Báo Cáo Tài Chính Phần 2 : Nguồn vốn và việc sử dụng các nguồn vốn
Hầu hết các khoản vốn được lấy từ các nguồn như lợi nhuận, khấu hao, vốn góp và nợ dài hạn, công ty chủ yếu sử dụng các nguồn vốn này vào việc tăng các khoản phải thu, tích luỹ thêm chứng khoán có thể chuyển thành tiền và tài sản cố định. Việc xác định vốn lấy từ đâu và chi vào đâu là hữu ích bởi vì nó giúp các nhà quản lý tài chính tìm ra các cách thức tốt nhất để tạo ra và sử dụng các khoản vốn đó.
Để tính toán nguồn vốn và sử dụng các khoản vốn, chúng ta áp dụng các quy tắc đơn giản dưới đây:
Nguồn tiền mặt của công ty phát sinh khi:
1. Công ty giảm tài sản nếu so sánh hai thời kỳ liên tiếp. 2. Công ty tăng trách nhiệm tài chính nếu so sánh hai thời kỳ liên tiếp. 3. Các chi phí khấu hao được liệt kê trong báo cáo thu nhập của năm gần nhất. 4. Công ty bán cổ phiếu. 5. Công ty có mức thu nhập ròng từ kỳ trước đó.
Sử dụng các khoản vốn diễn ra khi:
1. Công ty tăng tài sản nếu so sánh hai thời kỳ liên tiếp. 2. Công ty thực hiện trả nợ giảm các nghĩa vụ tài chính. 3. Công ty phát sinh thua lỗ trong thời kỳ trước đó. 4. Công ty chi trả cổ tức tiền mặt. 5. Công ty mua lại hoặc thu hồi cổ phiếu.
Sử dụng các hướng dẫn này, bạn có thể tiến hành xác định các nguồn vốn và việc sử dụng các khoản vốn trong giai đoạn từ 1989 đến 1990 từ các số liệu trong bản cân đối kế toán và báo cáo thu nhập đối với một công ty có tên là Công ty XYZ.
Công việc này đã được thực hiện trong Bảng 3, bạn có thể thấy mức hàng trong kho giảm xuống phản ánh sự phát sinh một nguồn tiền. Chứng khoán có thể bán ngay, các khoản phải thu, hàng dự trữ và tổng tài sản cố định thể hiện việc sử dụng vốn. Việc giảm các chứng từ phải thanh toán cũng phản ánh việc sử dụng vốn trong khi các phần còn lại trong cơ cấu nợ ngắn hạn tăng lên phản ánh nguồn vốn vay tăng lên. Cổ phiếu thường và phần thặng dư vốn góp lớn cũng làm tăng thêm các nguồn vốn. Lợi nhuận sau thuế và khấu hao được coi là các nguồn vốn, trong khi việc chi trả cổ tức được coi là sử dụng tiền mặt.
Bảng 3. Tính toán các nguồn vốn và việc sử dụng các khoản vốn trên cơ sở các bộ phận cấu thành có chọn lọc trong bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính của Công ty XYZ 1989-1990
ĐVT: USD1.000
1989
1990
Nguồn
Sử dụng Tài sản có:- Tiền mặt 450 530
80 - Chứng khoán khả mại 80 110
30 - Các khoản phải thu 1.500 1.650
150 - Hàng trong kho 1.400 1.390
10
Tổng tài sản cố định- Tài sản cố định ròng 4.170 4.570
400 Trừ khấu hao tích luỹ 1.000 1.345
Tổng tài sản 6.600 6.905
Nghĩa vụ nợ và vốn góp- Các khoản phải trả 550 650
100
- Giấy nhận nợ 150 130
20 - Nợ ngắn hạn khác 100 150
50
- Nợ dài hạn 1.700 1.760
60
- Cổ phiếu thường 1.500 1.505
5
- Vốn góp 1.600 1.610
10
- Thu nhập giữ lại 1.000 1.100
*
* Tổng nợ và vốn cổ phần 6.600 6.905
Các bộ phận của báo cáo TN- Lợi nhuận ròng sau thuế
300
- Khấu hao
245
- Cổ tức
100 Tổng nguồn vốn
780
Tổng sử dụng
780
* Mức biến động trong thu nhập giữ lại không được coi là nguồn hay sử dụng vốn.
Việc phân tích các nguồn vốn và việc sử dụng vốn có thể giúp các nhà quản lý tài chính xác định xem liệu việc công ty huy động và phân phối các khoản vốn có rơi vào tình trạng mất cân bằng hay không. Hoạt động này cho phép công ty biết nên dựa vào các nguồn vốn nội bộ hay huy động các nguồn vốn bên ngoài để tài trợ việc kinh doanh của mình. Xem Bảng 3 người ta có thể thấy tầm quan trọng của mỗi khoản mục thể hiện nguồn hay việc sử dụng các khoản vốn trong bảng cân đối kế toán và báo cáo tài chính. Hơn nữa, việc sử dụng vốn luôn luôn phải cân bằng với việc tạo nguồn vốn. Quan điểm này giúp người ta phân tích các báo cáo tài chính một cách rõ ràng hơn và xác định được hiệu quả của cơ cấu vốn từ hai nguồn bên trong và bên ngoài. Bằng cách nghiên cứu các số liệu trong các báo cáo tài chính, các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định đúng đắn hơn trong việc huy động vốn với chi phí ít hơn, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro