét sân, tưới cây, vẫn hát nghêu ngao những khúc nhạc dân ca em yêu từ bé.

Nhưng khi em vừa học xong lớp 6, mẹ em người luôn âm thầm theo sát mọi bước đường nghệ thuật của em đã quyết định đưa em ra Hà Nội. Không chỉ để học văn hóa ở một ngôi trường tốt hơn, mà quan trọng hơn là để em được đào tạo bài bản hơn về âm nhạc. Em đến với Hà Nội mang theo một trái tim háo hức, xen lẫn đôi chút rụt rè vì mọi thứ đều mới mẻ.

Ở ngôi trường mới, Quang Anh nhanh chóng hòa nhập nhờ tính cách dễ thương, khiêm tốn và đặc biệt là giọng hát ngọt ngào vẫn còn đọng lại trong lòng không ít người từng xem em trên truyền hình. Em kết bạn với Đăng Dương, Thành An và Quang Hùng những cậu bạn cùng lớp không chỉ học giỏi mà còn mê âm nhạc. Ba bạn ấy thường cùng em chơi đàn, sáng tác giai điệu nhỏ sau giờ học, và hay rủ nhau biểu diễn trong các buổi sinh hoạt trường.

Nhưng điều khiến Quang Anh cảm thấy may mắn nhất là gặp được các anh lớp 8 như anh Atus người chơi guitar rất giỏi và luôn sẵn sàng dạy em những hợp âm khó, anh Sinh người mê nhạc lý và thường giúp em phân tích ca khúc, và anh Sái người trầm tính nhưng hay chia sẻ những playlist lạ tai từ nhạc indie đến jazz hiện đại.

Rồi có cả Đức Duy cậu em học lớp 6, nhỏ tuổi hơn Quang Anh nhưng lại vô cùng tinh tế. Duy ít nói, hay quan sát và lặng lẽ dõi theo từng bài hát của Quang Anh. Có lúc Duy mang theo máy ghi âm cũ, thu lại tiếng hát của em, rồi lặng lẽ nghe lại trong lúc học bài. Giữa họ dần hình thành một thứ tình cảm đặc biệt không chỉ là bạn bè cùng đam mê, mà như thể những tâm hồn nghệ sĩ nhỏ bé đồng điệu, nâng đỡ nhau giữa thành phố rộng lớn.

Những ngày tháng ấy, Quang Anh vừa học nhạc, vừa học cách lớn lên. Hà Nội trong em không còn là nơi xa lạ, mà là nơi của âm thanh của tiếng đàn vang vọng từ lớp nhạc, của giọng cười rộn rã sau mỗi buổi luyện tập, và của cả những nhịp tim khẽ khàng khi em lặng lẽ nhìn về phía Duy trong một chiều mưa sẫm màu trên sân trường.

Quang Anh những ngày đầu ở Hà Nội có chút bỡ ngỡ. Mọi thứ đều mới từ nhịp sống thành thị cho tới cách học ở ngôi trường cấp hai đông đúc và sôi động hơn quê nhà. Nhưng chính âm nhạc đã trở thành chiếc cầu nối dịu dàng kéo em lại gần mọi người. Giọng hát của em, tuy quen thuộc với khán giả truyền hình, nhưng giờ đây lại mang một màu sắc tinh khôi, gần gũi, khiến các bạn đồng trang lứa không thấy khoảng cách mà chỉ thấy sự ngưỡng mộ xen lẫn thân thiện.

Những buổi học văn hóa diễn ra như thường lệ, nhưng sau giờ học là lúc Quang Anh thực sự sống với đam mê. Câu lạc bộ âm nhạc của trường là nơi em tìm thấy "ngôi nhà thứ hai". Ở đó, em gặp Đăng Dương người bạn thích rap và beatbox, Thành An mê piano và có óc sáng tác nhạc tốt, Quang Hùng giỏi hát bè và hát hợp xướng. Bộ ba này kết hợp với Quang Anh tạo thành một nhóm biểu diễn không chính thức, chuyên "phá đảo" các chương trình của trường và các sự kiện thiếu nhi ở Hà Nội.

Ban đầu, các tiết mục chỉ đơn giản là hát lại những ca khúc nổi tiếng. Nhưng dần dà, cả nhóm bắt đầu thử nghiệm. Họ hòa âm phối khí lại bài hát, đưa chất liệu dân ca vào nhạc hiện đại, thử kết hợp rap với dân vũ. Những buổi chiều ngồi xúm quanh cây đàn piano cũ của trường, họ say sưa sáng tạo, sửa lời, thử giai điệu mới đó là lúc Quang Anh thấy mình sống đúng nghĩa.

Ở một góc khác của hành trình ấy, các anh lớp 8 như Atus, Anh Sinh và Anh Sái chính là những người thầy không chính thức. Anh Atus cho Quang Anh mượn cây guitar cổ của mình, dạy em cách cảm nhịp và đệm mộc. Anh Sinh thì hay đưa em đi dự các buổi hòa nhạc nhỏ ở Nhà hát Tuổi Trẻ, giải thích về cấu trúc tác phẩm và cảm thụ âm nhạc chuyên sâu. Còn anh Sái, ít nói, nhưng mỗi khi nhóm gặp bế tắc trong sáng tác, anh lại đưa ra vài câu nhận xét ngắn gọn mà sâu sắc, gợi mở cả một hướng đi mới.

Quang Anh cũng bắt đầu tham gia các lớp học thanh nhạc chính quy vào mỗi cuối tuần, được luyện tập với thầy cô đến từ Nhạc viện. Em học cách điều khiển hơi thở, xử lý kỹ thuật cao độ, cảm nhịp, diễn xuất sân khấu. Có những hôm đi học về mệt mỏi, trời trở gió, em vẫn ngồi bên bàn học vừa làm bài, vừa ngân nga luyện thanh. Mẹ em nhìn em qua cánh cửa khép hờ, ánh mắt nửa lo lắng, nửa tự hào.

Cuối năm lớp 7, nhóm nhạc học sinh của Quang Anh có cơ hội dự thi một cuộc thi âm nhạc trẻ toàn thành phố. Dưới cái tên "Đồng Gió", họ mang đến một ca khúc tự sáng tác: "Giấc mơ Hà Nội" kết hợp giữa chất dân gian miền Trung, nhịp rap hiện đại và phần bè hợp xướng. Ca khúc gây ấn tượng mạnh bởi chất liệu độc đáo và tinh thần đoàn kết. Họ không giành giải cao nhất, nhưng được mời biểu diễn lại trong đêm Gala một vinh dự lớn với học sinh cấp hai.

Từ đó, hành trình âm nhạc của Quang Anh không còn là hành trình của riêng em. Đó là câu chuyện của những người bạn, của những thầy cô tận tâm, của những buổi chiều lặng lẽ viết nhạc bên ban công ký túc, và của những lần biểu diễn giữa ánh đèn lấp lánh và tiếng vỗ tay vang lên giữa sân trường đầy gió.

Em lớn lên như thế đó, nhỏ tuổi tài cao, giường như mọi thứ đang ủng hộ em, à thì...

Chúc bạn đọc chuyện vui vẻ 🩵

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro