bai dia chi day du nhat khi can

1.      GIẢI THÍCH RÕ CÁC KHÁI NIỆM VỀ ĐỊA CHÍ NHƯ : TÀI LIỆU DỊA CHÍ, ĐỊA PHƯƠNG, SỰ KIỆN ĐỊA PHƯƠNG, ĐỊA CHÍ HỌC

TÀI LIỆU DỊA CHÍ

tài liệu có nội dung liên quan đến địa phương trên bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống xã hội, tự nhiên, không phân biệt thời gian xuất bản, nơi xuất bản và ngôn ngữ

ĐỊA PHƯƠNG

Vùng lãnh thổ nằm trong tỉnh dựa theo sự phân chia khu vực hành chính hiện tại.

SỰ KIỆN ĐỊA PHƯƠNG

            Sự kiện được hình thành và diễn biến ở địa phương, có ảnh hưởng đến một hoặc nhiều mặt của đời sống xã hội ở địa phương

   Nhân vật địa phương

               Những nhân vật sinh ra ở địa phương hoặc không sinh ra ở địa phương, nhưng sống ở địa phương một thời gian dài hoặc cả đời, có đóng góp đối với sự phát triển của địa phương về một hoặc nhiều mặt kkinh tế, chính trị, quân sự, thể thao, âm nhạc, hội họa

ĐỊA CHÍ HỌC

Môn khoa học nghiên cứu về tất cả các mặt: kinh tế, địa chất, khảo cổ, dân tộc học, lịch sử, tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động, nghề truyền thống… của một địa phương, thành phố, vùng hay một phần của đất nước.

2.      KỂ TÊN CÁC LOẠI THƯ MỤC ĐỊA CHÍ

Có hai lại chính:

      * Thư mục thông báo khoa học tài liệu địa chí

Thư mục tài liệu địa chí mới xuất bản

Phản ánh những tài liệu địa chí mới được xuất bản về các mặt của địa phương như lịch sử, địa lý, chính trị, quân sự, kinh tế, giáo dục, y tế, văn học, nghệ thuật…

-          Thường phản ánh các sách địa chí của các nhà xuất bản trung ương và địa phương, chương phần trong sách hoặc các bài báo, tạp chí địa phương.

-          Biên soạn theo định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm một lần

-          Thông tin kịp thời những tài liệu, những tin tức mới về địa phương cho bạn đọc và là cơ sở để biên soạn thư mục tài liệu địa chí hồi cố mang tính tổng quát hoặc chuyên đề

-          Đối tượng:???

Thư mục tài liệu địa chí hồi cố tổng quát

-          Phản ánh tài liệu nói về tất cả các lĩnh vực của địa phương được xuất bản trong một khoảng thời gian dài trong quá khứ

- Phản ánh rộng rãi và đầy đủ các tài liệu địa chí được xuất bản bằng các hình thức khác nhau có giá trị thực tiễn và khoa học.

-  Cơ sở để bổ sung tài liệu địa chí quá khứ còn thiếu vào kho địa chí của thư viện và có thể làm cơ sở để biên soạn thư mục địa chí chuyên đề chuyên ngành

      - Đối tượng: ???

Thư mục thông báo khoa học tài liệu địa chí chuyên đề, chuyên ngành

- Phản ánh tài liệu về từng lĩnh vực, từng chủ đề hay nhóm chủ đề về địa phương

-          Thường tập trung vào các chuyên đề như chính trị - xã hội, kinh tế, lịch sử.

-          Giúp cho cán bộ nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề của địa phương một cách tiện lợi, sâu sắc

-          Đối tượng sử dụng: ???

Thư mục thông báo khoa học về nhân vật địa phương

-          Thư mục phản ánh những nhân vật nổi tiếng có đóng góp vào sự phát triển của địa phương trong họat động sáng tạo của họ

-           Giúp các nhà nghiên cứu tìm hiểu về những con người tiêu biểu của địa phương

-           Nâng cao niềm tự hào chính đáng của cán bộ và nhân dân địa phương

-           Công cụ để cán bộ thư viện tuyên truyền về nhân vật nhân ngày sinh, ngày mất của nhân vật

Thư mục thông báo khoa học tài liệu địa chí bậc 2

- Thư mục phản ánh tất cả các bản thư mục tài liệu địa chí đã được biên soạn trong một khoảng thời gian nhất định.

- Thông báo cho bạn đọc biết được số thư mục tài liệu địa chí đã được biên soạn, những đề tài địa chí được biên soạn và chất lượng của chúng.

- Đánh giá được công tác biên soạn thư mục địa chí của các thư viện tỉnh.

-          Đối tượng: ???

Thư mục xuất bản phẩm địa phương

-          Thư mục phản ánh toàn bộ xuất bản phẩm được xuất bản ở địa phương mà không lệ thuộc vào nội dung của chúng có nói về địa phương hay không

-            Hỗ trợ cho việc biên soạn thư mục địa chí và nghiên cứu xuất bản phẩm địa phương

       * Thư mục giới thiệu tài liệu địa chí

Thư mục giới thiệu tổng quát về địa phương

-          Thư mục phản ánh những tài liệu tiêu biểu về các lĩnh vực của địa phương trong khoảng thời gian 2 năm hoặc 5 năm gần đây

-           Giúp người đọc có cái nhìn khái quát về số tài liệu viết về các mặt của địa phương trong thời gian gần đây, thỏa mãn phần lớn nhu cầu tài liệu địa chí mới, tiêu biểu của họ.

-           Đối tượng sử dụng: ???

Thư mục giới thiệu tài liệu chuyên đề về địa phương

-          Thư mục phản ánh những tài liệu tiêu biểu viết về một mặt nào đó của địa phương.

-           Các chủ đề được biên soạn thường là công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp và sinh hoạt văn hóa của địa phương

-           Đối tượng sử dụng: ????

Lịch những ngày đáng ghi nhớ của địa phương

-          Thư mục phản ánh những ngày tháng năm có sự kiện đáng ghi nhớ của địa phương trong từng giai đoạn lịch sử.

-           Tuyên truyền giáo dục truyền thống tốt đẹp trong chiến đấu, xây dựng của địa phương cho nhân dân địa phương

-           Giúp cho việc tra cứu những sự kiện chủ yếu của địa phương nhanh chóng, thỏa mãn nhanh yêu cầu của bạn đọc.

-           Mỗi ngày được thể hiện trên một tờ lịch, trên mỗi tờ được thể hiện 2 phần: phần giới thiệu tiểu sử của ngày đáng ghi nhớ và những tài liệu viết về ngày đó và có dẫn giải ngắn gọn cho tài liệu

-           Đối tượng sử dụng: ????

Thư mục giới thiệu nhân vật địa phương

-     Thư  mục giới thiệu những nhân vật tiêu biểu ở các lĩnh vực của địa phương

-  Có 2 dạng: thư mục về các nhân vật mà đời hoạt động của họ gắn với địa phương  và thư mục về các nhân vật mà đời hoạt động của họ chỉ gắn với địa phương một khoảng thời gian nhất định.

-          Nhấn mạnh sự đóng góp của nhân vật đối với địa phương trong hoạt động sáng tạo của họ cũng như ảnh hưởng của địa phương đối với đời sống và sáng tạo của họ.

   Đối tượng sử dụng: ????

3.      CÁC BƯỚC BIÊN SOẠN 1 THƯ MỤC ĐỊA CHÍ

1.      Chọn đề tài và lập đề cương

1.1  Chọn đề tài:

Phản ảnh những vấn đề cấp thiết nhất của địa phương về công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa…

- Liện hệ với các tổ chức Đảng, cơ quan chính quyền tỉnh, các cơ quan khoa học, các đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội, các trường đại học xem họ đang tập trung nghiên cứu giải quyết những vấn đề gì.

- Tùy theo nhu cầu địa phương và những yêu cầu định hướng  của lãnh đạo địa phương kết hợp với nhu cầu thực tế của địa phương.

-          Khi đề tài đã được chọn cụ thể, chính xác thì phải tùy theo yêu cầu thực tế của địa phương và khả năng về tài liệu, về trình độ của cán bộ thư viện mà giới hạn phạm vi đề tài.

-          Phạm vi đề tài cần giới hạn ở các khía cạnh sau:

Phạm vi lãnh thổ

Phạm vi tài liệu cần phản ánh

1.2 Soạn đề cương:

•         Đề cương phải bao gồm các nội dung sau: giai thich noi dun

-          Tên gọi chính xác của đề tài, mục đích biên soạn và đối tượng sử dụng

-          Loại hình thư mục

-          Cấu trúc của thư mục

-          Cách mô tả thư mục

-          Sắp xếp tài liệu

-          Hệ thống bảng tra bổ trợ

-          Thời gian hoàn thành

-          Hướng dẫn sử dụng thư mục

-          VD: đề cương thư mục địa chí Sài gòn 300 năm, thư mục Trần Phú…

2.      Sưu tầm và chọn tài liệu

-          Xác định được nguồn tài liệu cần khai thác và cách thức tổ chức tiến hành sưu tầm tài liệu.

-           Nguồn tài liệu địa chí:

•         Nguồn tài liệu chủ yếu:

•          Kho sách của thư viện tỉnh và một số thư viện, cơ quan lưu trữ của trung ương,

•          Mục lục địa chí của thư viện tỉnh,

•          Mục lục xuất bản phẩm địa phương,

•          Các thư mục địa chí của thư viện tỉnh và

•          Thư mục địa chí do thư viện quốc gia biên soạn

•         Nguồn bổ sung:

•         các kho sách báo, tài liệu của thư viện các cơ quan đầu ngành trong tỉnh,

•          Thư viện các Vụ, Viện, các trường đại học lớn,

•          Các báo, tạp chí xuất bản ở Trung ương,

•          Thư mục thông báo khoa học chuyên đề về địa lý, địa chất, lịch sử, kinh tế, văn hóa, giáo dục…

.

-          Yêu cầu đối với cán bộ thư mục làm công tác địa chí:

•          Trình độ nghiệp vụ về thư mục địa chí,

•          Kiến thức tổng quát và sâu rộng về đề tài

•          Kiến thức về các loại tài liệu, các nguồn tài liệu địa chí

•          Quan hệ tốt với đội ngũ cộng tác viên

•          Định ra tiêu chuẩn chọn tài liệu cho thư mục địa chí (giá trị tư tưởng, khoa học và nghệ thuật, sự phù hợp của chúng với mục đích sử dụng và đối tượng bạn đọc)

Tài liệu thường được chọn vào thư mục địa chí:

- Những tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về địa phương

- Các tuyển tập tài liệu Đảng, nhà nước, các cơ quan lãnh đạo Đảng, chính quyền, kinh tế… ở địa phương

-         Những công trình nghiên cứu về địa chất, kinh tế, lịch sử ở nước ta có đề cập đến địa phương,

-          Những tài liệu mang tính chất tra cứu thống kê về địa phương

-         Các bài trích báo, tạp chí có tính chất thông tin kịp thời, tổng hợp, đa dạng về địa phương

Đối với những bài báo đưa vào thư mục cần phải đánh giá nội dung, giá trị và ý nghĩa của tài liệu chứ không phải là khối lượng tài liệu, đảm bảo đáp ứng những yếu tố sau:

-         Mang tin tức về địa phương, có ý nghĩa, giá trị khoa học, lịch sử, xã hội và chính trị

-         Nêu lên cái mới trong cuộc sống của địa phương, phấn đấu của địa phương trong xây dựng kinh tế, văn hóa, củng cố quốc phòng

-         Những tài liệu thống kê mang tính chất khái quát và tổng hợp có giá trị

3. Mô tả và viết dẫn giải

-         3.1 Mô tả tài liệu địa chí

-         Nguyên tắc mô tả tài liệu TMĐC là tiếp cận trực tiếp tài liệu địa chí và tuân theo các quy tắc mô tả mà thư viện đang sử dụng (ISBD, MARC 21, AACR2,…)

-                 3.2 Viết dẫn giải tài liệu địa chí

-               Viết dẫn giải cho TLĐC có những điểm riêng sau:

-            - Những chi tiết về tác giả

-            - Giới hạn về lãnh thổ mà tài liệu nói tới

-            - Chủ đề của tài liệu, phạm vi thời gian mà tài liệu nói tới

-            - Tài liệu minh họa (bản đồ, tranh ảnh, phụ lục…)

-            - Tên tài liệu không rõ nghĩa

VD: De Saigon à Hochiminh – ville 300 ans d’histoire/Nguyễn Đình Đầu

 Sách đựơc biên soạn bởi tác giả Nguyễn Đình Đầu – nhà nghiên cứu địa lý lịch sử Việt Nam viết về lịch sử hình thành thành phố Sài Gòn nay là TPHCM, với các tên thay đổi: Phủ Gia Định 1698-1808), Trấn Phiêu An 1808, tỉnh Gia Định 1836-1859, Thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn… với các tranh ảnh minh họa

4. Sắp xếp tài liệu

4.1 Sắp xếp theo thời gian

Đối với thư mục địa chí chuyên đề lịch sử

4.2 Sắp xếp theo thứ tự chữ cái

Thư mục địa chí cỡ nhỏ khoảng 20-30 tài liệu

4.3 Sắp xếp theo chủ đề

Thư mục chuyên đề

4.4 Sắp xếp tài liệu theo khung phân loại địa chí

Thư mục địa chí tổng quát và thư mục địa chí chuyên đề

Tài liệu trong thư mục được sắp xếp theo khung phân loại địa chí

5. Xây dựng các bảng tra phụ trợ

- Giúp bạn đọc nhanh chóng tiếp cận được tài liệu mình cần và nâng cao hiệu quả sử dụng của thư mục.

- Bảng tra địa lý thể hiện các tiêu đề địa lý khác nhau được đề cập trong nội dung tài liệu

- Bảng tra địa danh là bảng tra tên gọi các địa phương trong tỉnh hiện nay và tên gọi các địa phương đó có thay đổi trong quá khứ của tỉnh.

- Bảng tra nhân vật thường áp dụng cho thư mục địa chí tổng quát nhằm tập hợp những tài liệu của từng nhân vật và của người khác viết về nhân vật.

6. Biên tập, xuất bản thư mục địa chí

- Xem lại thư mục, sửa chữa sai sót, hiệu đính tất cả các lỗi chính tả, lỗi biên mục (nếu biên mục trên phần mềm thư viện)

- Viết lời nói đầu. Nội dung:

- Vài nét về địa phương

- Tên đề tài thư mục

- Ý nghĩa của thư mục và mục đích sử dụng

- Nguyên tắc lựa chọn tài liệu,

- Sử dụng phương pháp dẫn giải, chú giải nào

- Cách sắp xếp tài liệu

- Các bảng tra bổ trợ

- Hướng dẫn sử dụng thư mục

- Làm mục lục

- Xuất bản thư mục

  4. NHỮNG YÊU CẦU TRA CỨU TL ĐỊA CHÍ THƯỜNG GAWPJTRONG CÔNG TÁC PHỤC VỤ TRA CỨU ĐỊA CHÍ

  Địa giới, địa danh.

  Sự kiện lịch sử.  sự kiện ở địa phương.

  Tài nguyên, thiên nhiên, sinh thái của địa phương, kiến tạo địa chất, khí hậu, thời tiết…

  Nghề thủ công cổ truyền của địa phương, các làng nghề truyền thống

  Cây đặc sản, giống gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế cao ở địa phương.

  Các di tích thắng cảnh có giá trị nghệ thuật, kiến trúc, du lịch

  Lễ hội của địa phương, của dân tộc thiểu số ở tỉnh. Âm nhạc, múa hát dân gian.

  Hoạt động, lịch sử hình thành và những thành tựu của một công ty, đơn vị kinh tế hay cơ quan nào đó ở địa phương

  Một sản phẩm nào đó của địa phương

  Nhân vật lịch sử hay anh hùng lao động, những gương điển hình ở địa phương

  …

CÂU 5: CÁC HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN GIỚI THIỆU TLDC THƯỜNG ĐƯỢC TỔ CHỨC TRONG THƯ VIỆN

1.      Trưng bày triển lãm

  Trưng bày triển lãm sách báo địa phương là một hình thức tuyên truyền khá hấp dẫn, thu hút sự chú ý của độc giả bởi vì họ có thể nhìn thấy trực tiếp TLĐC và đôi khi họ có thể cầm tài liệu xem lướt mục lục, tranh ảnh, bản đồ, lời giới thiệu…tạo điều kiện thuận lợi bước đầu trong việc lựa chọn tài liệu của họ

  Hình thức:

¡  Sách, báo, tạp chí, bản đồ địa chí,

¡  Panô, áp phích giới thiệu TLĐC

  Địa điểm: thư viện, hoặc những nơi có thể thu hút đông người tùy theo các sự kiện (VD: đường sách, hội chợ sách…)

  Đề tài: căn cứ vào nhiệm vụ, mục đích công tác của thư viện trong từng thời gian cụ thể (các sự kiện lịch sử, sự kiện văn hoá, chính trị xã hội, kinh tế, giáo dục… của địa phương), các sách địa chí mới xuất bản hoặc những sách địa chí có giá trị mới được phát hiện bổ sung vào thư viện.

  Thời gian: Tùy theo điều kiện cụ thể của từng thư viện và nhu cầu của bạn đọc (hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng)

  Nội dung:

¡  TLĐC mới có thể triển lãm theo chuyên đề hoặc tổng hợp các vấn đề về địa phương (VD: kinh tế tỉnh trong thời gian gần đây, những di tích lịch sử của địa phương, danh nhân lịch sử của tỉnh, các sự kiện lịch sử nổi bật tại địa phương…).

¡  Các sự kiện, các lễ hội thì triển lãm theo chủ đề của các sự kiện đó (ngày lễ của dân tộc, ngày kỷ niệm đáng ghi nhớ của địa phương, nhân dịp triển khai thực hiện các chỉ thị nghị quyết của trung ương hay địa phương…)

¡  Những thành tựu trong kinh tế, kinh doanh dịch vụ, chính trị văn hóa xã hội, khoa học kỹ thuật, ngoại giao … của địa phương

¡  Các sự kiện tôn vinh các ngành nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ của địa phương

¡  Các bài viết giới thiệu các doanh nghiệp thành công ở địa phương

¡  Các TL giới thiệu phong tục tập quán của địa phương

  Đề tài của các cuộc triển lãm chuyên đề có thể là:

¡  Kinh tế quốc dân của tỉnh

¡  Công nghiệp của tỉnh

¡  Nông nghiệp của tinh

¡  Những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả của tỉnh

¡  Những ngành kinh tế được đầu tư phát triển

¡  Phong tục tập quán của các địa phương trong tỉnh

¡  Xây dựng văn hóa của tỉnh

Để trưng bày triển lãm có hiệu quả, thư viện tỉnh cần căn cứ vào đặc thù của mình. Nếu có điều kiện, thư viện tỉnh cần liên kết với một số thư viện trong và ngoài tỉnh để trưng bày triển lãm TLĐC

2. Điểm sách báo về địa phương

  Điểm sách là hình thức tuyên truyền miệng hoặc viết nhằm thông báo, giới thiệu khái quát cho người đọc về một số sách địa chí nhất định.

  Sách được chọn đưa vào chương trình điểm sách có thể là sách có giá trị mới xuất bản và sách đã được xuất bản lâu nhưng có giá trị và mới phát hiện.

  Mỗi lần điểm sách có thể điểm từng cuốn hoặc một số cuốn.

  Có thể điểm sách, TLĐC nhân dịp sách, báo, TLĐC mới được bổ sung vào thư viện nhằm giúp cho bạn đọc có thể nhanh chóng chọn được những TLĐC mới thích hợp.

  Việc điểm sách, báo, TLĐC mới được bổ sung cần phải tiến hành thường xuyên và có định kỳ ở các thư viện. Ngoài điểm sách, báo, TLĐC cho bạn đọc, thư viện có điều kiện cũng nên điểm sách địa chí nội bộ để cán bộ thư viện có thể nắm bắt được số TL viết về địa phương mới bổ sung gồm những loại nào.

  Điểm sách cũng có thể tiến hành khi có các cuộc tham quan kho địa chí của thư viện.

  Khi lựa chọn TLĐC để điểm cần phải chú ý đến nhu cầu hứng thú cũng như trình độ của người đọc, đối tượng nhắm đến để điểm sách là ai.

  VD: Đối với cán bộ chuyên môn về kinh tế địa phương thì phải chọn đến TL có giá trị công tác thực tế của họ. Còn đối với cán bộ tuyên truyền thì cần điểm những TL kinh tế mang tính chất thống kê, tổng kết, các số liệu cụ thể mà địa phương đạt được trong kinh tế…

  Đối với từng loại sách báo về địa phương thì cần có cách điểm khác nhau, VD như TL về văn học địa phương thì cần phải nói rõ chủ đề tư tưởng, giá trị tác phẩm, tác phẩm viết về vùng nào ở địa phương. Còn tài liệu KHKT của địa phương thì cần giới thiệu vài nét về tác giả, những vấn đề chính mà tác giả viết trong sách, khả năng ứng dụng ở địa phương…

  Diễn giả điểm sách thường là cán bộ thư viện. Các thư viện có thể điểm sách qua các buổi nói chuyện với độc giả hoặc có thể điểm thông qua phát thanh và truyền hình địa phương.

3. Giới thiệu sách báo về địa phương

  Phản ánh những hoạt động địa phương.

  Giới thiệu sách báo địa chí cũng như giới thiệu các loại sách báo khác, nghĩa là người nói trình bày với bạn đọc về sự đánh giá của mình, quan điểm của mình về các mặt của tài liệu giới thiệu: chủ đề tư tưởng (đối với sách văn học về địa phương) hoặc những vấn đề chính của tài liệu (đối với tài liệu khoa học kỹ thuật) và những giá trị, hạn chế của tài liệu. Ngoài ra giới thiệu tài liệu địa chí còn phải gợi lên trong lòng người đọc những suy nghĩ trước những vấn đề mà tài liệu viết về quê hương.

  So với điểm sách, giới thiệu sách địa chí nặng về bình phẩm nội dung hơn.

  Diễn giả phải là những người có trình độ cao, có uy tín ở địa phương hoặc trung ương như: các nhà văn, nhà nghiên cứu lý luận, nhà khoa học, nhà giáo có uy tín ở cơquan Trung ương hoặc địa phương, đôi khi có thể là cán bộ thư viện.

  Địa điểm giới thiệu sách báo địa chí do thư viện chọn, có thể ở các nơi trong tỉnh như:

  Tại thư viện tỉnh, thị xã.

  Thư viện quận huyện.

  Thư viện các Viện.

  Các câu lạc bộ

  Các trường đại học và trung học chuyên nghiệp.

  Các đơn vị sản xuất, đơn vị quân đội

  Các nông trường…

  Ngoài những buổi tổ chức nói chuyện, giới thiệu TLĐC trực tiếp với độc giả, thư viện cần lưu ý tuyên truyền giới thiệu TLĐC thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài, tivi…

4. Thi tìm hiểu về địa phương

  Mục đích nâng cao trình độ nhận thức về địa phương và nhu cầu đọc sách báo về địa phương cũng sẽ tăng lên.

  Chủ đề có thể là:

¡  Tìm hiểu về những nhân vật lịch sử, nhân vật điển hình của tỉnh nhà

¡  Những nghề truyền thống của địa phương và sự phát triển của nó

¡  Thành tựu kinh tế công nông lâm ngư nghiệp của tỉnh trong những năm qua

¡  Những cây đặc sản của địa phương

¡  Những dự án đầu tư của tỉnh

¡  Những doanh nghiệp địa phương

¡  Nguồn tài nguyên chủ yếu của tỉnh

  Hình thức thi: thi viết hoặc thuyết trình.

  Có thể nói đây là một trong những hình thức tuyên truyền giới thiệu TLĐC hiệu quả tới quần chúng nhân dân địa phương nhằm làm cho họ hiểu rõ thế mạnh của địa phương và những hạn chế cần khắc phục để xây dựng địa phương vững mạnh.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: #3123466