Bài viết số 1

“Tình thương là hạnh phúc của con người”

MB:

Trong cuộc đời nếu không có tình thương thì cuộc sống chỉ là 1 mầu xám ngắt. Tình thương sẽ làm cho cuộc sống tràn ngập tiếng cười, niềm vui và hạnh phúc. vì vậy có ý kiến cho rằng:"tình thương là hạnh phúc của con người"

TB:

1:giải thích

- Tình thương: thuộc phạm trù tình cảm, nó thể hiện những nét đẹp của tìn người: sự trong sáng, nhân hậu, vị tha

Tình thương có thể được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau, đó là tình cảm gia đìn, tình cảm bạn bè, tình yêu lứa đôi. Cao hơn là cảm của con người giành cho con người nói chung.

- Hạnh phúc; là cảm nhận của con người về niềm vui, sự thanh thản trong cuộc đời. Mỗi 1 ng sẽ có những quan điểm # nhau về hp. Mỗi 1 hoàn cảnh thì hp cũng đc biểu hiện # nhau. Với những ng đi trên biển thì hp là việc họ đc nhìn thấy bờ, với những ng bộ hành trên sa mạc thì hp la có đc những giọt nước trong trẻo, mát lành, hp vớ em bé tật nguyền là nhìn thấy ánh sáng, hp đối với ng nghèo la hp có đc cuộc sống no đủ hơn.

Như vậy hp là những trạng thái hân hoan, sung sướng khi đạt đc ý nguyện, hp có ngay trong cuộc sống (cs) của mỗi chúng ta (c.ta), bản thân mỗi c.ta đều có thể làm ra hp, con ng sẽ cản thấy hp khi làm đc 1 điều gì đó có ích cho ng khác. Đó cũng la hp của 1 ng đc cho đi và tất nhiên đó cũng là hp khi c.ta nhận lại 1 tấm lòng, 1 sự quan tâm, chia sẻ.

2: Phân tích, chứng minh:

* Tại sao tình thương (t.thg) la hp của con ng?

- T.thg k chỉ thuộc về cảm xúc mà quan trọng là những biểu hiên của nó trong cs. Đó là những tình cảm (t.c) bình dị, gần gũi hàng ngày, sự chăm sóc, sẻ chia, đồng cảm, ta có thể cảm nhận đc niềm vui từ những việc làm xuất phát từ tình thương. Giúp 1 ng bạn trong lớp có hoàn cảnh khó khăn ta bỗng cảm thấy tâm hồn thanh thản, dắt 1 em nhỏ tật nguyền qua đường ta như thấy mình trưởng thành hơn, sẻ chia với những tam sự của ng # ta bỗng cảm thấy mình đồng cảm. 

Đó là những biểu hiện cụ thể của tình yêu thương.

T.thg là 1 tc đẹp, tự nhiên, trong sáng, nó luôn đc con ng hướng tới, nó mang tính nhân bản sâu sắc.

- T.thg la hp của con ng bởi nhờ có t.thg con ng có thêm nghị lực để vượt qua khó khăn, thêm mục đích sống, t.thg là bờ vai để con ng có thể nương tựa, là chỗ dựa cho mỗi làn vấp ngã, là sự động viên khích lệ để đi lên. Mọi hành đong tốt đẹp mà con ng giành cho nhau đều bắt nguồn, đều xuất phát từ t.tg. Khi đc 1 ai đó trao cho những tc yêu thương (y.thg),con ng luôn tìm cách đáp đền xứng đáng. Cha mẹ giành cho con cái những tc y.th, chúng sẽ lớn lên với 1 tâm hồn trong sáng, với 1 ý chí, 1 quyết tâm báo hiếu đẻ mẹ cha vui lòng. Bạn bè giành tình thương cho nhau đẻ cùng tương thân tương ái, con ng giành tình thương cho nhau cuộc sống sẽ bớt đi sự hận thù.

- Dẫn chứng trong văn học

+"Chí Phèo" của Nam Cao

+.... (cái này tự lấy trong mấy tác phẩm đã học, hay mấy tác phẩm bản thân biết ^^)

Nếu k có tình thương thì cs sẽ ra sao?

nếu k có t.thg thì cs chỉ là sự cô độc, cô đơn, mỗi ng sẽ chỉ là 1 ốc đảo bình yên hoàn toàn tách biệt với Thế giới bên ngoài. Nếu k có t.thg cs chỉ có buồn đau với nước mắt bởi "Nơi lạnh lẽo nhất k phải Bắc cực mà là nơi thiếu tình ng"

Cho đi 1 t.thg ta sẽ nhận lại 1 hp xứng đáng, đc y.thg đó là hp, nhưng y.thg ng # là 1 hp lớn lao hơn.

3: Bình luận

Tình thương là hp của con ng, đó là truyền thống đạo lí tốt đẹp của con ng, của dân tộc Việt Nam. 1 dân tộc luôn sống với triết lí " thg ng như thể thg thân", dân tộc ấy luôn coi trọng sự nhân ái giữa con ng với con ng, sự hoà hiều giưa dt với dt

T.thg và hp luôn đi liền với nhau, nó có ý nghĩa trong mỗi thời đại, tinh thg yêu luôn mang lại hp, giúp con ng có thể vượt qua mỗi khó khăn trong cs. Chính bởi vậy hãy biết trân trọng những tc tốt đẹp mà mình đang có và san sẻ cho mọi ng, bởi hp là "khi ta tặng hoa cho ai đó thì bản thân ta cũng có mùi hương phảng phất"

KB

Trước hết phải khẳng định tình yêu thương la 1 sức mạnh vĩ đại, nó sẽ luôn là niêm hp quí giá cho mỗi con ng. Bạn hãy cho đi 1 t.thg, bạn sẽ nhận lại 1 tấm lòng, đó chính là hp. Cuộc sống sẽ trở nên đẹp biết bao khi con ng sống với nhau bằng tấm lòng.

P/s: tuy lấy trên mạng nhưng theo mình nên thêm phần liên hệ bản thân, với phần lấy dẫn chứng từ thực tế cuộc sống (còn cái phần dẫn chứng trong văn học ko nên chú trọng lắm vì đây là văn nghị luận xã hội mờ ^^)

“Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.

Ý kiến của M.Xi-xê-rông (nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về 

việc tu dưỡng và học tập của bản thân. 

Danh ngôn có câu:

“ Ý nghĩa là nụ hoa

Lời nói là bông hoa

Việc làm là quả ngọt”.

Thật đúng như vậy, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa như thế nào là tùy thuộc vào cáchthể hiện của mỗi con người. Một quan niệm có nội dung tương tự: “ Mọi phẩm chất của đức hạnhlà ở trong hành động”.Vậy “đức hạnh” là gì? Và tại sao hành động lại là nơi chứa đựng mọi phẩmchất của đức hạnh?Trước hết cần phải hiểu “ đức hạnh” là những đức tính tốt đẹp của con người. “Phẩm chất”có thể hiểu nôm na là những tính cách, tính chất bên trong của con người. Nó có ý nghĩa tráingược hoàn toàn với “hành động”, là những cử chỉ việc làm bên ngoài. Như vậy, ta có thể hiểucâu nói trên như là một lời nhân xét, một kinh nghiệm của M. Xi-xê-rông: những đức tính tốt đẹpcủa con người đều được thể hiện qua hành động. Nếu những cử chỉ và hành động của bạn là đúng,điều đó đồng nghĩa với việc bạn là người có nhân cách tốt, có đức hạnh. Ngược lại, nếu bạn cónhững cử chỉ, hành động không đẹp, thì có thể lắm bạn là một người chưa hoàn thiện về nhâncách, bạn còn cái lối sông ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình.Nhiều người đã tự hỏi làm thế nào để có thể làm được như câu nói trên. Thật ra câu trả lờirất đơn giản. Bạn không cần phải làm những việc lớn lao hay hy sinh những thứ quí giá của mìnhthì mới gọi là nhưng cử chỉ, hành động đẹp. Mỗi buổi sáng đi học, bạn không sợ trễ học mà dắtmột cụ già qua đường. Mỗi tháng, bạn gom góp báo cũ đem bán để ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”.Ở nhà, bạn quan tâm, giúp đỡ và chăm sóc cho những người thân của mình. Khi đến trường, bạncố gắng học tập và cư xử lễ phép với thầy cô, quan tâm đến bạn bè. Tất cả những điều đó thể hiệnbạn là một người có những đức tính tốt và cao đẹp.Tuy nhiên, bên cạnh những mặt phải còn có những mặt trái của vấn đề. Đôi lúc, những hành động,cử chỉ đẹp lại không chứa đựng những đức tính tốt đẹp. Có những người làm những điều đó vìnhững mục đích không tốt, để qua mặt người khác. Lại cũng có những người không hề có nhữngđức tính tốt đẹp, nhưng họ giả vờ có những cử chỉ hành động cao đẹp để chiếm lấy trái tim củangười khác. Những việc làm của họ không nói lên họ là những người có đức tính tốt mà ngược lạihọ còn làm cho người khác cảm thấy khinh bỉ và ghê tởm. Những con người đó rất đáng bị phêphán vì nếu cứ để họ tồn tại như vậy sẽ gây nên những tổn hại không đáng có cho người khác vàcho xã hội.Tóm lại, mỗi học sinh chúng ta phải cố gắng rèn luyện đạo đức và trau dồi kiến thức. Hãynhìn mọi người bằng con mắt yêu thương, trìu mến. Bạn sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn và muốnhành động, cư xử đẹp hơn. Qua đó, bạn sẽ cảm nhận được những đức tính tốt đẹp của mình.

Bài làm 2 

Những phẩm chất cao quí trong tâm hồn con người luôn là một mục tiêu mà chúng ta vươntới. Đó chính là đức hạnh. Những phẩm chất đó tô điểm cho tâm hồn chúng ta, làm chúng ta luônhoàn thiện bản thân mình. Muốn thế, chúng ta phải thể hiện qua hành động, qua hành vi cử chỉhằng ngày của chúng ta. Và vì vậy,”mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.Đức hạnh là gì? Đức hạnh là những gì cao quí nhất, trongsáng nhất trong tâm hồn của mỗicon người chúng ta. Hành động là gì? Hành động là những gì biểu hiện ra bên ngoài, qua đó thểhiện những tính cách của mỗi người. Những phẩm chất và hành động của con người là khác nhau,tạo nên sự khác biệt trong tính cách của mỗi thành phần trong xã hội.Vậy chúng ta phải làm gì để cóđược những phẩm chất cao quí và trong sáng mà chúng tagọi là đức hạnh? Thật ra, đức hạnh là một điều không khó để vươn tới. Nó không quá cao siêu, chỉlà những gì nhỏ nhất đủ để đánh giá một con người. Giúpmột bà cụ qua đường, tìm mẹ cho mộtem nhỏ bị lạc, hay đơn giản chỉ là một nụ cười khi ta gặp môt người quen ngoài đường, tất cả đãgóp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người chúng ta. Như thế, cuộc sống sẽdễ dàng hơn với mọi người, làm cho quan hệ giữa người với người càng trở nên tươi đẹp và gópphần biến xã hội chúng ta thành một nơi “tốt hơn cho bạn và cho tôi”.Đức hạnh chỉ đơn giản, không cầu kì, phức tạp để đạt được. Nhưng chúng ta không nênquá đơn giản nó đi. Đừng chỉ nghĩ mà không làm rồi sau đó ru ngủ bản thân rằng: “những gì mìnhlàm đã là tốt nhất”. Nghĩ phải đi đôi với hành động, và những phẩm chất đó cũng cần hành độngđể thể hiện chúng ta. Bây giờ, mở lòng mình ra với thế giới bên ngoài, nhìn xung quanh và hãybắt đầu hành động. Không khó để xây dựng đức hạnh trong mỗi con người chúng taBây giờ, chúng ta là thanh niên, là thế hệ tương lai và kế cận của xã hội sau này. Hãy xâydựng một hình ảnh, một tính cách bằng những hành động của chúng ta, bắt đầu bằng những hànhvi nhỏ nhất, để xã hội ngày càng tươi đẹp và tốt hơn. “Cho bạn và cho tôi, cho tất cả mọi người.”.Và hãy nhớ rằng, “mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”.

Hãy phát biểu ý kiến của mình về mục đích học tập do UNESCO đề xướng:"Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình"

Trong thời đại khoa học tiên tiến như hiện nay, giáo dục đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Học tập là vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Vậy học hỏi để làm gì? Trả lời cho câu hỏi này

UNESCO đã đề xướng mục đích học tập:" Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự

khẳng định mình ".

Mục đích học tập mà UNESCO đề ra không chỉ phù hợp với thời đại mà còn là mục đích

rất nhân văn. Mục đích học tập phải đáp ứng 2 ycầu: tiếp thu kiên thức và yêu cầu thực hành, vận

dụng kiến thức, từng bước hoàn thiện nhân cách. Trước hết :" học để biết". Bài học đầu tiên của

mỗi học sinh là học chữ cái, con sô rồi cách viết, cách đọc. Chính từ nền tảng cơ bản nhất ấy đã

dần hình thành nên 1 hệ thống kiến thức toàn diện ở mức phổ thông. Học ở đây là quá trình tiếp

nhận kiến thức do người khác truyền lại và tự mình làm giàu vốn kiên thức cho mình. Qua việc

học, chúng ta biết được những quy luật vận động của tự nhiên, những quy tắc chuẩn mực của xã

hội, cách sống và hiểu hơn về giá trị cuộc sống. Thu nhận kiến thức có thể nói là mục đích học tập

cơ bản nhất. Học tập trau dồi trí thức cho con người và làm cho trí tuệ con người sáng rạng ra.

Tuy nhiên, ông cha ta quan niệm: "Trăm hay không băng tay quen". Nếu như chỉ chăm học

lí thuyết mà không chịu thực hành thì khi làm việc không tránh khỏi những khó khăn, thậm chí là

thất bại. Một ví dụ dễ thấy rằng: trong cuộc sông của chúng ta, không ít ngừoi hiểu rộng biết

nhiều nhưng khả năng thực hành lại rất kém. Ngược lại, tại sao những người nông dân "chân lấm

tay bùn" suốt ngày "bắn mặt cho đất, bán lưng cho trời" không được học hành, đào tạo qua trường

lớp nào mà tay nghề lại tài giỏi,xuất sắc như vậy? Đó là khả năng quan sát, đúc rút kinh nghiệm

trong lao động của họ. Những người hay nói mà không hay làm là những người vô dụng. Đó là

những con người chỉ biết trang trí bản thân chứ ko biết rèn luyện bản thân.

Như vậy "học" thôi chưa đủ mà còn phải "đi đôi với hành" nữa. Tất nhiên, chúng ta ko nên

nghiêng phiến diện 1 phía: "học" quan trọng hơn hay "hành" quan trọng hơn mà cân biết điều hòa

kết hợp giữa 2 yếu tố trên. Trong xã hội ngày nay, tri thức là tiền dề quan trọng. Để hoàn thành

được công việc có kĩ thuật cao cần phải nắm vững lí thuyết để vận dụng cho phù hợp. Công nghệ

hiện đại khác nhiều với việc cày cấy, luân phiên mùa vụ của nông dân trên đồng ruộng. Lí thuyết

gắn với thực hành sẽ tạo ra năng suất công việc cao hơn. Qua đây, ta thấy được tác động 2 chiều

giữa "học" và "hành", "biết" và "làm", chúng bổ sung, tương tác với nhau, là 2 mặt của 1 quá

trình. Bên cạnh việc đề cao giữa thu nhận kiến thức và thực hành, UNESCO đã chỉ ra:" học để

chung sống, học để tự khẳng định mình". Đây chính là mục đính học tập rất nhân văn. Học tập

giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh, làm cho những trạng thái tâm hồn ta trở nên linh hoạt

hơn, đa dạng phong phú hơn. Ta đã biết mỉm cười trước niềm vui của người khác, biết đau trước

những nỗi đau của con người, biết giúp đỡ, chia sẻ, cảm thông và tìm được chính mình. Tri thức

tự nó đã là sức mạnh giúp cho con người rộng lượng hơn, vị tha hơn và tự tin hơn trong cuộc

sống.

Ngày nay, cuộc sống hiện đại đã tác động đến suy nghĩ con người. 1 bộ phận học sinh, sinh

viên thời nay đã không xác định đúng đắn mục đích học tập của mình. Họ miệt mài trong học tập

như cái máy, coi việc học như nghĩa vụ, trách nhiệm không thể chối bỏ, đối với cha mẹ, thầy cô.

Họ học cho bằng cấp, cho sự nghiệp công danh mà họ trở nên thực dụng trong việc học và quên đi

lợi ích của việc học, thiết nghĩ: nếu như cả xã hội này coi học tập chỉ là nghĩa vụ bắt buộc và chỉ

dừng lại ở mức độ biết thì mỗi cá nhân sẽ không phát huy được tài năng, cá tính sáng tạo của bản

thân và vô tình kìm hãm sự phát triển xã hội. Vì vậy việc xác định mục đích học tập là rất quan

trọng.

Mục đích học tập mà UNESCO đề xướng rất đúng đắn, nhân văn. Qua đó ta định huớng

học tập dẽ dàng hơn, việc học trở nên hiệu quả và hữu ích hơn. Tri thức như 1 cái thang dài vô

tận, bước qua 1 bậc thang ta có thêm hành trang để tự tin bước lên bậc kế tiếp. Học vấn làm đẹp

con người!

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: