Thiên Lý Giang Sơn Đồ
Phần I
(Câu hỏi: Bức tranh này là của ai? )
1. Tác Giả (Thùy)
Vương Hy Mạnh ( 1096 – 1119) Là học trò trong Hàn Lâm Họa Viện
Về sau ông trở thành một họa sĩ nổi bật thời nhà Tống trong lịch sử mỹ thuật Trung Hoa theo phong cách Sơn thủy họa (tranh phong cảnh), được Tống Huy Tông yêu mến và đánh giá rất cao vì tài năng thiên bẩm. Nhưng vào năm 23 tuổi, Vương Hy Mạnh không chịu được cảnh nhân dân lầm than, vua quan bỏ bê triều chính nên đã vẽ bức "Ngàn dặm người chết đói" dâng lên vua, nhằm lên án tình trạng đất nước đương thời khiến Vua tức giận, đốt tranh và ban chết cho Vương Hy Mạnh
Cả cuộc đời ông chỉ giữ lại được một tác phẩm duy nhất là "Thiên Lý Giang Sơn Đồ", được ông vẽ nên vào năm 18 tuổi
Dù chỉ để lại một bức tranh, Vương Hy Mạnh được coi là thiên tài hội họa trẻ tuổi nhất trong lịch sử Trung Quốc. Tác phẩm của ông là viên ngọc quý trong kho tàng mỹ thuật Á Đông.
(Câu hỏII
- bức tranh này được vẽ vào năm bao nhiêu?
- nó được vẽ bằng chất liệu gì?
- kích thước như thế nào? )
2. Khái quát tác phẩm (Hợp)
Sáng tác và khoảng năm 1113, thời Bắc Tống.
Chất liệu: Lụa, tranh thủy mặc kết hợp màu khoáng.
Kích thước: Dài khoảng 11,9 mét, cao 51,5 cm (cuộn tranh ngang).
"Thiên lý giang sơn đồ" miêu tả một bức tranh phong cảnh lý tưởng. Cảnh vật trong tranh không chỉ thể hiện vẻ đẹp thiên nhiên mà còn phản ánh triết lý về sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên.
Phần II:
(Câu hỏi: Vậy bức tranh này vẽ những gì bên trong?)
1. Nội dung chi tiết của bức tranh (Thùy)
Bức tranh mô tả cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ trải dài hàng nghìn dặm, với hình ảnh:
Núi non trùng điệp: Những dãy núi được vẽ bằng màu lam sẫm và xanh ngọc, tạo cảm giác uy nghi và sâu thẳm.
Sông hồ uốn lượn: Dòng sông chảy qua các thung lũng, phản chiếu ánh sáng và tạo nên sự sống động cho bức tranh.
Làng mạc và nhà cửa: Những ngôi nhà nhỏ bé nằm rải rác dưới chân núi, mái nhà màu đen, tường nhà điểm sắc vàng nâu.
Cầu cống và thuyền bè: Cây cầu bắc qua sông, thuyền bè di chuyển trên mặt nước, thể hiện hoạt động giao thương.
Hoạt động của con người: Người dân câu cá, chèo thuyền, vui chơi... tạo nên bức tranh sinh động về cuộc sống thường nhật.
(Câu hỏi:
- Vậy bức tranh này có giá trị nghệ thuật gì không?
- Cả về giá trị lịch sử nữa!)
2. Giá trị nghệ thuật (Hợp)
Có
Giá trị nghệ thuật của "Thiên lý giang sơn đồ" nằm ở bố cục hoành tráng, độc đáo, dẫn dắt người xem qua nhiều cảnh quan liên kết. Kỹ thuật vẽ điêu luyện với lối "mặc cốt" mềm mại và bảng màu xanh lục, xanh lam sống động tạo nên vẻ đẹp tráng lệ. Bức tranh còn thể hiện vẻ đẹp lý tưởng của thiên nhiên và có giá trị lịch sử, văn hóa to lớn như một quốc bảo, ảnh hưởng sâu rộng đến hội họa phong cảnh Trung Quốc.
3. Giá trị lịch sử (Thùy)
Là tác phẩm tiêu biểu của hội họa cung đình triều Tống, thể hiện kỹ thuật sơn thủy đỉnh cao của người xưa
Tranh mô tả non sông rộng lớn, thể hiện khát vọng về một đất nước thái bình, thịnh trị và vững bền. Như cách Vương Hy Mạnh năm 23 tuổi hy sinh thân mình để lên án tình trạng vua quan bỏ bê triều chính, nhân dân lầm than
Là công cụ thể hiện tư tưởng "thiên mệnh" của hoàng đế, gắn với lý tưởng trị quốc an dân.
Là quốc bảo Trung Hoa, ảnh hưởng mạnh đến mỹ thuật Đông Á, góp phần lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống.
(Câu hỏi:
- Thật đặc sắc! Tôi muốn biết thêm những tác phẩm khác được sáng tác cùng thời với "Thiên Lý Giang Sơn Đồ"!
- Có tác phẩm nào khác liên quan đến tác phẩm này không?)
4. Tác phẩm liên hệ (phần in nghiêng là của Hợp, in thường là của Thùy)
"TLGSĐ" được sáng tác cùng thời với các bức họa nổi tiếng khác như:
Tác phẩm "Ngũ Ngưu Đồ" của Hàn Hoảng
Tác phẩm "Thanh Minh Thượng Hà Đồ" của 5 họa sĩ là Trần Mai, Tôn Hỗ, Kim Côn, Đới Hồng và Trình Chí Đạo
"Thước Hoa Thu Sắc Đồ" của Triệu Mạnh Phủ
Đến nay tác phẩm "TLGSĐ" đã được nhiều người biết đến và đón nhận rộng rãi. Năm ngoái "TLGSĐ" đã được truyền thể thành phim thể loại kịch múa và đã được chiếu vào tháng 10 năm 2024.
Bằng ngôn ngữ kịch múa, phim tái hiện sống động vẻ đẹp hùng vĩ của bức tranh, từ màu sắc đến bố cục và chi tiết. Câu chuyện về quá trình sáng tạo của người họa sĩ trẻ và bối cảnh văn hóa, nghệ thuật thời Tống được gợi mở tinh tế qua động tác múa và âm nhạc.
"Chích Thử Thanh Lục" là cầu nối nghệ thuật giữa quá khứ và hiện tại, tôn vinh di sản văn hóa Trung Hoa một cách sáng tạo.
Phần III
(Lời của du khách: Ôi! Tác phẩm này thật thú vị! Đúng là một kiệt tác của người cổ xưa!"
1. Tổng kết điểm nổi bật (Hợp)
Đúng thế! “Thiên lý giang sơn đồ” là tác phẩm nổi bật với giá trị nội dung sâu sắc, thể hiện tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc và khát vọng thái bình. Về nghệ thuật, bức tranh có bố cục hài hòa, màu sắc tinh tế, hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ và giàu chất thơ. Tác phẩm vừa mang vẻ đẹp thẩm mỹ, vừa thể hiện tư tưởng lớn, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người xem.
2. Đánh giá chung về tác phẩm (Thùy)
"Thiên lý giang sơn đồ" là bức tranh thủy mặc nổi tiếng trong hội họa Trung Hoa, dùng mực đen và sắc xanh nhẹ để khắc họa núi sông hùng vĩ, bao la. Tác phẩm mang đậm tính biểu tượng, thể hiện góc nhìn thi vị, sâu sắc của truyền thống phương Đông.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro