ᵇᵈ ˢⁿᵍ。vai kề vai gánh nặng non sông.

năm thái ninh thứ nhất, lý thái tổ lập ra phong quốc vạn dân. để củng cố khu vực biên giới phía bắc, nhà lý dùng chính sách gả công chúa cho các thủ lĩnh miền núi để gắn chặt mối quan hệ với họ. trải qua ba triều vua thái tổ lý phật mã, thái tông lý nhật tôn, thánh tông lý bảo bình, phong quốc phát triển ổn định, khá vững mạnh.

ở phương bắc, nhà chu từ khi thành lập đã phải khắc phục những hậu quả do thời chia cắt ngũ đại cường quốc (bao gồm phong quốc, thủy quốc, hỏa quốc, thổ quốc và lôi quốc) để lại. ngoài việc đánh dẹp các nước cát cứ, hỏa quốc phải đối phó với thủy quốc đang dần trở nên lớn mạnh ở phương bắc - quốc gia được bộ tộc người khiết đan hậu thuẫn. đến thời chu minh tông, dù dẹp hết các nước nhỏ gần biên giới nhưng nguy cơ uy hiếp từ phía thủy quốc vẫn luôn tiềm ẩn với nhà chu.

sang thời chu thần tông, nhà chu lại bị thêm sự uy hiếp của thổ quốc phía tây bắc mới nổi. nhà chu phải cống nộp nhiều của cải và bị mất nhiều phần lãnh thổ cho thủy quốc và thổ quốc. trong nước, triều đình bị rối loạn bởi những cải cách của dương đình nghệ. chủ trương tiến đánh phong quốc để giải tỏa các căng thẳng trở thành một chiến lược của bọn chúng.

...

phong quốc, giữa tháng sáu năm thần vũ thứ mười chín, tiên đế băng hà, các bá quan trong triều theo di mệnh của thánh tông lập thái tử lý thiên yết lên ngôi hoàng đế. lấy niên hiệu càn đức, miếu hiệu nhân tông, tiếp tục tiếp quản triều chính. lý thiên yết là con trai trưởng của tiên đế lý bảo bình, được thánh tông lập làm thái tử chỉ sau sáu tháng sau khi sinh ra. bấy giờ, thái tử lúc ấy mới 10 tuổi, nên mẹ là hoàng hậu cự giải (sau này là gia từ hiến trinh hoàng thái hậu) buông rèm nhiếp chính. trong vòng sáu năm đầu giữ ngôi, nhà vua nhờ sự giúp sức của thái hậu và các vương gia, tể tướng, quan đại thần nên đã giữ được sự yên ổn trong nước.

năm càn đức thứ bảy, thái hậu cho vua tự coi chính sự. năm đó, thiên yết vừa tròn 17 tuổi. ngài vốn là một bậc kỳ tài, từ nhỏ đã luôn biết đạo nghĩa. khi chưa lên ngai vương, mỗi khi có thời gian rảnh rỗi đều trốn ra ngoài học võ với hoàng thúc lý song ngư.

lý song ngư là một trường hợp đặc biệt trong lịch sử phong quốc. y có thể xem như nhân vật lẫy lừng thuộc hàng đầu. lý song ngư đẹp trai nổi tiếng, dung nhan của y thậm chí đã đi vào chính sử với danh xưng "đệ nhất mỹ nam tử". tuy sở hữu vẻ đẹp "mềm mại", nhưng vương gia lại rất "sắt đá". điều này chứng tỏ, y có một lối sống lành mạnh và thường xuyên luyện tập để thân thể cường tráng, đủ sức đối phó với nội bộ triều đình cũng như việc ngoài biên ải. ngoài những chiến công bảo vệ bờ cõi đầy lạnh lùng và quyết đoán, lý song ngư đối với dân chúng lại rất hòa nhã.

đối với thiên yết, cậu luôn xem vương gia như người cha thứ hai của mình. hoàng thúc là một người tài đức vẹn toàn, nhớ nguyên tiêu năm ấy, phụ hoàng khen hoàng thúc có thể sánh ngang với mình, nhưng người lại yêu thích cuộc sống bình dị nay đây mai đó, ở cạnh ái thê hơn là cung cấm nên đã từ chối lời đề nghị của thái tông.

...

"chiếu tướng!"

vị vua trẻ lý thiên yết bóp trán vì nước đi quá hiểm của quốc phụ lý song ngư. cậu liếc mắt về bên phải thì thấy song xa đang uy hiếp doanh trại, liếc mắt sang bên trái thì thấy song mã đang xé nát đội hình, nhìn lên phía trên thì thấy song pháo đang chĩa thẳng vào tướng. cậu phụng phịu:

"trẫm thua, chơi lại ván khác đi."

lý song ngư cười rồi thu dọn bàn cờ, thiên yết hỏi:

"hoàng thúc có cách đánh thật là kì lạ. khi thì cẩn trọng nhưng ẩn chứa nhiều cạm bẫy, khi thì ào ạt dũng mãnh như sóng thần khiến người khác không kịp trở tay."

"haha, bàn cờ tướng cũng như một chiến trường thu nhỏ, có thể áp dụng binh pháp được. nếu địch mạnh thì ta bảo toàn quân số rồi phản công, nếu địch yếu thì ta đánh phủ đầu."

vương gia ôn tồn giải thích, thiên yết gật đầu, đột ngột chuyển đề tài:

"vậy... phong quốc ta so với hỏa quốc thì mạnh hay yếu?"

"ta có thể nhỉnh hơn một chút. hỏa quốc không phải là một nước mạnh, vẫn thường bị các nước như thủy quốc, thổ quốc quấy nhiễu."

"ta nhận được tin tình báo rằng bên trong nội bộ hỏa quốc, đang có bất mãn sâu sắc vì những cải cách của tể tướng dương đình nghệ."

"và...?"

"thường thì khi có nội loạn thì chính quyền sẽ đi gây chiến để hướng sự quan tâm của dân chúng ra bên ngoài. rất có thể... ta sẽ trở thành mục tiêu ăn đòn của bọn chúng."

lý song ngư đã sắp xong bàn cờ, hỏi ông cụ non:

"hổ không gầm chó tưởng rừng xanh vô chủ. bệ hạ muốn thần đánh trước à?"

thiên yết gật đầu.

"chính xác. chỉ e trước giờ nước ta chưa ai dám dằn mặt ngũ đại cường quốc kiểu như vậy."

lý song ngư cười, y cầm quân chốt lên đi một nước.

"hahaha. vậy thần sẽ là người đi đầu tiên."

...

vài ngày sau.

"dạ bẩm vương gia, tiểu lâm đã bị hạ!"

"vương gia, diên chủng cũng thất thủ!"

"dũng liệt cũng đã mất!"

"yên ngô đầu hàng!"

tin chiến báo dồn dập truyền về bộ chỉ huy. lý song ngư rất hài lòng, y ra lệnh:

"tiếp tục tiến về phù yên!"

...

năm càn đức thứ tám, vua chu đệ phái kiến đạt làm phù yên kinh lược sứ lo việc xuất quân. kiến đạt đặt các doanh trại, sửa đường tiếp tế, phủ dụ 52 động thuộc sung công các thuyền chở muối để tập thủy chiến. sau đó kiến đạt làm trái ý chu đệ, bị điều đi nơi khác và lưu di thay chức. lưu di được lệnh tăng cường binh lực, tiếp tục điểm dân, tích lương, đóng chiến thuyền, luyện tập thủy binh và cấm người phong quốc sang đất hỏa quốc buôn bán vì sợ bị do thám.

đặc biệt, nhà chu đã biến phù yên thành một căn cứ xuất phát để đánh phong quốc và giao cho kỷ tam vinh, một viên tướng dày dặn kinh nghiệm trong cuộc chiến chống doãn kim ngưu trước đây chỉ huy căn cứ này. phù yên chính là mảnh đất quan trọng của hỏa quốc, bởi nó là một tường thành vững chải dẫn tới kinh đô của nhà chu. nếu phù yên bị chiếm, đồng nghĩa với việc hỏa quốc phải tử thủ trong thành trường an. một là giết, hai là bị giết.

vương gia lý song ngư lúc bấy giờ sau khi nghe tin hỏa quốc có mưu đồ xâm lược, đã cùng các bá quan văn võ trung thành của triều đình thống lĩnh binh lính đến phù dung trấn giữ, ngày đêm bàn kế sách. tuy nhà chu cố gắng giữ bí mật, nhưng tình báo của phong quốc vẫn nắm được ý đồ của chúng. không những thế, hoàng đế nhà chu còn cài phản tặc trong triều, thâm dò tình hình trung cung.

từ khi bệ hạ và vương gia đến phù dung, thiên yết trao quyền điều hành cho thái hậu. nhân cơ hội đó, đại thần dương minh kính tiếm quyền, dùng sức ép từ các quan lại đè lên người bà, làm triều đình nơi hậu phương lâm vào cảnh khốn đốn. lý thiên yết bước lên vũ đài quyền lực mấy năm nay, trải qua bao nhiêu biến cố, lẽ nào không biết việc hắn làm? nhưng bây giờ không phải là lúc, việc biên cương lo chưa xong, làm sao giải quyết được triều đình.

vương gia theo hoàng đế đã lâu, đây là lần đầu tiên thấy thiên yết phiền não đến như vậy.

"từ sau khi chúng ta đến phù dung trấn giữ, ta trao quyền cho mẫu hậu, không ngờ lại bị ngoại thích tiếm quyền, triều chính lung lay. tôn thất nhà lý mạnh ai nấy giữ thân mình, đứng ngoài bàng quan không lo. chie vì một tên phản tặc đã khiến nhà lý rơi vào rối loạn. thật đáng hổ thẹn cho một triều đại nằm trong ngũ đại cường quốc."

"tôn thất nhà lý tạo nên thiên hạ lý gia, tuy họ chia rẽ nhưng đều có thế lực của riêng mình, nào dễ dàng để cho chúng ta nói thay là thay được."

"hoàng thúc, nếu như vì cứu thiên hạ, mà phải giết hàng trăm người, thậm chí có cả người thân của người, việc trái lương tâm như vậy, người có làm được không?"

"muốn bình đại loạn ắt phải có đại trị, ngay khi quay về, hoàng đế phải tạo ra một cánh hùng binh, tuyệt đối trung thành với chính ngài, dùng nó hợp nhất tất cả các thế lực chia rẽ của lý gia lại. kẻ nào cản trở, thì phải dẹp bỏ kẻ đó. phải kiên quyết thi hành mọi thay đổi, để tạo nên một thiên hạ hoàn toàn mới. nếu quay về, ắt chúng ta sẽ bước trên con đường đầy chông gai chết chóc. vì thiên hạ trong mộng, rất nhiều người sẽ phải ngã xuống, thần cũng chỉ là một trong số đó, đến lúc cần, cái mạng nhỏ nhoi của lý song ngư này nào có sá gì. thần nguyện dốc lòng phò tá ngài hoàn thành đại nghiệp, tuyệt không hối hận."

"hay cho một câu tuyệt không hối hận. có được câu này của hoàng thúc, ta tin thiên hạ trong mộng có thể thành hiện thực. một thiên hạ mà người người sùng bái: thiên hạ vạn dân."

...

tháng tám năm càn đức thứ chín.

song ngư, thiếp đã đọc thư chàng từ chiều hôm qua. cũng như tháng tám năm ngoái, thư chàng vẫn là thư đầu tiên trong những ngày mọn mọt của thiếp ở đây và để mừng những tờ thư đó, thiếp mặc áo ấm vào đêm, một mình uống thật say tĩnh nữ nhi hồng, rồi trở về ôm những lá thư còn thơm mùi hương quen thuộc của chàng mà ngủ. bạch lạp thì cháy âm thầm trên giấc ngủ đó của thiếp.

bây giờ chàng đang làm gì? tập luyện cho binh lính, bàn kế sách đánh giặc? hay cũng ngồi thẫn thờ như thiếp?

bạch dương đang ngồi trước một bờ sông. bờ sông thì vẫn có những hàng cây. những hàng cây nhìn xuống một đời nước mãi chảy và những màu lá xanh, đỏ của mỗi ngày, của mỗi tháng, của mỗi năm. thiếp thấy chàng đi qua những khung hình quen thuộc đó, đã xa dần từng ngày tháng cũ. đã bỏ sau lưng từng buổi chiều êm ả, đã quên mất những yêu dấu của một tuổi nồng nàn nhất trong đời nữ nhân.

đêm đã bỏ xuống chỗ thiếp ngồi và cả ngoài kia. thiếp thấy khó thích nghi mình vào với đời sống này, một đời sống không có chàng, thiên hạ bảo vương gia ra biên cương chỉ mới hơn một năm thôi. ừ thì chàng chỉ xa thiếp một năm thôi, nhưng mấy ai biết thâm tâm kẻ say tình? một năm không dài, chỉ đủ để thiếp viết cho chàng hàng trăm lá thư, đếm từng ngày từng giờ chàng xa thiếp.

chỉ đủ như thế.

đêm cũng chưa khuya mà sự yên tĩnh đã nghe rất rõ. thiếp nhớ chàng rất nhiều và điều đó chỉ có thể âm thầm nói cho riêng mình nghe. những lời nói khi xưa của chàng như bắt đầu dấy lên trong suy nghĩ của thiếp: ta sẽ quay trở về với nàng, sẽ quay trở về với nàng, quay trở về với nàng, trở về với nàng, về với nàng, với nàng.

những ngón tay chàng có lạnh không? trời đã vào thu rồi. thiếp nhớ chàng cùng những ngón tay dài ấm áp đó.

bây giờ chàng hãy vào giấc ngủ. đêm đã muộn màng.

ngủ ngon, phu quân.

...

tháng chín năm càn đức thứ chín.

song ngư, thiếp vô tình ẩu đả với bọn hắc y nhân, bọn chúng ngang nhiên xông vào cung của thái hậu. thiếp chắc chắn chuyện này là do dương minh kính gây ra. vai thiếp trúng phải lưỡi kiếm của bọn hắc y nhân, máu chảy khá nhiều, nếu ngày trước chàng không dạy võ công, thiếp cũng không biết mình có toàn mạng trở về phủ không. thiếp trở về vương phủ, và nằm dài trên giường của chúng ta, như mê đi trong cơn rời rã vô biên. thật không còn biết nói gì vui vẻ với nhau lúc này. thiếp chưa bao giờ thấy ảo não hơn.

song ngư ơi, phu quân ơi.

mỗi khi quay về thiếp thường gọi chàng như thế này, thường cảm thấy an tâm hơn. có một cái gì rạng rỡ từ đó. thiếp đã uống vài vò rượu nữ nhi hồng, và càng thấy mỏi mệt hơn. đã hơn canh hai rồi.

lúc thiếp quay về, hạ nhân trong vương phủ vẫn đang chờ thiếp, bọn họ thấy máu liền hoảng hốt gọi thái y đến, gọi cả tỳ nữ băng bó. tại sao thiếp không cảm thấy ấm áp? hay thiếp mong mỏi gì hơn? như người chăm sóc cho thiếp, băng bó cho thiếp là chàng chẳng hạn?

thiếp nhớ ngày tháng xưa cũ. lúc chàng vẫn còn ở đây, chưa rời đi đến nơi biên cương xa xôi kia.

thiếp biết mình ích kỉ. việc nước, việc của xã tắc, chàng đi là chuyện đương nhiên. ấy thế mà thiếp vẫn cố chấp như vậy. nếu bạch dương nhớ chàng quá, bạch dương cũng ra biên cương cùng chàng có được không nhỉ?

thiếp ước gì chàng ở đây.

chàng phải cẩn thận đấy, phu quân.

...

tháng mười năm càn đức thứ chín.

trời đã nắng, bước sang giờ ngọ. có lẽ giờ này chàng lại đang luyện tập cùng binh sĩ.

thiếp cảm thấy có vẻ như mình không có điều gì vui vẻ hơn để nói với chàng. chàng đang buồn hay vui hay bình thường? có lúc rồi đời sống mình cũng âm thầm trôi đi như dòng sông vậy. thiếp nghĩ về chàng rất nhiều nhưng rồi không viết gì được cả.

mọi ý nghĩ đã lắng xuống hay đã bay biến mất. sẽ viết cho chàng khi đầu óc sáng suốt dễ dàng hơn. bây giờ đã là giờ tuất, thiếp định ra khuê viên, ngồi uống tách trà bích loa xuân, nhưng nhớt nhám quá nên thôi.

chàng nhớ phải thật cẩn thận đó. thiếp đã hứa khi chàng trở về, thiếp sẽ ở cạnh chàng mọi lúc, lúc nào cũng gọi chàng một tiếng tướng công, hai tiếng phu quân. chàng cũng hứa khi thiếp gọi chàng tiếng "phu quân" đủ một vạn lần, chàng sẽ trở về.

phượng bạch dương.

...

sau cuộc mai mối của vua thái tông, lễ cưới của vương gia và con gái của thái sư - phượng bạch dương được tổ chức hết sức trọng thể ở thủ nhĩ. sau đó, nàng đã về sống cùng lý song ngư ở trong phủ bên bờ sông đà giang.

đời của vương gia là một đời làm tướng xông pha trận mạc trong suốt 50 năm liền, kể từ lúc mới bắt đầu sự nghiệp cho đến ngày ông qua đời. đối với bạch dương, trong vinh quang của kẻ chiến thắng – nghĩa là có quyền chiếm đoạt - song ngư không quên cái thổn thức và lo âu của nàng tiểu thư khuê cát nhỏ bé. chàng từ tốn, thông cảm và độ lượng, và chính cái phút ban đầu đó đã mở lối cho cái thế giới kỳ bí của tình yêu nơi tâm hồn trong trắng hoang dại của nàng.

đêm hợp cẩn, khi vương gia vào, bạch dương sợ quá không dám ngước nhìn lên, cũng không dám thở mạnh. trước mắt nàng, đôi hài thêu của vương gia khẽ lay động. bạch dương chờ, nín thở mà chờ. thật lâu song ngư không nói gì cả. tiểu thư tự biết không thể cứ cúi đầu mãi thế này, phải ngước lên nhìn tân lang của mình, phải giúp người "xếp bào cởi giáp" như những người vợ hiền trong cổ thư đã làm, phải cung kính ngoan ngoãn "tay nâng ngang mài" như nàng mạnh thị. dù có nghĩ vậy công chúa vẫn không có can đảm ngước lên nhìn thẳng vào khuôn mặt vương gia.

bỗng đôi hài trước mắt bạch dương hơi xoay hướng, như dợm bước về phía cửa phòng, nhưng sau đó, đôi hài vẫn bất động. rồi đột nhiên nàng cảm thấy có một bàn tay đặt lên vai mình. vương gia đặt yên bàn tay lên vai tiểu thư một lúc, rồi bóp nhẹ lên cái vai mềm. bàn tay mơn man ve vuốt khắp vai phải, vuốt nhẹ lên chiếc cổ trắng ngần. nàng hồi hộp liếc nhìn, trong hoảng hốt chỉ nhận ra được ống tay áo gấm đỏ và một bàn tay gân guốc màu đồng.

tân nương xúc động đến nghẹn thở, hoang mang, lúng túng chưa biết phải làm gì, nói gì. đúng lúc đó, bất ngờ vương gia đưa bàn tay còn lại nâng gương mặt nàng lên, chân ngài quỳ xuống, úp mặt vào hai đầu gối của tân nương. bạch dương không ngờ vương gia làm như vậy, đôi tay chới với không biết phải làm gì, phải đặt vào đâu. mái tóc dày và quăn phủ lên vạt áo lụa của nàng. một sức mạnh huyền bí xa lạ thôi thúc, khiến tiểu thư đưa tay ôm lấy vai vương gia.

lý song ngư ngẩng lên vui mừng và lần đầu tiên, tiểu thư bị cuốn hút vì ánh nhìn đam mê đến cuồng nộ của vị danh tướng làm đảo lộn biết bao cuộc chiến.

vương gia nhìn đăm đăm vào khuôn mặt sượng sùng thảng thốt của công chúa, miệng mỉm cười như cách cười của một kẻ phạm tội, thầm thì vào tai bạch dương:

"ta biết nương tử lo âu đủ điều, nhưng hãy yên tâm, ta sẽ không cho phép ai, dù là quỷ thần được làm nương tử khổ."

"ta sẽ không làm nàng đau đâu."

"cuối cùng nàng cũng được gả cho ta rồi, nương tử."

mãi sau này nàng mới hiểu câu nói đó, cuộc hôn nhân này đúng là được sắp đặt, bởi bàn tay của vương gia. chính y là người đã cầu xin được cưới con gái của thái sư phượng sư tử trước mặt vua cha, nhưng lại nhờ lê xử nữ vờ làm kẻ mai mối, khiến nàng tưởng đây là cuộc hôn nhân chính trị. do vậy, lý song ngư biết rõ tâm lý của phượng bạch dương, nên không sỗ sàng như những kẻ chiến thắng thường tình, mà muốn tạo một sự thân quen, một tình yêu xuất phát từ sự thông cảm và hiểu biết ngay từ đầu.

"ta nhớ nhà rồi. ở đây không có ai thật sự quan tâm ta cả."

"có ta. ta sẽ quan tâm nàng, bảo vệ nàng."

vì giỏi văn thơ, bạch dương được song ngư yêu say đắm. vương gia cũng được nàng xem như một vĩ nhân hiếm có. không chỉ yêu vì nết, y còn trọng nương tử của mình vì tài, nên giao coi giữ các văn thư trọng yếu, phong cho chức nữ học sĩ, dạy dỗ các những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn và các cung nữ. nàng còn trở thành người cộng sự đắc lực, tin cẩn về lĩnh vực văn hóa, giáo dục cho chồng; đồng thời khuyên giải cho chồng trong nhiều việc hệ trọng khác như khuyên chồng chấm dứt cuộc xung đột với người em trai khác mẹ là lý ma kết.

"ta muốn cùng với nàng ấy tình sâu nghĩa đậm, yêu thương lẫn nhau."

lúc gà gáy, nửa đêm, vương phi ân cần giúp vương gia mặc áo thêm để lo việc triều chính, phò tá tân đế lý thiên yết. có một lần nàng đã động viên nhắc nhở quân binh mang áo giáp ra chiến trường thì phải mang về chiến thắng.

về tề gia trị quốc, vương phi đã tham gia vào việc chiến chinh của vương gia. nàng khiêm nhường hoà nhã, vẫn phát huy mãi cái phẩm chất trong sáng tự nhiên.

có thể nói, tình yêu đã thật sự chắp cánh cho tài năng đôi lứa song ngư - bạch dương, làm cho sự nghiệp của thiên hạ nhà lý thêm hiển hách sau này.

khoảng thời gian vương gia xuất binh đến đất phù dung, vương phi phải ở lại, trợ giúp cho thái hậu và hoàng hậu. trong một lần thám thính dương phủ, lại nghe được tên phản tặc dương minh kính cùng thái tử chu dân của hỏa quốc âm mưu triệt hạ hết đoàn quân của phong quốc.

"sắp tới đây, phong quốc và hỏa quốc sẽ có một đợt tuyết lớn, đất phù dung không phải là nơi thích hợp để chúng dựng trại. chúng nhất định sẽ phải thay đổi địa điểm, trong số đó có đông quan và nam kinh, là hai nơi thích hợp để dễ dàng đánh vào phù yên. chỉ cần chúng ta cho người mai phục ở đó, một mẻ lưới bắt trọn bọn chúng."

"lý song ngư hiện tại chính là người nắm giữ binh quyền lớn nhất trong triều, cũng là chủ chốt của trận chiến. tiêu diệt hắn, cái đất phong quốc này là của chúng ta. chưa kể tới trong đoàn quân đó còn có hoàng đế lý thiên yết. đường xá xa xôi, đất rộng bao la, bọn chúng dẫu có viện binh, mở đường máu rút lui cũng không thoát được."

"hahaha! hay! lời ngươi nói quả thật vừa ý ta!"

nghe được mưu kế của phản tặc, vương phi lập tức trở về phủ, âm thầm chuẩn bị hắc mã, dặn dò gia nô đóng kín cửa phủ cho tới khi nàng quay về rồi rời đi vào giữa đêm.

...

đúng như kế hoạch của dương minh kính, nhận thấy phù dung không còn là nơi thích hợp để trấn giữ, bởi sắp tới sẽ có một đợt tuyệt lớn, lý song ngư đột ngột đổi hướng, chuyển sang vùng đông quan.

vùng đất đông quan nói xa không xa, nói gần cũng không gần, đi khoảng hai ngày sẽ tới, địa hình hiểm trở, thích hợp để giăng bẫy hơn phù dung, hơn nữa đông quan cách thành phù yên của hỏa quốc hơn hai trăm dặm, từ đông quan đến phù yên không quá hai ngày.

khi bình minh chưa ló dạng, đoàn người của lý song ngư đã xuất binh bắt đầu đến đông quan, vì tiến độ khá nhanh nên chỉ một ngày đã đến nơi. lúc đến đã là giờ tuất, từ binh sĩ cho đến tướng quân đều mệt mỏi rã rời, vì thế mà ai cũng nhanh tay dựng lều trại rồi nghỉ ngơi.

riêng vương gia vẫn còn thức, y thường làm việc đến gần sáng mới ngủ, chỉ là hôm nay lại muốn ra ngoài hít thở không khí một chút, nhìn những cây hoa cỏ đột nhiên lại nhớ tới bạch dương, nàng ấy vẫn luôn thích hoa cỏ.

"soạt!"

nghe được tiếng động, song ngư vội cảnh giác, quắc mắt quan sát xung quanh. bỗng từ đâu xuất hiện hơn ba mươi tên hắc y nhân, che mặt kín mít, tay cầm kiếm bủa vây. một binh sĩ phát hiện, liền hô to:

"có hắc y nhân! mau ứng cứu vương gia!"

song tử, thiên bình và nhân mã trùng hợp đang tìm song ngư, nghe tiếng kêu cứu, lập tức chạy tới hiện trường, chỉ thấy y đang một mình chống đỡ những tên lạ mặt, liền xông vào giúp. tiếng va chạm vang lên loạn xạ, khuấy động cả một vùng. năm tên hắc y nhân khác núp ở đâu đó không xa, giương cung nhằm hướng song ngư mà bắn. mũi tên xé gió, lao vun vút.

"vương gia, cẩn thận!"

nhân mã đang đánh nhau với tên khác, phát hiện song ngư sắp bị đánh lén, kinh hô một tiếng. lý song ngư bị tấn công bất ngờ không né được, vì vậy mà bất động nhìn mũi tên nhắm vào mình. một thân ảnh nhỏ rơi vào tầm mắt, vung kiếm hất cung tên ngược lại.

"vương phi?" nhân mã bất ngờ lên tiếng.

"ồ xem ai đến kìa, trận này ta kèo trên nhé!"

triệu song tử nhếch mép, gương mặt thản nhiên trong khi tay vẫn không ngừng hoạt động. trong bóng đêm bao trùm, tiếng đao kiếm đập nhau chan chát, những kẻ cầm cung tên ẩn trên cành cây đã hết kiên nhẫn, tập trung, giương cung nhắm vào lý song ngư thêm lần nữa.

"hôm nay là ngày tàn của ngươi rồi vương gia ạ!"

bạch dương là người phát hiện đầu tiên, nhìn cung tên lao tới bóng dáng của nam nhân vận bạch y còn đang cầm chủy thủ đâm vào ngực một hắc y nhân, nàng chạy thật nhanh, che chắn trước mặt y.

"a!"

nữ nhân từ từ ngã gục, tròng mắt lý song ngư mở to, chạy đến gắt gao ôm lấy nàng, máu đỏ thấm ướt cả y phục. năm chiếc cung tên cùng một lúc đâm vào người bạch dương.

song tử trợn mắt, cùng thiên bình đuổi theo bọn cung thủ, nhân mã ở lại yểm trợ cho vương gia. ở doanh trại, bạch dương cố gắng mở mắt, nhưng hiện tại chỉ toàn mơ hồ. nàng cảm thấy rất đau, chất độc đang ngấm sâu vào từng tế bào. cố gắng lắm mới có thể chạm đến gò má nam nhân trước mặt, môi nàng mấp máy, những lời nói ra vì đau đớn mà bị đứt quãng.

"chàng... không sao chứ?"

"sao lại che cho ta?"

"chúng ta là vợ chồng trăm năm chăn gối, chàng nghĩ thiếp có thể.... dửng dưng... đứng nhìn chàng bị giết sao? hơn nữa, chàng còn phải giúp hoàng đế... trị vì xã tắc, còn phải... tiêu diệt bọn giặc, chàng không thể.... chết được."

"đừng nói nữa, nương tử, nàng sẽ kiệt sức mất."

"thời gian qua thiếp chưa từng lỗi đạo vợ hiền, còn chàng... cũng vẹn nghĩa tình phu tướng. nếu thật sự... có kiếp sau, thiếp vẫn... muốn... muốn được làm nương tử của chàng. phu quân, thiếp..."

còn chưa kịp dứt câu, tay nàng đặt nơi gò má y đã từ từ trượt xuống, hơi thở từ từ biến mất. lý song ngư sững người, cổ họng nghẹn đắng, nước mắt rơi thấm ướt y phục màu lam của nàng. từ bé y đã được phụ hoàng răn dạy không được khóc trước mặt người khác, điều đó thể hiện sự yếu đuối, không đúng với đấng nam nhi. đối với bậc trượng phu, cả đời chỉ được khóc hai lần: lần thứ nhất là lúc phụ mẫu không còn và lần thứ hai là lúc rơi nước mắt trước nữ nhân mà mình thật sự yêu.

"bạch dương, nghe ta, nàng không được bỏ cuộc, không phải đã nói khi nàng gọi ta một vạn lần ta sẽ trở về sao, bây giờ không cần gọi nữa, nàng muốn ta lập tức sẽ trở về với nàng. ta hứa, ta thề, ta sẽ ở cạnh nàng không đi đâu cả. xin nàng... hãy tỉnh lại..."

đổi lại sự khẩn cầu nỉ non là sự im lặng tang tóc của rừng sâu, người trong lòng đã chẳng còn sinh khí, da thịt đã lạnh từ lâu. y cứ ngồi ôm nàng như thế, vùi đầu vào mái tóc, tìm kiếm hơi ấm đâu đây còn vương lại. nàng chỉ giận dỗi y vì đã bỏ bê nàng quá lâu mà thôi, rồi một lúc nàng sẽ bật dậy, mỉm cười hỏi y "có phải chàng đã rất sợ không?", khi ấy y sẽ cốc đầu nàng một cái, bảo nàng là tiểu quỷ nghịch ngợm.

"trời bắt đầu lạnh rồi, ta đưa nàng vào doanh trại nghỉ ngơi. nghỉ ngơi xong rồi, ngày mai tỉnh dậy, đừng giận ta nữa nhé."

lý song ngư biết rõ y đang tự dối lòng, nhưng thà y tự dối lòng mình còn hơn chấp nhận sự thật nàng đã chết. vương gia đứng lên, nhẹ nhàng bế vương phi vào doanh trại.

sau khi hai vị tướng quân trở về, theo lời kể của nhân mã, cùng nhau đi vào doanh trại của vương gia. ngài ấy đang cho vương phi ngậm một viên ngọc, đó là ngọc tứ hồn của một vị thần y, vốn dĩ ban đầu song ngư mua để phòng trường hợp thân bất do kỷ, không ngờ lại đến sớm như vậy. ngọc tứ hồn có tác dụng giúp thân xác không bị phân hủy, dù là mười năm hay một trăm năm, chỉ cần người chết vẫn còn ngậm viên ngọc đó thì thân xác người ấy vẫn được giữ nguyên. lý song ngư chính là không muốn thân xác nàng bị phân hủy nơi đất khách, huống hồ lại là đất của giặc, ít nhất phải đến khi về lại kinh đô.

thấy vương gia như vậy, thiên bình chỉ biết thở dài thương thay cho ngài. ngài ấy là người thế nào? một con người đa mưu, gian xảo, bề ngoài lạnh tanh, luôn luôn gây áp lực cho đối phương, vậy mà giờ đây vứt bỏ tất cả, trở thành một nam nhân vì người yêu mà đau đớn, dằn vặt. nếu bạch dương biết y như thế này nàng ấy cũng không thanh thản được.

đặt nàng lên giường, lý song ngư quay sang nhìn chư vị tướng quân, giọng nói cơ hồ lạnh hệt gió đông.

"triệu song tử! lý thiên bình! ngô nhân mã!"

"có thần."

"ngày mai xuất binh... SAN.BẰNG.HỎA.QUỐC!!!!!! DƯƠNG MINH KÍNH! CHU DÂN! NỢ MÁU NÀY, PHẢI TRẢ BẰNG MÁU!!!!!"

âm âm u u, rừng thiêng khói phủ,
u u u u, đầu vọng loa rền.
chiêu hồn ai về, gian khổ cùng ta.

...

cuối tháng mười một năm càn đức thứ chín, phong quốc chính thức tuyên chiến với hoả quốc. tất cả các tướng quân đều ra trận, vương gia lý song ngư thống lĩnh hơn trăm vạn quân, mở đường cho ngô nhân mã.

ngô nhân mã tấn công ở mạn phía nam, lý thiên bình tấn công ở mạn phía đông, còn triệu song tử tấn công ở mạn phía tây. bấy giờ đang là đầu năm càn đức thứ mười, hỏa quốc đã có tuyết rơi. lý song ngư cùng quân lính của mình, tấn công thẳng vào thành phù yên, phòng tuyến của kinh đô nhà chu.

nhà chu nghe tin dũng liệt và yên ngô đã mất, còn quân lý đang điên cuồng kéo như vũ bão đến thành phù yên thì nháo nhào cả lên. vua chu giận run người, ông lập tức hạ lệnh cung cấp năm mươi vạn quân, ba vạn ngựa chiến, khí giới vũ trang đầy đủ, một tháng quân lương, tổng động viên dân chúng từ khánh môn đến tây ung để cự địch.

mấy vạn quân của lý song ngư và các tướng lĩnh khác vây thành phù yên vài vòng kín như bưng, phải đến tám mươi vạn quân là ít, bao gồm quân nhà lý, các tù trưởng, đầy đủ các món ăn chơi từ bộ binh, kỵ binh cho đến tượng binh. thành phù yên bị vay rất ngặt, một con ruồi cũng khó mà thoát. kỷ phúc cho người mang lạp thư ngậm vào miệng phá vòng vây ra bá cho viện binh quý kim của tống cầu. hắn nghe tin, bất đắc dĩ cho trạch dân kéo quân đi, đến rồi ra giữ ải côn lôn giữa tân kỳ và phù yên, cách kinh đô năm dặm.

lý song ngư biết tin viện binh hoả quốc đến, bèn chỉ huy song tử cho quân đón đánh. hôm sau, khi trời chưa sáng, quân phong quốc kéo thẳng đến ải côn lôn đột kích bất ngờ, quân hoả quốc hốt hoảng bỏ chạy. trạch dân, tống cầu, dương đình nghệ là các chỉ huy của lực lượng viện binh hội nhà lửa đều bị giết tại trận. nhiều quân sĩ của hoả quốc đầu hàng nhà lý.

nói về phù yên, thành chủ lúc bấy giờ là kỷ phúc, ông này quả thật là hảo hán tử, can đảm anh hùng, dũng cảm nổi tiếng. ông vốn là người phản đối nhà chu gây hấn với phong quốc do lo ngại chiến tranh giữa hai quốc gia. nhưng bây giờ, đã đến nước này thì đành phải tự thủ thôi.

lý song ngư bấy giờ đã cho dàn đầy máy bắn đá, nã tới tấp vào thành, phù yên cực kỳ hỗn loạn. người la kẻ khóc, dắt díu nhau tìm nơi ẩn nấp.

"đem hết của cải ra cho tặng những người ở lại và chém sạch những kẻ đào tẩu!"

kỷ phúc vô cùng căng thẳng mà vẫn ráng giữ bình tĩnh, lý song ngư oanh tạc dữ dội nhưng không hạ nổi vì phù yên quá kiên cố. y tiếp tục phương án hai:

"cho bắc thang!"

"dạ!"

quân phong quốc ùa tới tường thành dựng thang, hối hả leo lên. nhưng thành quá cao, do đó, mới leo được nửa đường đã bị hỏa tiễn phù yên đốt sạch thang. lý song ngư ngay lập tức dùng phương án ba. kỷ phúc ra lệnh:

"quân việt đào hầm, sắp sẵn đồ dẫn hỏa để thiêu chúng!

lý song ngư tiếp tục thất bại. điên tiết, y thi hành phương án bốn.

"bắn tên độc và hỏa công vào trong thành!"

"dạ!"

người ngựa bên trong phù yên chết như ngả rạ, nằm gối lên nhau. kỷ phúc đáp trả:

"đội nỏ thần tý xuất trận!"

đây là một loại nỏ lớn có cánh bằng thép, bắn chết được cả voi. cả hai giờ đây giống như những kỳ thủ cao cường so tài trên bàn cờ phù yên, liên tục đánh những nước hiểm hóc, ăn miếng trả miếng lẫn nhau. lý song ngư đấm mạnh xuống đất:

"tức thật! bao vây 40 ngày rồi chưa hạ được thành!"

một tù binh hiến kế:

"dạ bẩm vương gia, hãy dùng phép thổ công, đắp đất thật cao để quân trèo vào thành."

"lời của ngươi đúng là hợp ý ta."

y tiếp tục dùng hỏa công, bắn các chất cháy như nhựa thông vào phù yên. trong thành thiếu nước, không thể chữa cháy, lửa bốc rần rật, khói đen mù mịt cả một vùng trời xám ngắt. quân phong quốc sau đó liền lấy túi cho đất vào, cứ thế đắp dưới chân thành, khi các bao đất cao dần, quân lý theo đó mà leo lên.

sau hai tháng kiên cường kháng cự, thành phù yên thất thủ. kỷ phúc vẫn cố gắng lãnh đạo binh sĩ bị thương, gắng sức chiến đấu nhưng không địch nổi, ông cay đắng thở dài.

"ta đã bại dưới tay của hắn rồi, nhưng nhất định ta không thể để sa vào tay giặc."

ông lặng lẽ cầm đao đi bộ về dinh, giết cả nhà ba mươi sáu người, lấp kính xác trong huyệt rồi ra sân sau tự thiêu mà chết. lý song ngư vào được bên trong phù yên, lùng bắt kỷ phúc nhưng không thấy, thêm dân chúng trong thành kiên quyết không đầu hàng, y nổi trận lôi đình:

"ĐẠI KHAI SÁT GIỚI!"

và thế là già trẻ lớn bé trong thành phù yên bị quân lý tàn sát, cứ một trăm đầu người là xếp thành một đống, tổng cộng khoảng sáu trăm đống như vậy.

tại kim điện của hoả quốc.

hoàng đế chu đệ sớm đã chạy thoát thân, chỉ còn thái tử chu dân ở lại chống đỡ, ngoan cố tới cùng. hắn hiện tại đang ung dung ngồi trên ngai vàng, dường như dửng dưng với mọi thứ.

"xem ra ngươi cũng biết chạy không thoát sao?"

lý song ngư tiến vào kim điện, bên ngoài là quân của y đang đứng vây quanh.

"ồ, vương gia anh dũng của phong quốc đó hả? tưởng ngươi chết rồi chứ hahaha!"

"cặn bã chưa chết làm sao mà quy tiên nhanh được. đánh chó phải nể mặt chủ, xem ra chủ đã chạy mất rồi nhỉ?"

"hiện tại thì ta không có hứng thú!"

chu dân xem thường, ra hiệu cho đám sát thủ xuất hiện, sáu mũi kiếm lập tức chĩa vào song ngư, sáu tên sát thủ ai nấy đều thuộc hàng cao thủ. chỉ cần lính của vương gia xông lên liền bị đánh bật ra. y lập tức rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

"lần này ngươi không thoát được đâu."

ngay lúc tưởng chừng như lý song ngư sẽ chết với tay bọn sát thủ kia, thiên yết và chư vị tướng quân đã kịp thời ra tay ứng cứu vương gia. thuộc hạ của chu dân định phản kháng, nhưng mà dường như lực đại tướng quá mạnh, khiến cây kiếm bị dời đi không chút khó khăn nào. tiếng kiếm chạm vao nhau leng keng leng keng nghe rất chói tai, kẻ bay lên, người đáp xuống, kẻ né đòn, người tấn công. ý chí chiến đấu sục sôi. không cần tốn quá nhiều thời gian, đám sát thủ lần lượt bị hạ gục. song ngư thừa cơ hội, xông lên tấn công thái tử.

chu dân không phải hạng tép riu, tất nhiên không dễ dàng bị hạ gục. hắn rất nhanh rút kiếm ra nghênh chiến. lý song ngư đã cẩn thận hơn lần trước, nhất định cây kiếm sớm đã tẩm độc, trúng một nhát liền sẽ mất mạng ngay. mắt chu dân luôn luôn quan sát sơ hở đối phương để nhân cơ hội mà tấn công. hai bên người ở thế chủ động, người thế phòng thủ thay phiên nhau.

"lúc thê tử ngươi bị thuộc hạ của ta giết, khung cảnh có phải rất đẹp không?"

câu nói của thái tử hoả quốc vô tình châm ngòi cho sự tức giận đang bị kiềm hãm trong người vị vương gia, y cười quỷ dị.

"chu dân, máu của ta sẽ không rơi nơi đất khách."

chỉ cần nhớ đến khoảnh khắc cả thân thể nàng ngã quỵ xuống, máu nàng chảy thấm ướt hết cả y phục, nhớ đến gương mặt đau đớn của nàng, vương gia liền như mất đi tự chủ, tấn công thái tử liên tục. trông y bây giờ chẳng khác gì một con mãnh thú thèm khát, ra sức tóm lấy con mồi. từng đường kiếm của y ra tay đều mang tính chí mạng, không chút nương tay, dứt khoát, vô tình.

đao và kiếm, đập nhau chan chát hơn chục hiệp. đại đao được mệnh danh là "nguyên soái của trăm quân", thường dùng cho chiến tướng làm binh khí giao đấu, uy lực cực lớn, bạt sơn cử đỉnh. chiều dài và độ nặng đại đao tùy sở trường danh gia sử dụng. người lý song ngư chồm tới, y xoay đao bổ mạnh xuống, chu dân nhanh nhẹn giơ ngang kiếm đỡ đòn, họ lý vận sức vào cán đao chém ngang một nhát nữa, họ chu lại ngửa ra sau tránh được. hai tướng quân hăng hái, chiến bào xoay tựa hoa gieo bướm vờn. chu dân phản công, múa một đường kiếm rất đẹp cắt ngang không trung, lưỡi kiếm xỉa thẳng vào ngực lý song ngư, chỉ cần một nhát vương gia sẽ toi mạng, độc lần này còn mạnh hơn cả lần trước, hắn cười thầm trong lòng. lý song ngư giật mình lách người sang phải, vừa kịp né nhát đâm chí mạng. tưởng chừng như có sơ hở, thái tử tiếp tục vung kiếm về phía đối phương.

"keng!"

thanh kiếm của chu dân đã bị chém gãy đôi, hắn hiện tại ở trong tình thế bị động, không còn đường lui.

"không, không thể nào! quân của thiên triều là cuồng phong vạn mã, quân của thiên triều là bão táp phong ba, không thể nào thua trận này được!"

"oán thù này không phải là quả báo mà các ngươi tự mình chuốc lấy hay sao? lúc mưu toan đoạt vị, sao không nghĩ đến cái giá mình phải trả có đáng hay không?"

chu dân bối rối, tay lần mò tìm binh khí, lý song ngư không nói gì thêm, y vung đao, theo đà chém thẳng một đường rất ngọt, xuyên suốt từ mạn sườn lên tới bả vai. thái tử họ chu bị cắt đôi người đổ gục xuống, máu phun đỏ thẫm in lên nền đất lạnh lẽo. song ngư lau máu trên mặt, rồi gầm lớn với ba quân:

"VIỆN BINH TAN RÃ! XÓA SỔ HỎA QUỐC!!!!"

...

tháng tư năm càn đức thứ mười, hoả quốc chính thức bị xóa khỏi bản đồ, thay vào đó được sáp nhập vào phong quốc, các tỉnh của hoả quốc khi xưa vẫn được giữ nguyên. người hoả quốc cũng được nhập tịch vào phong quốc, nhà lý bố trí cho quan lại đến các tỉnh đảm nhiệm vị trí quan phụ mẫu, nhân dân đều được đối đãi bình đẳng.

thần vương cùng các tướng quân lui binh quay về kinh đô thủ nhĩ, tiêu diệt tên loạn thần tặc tử dương minh kính. lão hồ ly họ dương sau khi biết tin hoả quốc bại trận liền dấy lên bất an, cho người thăm dò tình hình đoàn quân của vương gia. nhờ có thái uý trần ngô lang làm nội gián, lý song ngư cùng vạn quân rất nhanh đã về đến thành thủ nhĩ, tiến quân vào cung, hợp binh cùng thái hậu lật đổ phản tặc.

nợ máu trả máu, lý song ngư chém đầu dương phúc điền, làm vật tế lễ cho bạch dương.

"ta đã làm đúng lời hứa của mình rồi nương tử."

"ta xin lỗi, ta đã bảo vệ xã tắc, nhưng không bảo vệ được nàng."

nghe hạ nhân nói, hôm đó vương gia uống rất nhiều, khóc cả đêm trước thi hài vương phi. tiếng khóc thê lương ai oán khắp cả phủ.

...

tháng năm năm càn đức thứ mười một, hoàng đế lý thiên yết tiếp tục lo việc triều chính, ổn định lại tình hình đất nước. các tướng quân, quan lại và binh sĩ có công trong việc đánh hỏa quốc đều được vua ban bổng lộc và thăng chức, hưởng thụ cuộc sống ấm no.

về phần bạch dương, sau khi vương gia ôm thi thể nàng trở về, y đã an táng nàng bên cạnh cây lục mai gần khuê viên mà cả hai thường dạo chơi. bia mộ được khắc tên mười chữ "ái thê phượng bạch dương - nữ nhân của lý song ngư".

....

lý song ngư phò tá hoàng đế đến năm vua được 23 tuổi thì giao lại binh quyền, để thiên yết tùy ý quyết định ai sẽ thay y.

cả một đời lý song ngư làm vương gia oanh oanh liệt liệt, dốc sức vì nước, cùng các tướng quân chinh chiến sa trường dẹp yên bốn bể. y là một trong những người sáng lập vương triều thái bình thịnh trị, lưu mãi muôn đời. được muôn dân ca tụng mãi về sau, không chỉ vì tinh thần bất khuất và lòng yêu nước thương dân như con, mà còn là vì y là một nam nhân si tình, dành cả một đời chỉ duy nhất cho một người con gái, bằng tình cảm chân thành nhất của mình.

"bạch dương nàng ấy rất hay làm nũng với ta, nàng ấy thân cô thế cô ở dưới, ta không đến sớm, chỉ sợ xuống cửu tuyền, gặp nàng ấy, nàng ấy lại trách ta sao đến muốn như vậy. mấy năm nay gắng gượng bởi vì vẫn chưa yên tâm về ngài. hoàng đế, người phải làm theo lời của tiên đế, tạo nên một thiên hạ vạn dân!"

"ta biết rồi, ta sẽ nghe lời người."

"à, còn..."

mong ước cuối cùng của lý song ngư trước khi chết chính là bia mộ được đặt ngay cạnh ái thê của mình. nhất định phải viết dòng chữ "phu quân lý song ngư - nam nhân của phượng bạch dương", y còn mong muốn những lá thư mà bạch dương viết cho y cũng được tuẫn táng theo mình.

người ta nói, khi càng cận kề cái chết, con người ta lại tỉnh táo đến lạ thường. lý song ngư sực tỉnh sau giấc mộng nhiều năm, nước mắt rơi lã chã. y dùng đôi mắt đã mờ đi nhìn sang hướng khuê viên, thấp thoáng thấy bóng dáng nữ nhân vận bạch y đang chạy nhảy trong sân, dường như nghe thấy tiếng ai đó đang hát bài "chiêu hồn ca".

"bạch dương, lai sinh chi nhật, nguyện vi phu phụ vi sơ."

lý song ngư thọ 67 tuổi. mãi đến lúc trút hơi thở cuối cùng, y không hề tái giá, cũng không có con cái nối dõi. sau khi vương gia qua đời, người dân khắp nơi trên đất nước đều khóc than cho số phận bạc mệnh của y cùng vương phi.

...

"song ngư, chàng với thiếp cùng chung chí hướng, vai kề vai gánh nặng non sông."

"bạch dương, lai sinh chi nhật, nguyện vi phu phụ vi sơ."

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro