Người Mang Thông Điệp

Nếu nói thiện tai thánh chỉ xuất hiện mỗi khi con người ta cần có một cơ hội, và phải là những người thực sự cần thì thiện tai thánh mới xuất hiện thì điều đó là đúng. Tuy nhiên, câu hỏi mà chúng ta quan tâm là liệu thiện tai thánh có làm gì để thay đổi tình thế, hay như giúp những người đó nhận ra chân lý hay thiện tai thánh chỉ phán xét và nói lý lẽ với họ không mà thôi? Câu hỏi này thực ra mà n

ói thì nó cũng tùy thuộc và từng người mà thiện tai thánh gặp. Như chúng ta biết, cái bản tính của con người có từ khi mới sinh ra, và nó đã ăn sâu vào tận sương tủy rồi thì một khi muốn ai đó thay đổi, họa chăng lời nói hay như hành động cũng như nhau mà thôi. Câu chuyện mà tôi sắp kể dưới đây sẽ không liền mạch rõ ràng, bởi vì nó xoáy quanh nhiều nhân vật đã từng có cơ hội gặp thiện tài thánh, và cũng có thể là những mảnh ghép của nhiều truyện trước mà tôi chưa kể hết cho các bạn nghe. Hi vọng rẳng câu chuyện này sẽ giúp cho bạn đọc có cái nhìn mới hơn, hay như thay đổi cái lối sống và tư tưởng suy nghĩ nếu như bạn thấy cần thiết.

Cuộc Gặp Gỡ 1: Nợ Máu Phải Trả Bằng Máu.

- Có khách bàn 3 kia Hoa ơi.

Ông Lương quản Lý gọi Hoa mang thực đơn ra cho khách. Hoa cầm quyển thực đơn tiến lại bàn và hỏi:

- Chào bác, thực đơn của bác đây. Bác có uống gì không ạ?

Người đàn ông độ tuổi trung niên này nói:

- Cô cho tôi một ly cà phê đen với một tách sữa ở ngoài nhé.

Hoa dạ vâng rồi chạy đi chuẩn bị ly cà phê và một tách sữa. Một lúc sau Hoa quay lại để đưa ly cà phê và tách sữa thì người đàn ông trung niên này cũng gọi món luôn. Vừa lúc Hoa chuẩn bị chạy đi đặt món thì người đàn ông này gọi Hoa lại và nói:

- Này cô.

Hoa quay lại tươi cười đáp:

- Dạ, bác cần gì không ạ?

Người đàn ông nói:

- Tôi có thói quen là cần người ngồi cùng để nói chuyện mỗi khi ăn, vậy cô có thể ngồi lại đây trò chuyện với tôi một lúc được không?

Hoa lưỡng lự một lúc rồi cô ta nói là phải ra hỏi ông chủ cái đã. Người đàn ông đồng ý, Hoa chạy ra hỏi ông Lương thử coi người đàn ông kia muốn mình ngồi hầu chuyện ông ý có được không. Ông Lương nhìn quanh quán thấy cũng vắng khách nền cũng chiều lòng để Hoa ngồi tiếp chuyện ông ý.

Sau khi đồ ăn đã mang lên hết, Hoa kéo ghế xuống ngồi cạnh ông ta. Người đàn ông này lấy thêm một đôi đũa và một cái bát ý bảo Hoa ăn cùng, nhưng Hoa kêu là đã ăn rồi, chỉ ngồi đây hầu chuyện ông ta thôi. Và một miếng cơm, người đàn ông hỏi Hoa:

- Cô và chồng cô dạo này thế nào rồi? vẫn khỏe cả chứ?

Hoa hơi giật mình vì nghe câu hỏi đó, hoa nhìn kĩ ông ta thì thấy người đàn ông này lạ lắm, chưa gặp bao giờ, vậy tại sao ông ta lại hỏi cả Tuấn và Hoa cơ chứ? Hoa đáp:

- Cháu có biết bác không? hai vợ chồng cháu vẫn khỏe ạ.

Người đàn ông vừa ăn vừa nói:

- Hai cô cậu không biết tôi, nhưng tôi biết khá rõ về hai người.

Càng nghe người đàn ông này nói, Hoa càng có cái cảm giác lo lắng, bất an trong lòng,. Người đàn ông này ăn hết bát cơm đầu tiên, ông ta kéo ly cà phê đen đá và tách sữa lại và bắt đầu nói:

- Thế cô Hoa qua bên này lâu rồi, đã bao giờ cảm thấy thư thái chưa?

Hoa nghe thấy người đàn ông này hỏi ngầm như thế thì cô bắt đầu thực sự lo sợ, mồ hôi bắt đầu lấm tấm trên trán Hoa. Hoa vẫn lặng im không trả lời, chỉ ngồi nhìn ông ta. Người đàn ông thấy Hoa im lặng thì quay qua nhìn cái vẻ mặt đang cố che giấu đi sự lo lắng của hoa vẫn vô cảm. Rồi ông ta lấy thìa ngoáy vô tách cà phê đen và nói:

- Phàm là con người trên đời, không có ai là quá ác độc, không có một ai là có tấm lòng đen đục như ly cà phê đá này cả.

Sau đó, ông ta kéo tách sữa về phía cạnh ly cà phê và nói:

- Bên cạnh đó, cũng không có ai trên đời là quá trong sạch, quá tốt đẹp, hay như có một tấm lòng trong trắng như tách sữa tươi này cả.

Thế rồi ông ta cầm tách sữa rót từ từ vào tách cà phê đen và nói:

- Con người trên cõi đời này tựa như một ly cà phê sữa đá vậy, không quá đen đục, cũng không quá trắng trong. Mà tấm lòng cua họ là một mầu nâu, có cả trắng lẫn đen. Con người ta chỉ có thể cố gắng che giấu một phần của họ, cũng như tôi bây giờ có thể chọn đổ nhiều sữa, hay ít sữa mà thôi. Điều đó cũng nói lên rằng cho dù có là người tốt đến cỡ nào đi nữa, thì sâu thẳm trong thâm tâm họ vẫn tồn tại một cái gì đó độc ác. Hay cũng như những kẻ tàn ác tận cùng, sâu thẳm trong thâm tâm họ cũng luôn tồn tại một cái gì đó tốt đẹp. Điều này luôn luôn xảy ra khi mà chúng ta chỉ là phàm phu tục tử. Cô hiểu chứ?

Nói rồi người đàn ông nhìn vào mặt Hoa, cô ta vẫn ngồi đó mặt vô cảm, như thể không hiểu cái triết lý đó. Người đàn ông làm một ngụm cà phê sữa, ông ta sới cơm và nói tiếp:

- Cũng như thằng Thái anh cô vậy, tuy nói là nó dám cả gan đốt nhà, giết ông nội cô, hay như là có mưu đồ hãm hiếp người em gái của mình, nhưng nó không phải là người xấu hoàn toàn. Nó đốt nhà hay như đổ đốn cũng là vì bố mẹ cô, bố mẹ cô quá nuông chiều nó, để rồi khi mà nó xa đà thì không những không biết đường cứu vớt nó lên lại còn làm cho nó xa chân sâu hơn nữa. Hay như việc nó giết ông nội cô, cô nghĩ là nó nhẫn tâm như vậy sao? Nếu quả thật nó ác độc như vậy, thì nó cần gì phải quay lại ở cái nhà đó cho cô đỡ tủi thân? Tại sao nó không dạt đi nơi khác để chánh phiền phức? Còn về việc nó tính hiếp dâm cô, tôi nói thẳng, chính rượu đã làm cho nó lu mờ ý trí, chứ nếu nó muốn cưỡng hiếp cô, thì nó đã làm từ lâu rồi!

Lời lẽ của người đàn ông này tựa như muôn ngàn lưỡi dao đâm và cắt vào trái tim Hoa. Toàn thân cô run bần bật, mồ hôi vã ra đầm đìa, cô bắt đầu trở nên hoang mang, không lẽ việc cô giết thằng Thái là sai? Người đàn ông vừa ăn cơm vừa tiếp lời:

- Cô cũng là người đáng trách lắm. Ngày trước, cô đã có cơ hội để tố cáo nó, ngăn chặn nó, nhưng không. Cô đã không làm vậy, cô không tố cáo nó vì cô sợ rằng mình sẽ không còn một người thân nào bên cạnh, hay cô muốn chứng tỏ mình là một con người hiền từ nhân đức, muốn mọi người nhìn vào cô để cảm phục và thương hại cô hơn? Dù sao thì cô cũng đã nếm đủ mùi đắng cay rồi, thêm một chút thì có làm sao đâu nào?

Hoa nghe mà người cô như chết dần đi, lệ cô bắt đầu tuôn rơi, Hoa nghiến răng nói trong nước mắt:

- Ông … ông …

Người đàn ông đặt bát cơm xuống, làm một ngụm cà phê sữa rồi nói:

- Thằng Thái họa chăng chỉ là cái ly cà phê đen được bỏ quá ít sữa mà thôi. Người mà phải trách không phải là nó, mà chính là người đã dung túng nó như bố mẹ cô, hay ngay cả cô đấy, cô Hoa ạ. Còn về tên thầy tà, hắn chủ ý cũng là muốn kiếm tiền, nhưng cần gì phải thủ tiêu hắn nhanh như thế chứ hả cô Hoa? Cô nói cho tôi nghe, cô đã suy nghĩ gì khi cầm dao đâm chết tên thầy tà đó? Vì theo tôi thấy, việc cô giết tên thầy tà tựa như giết một con gà vậy, chả lẽ cô không nhận ra hắn cũng là con người như cô sao?!
Hoa Lúc này thì như chết đứng người, cô khóc không còn ra tiếng được nữa. Người đàn ông quay lại nhìn thẳng vào đôi mắt Hoa và nói:

- Tôi chỉ tiếc rằng cô và người yêu cô đã chọn một con đường quá sai lầm mà thôi. Bây giờ tôi thiết nghĩ, dù sao thì cái kết cục mà hai người phải chịu cũng sẽ là chết, nhưng tôi có một cách sẽ khiến cho một trong hai vợ trồng cô được sống, và điều đương nhiên là người kia phải chết. Tôi tin là chồng cô sẽ chịu chết thế cho cô mà thôi, cô biết vì sao không? vì cậu ta sẽ không cam lòng dể đứa con chết chung với mẹ nó đâu.

Hoa nghe đến đây thì chịu không nổi nữa, cô đập bàn đứng dậy nói trong nước mắt:

- Ông câm mồm đi! Ông biết cái gì chứ? Nói cho tôi ông là ai? Là ai mà dám đến đây đặt điều này nọ chứ? Làm sao mà ông hiểu được tôi đã phải trải qua những cái gì?

Người đàn ông vẫn ngồi đó mặt vô cảm đáp:

- Tôi thấy cô thật đáng thương đó Hoa ạ, chả lẽ cô sống đến bây giờ, mà không hiểu được cái đạo lý “nợ máu phải trả bằng máu sao” ? Tôi có cách sẽ làm cho cô hoặc chồng cô ra đi một cách thanh thản. Nhưng đổi lại, nếu cô không làm theo lời tôi, thì cái kết cục là cả hai người sẽ phải chết trọng đau đớn và oán hận đó.

Hoa lúc này thì bịt tai lại, cô gào thét trong nước mắt:

- Ông đừng có nói nữa! Tôi không muốn nghe!!! Tôi không muốn nghe!!! Huhuhuhu…

Thấy ầm ỹ ở ngoài, Ông Lương cùng với một sô nhân viên khác chạy tới hỏi có chuyện gì, Hoa không nói, chỉ ôm mặt khóc rồi chạy vô trong bếp. Người đàn ông đứng lên nói vọng theo:

- Cô Hoa, cô nghe tôi nói đây, Ai cũng xứng đáng có được một cơ hội, nhưng chỉ có điều, liệu họ có đón nhận lấy cái cơ hội đó mà không thôi!

Ông Lương nói với người đàn ông kia:

- Mong ông đi khỏi đây cho, chúng tôi không muốn phục vụ ông nữa.

Người đàn ông này để tiền lại trên bàn, rồi ông ta lẳng lặng bước ra khỏi quán. Đi đến cửa thì ông ta ngoái đầu lại nhìn vô vào trong bếp rồi đi thẳng.

… Trước hôm Hoa gặp vong linh ông nội và âm binh …

Hoa ngồi lặng thinh trên dường, những kí ức ngày nào lại hiện về. Hoa nhớ lại những ngày tháng hạnh phúc khi mà gia đình cô còn khá giả, rồi thì cái hình ảnh đang đêm, cô bị mẹ mình lôi dậy chạy ra khỏi nhà. Hoa nhớ rất rõ, đó là một đêm đông, cô đứng đó cùng bố, mẹ và ông bà nội. Hoa đã nắm tay mẹ mình rất chạy khi nhìn cái ngôi nhà khang trang ngày nào cháy thành tro bụi. Rồi cô lại nhớ đến từng đám tang một, đầu tiên là bà nội, rồi thì bố, mẹ. Cô nhớ rằng mình đã khóc rất nhiều, khóc đến sưng cả mắt. Rồi Hoa nhớ tới cái ngày thằng Thái nó đâm ông nội, Hoa rùng mình sợ hãi khi nhớ lại cảnh tượng đó, thế rồi cô thầm nghĩ “ông ơi, cháu đã phải trả giá rồi… vong linh ông đang ở đâu thế, đã được tự do chưa?”. Rồi chợt một giọt nước mắt trên my Hoa tuôn rơi, cô run rẩy tấm thân khi nhớ đến cái đêm định mệnh, cái đêm đã thay đổi cuộc đời Hoa mãi mãi. Hoa nắm chặt hai tay lại khi nhớ lại lúc thằng Thái giở trò đồi bại với cô, thế rồi chợt tay hoa lắc nhẹ, chính là lúc Hoa nhớ lại mình đã đâm thằng Thái như thế nào. Rồi cả tên thầy tà, Hoa từ từ run rẩy đưa hai tay lên nhìn y như hôm đó, có lẽ đến tận ngày hôm nay, bản thân Hoa cũng không thể tin được rằng cô đã giết người không chớp mắt, nhưng với lí do gì chứ ?

Hoa lại vòng hai tay ra ôm lấy đầu gối, cô nhớ lại những lời nói trì triết của người đàn ông hôm nào, không lẽ ông ta nói đúng, suy cho cùng thì thằng Thái cũng không phải là xấu, mà tại vì bố mẹ, ông bà, tại vì cô mà nó mới như thế. Và ngay cả bản thân cô, cô cũng không hề đáng thương một tí nào, không đáng thương khi mà cô đã giết người không chớp mắt. Nước mắt Hoa bắt đầu rơi lã chã, cô bắt đầu khóc. Cô khóc không phải vì oán hận cái cuộc đời, khóc không vì những lời nói của người đàn ông kia, cô khóc khi nghĩ đến chồng mình, Tuấn. Sâu thẳm trong thâm tâm của Hoa, cô nghĩ rằng Tuấn mới là một người tốt, cậu ta đã hết lòng vì cô, chưa bao giờ bỏ rơi hay như rời xa cô cả. Và cho đến tận bây giờ đây, Tuấn tự nguyện chết thế cho cô, để cô và con được sống. Hoa đập mạnh hai tay xuống giường, cô nói trong nước mắt:

- Công lý!!! Công lý ở đâu cơ chứ?! Trên đời này làm gì có công lý!!!

Vừa lúc đó, chợt cánh cửa phòng giam của Hoa bật mở. Một viên quản giam bước vào mang một khay đồ ăn và nói:

- Công lý không phải lúc nào cũng hiện hữu, muốn có được công lý tự bản thân mình phải tìm lấy công lý, hay như tạo ra công lý cho người khác trước khi tự hỏi bản thân công lý ở đâu. Tôi nói thế cô hiểu chứ cô Hoa?

Hoa giật mình, sao cái giọng nói này nghe quen thế, không lẽ lại là người đàn ông đến quán ăn bên Thái Lan hôm nào. Hoa ngửng mặt lên nhìn, cô giật mình hoảng hốt khi mà người đó chính là người đàn ông đã lên lớp cô hôm nào ở quán ăn. Người đàn ông này đặt khay đồ ăn lên bàn và nói:

- Cơm của tối của cô đây, chúc cô ngon miệng nhé, vì đây sẽ là bữa ăn cuối cùng của đời cô đó.

Hoa giận dữ quát lớn:

- Ông nói lảm nhảm cái gì thế?! Ai cho phép ông vào đây?!

Người đàn ông này bộ mặt vẫn vô cảm như ngày nào, ông ta nói:

- Tôi có thể đến bất cứ nơi nào mà tôi muốn, không ai ngăn cản hay như ép buộc tôi được. Đáng lẽ là tôi sẽ không còn muốn gặp cô sau cái lần ở quán ăn nữa đâu khi mà cô đã không nghe lời tôi. Nhưng suy cho cùng, tôi biết được chuyện gì đag xảy ra với cô, nên tôi phá lệ một lần. Tôi vẫn hi vọng rằng cô có thể thanh thản để cùng con cô bước tiếp sáng thế giới bên kia.

Hoa càng nghe càng tức giận, cô đứng bật dậy quệt nước mắt, chỉ tay vô mặt người đàn ông này mà nói:

- Cái gì mà không nghe lời ông?! Tôi đã thú tội và chịu lãnh án rồi, hơn thế nữa, chồng tôi sẽ phải chết thay cho tôi! Ông còn muốn cái gì nữa? mà ông còn nói rằng ai cũng xứng đáng có được một cơ hội. Được, vậy tôi hỏi ông, cơ hội của tôi ở đâu?! Cơ hội của chồng tôi ở đâu?!

Người đàn ông thở dài đáp:

- Cô đúng là chấp nhất, tôi nghĩ rằng tôi đã phí công khi gặp cô lần cuối rồi. Tôi nói cho cô rõ, tôi biết tất cả và biết rất rõ về cô, cô Hoa ạ. Cô ra đầu thú là tự nguyện hay vì một lí do khác? Ngay cả khi cô một lòng một dạ, hết lời rằng cô yêu thương chồng cô, thậm chí là cô sẵn sàng cùng con chết thay Tuấn khi nhận ra cậu ta không làm gì mà phải chết.

Hoa lại một lần nữa cứng họng khi nghe những lời nói của người đàn ông này. Ông ta tiếp lời:

- Vậy, tôi hỏi cô cái này, những giọt nước mắt mà cô đang khóc kia là cho cái gì? Khóc cho cái cuộc đời cay đắng của cô? Hay là khóc vì thương hại Tuấn, người mà sẽ phải chết thay cho cô? Theo tôi thấy, cô cũng giống như anh trai cô mà thôi, chỉ khác có một điều, cô tựa như một ly cà phê sữa, nhìn bên ngoài thì nhiều sữa thật, nhưng mùi vị thì đắng ngắt vô cùng.
Hoa nghe đến đây thì vô cùng tức giận, như không kiềm chế được bản thân, Hoa vớ lấy cái cốc nhựa đầu giường, cô ném mạnh về phía người đàn ông và quát lớn:

- Ông câm mồm đi!!! tôi không muốn nghe ông nói nữa!!!

Những có lẽ, điều khiến Hoa thực sự sợ hãi đó là cái cốc nhựa mà cô ném đi xuyên qua người của người đàn ồng kia. Hoa há hốc mồm kinh hãi, cô run rẩy nói lắm bắp:

- Ông … ông là …

Người đàn ông này vẫn đứng đó, mặt vô cảm, ông ta nói:

- Tôi là ai không còn quan trọng nữa. Điều cuối cùng tôi muốn nói với cô rằng “nợ máu, vẫn sẻ phải trả bằng máu” mà thôi. Hơn thế nữa, cô đã vô tình hãm hại chồng cô rồi. Tuấn sẽ không chết một cái chết thanh bình đâu, mà cậu ta sẽ chết một cái chết đau đớn y như cô vậy.

Tự nhiên trong đầu Hoa lúc này lóe lên một tia suy nghĩ, không lẽ người đàn ông này là thần thánh, biết đâu ông ta có thể giúp được cô. Nghĩ vậy, Hoa bèn quỳ xuống khóc lóc van xin:

- Phàm nhân xin thần thánh thứ lỗi cho sự thất lễ … Xin ngày rủ lòng thương xót cứu lấy mẹ con con, và cả chồng con nữa… con nguyện cắt tóc đi tu trọn đời…

Người đàn ông này lắc đầu quay lưng bước ra cửa mà nói:

- Số phận an bài, sự lựa chọn là ở con người tạo ra. Khi hai mảnh ghép đó đã được ráp lại, thì cho dù có là ngọc hoàng đại đế cũng không thể cứu được. Những gì cần nói tôi đã nói xong, vĩnh biệt cô.

Người đàn ông mở cửa bước ra, mặc cho Hoa khóc lóc van xin:

- Xin ngài hãy rủ lòng thương… phàm nhân xin ngài … hãy cứu lấy gia đình phàm nhân … xin ngài mà …

Cánh cửa phòng giam lạnh lùng đóng lại trước mặt Hoa, tiếng trốt cửa khóa lại kêu lách cách, kèm theo đó là tiếng bước chân vọng đi xa dần dần. Cho đến khi chỉ còn nghe thấy tiếng chửi mắng xen lẫn tiếng khóc của Hoa vang vọng:

- Thần thánh các người cút hết cả đi! … tôi không cần các người thương hại!… tôi không cần các người phải giúp đỡ nữa! … huhuhuhuhu 

*** Quả đúng như lời người đàn ông này nói, tối hôm sau Hoa đã phải cắn lưỡi tự tử để mong vong linh của ông nội mình được siêu thoát. Tuấn đã không chết, mà được hồi sinh lại bởi một bàn tay quyền lực. Có lẽ nhiều ngườ vẫn sẽ luôn ủng hộ Hoa tới cùng, nhưng sau thẳm trong thâm tâm Hoa thì đã có phần nghi ngơ bản thân mình. Hoa đã chết một cái chết đau đớn theo nghĩ là tâm của cô sẽ mãi mãi không bao giờ thanh thản. Và họa chăng, Hoa đã không bao giờ hiểu được rằng cái cơ hội mà thiện tai thánh nói ở đây không phải là cơ hội để sinh tồn, mà là cơ hội để lòng Hoađược thanh thản mà thôi.

cuộc gặp gỡ 2: oán hận sinh khổ đau.

- Con đi học đây bố mẹ ơi, chào bố mẹ nhé.

Ly chào tạm biệt cha mẹ mình trước khi cô đi học. Ly sống trong một gia đình công nhân viên chức ở thành phố Hà Nội. Mẹ Ly thì làm ở bệnh viện quân đội, còn bố Ly thì làm trọng ngành cảnh sát. Gia đình Ly tuy là không khá giả cho lắm, nhưng cũng có của ăn của để để nuôi dưỡng hai đứa con. Ly hiện nay đang sống cùng v

ới bố, mẹ, một cậu em mới lên một tuổi, và ông bà nội. Ly đang đi học cấp ba, và cô bé có thể nói là rất ngoan ngoãn và trưởng thành. Hàng ngày Ly đi học về, sau khi đã ôn bài xong xuôi đâu đó, cô thường phụ giúp mẹ trông em hay như việc nhà cửa, cơm nước. Có thể nói là gia đình Ly lúc nào cũng chàn đầy tình thương và hạnh phúc, thử hỏi trên đời này, con người ta còn mong muốn gì hơn là có được một gia đình ấm êm như gia đình của Ly nữa chứ. 

Nói rõ hơn, Ly là một cô bé giỏi giang và sinh đẹp, Ly lúc nào cũng đứng đầu lớp về việc học tập, hơn thế nữa cô bé đang ở độ tuổi thiếu nữ, nên có rất nhiều anh chết mê chết mệt. Tính Ly lại không kiêu ngạo, mà rất hòa đồng với mọi người, chả trách mà trong trường ai biết Ly cũng đều rất quý mến cô. Nói là nhiều người ghét cái nghề cảnh sát, nhưng Ly luôn tự hào về bố mình và cô luôn kể cho các bạn nghe về những chiến tích và gian lao của bố mình trong ngành, cũng có thể vì thế, mà nguyên một lớp của Ly ai cũng thích cảnh sát và muốn làm cái nghề đó.

Nói về ba của Ly, có thể nói chú ý là một người liêm khiết, thiết diện vô tư. Bố Ly chưa bao giờ ăn hối lộ, hay như dung túng cho những hành vi vi phạm pháp luật. Cứ cái gì mà có liên quan đến pháp luật, là bố Ly sử rất nghiêm minh, không trọng tình bao giờ. Chính vì thế mà bố Ly thăng cấp bậc rất nhanh, nhưng vì cái tính nghiêm minh của chú mà cũng không ít họ hàng ghét vì không thể nhờ vả gì mỗi khi mà họ vi phạm luật giao thông. Do làm ở phòng phòng chống tội phạm, bố Ly đã rất nhiều lần đối mặt với gian lao, nguy nan, thậm chí là cả sinh tử. Nhưng rồi kết quả là bố Ly luôn khống chế được tất cả những tên tội phạm đó, cho dù chúng có hàng nóng hay lạnh đi chăng nữa. Nhiều đồng đội trong ngành thường đùa bố Ly là lúc nào chú ý cũng gặp may, vì có mấy lần chấn áp tội phạm với vũ khí nóng, không hiểu sao lúc nào súng của chúng cũng hóc, và cũng nhân cái cơ hội đó, mà bố Ly có thể khống chế chúng. Nhiều đồng đội còn nói rằng có thể bố Ly có một vong linh nào đó đi theo bảo vệ, nhiều người khác lại bảo kiếp trước chắc chắn bố Ly phải tu thành chính quả, hay như để ơn đức lại nhiều lắm, nên kiếp này mới tai qua nạn khỏi nhiều lần như vậy. Mỗi lần nghe đồng đội mình nói như thế, chú chỉ cười rồi nói rằng:

- Các cậu nói chuyện tào lao quá à, làm gì có thần thánh hay như ma quỷ cơ chứ. Tớ lập được nhiều chiến công như vậy là nhờ sự giúp đỡ của ah em, đồng thời cũng nhờ bọn tội phạm mua toàn đồ lởm không có bảo hiểm. Chứ chả có may mắn hay như vong linh gì bảo vệ tớ đâu.

Nói về bố của Ly, thật ra không phải là lúc nào cũng gặp may mắn, đã có một lần bố Ly suýt nữa bị trục xuất khỏi ngành vì lý do cố ý sát thương phạm nhân. Chuyện này phải kể từ cái vụ việc mà tất cả cảnh sát tự nguyện giả lại súng và từ chối mang súng phòng thân. Lý do là vì sao thế? Chả là trước kia có một sự việc như sau, một người lái ô tô vi phạm luật giao thông. Khi bị một đồng chí cảnh sát giao thông chặn lại, người này bước xuống và cố ý gấy rối, chống đối người thi hành công vụ. Theo đúng như trong cái tư tưởng dân ta, thì cứ hễ công an hay cảnh sát đánh người thì họ cho đó là đàn áp với cững bức, nhưng thật nực cười khi người ta không hiểu rằng những người mà đã cố ý chống đối với tỏ thái độ hỗn láo thì cũng đáng bị ăn đập lắm chứ. Người đàn ông vi phạm luật giao thông đó xô đẩy lại viên cảnh sát giao thông. Tưởng rằng người đàn ông này sẽ chỉ làm như vậy, nhưung không ngờ ông ta mở cốp xe ô tô lấy ra một thanh kiếm chém tới tấp. Viên cảnh sát kia cố hết sức để né, cuối cùng anh ta đã phải rút súng ra trấn áp. Nhưng người đàn ông này không dừng lại, vẫn cố ý gây thương tích cho người thi hành công vụ. Trong lúc chánh né giằng co, người vi phạm luật giao thống ngã xuống theo tư thế ngã ngồi, và viên cảnh sát đã vô tình cước cò bắn vào phần mềm của người kia. 

Không hiểu rằng một sự việc động trời như vậy mà không một nhà báo nào giám đưa tin. Chỉ biết rằng khi đưa ra tòa án sử, người vi phạm luật giao thông đã kiện viên cảnh sát bắn hắn. Giá như mà có người làm chứng cho viên cảnh sát đó, giá như mà dân ta không quá đỗi mu muội và dốt nát, thì công lý đã thuộc về viên cảnh sát kia. Nhưng đằng này, không ai làm trứng cho viên cảnh sát ngoại trừ mấy người đồng đội có mặt ở đó, công thêm vào khi xét nghiệm vết thương. Do người vi phạm này bị bắn ở tư thế thấp hơn viên cảnh sát, hay nói cách khác là đường đi của viên đạn có hướng từ trên xuống. Suy luận cuối cùng, viên cảnh sát đã bắn người vi phạm giao thông ở tư thế bị động. Kết quả là viên cảnh sát bị phạt mấy năm tù giam vì tội cố ý gây thương tích, trục xuất khỏi ngàng, bồi thường thiệt hại cũng như chi phí cho người bị thương. Vậy, tôi hỏi những người đang đọc truyện này, theo các bạn, công lý ở đâu? 

Các bạn sẽ có câu hỏi rằng tại sao vụ việc này lại có liên quan tới bố của Ly? Sau vụ việc trên, toàn bộ cảnh sát trong ngành, đặc biệt là cảnh sát giao thông đã tự nguyện trả lại súng và từ chối mang theo người vì sử kiển bất công. Thứ hai, trong ngành đã ban ra một sắc lệnh rằng trước khi dùng súng bắn nghi phạm, người có chức năng cần phải bắn ba phát chỉ thiên để ra hiệu trước rồi sau đó mới được bắn nghi phạm. Theo các bạn, bắn chỉ thiên ba phát như thế thì bao nhiêu đạn cho nó đủ? thứ hai là trong khoảng thời gian bắn chỉ thiên ba phát dó, liệu người có chức năng còn có cơ hội để trấn áp tội phạm không khi mà hắn không phải là bia đạn hay như một vật đứng bất động?

Bố Ly khác với những viên cảnh sát khác, chú ý không tự nguyện giả lại súng mà vẫn luôn mang theo mình, vì chú tin rằng, với tình hình tội phạm đang càng ngày càng trở nên nguy hiểm và liều lĩnh như hiện nay, việc có súng phòng thân là điều cần thiết hơn cả, mặc cho dư luận có nói sao đi chăng nữa. Cũng chính vì thế mà bố Ly đã tái diễn lại cái sự việc lịch sử ngày nào của ngành công an. Đó là dịp gần tết, trên đường đông đúc người. Một thanh niên liều lĩnh sau khi đã giật được túi sách của một người phụ nữ đi đường, người thanh niên này liều lĩnh phóng ngược chiều làm cho nhiều người phanh không kịp ngã xe. Bố Ly cùng đồng đội quyết rượt đuổi tới cùng tên tội phạm liều lĩnh này. Không may cho tên thanh niên kia, hắn do lạng lách với tốc độ quá nhanh nên cũng đã tự lật xe mà ngã. Đồng đội của bố Ly sau khi tiếp cận được đối tượng đã bị hắn dùng bình xịt hơi cay xịt thẳng vào mặt và tiếp tục chạy. Thấy tình thế bất lợi, bố Ly đã quyết định rút súng ngay trên đường phố, và bắn vào đùi của tên thanh niên kia. 

Lại một lần nữa, báo chí không hề đề cập đến vụ việc trên, chỉ riêng có người trong ngành sử với nhau. May cho bố của Ly là người thanh niên kia không quay lại kiện, nhưng khi đưa bố Ly ra hội đồng kỷ luật, họ lên án bố Ly là phá vỡ luật lệ, rồi thì tự tiện dùng súng ở chỗ đông người. Với những vi phạm trên, nặng nhất là bố Ly sẽ bị đi tù, nhẹ nhất là bị trục xuất khỏi ngành. Tuy nhiên xét về công trạng của bố Ly, ngành công an đang cần những người tài năng như chú ta. Nên kết quả cuối cùng là bố Ly chỉ bị kỷ luật viết bản kiểm điểm, và xin lỗi trước toàn ngành. Cũng có thể bởi vì thế, mà bố Ly càng ngày càng tự tin hơn về những gì mình làm. 

Người xưa có câu “chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ” có thể được hiểu theo rất nhiều nghĩa. Một trong số đó có thể nói rằng khi con người ta chưa gặp phải trường hợp “lực bất tòng tâm” thì con người ta sẽ không bao giờ biết được cái cảm nhận đó. Khi áp dụng câu nói này với bô Ly, tuy nói rằng chú ý là người thực thi công lý, duy trì an ninh trật tự cho cuộc sống của người dân. Nhưng liệu bố Ly có bao giờ hiểu được cái cảm giác, suy nghĩ, hay như đã bao giờ đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của đối phương, hay như ở đây là tội phạm chưa? Nói ví dụ như việc chú ý đã không ngần ngại rút súng ra bắn vào chân người thanh niên cướp giật ngày nào chỉ để cho hắn ta thôi không chạy được nữa. Bố Ly khi làm thế đã nghĩ đến việc nếu như viên đạn đi lạc và trúng vào người dân vô tội ven đường chưa? Bố Ly có bao giờ nghĩ rằng tại sao người thanh niên kia lại phải bất chấp tất cả chưa? Chả lẽ bố Ly không biết câu “bần cùng sinh liều lĩnh” hay sao? Nói tóm lại, cho dù có là một vấn đề gì, ta luôn phải nhìn nhận nó từ hai mặt. Người thanh niên mà bố Ly bắn vào chân ngày nào giờ đã tàn phế suốt đời, cậu nhóc đó sinh ra ở vùng ngoại thành. Gia cảnh nghèo khó, không có điều kiện đi học, cậu bỏ nhà đi sống lang bạt ở trên thành phố Hà Nội. Vì cái nghèo khổ, đói khát, khi người thanh niên nhìn thấy một hiện tại rằng người giầu thì vẫn cứ giầu, còn người nghèo thì vẫn cứ mãi nghèo, thì cậu ta không thể chấp nhận cái thực tế cay đắng đó của cuộc sống. Người thanh niên này vì một phút bồng bột đã liều lĩnh bẻ kháo trộm xe, sau đó là cướp giật. Lý do khiến cậu ta bất chấp tất cả để tẩu thoát vì cậu ta nghĩ rằng, bị bắt thì coi như tương lai chấm hết. Theo bạn đọc, một người với hoàn cảnh như vậy, tuy biết là cậu ta đã sai, nhưng, có xứng đáng ăn một viên kẹo đồng vào đùi để rồi cả cuộc đời mãi mãi tàn phế hay không? 

Nhưng nói gì thì nói, số phận an bài, bố Ly cuối cùng cũng đã gặp một cái sự kiện mà có lẽ nó đã thay đổi cuộc đời của chú ý mãi mãi. Đó là một ngày bình thường khác, khi đang trực tại một tuyến đường đông người qua lại. Chợt điện thoại của bố Ly reo lên, chú nghe máy, đầu dây bên kia là giọng mẹ Ly sụt sùi nói trong nước mắt:

- anh ơi … vô … vô ngay bệnh viện quân đội đi …khoa … khoa cấp cứu… cái Ly … cái Ly không xong rồi…

Bố Ly nghe xong câu đó thì như chết lặng đi, chú ta quát lại vô điện thoại:

- em nói sao cơ ??? Cái Ly nhà mình nó bị làm sao?!

Mẹ Ly nghẹn ngào nói:

- Cái Ly … Cái Ly … nó bị xe máy tông… huhuhuhuhu…

Nghe xong câu cuối, bố Ly chết điếng người. Mặc nguyên quân phục, bố Ly nhẩy lên xe phóng thẳng vô bệnh viện quân đội. 

Bô Ly tức tốc chạy vô khoa cấp cứu, nhưng dường như chú ý khụy cả người xuống khi mà vang vọng trong hành lang là tiếng mẹ Ly đang kêu khóc gào thét thảm thiết:

- Ly ơi !!! Con đừng bỏ mẹ… con ơi!!! Tỉnh lại đi mà!!!

Kèm theo đó là những tiếng khóc não nề, bố Ly hai mắt dần nhòa đi vì những dòng lệ tuôn rơi . Bước vào cửa, cảnh tượng đập ngay vào mắt chú ý là cô con gái yêu dấu ngày nào đang nằm trên giường bệnh không nhúc nhích, vợ mình thì đang gào khóc cố lay cô con gái. Ông bà nội thì hết lòng khuyên can cô con dâu, thấy bố ly vô, một người bạn thân đồng thời là cấp dưới của bố Ly nói:

- Thiếu tướng Uy … Cháu Lý …

Uy dường như không còn nghe hay để ý gì đến bạn mình, chú bước lại bên cạnh giường cô con gái, ngay lúc này đây nước mắt của chú Uy tuôn rơi không ngừng. Chợt chú Uy giận dữ, chú ta đập mạnh lên chiếc giường mà Ly đang nằm khiến cho mỏi người trong buồng hốt. Chú Uy quay lại tóm lấy cổ áo của Huyền giật mạnh hỏi:

- Chuyện gì đã xảy ra? Nói mau?

Huyền cố gỡ tay chú Úy ra và nói:

- Anh bình tình, lúc em có mặt tại hiện trường. Lấy lời khai thì cháu Ly nhà ta đang trên đường đi học về, thì một thiếu niên khác điểu khiển xe máy phóng nhanh mất đà đâm thẳng vào cháu Ly, khiến cháu Ly đập đầu xuống đất gây trấn thương sọ não. 

Chú Uy giận dữ quát:

- Thế thằng đó đâu rồi?!

Huyền đáp:

- Người thiếu niên đó đã được đưa vể sở tạm giam để lấy lời khai và đợi ngày hầu tòa rồi ạ.

Chú Uy không nói năng gì, chú ta lau nước mắt rồi chạy ra khỏi phòng cấp cứu, như linh tính có chuyện không lành, Huyền tức tốc chạy theo sau.

Đến sở cảnh sát, nghi vấn đang ngồi viết bản tường trình thì bị chú Uy sông vào đánh lia lịa, lập tức mấy đồng chí công an ở đó phải can thiệp ngay. Huyền chạy vào ngay sau Uy cũng vội gỡ Uy ra và giải thích cho các đồng chí công an kia rằng Uy chính là cha để của nạn nhân. Thật cũng may cho người thiếu niên kia, nếu như đây mà là trụ sở do chú Uy đẩm nhiệm thì chắc chắn là mấy đồng chí công an kia sẽ không can ngăn Uy đâu mà ra đóng cửa lại để Uy đập cho thằng ôn con một trận.

Ngày sử án, gia đình của người thiếu niên ngồi bên trái của thẩm phán, gia đình Uy, bạn bè, đồng nghiệp ngồi bên tay phải. Thật không may cho chu Uy hay như gia đình chú ta, vì lần này, có lẽ công lý sẽ không thuộc về họ. Tuy biết rằng nhân chứng vật chứng đều kết tội được người thiếu niên kia gây nên cái chết cho Ly, nhưng vì cậu nhọc này chưa đủ mười tám tuổi, nên không thể nào tuyên án tử hình được. Hơn nữa thằng nhóc này là con của một gia đình có thế lực trong thành phố, nên bản án cuối cùng được đưa ra là bồi thường cho gia đình của Ly mười tỷ và người thiếu niên kia sẽ phải vào trại giáo dưỡng sáu tháng. Sau khi nghe xong bản tuyên án đó, chú Uy tức giận đứng lên quát:

- Mười tỷ?! mười tỷ để làm cái gì?! Chả lẽ mạng con tôi chỉ đáng giá đó thôi sao?!

Rồi chú Uy chỉ tay về phía người thiếu niên đang đứng trước vành móng ngựa kia mà quát:

- Thằng nhỏ đó đã giết người! nó giết con gái tôi! Vậy mà nó chỉ chịu có sáu tháng tù giam hay sao? Mà lại là trại giáo dưỡng chứ chả phải tù giam. Thử hỏi công lý ở đâu? Công lý ở đâu?!

Thấy chú Uy có vẻ như muốn làm loạn phiên tòa, hai viên cảnh sát phải hộ tống chú Uy ra ngoài. 

Mọi việc có thể nói đến đây là chấm hết cho gia đình của chú Uy, với những người ngoài, câu chuyện có lẽ là đã kết thúc và không có gì là lạ vì trường hợp như thế này là bình thường. Nhưng liệu đã có người ngoài nào thấu hiểu được những gì mà người trong cuộc phải trải qua chưa? Mà ngay ở đay là chú Uy? Có ai hiểu được rằng chú Uy phải trải qua những gì chưa? Cái nỗi đau mất con, và công lý không được thực thi đó nó đau đớn đến cỡ nào? Thử hỏi, trong lòng chú Uy bây giờ đang suy nghĩ gì? Chỉ có thù hận thôi hay còn có cái gì khác nữa? 

Chú Uy sau cái ngày ở tòa án về, dường như chú ta đã chở thành một con người hoàn toàn khác. Chú Uy không còn một lòng một dạ với công việc của mình như trước nữa, mỗi khi đứng trực ở một đoạn đường nào đó, khi có những vụ cướp giật, hay như đánh nhau, chú Uy thao tác không còn nhanh nhẹn như ngày xưa, mà chú cứ đứng đó chậm rãi, như thể chú ý không muôn can thiệp vào vậy. Thấy sự lơ là của chú Uy, nhiều đồng nghiệp có nhắc nhở, nhưng chú Uy chỉ đáp lại:

- Bắt chúng nó để làm gì chứ? Mình có giam giữ chúng nó được mãi đâu. Rồi đến khi chúng nó hết hạn tụ giam, rồi lại sẽ “Ngựa quen đường cũ mà thôi”. 

Câu nói đó khiến cho nhiều đồng nghiêp của chú Uy đã phải rùng mình ngạc nhiên, tại sao chú Uy lại có thể nói cái giọng vô cảm như vậy được cơ chứ? Thiếu tướng Uy của ngày xưa đâu rồi? Một viên thiếu tướng cảnh sát hết lòng phục vụ nhân dân, mang lại công lý đâu rồi? Có lẽ cái viên thiếu tướng cảnh sát đó đã chết cùng cô con gái dấu yêu ngày nào rồi, bây giờ chỉ còn lại một viên thiếu tướng cảnh sát vô hồn, sống cho qua ngày, và làm cái công việc của mình cho có mà thôi. 

Quả nhiên là không lâu sau, người thiếu niên đâm chết Ly ngày nào đã được mãn hạn ở trại giáo dưỡng, cậu ta lại quay lại với cuộc sống giầu sang, ăn chơi xa đọa ngày nào. Chú Uy không bao giờ quên được cái gương mặt của cậu nhóc đó, chú Uy vẫn thỉnh thoảng bắt gặp cậu thiếu niên đó đi ngang qua chỗ mình đóng chốt. Mỗi khi nhìn thấy cậu thiếu niên này đi ngang qua cười nói vui vẻ với bạn bè, chú Uy dường như lại sôi máu lên, có lẽ sâu thẳm trong thâm tâm chú Uy chỉ muốn rút súng ra và cho người thiếu niên kia ăn một viên kẹo đồng để nó xuống dưới âm phủ mà xin lỗi Ly. Nhưng may cho cậu thiếu niên đó, cái tâm huyết mấy chục năm làm nghề cảnh sát của chú Uy có lẽ đã cứu sống nó, vì ít ra chú ý nghĩ rằng giết nó thì con mình cũng không sống lại được, nhưng chú vẫn muốn chứng kiến thằng ranh con đó phải trả giá, nhưng bằng cánh nào? Tạm thời chú chưa nghĩ ra nhưng mà chú Uy đã tự nhủ với lòng mình rằng nếu chú ý không có được công lý, hay như Ly không có được công lý, thì không ai trên đời này xứng đáng có được công lý cả, và đó chính là lý do vì sao mà chú Uy không còn hết lòng với công việc như trước nữa, giờ chú cứ dửng dưng nhìn người khác tự tìm lấy công lý cho mình. 

Cũng không biết từ khi nào mà chú Uy đã làm bạn với ma men, thật ra nói là làm bạn với ma men cũng không đúng lắm vì chú Uy không nghiện rượu, mà chỉ là sau mỗi ca trực, chú Uy thường lui tới một quán bia hơi, làm mấy cốc bia và mấy hột lạc một mình. Hình ảnh một viên cảnh sát mặc nguyên quân phục ra quán bia đã gây nhiều sự chú ý, nhưng rồi thời gian trôi qua, người ta cũng quen dần với hình ảnh đó. Cũng như mọi hôm khác, chú Uy ngồi một mình, trên bàn đã là cốc thứ ba, mặt chú đỏ ửng lên, tay đang bóc mấy hột lạc và trên miệng là điếu thuốc còn đang nghi ngút khói. Trong đầu chú Uy giờ có nhiều ý nghĩ lẫn lộn lắm, nhưng có ba ý nghĩ chính mà lúc nào chú cũng nghĩ tới đó là: Ly, con gái chú có còn đang ở bên cạnh chú không? thằng ranh kia bao giờ mới phải trả giá? Và cuối cùng, công lý liệu có thực trên đời hay chỉ là một lý tưởng mà thôi? Chú Úy cầm cốc làm thêm một ngụm nữa, chợt một người thanh niên tiến lại cầm hai cốc bia ngồi xuống bàn của chú Uy. Chú Uy ngửng mặt lên nhìn thì thấy đây là một chàng thanh niên choai choai, mặc một áo ba lỗ đen, tay và cổ xăm chằng chịt những hình xăm, đầu trọc lốc, mặc một chiếc quần bò rách. Người thanh niên này ngồi xuống, đẩy cốc bia mới về phía chú Uy và nhìn thẳng về phía chú. Chú Uy nhìn lại, hai người mặt đối mặt, nhưng chú Uy nhận thấy người thanh niên này có một khuôn mặc vô cảm đến mức đáng sợ. Nhìn độ mấy giây, chú Úy móc túi ra bao thuốc và bật lửa đưa về phía người thanh niên ý mời hút. Người thanh niên đón lấy bao thuốc làm một điếu rồi nhà khói nghi ngút. Chú Uy cầm cốc bia cũ của mình lên đưa về phía người thanh niên kia rùi nói:

- Dô!

Người thanh niên cầm cốc lên cụng, rồi chú Uy làm một hơi hết cốc cũ. Ngay khi chú Uy vừa làm một điếu thuốc mới, người thanh niên kia mở lời:

- Quả là một điều ngạc nhiên khi mà một viên thiếu tướng cảnh sát, mặc nguyên quân phục, ngồi uống bia một mình. Cái cảnh tượng này không phải lúc nào cũng có đâu.

Chú Úy nhìn người thanh niên cười khểnh rồi tiếp tục dít thuốc. Người thanh niên đó lại tiếp lời:

- Nhưng điều đáng nói ở đây là làm sao mà một người luôn hết lòng vì dân, luôn mang lại công lý, lại có thể trở thành một kẻ dửng dưng đứng nhìn cái ác hoành hoành. Tôi nói thế có đúng không hả thiếu tướng Uy?

Lúc này chú Uy có hơi ngạc nhiên khi người thanh niên này nói lời lẽ mập mờ như thế. Chú Uy quay qua nhìn hắn rồi nói:

- Hóa ra cậu cũng biết tôi à, vậy câu biết những gì về tôi?

Người thanh niên mặt vẫn lạnh lùng đáp:

- Thiếu tướng Uy có nghe về truyền thuyết Thông Bí Duyên Hầu chưa? 

Chú Uy mặt ngơ ngác nhìn người thanh niên này, thế rồi cậu ta tiếp lời:

- Tương truyền ngày xưa có bốn loại hầu tồn tại trên thế gian đó là: Lục Nhĩ Ni Hầu, Xích Háo Thần Hầu, Thông Bí Duyên Hầu, và cuối cùng là Tôn Ngộ Không. Bốn loại hầu này tượng trưng cho bốn điều: không nói bậy, không nghe bậy, không nhìn bậy, và cuối cùng là không nghĩ bậy. Thông Bí Duyên Hầu chính là hiện thân cho việc không nghĩ bậy. Thông Bí Duyên Hầu ngày trước là đệ tử dưới tọa phật Di Lặc, hắn đã tu thành chính quả, nửa tiên nửa phật, có đạo hạnh hơn năm trăm năm. Tuy chỉ có một điều, tại sao ba con hầu còn lại đã được thành phật, mà riêng chỉ còn mỗi Thông Bí Duyên Hầu là vẫn bán phật bán tiên, thiếu tương Uy có biết tại sao không? 

Chú Úy nhìn người thanh niên này lắc đầu, cậu ta nói tiếp:

- Thông Bí Duyên Hầu sở dĩ không thể tu thành phật được là vì hắn chưa dứt khỏi nghĩ bậy. Thông Bí Duyên Hầu chỉ vì có chút xích mích nhỏ với Tôn Ngộ Không mà đã dẫn đến chấp nhất. Hắn tự nghĩ bản thân mình phép thuật cao siêu, đạo hạnh trăm năm, hơn nữa lúc nào cũng phổ độ chúng sinh vậy mà không bằng một con khỉ đột đập phá âm phủ, quấy rối thiên đình. Thông Bí Duyên Hầu đã không chấp nhận thực tế rằng Tôn Ngộ Không được đi lấy kinh, hắn muốn bản thân mình phải được cái trọng trách đó. Mặc cho phật Di Lặc giáo huấn thế nào, cuối cùng Thông Bí Duyên Hầu cũng đã xa chân đi vào con đường xấu, để rồi nhận lấy cái kết cục bi thảm, chết trong đau đớn, vứt bỏ đạo hạnh trăm năm của mình chỉ để theo đuổi một ý nghĩ bậy. Thế cho nên người xưa mới có câu “Chỉ một ý bậy, mà sinh vạn điều ác”.

Chú Uy nghe xong thì hỏi:

- Cậu nói cái này thì có liên quan gì tới tôi cơ chứ?

Người thanh niên nhìn thẳng vào mắt chú Uy nói:

- Có liên quan chứ sao không. Thiếu tướng Uy thử nghĩ mà coi, bản thân thiếu tướng bây giờ có khác gì Thông Bí Duyên Hầu không? Đành rằng những việc mà thiếu tướng đang làm bây giờ không nghiêm trọng bằng những việc mà Thông Bí Duyên Hầu làm, nhưng thiếu tướng cũng đã gây ra vô số tội ác rồi đó.

Chú Uy nghe thấy người thanh niên này ăn nói hàm hồ, bèn nóng mặt quay lại quát:

- Chú mày nói linh tinh cái gì thế? Muốn lên đồn về tội xúc phạm người thi hành công vụ không?

Người thanh niên này mặt vẫn lạnh tanh nói:

- Một viên thiếu tướng cảnh sát đầy tiềm năng, ông ta luôn hết lòng vì dân, truy bắt kẻ xấu và mang lại bình yên cho mọi người. Chuyện gì đã xảy ra với viên thiếu tướng đó hả thiếu tướng Uy? Phải chăng ông ta đã chết theo đứa con gái sấu số của mình rồi? Chả lẽ cái vị thiếu tướng cảnh sát bây giờ đã không còn muốn bảo vệ người dân nữa? phải chăng chỉ vì viên thiếu tướng đó không có được công lý, thì cũng sẽ đồng nghĩa với việc người khác cũng không có quyền đòi hỏi công lý hay sao?

Chú Uy nghe người thanh niên này nói dụng chạm liền giận dữ quát:

- Mày câm mồm ngay!

Thế rồi chú Uy trong một phút nóng nẩy đã rút khẩu súng ra chĩa ngay vào đầu người thanh niên này, tất cả mọi người ngồi quanh đều hốt hoảng quay lại nhìn. Riêng có người thanh niên này vẫn mặt vô cảm tiếp tục nói:

- Tôi cứ tưởng rằng một khi thiếu tướng đã nếm thử mùi đau thương, nếm thử cái mùi vị lực bất tong tâm, thì thiếu tướng phải hết lòng hết sức, dốc toàn tâm toàn ý ra để mà duy trì hòa bình, bảo vệ công lý. Nhưng không, đằng này thiếu tướng đã làm trái ngược lại hẳn, thiếu tướng đã lùi lại, đứng nhìn những gì đã xảy ra với gia đình thiếu tướng, bản thân thiêu tướng lập lại với người khác. Chả lẽ thiếu tướng làm như thế rồi mà trong đầu thiếu tướng cũng giám cả gan nghĩ đến công lý của bản thân mình ở đâu ư?

Chú Uy càng nghe người thanh niên này nói càng sôi tiết, Chú ý đứng hẳn lên, chĩa xúng xuống đầu người thanh niên này và nói lên trong tức giận:

- Tao bảo mày câm mồm cơ mà.

Người thanh niên này mặt vẫn lạnh tanh, cậu ta đứng lên, đưa trán mình chạm vào nòng súng của thiếu tướng Uy và nói:

- Thiếu tướng Uy nói cho tôi nghe, hãy nói cho tôi nghe mỗi khi có một vụ án diễn ra trên địa bàn mà thiếu tướng quản lý. Không lẽ thiếu tướng không hề nghĩ gì đến người thân của nạn nhân ứ? Thiếu tướng không mảy may động lòng trước cái ác hoành hành? Chả lẽ bản thân thiếu tướng đã phải nếm cái mùi đó rồi mà thiếu tướng vẫn không hiểu được những gì mà họ phải trải qua hay sao? Nói cho tôi nghe, trái tim của thiếu tướng không quá lạnh như thế chứ? Tôi hỏi thiếu tướng Uy, phải bao nhiêu người nữa chịu cảnh đau khổ, bao nhiêu người nữa mất đi công lý, thì cô con gái yêu quý của thiếu tướng, Ly, mới quay trở lại với thiếu tướng được? Thiếu tướng trả lời tôi đi! Trả lời tôi đi!!!

Chú Úy nghe những lời nói đó mà tay cầm súng run lên bần bật, chợt hai mắt chú cay nhòe, thế rồi hai hàng lệ tuôn rơi trên má chú, có thể nói là hai hàng lệ đầu tiên kể từ ngày Ly mất đi. Cái nỗi đau mất con trong lòng thiếu tướng Uy lại một lần nữa trỗi dậy, có lẽ lần này chú Uy đã không che giấu nổi cảm xúc thật sự của mình, chú đã khóc, đã nấc lên tường tiếng rõ ràng. Người thanh niên này mặt vẫn vô cảm nhìn thiếu tướng Uy mà nói:

- Nếu thiếu tướng quả thật đã không còn tin vào công lý, trái tim của thiếu tướng nếu như đã đóng bắng hoàn toàn, hay như thiếu tướng không còn tin vào cuộc sống này nữa thì thiếu tướng cứ bắn đi.

Chú Uy vẫn khóc, thế rồi chú ý bỏ súng xuống.. Chú Uy vẫn khóc, chú để lại tiền trên bàn rồi rảo bước đi. Lúc chú Uy quay mặt đi xa dần, người thanh niên kia nói vọng theo:

- Thiếu tướng Uy! Ai cũng xứng đáng có được một cơ hội, nhưng chỉ có điều, liệu họ có đón nhận lấy cái cơ hội đó mà không thôi.

Chú Uy vẫn lặng lẽ lấy xe máy, rồi phóng đi không quay đầu lại. 

Sau cái sự việc ngày hôm đó, chú Uy đã tự giả lại súng và gửi đơn từ chức. Nhưng xét thấy tình hình an ninh đang diễn biến phức tạp, nên cấp trên quyết định dữ chú Uy lại. Sau cái hôm ở quán bia, chú Uy đã suy nghĩ rất nhiều, chú ta đã có phần nghi ngờ bạn thân, và chú đã nghĩ, có lẽ những gì mình đang làm là sai hoàn toàn. Tối hôm đó, chú Uy cùng đồng đội đóng trốt tại một ngã tư đường đông đúc. Có hai mẹ con đèo nhau bằng xe spacy đi ngang qua ngã tư, chợt hai thanh niên đi xe way từ đằng sau vượt lên khiến cho cả hai mẹ con ngã lộn nhào xuống đất. Như một chuyện lạ, chú Uy phân công hai người kia đuổi theo bọn cướp giật, còn chú thì gọi chi viện, đồng thời kêu xe cứu thương và chạy ra coi coi hai mẹ con có sao không. Ra đến nơi, thì chú Uy dường như không cầm được nước mắt khi mà đứa bé thì đang gào khóc thảm thiết vì đau, người mẹ thì nằm trên một vũng mãu không nhúc nhích. Chú Uy vỗ về cô bế tầm sáu tuổi này, rồi chú đưa tay kiểm tra mạch đập của người mẹ ở cổ, không có mạnh, người mẹ đã chết. 

Suốt đêm đó chú Úy túc trực bên bệnh viện, tiếng đứa bé gái khóc gọi mẹ cứ vang vọng. Cuối cùng hai tên cướp giật đã bị bắt, nhưng đều dưới tuổi vị thành niên, nên không thể tử hình, không thể tù trung thân. Còn đứa bé gái, đứa bé gãi thì vĩnh viễn mồ côi mẹ. Lại một lần nữa, công lý không được thực thi, chú Uy thì sau hôm đó lúc nào cũng trách móc bản thân mình, chú khóc lóc trong tuyệt vọng, trong lòng thì đau đơn vô cùng khi nghĩ đến đứa bé gái mồ côi mẹ, đứa bé đó có khác gì chú ý mất đi đứa con gái thân yêu đâu. Và thế rồi, chú Uy cứ ngồi trong phòng làm việc của mình mà khóc, khóc cho cái sự đời, khóc cho cái mà người ta vẫn gọi là công lý. 

Sau sự việc đó, chú Uy đã thay đổi hẳn. Chú ý lại hết lòng vì công việc với hi vọng rằng sẽ không phải chứng kiến cái cảnh đau thương mà chú phải trải qua nữa. Đồng nghiệp thấy chú đã thay đổi như vậy thì rất vui mừng, vì họ nghĩ rằng cuối cùng chú Uy cũng đã vượt qua được nỗi đau mất con. Chú Uy vẫn thường quay lại quán bia hôm nào để tìm kiếm người thanh niên xăm trổ đầy mình để nói lời cám ơn, vì có lẽ chính cậu ta đã chỉ ra được cái lý lẽ sống cho chú. Nhưng mặc cho chú hỏi cả quán, không ai biết người thanh niên hôm nào. Định mệnh một khi đã sắp đặt thì con người ta khó có thể cưỡng lại được. Chú Uy một đêm lái xe từ chỗ làm về trên tuyến đường chính thì chợt có một vụ ẩu đả, sáu thanh niên cầm kiếm với tông đuổi đánh một người thanh niên. Chú Uy đi từ từ lại nhìn thì nhận ra người thanh niên bị đuổi chém kia chính là người thiếu niên đã đâm chết con gái mình ngày nào. Đáng lẽ chú Uy sẽ phóng xe đi thẳng, bỏ mặc cho thằng đó bị chém chết, nhưng chính tiếng van xin, la hét cầu cứu của người thanh niên đó đã đánh thức thâm tâm, hay như cái phần thiện trong con người chú. Rồi không hiểu chuyện gì xảy ra, chú Uy dựng xe chạy lại cứu người thanh niên bị chém tới tấp kia. Do đã trả lại súng, nên giờ chú Uy tay không đánh nhau với sau thằng thanh niên tay kiếm với tông. Do từng là lính đặc nhiệm, nên chú Uy dễ dàng đối phó với chúng. Chỉ duy có một điều là trong lúc sơ hở, một thằng từ sau tiến lại đâm mạnh lưỡi kiếm vô bụng chú. Chú Uy đổ gục trên đường cũng là lúc bọn nó chạy trốn. Người thanh niên kia bị chém cố gắng tiến lại lay chú mà nói:

- Chú ơi, chú có sao không… con cám ơn chú. 

Có lẽ người thanh niên này đã quên gương mặt của chú Uy, nhưng chú thì không bao giờ quên được gương mặt của người đã giết con gái mình. Chú Uy nhìn người thanh niên chỉ mỉm cười, thế rồi người thanh niên này rút điện thoại ra gọi xe cứu thương. Chú Uy trong lúc gần như bất tỉnh, chú ta nhìn thấy người thanh niên xăm trổ ngày nào từ từ tiến lại về phía mình. Người thanh niên này quỳ xuống bên cạnh chú Uy, chú Uy đưa tay về hương người thanh niên này. Người thanh niên này mặt vẫn lạnh lùng vô cảm, thế rồi cậu ta nói:

- Thiếu tương Uy quả là người chí công vô tư, thiếu tướng đã đón nhận lấy cái cơ hội duy nhất trong đời. Thiếu tướng hãy nghỉ ngơi đi, vì thiếu tướng còn có việc quan trọng phải làm đó.

Chú Uy nghe người này nói thì không hiểu gì, nhưung vừa lúc chú nghe thấy tiếng xe cứu thương vang vọng thì cũng là lúc chú nhắm mắt bất tỉnh. 

Chú Uy mở mắt tỉnh dậy trong phòng cấp cứu, chú nhìn qua bên cạnh thì thấy vợ mình đã ngủ gục trên giường mình từ lúc nào. Chú Uy đưa tay lên xoa đầu vợ mình, thế rồi chợt người thanh niên hôm nào tiến tới, anh ta kéo ghế xuống ngồi cạnh chú. Chú Uy như định nói gì đó thì người thanh niên này ra dấu yên lặng. Rồi người thanh niên với bộ mặt vô cảm nói:

- Thiếu tướng Uy sẽ không sao đâu, vết đâm chỉ vào phần mềm, không hề chạm đến dạ dày, rồi thiếu tướng sẽ hồi phục thôi.

Chú Uy nói khe khẽ:

- Cám ơn cậu rất nhiều.

Người thanh niên nhìn chú Uy nói:

- Cám ơn tôi? Tôi có làm gì để thiếu tướng cám ơn đâu. Mọi sự đều là ở thiếu tướng, ở nội tâm và con người thiếu tướng mà thôi.

Chú Uy hai dòng nước mắt rưng rưng. Thế rồi người thanh niên này tiếp lời:

- Cuộc sống của thiếu tướng Uy từ bây giờ sẽ thay đổi. Tuy nhiên, bây giờ tôi có chuyện cần nói với thiếu tướng Uy. Sắp tới, cảnh sát Hà Nội sẽ lập một nhóm mới gọi là liên ngành 141, họ bao gồm cảnh sát 113, cảnh sát cơ động, dân phòng, cảnh sát hình sự, cảnh sát giao thông. Lập ra liên ngành 141 nói là để giữ gìn chật tự an ninh, nhưng thực chất là để làm việc khác …

Không ai biết cuộc nói chuyện đó ra làm sao. Nhưng quả như lời người thanh niên này nói, sau khi ra viện, thiếu tướng Uy liên tục lập được chiến công, và kể từ đó con đường công danh và sự nghiệp của chú ý thẳng tiến. Riêng chỉ có một điều, chú Uy luôn ghi nhớ lời căn dặn của người thanh niên ngày nào trong viện, và chú Uy quyết tâm luôn là một con người thiết diện vô tư, luôn sẵn sàng cho một cuộc chiến, một cuộc chiến đãm máu sắp diễn ra tại thành phố Hà Nội thân yêu, cuộc chiến dữa thiện và ác. 

*** Chắc hẳn bạn đọc đang nghĩ rằng, trên cái cõi đời này, có mấy ai mà “lấy ơn báo oán” được như thiếu tướng Uy cơ chứ, nhất là khi người ta lại phải trải qua cái nỗi đau mất đi người thân. Các bạn nghĩ đúng, con người chúng ta thường hay “trái tim nhầm chỗ để trên đầu”, mấy ai có đủ tấm lòng bao dung và cao thượng cơ chứ. Nhưng chắc hẳn các bạn đọc còn nhớ, cách đây không lâu, trên các mặt báo Việt Nam, đã có một số bài viết về những con người có tấm lòng bao la, rộng lượng, hay nói cách khác là những con người “lấy ơn báo oán”. Tôi xin tóm tắt nội dung các bài báo đó như sau, họ là những bậc làm cha, làm mẹ, hay như ông bà. Còn có cái nỗi đau nào lớn hơn khi phải tận mắt chứng kiến người con, người cháu thân thương của mình phải chết khi mà chúng còn quá trẻ, và kẻ gây nên cái chết đó cũng khôgn thể nào chịu án tử hình hay như tù trung thân khi mà chúng cũng chỉ ở độ tuổi con, tuổi cháu của gia đình nạn nhân mà thôi. Theo các bạn, thì người thân của gia đình sẽ phản ứng ra sao khi mà cũng như trong truyện “công lý không được thực thi”?

Tất nhiên một số người thân trong gia đình sẽ lên tiếng, phản ánh và đòi những kẻ gây án phải chịu hình phạt nặng nhất, thậm chí kể cả là “mạng đền mạng”. Nhưng, những người gần gũi và gắn bó nhất với nạn nhân thì lại có cách phản ứng khác. Ví dụ như một gia đình chỉ còn ông và cháu nuôi sống lẫn nhau, đứa cháu bị bọn thanh niên cùng tuổi do xích mích nhỏ mà đâm chết. Họ hàng và bà con thì lên tiếng đòi những người thanh niên kia phải chết, chết để mà xuống hầu đứa cháu đáng thương kia. Người ông thì sao? Ông ta đòi hỏi gì ở công lý? Tôi còn nhớ như in đoạn trích của tờ báo về người đàn ông đứng trước phiên tòa: “ Tôi thành khẩn xin quý tòa xem xét và giảm nhẹ tội cho các bị cáo. Vì suy cho cùng, dù các bị cáo có chịu hình phạt gì đi chăng nữa, thì cháu tôi cũng không thể nào sống lại được. Mà ngẫm lại, các bị cáo cũng chỉ bằng tuổi cháu tôi, nên nhìn các bị cáo phải chịu hình phạt nặng, tôi không cam lòng”. 

Dù biết báo chí Việt Nam thường điêu toa bịa đặt, nên có thể những lời nói trên là không hoàn toàn chính xác. Nhưng tôi vẫn tin, tôi tin rằng trên đời này tuy nói con người ta đạo đức càng ngày càng suy đồi, nhưng ít ra vẫn còn có những con người rộng lượng lắm, họ chả phải là những tấm gương để ta noi theo, để ta còn có một chút niềm tin vào cái cuộc sống này, để chúng ta can đảm và sống tiếp với niềm tin rằng ít ra trên đời này không phải ai cũng xấu xa và gian ác hết hay sao? Không biết các bạn đọc thế nào, chứ tôi thực sự cảm phục những con người có thể “lấy ơn báo oán” được như họ, vì suy cho cùng, tôi sẽ không bao giờ làm được như họ cả, còn bạn thì sao? Liệu bạn đọc có làm được như họ không?

cuộc gặp gỡ 3: rạch tay theo quỷ.

- Hằng! Con làm cái gì thế này?!

Mẹ Hằng quát lớn rồi cô chạy tới tát vào mặt Hằng một cái đau điếng, sau đó cô giật lất cái lưỡi lam khỏi tay Hằng. Mẹ Hằng vơ cả hộp dao lam trên bồn rửa mặt vứt thẳng vào thùng rác, sau đó vớ cái khắn mặt buộc chặt vào cổ tay Hằng Rồi đưa Hằng xuống dưới nhà. Mẹ Hằng mở hộp sơ cứu ra, nhẹ nhàng chấm thuốc đỏ lên chỗ cổ tay mà H

ằng rạch, mẹ cô nhẹ nhàng quấn một lớp vải trắng quanh cô tay Hằng, vừa quấn cô vừa thở dài nhẹ nhàng nói:

- Con à, tình yêu đâu phải là tất cả cơ chứ. Nếu thằng Hải nó đã như thế thì con cần gì phải đâu buồn cho nó chứ. Mẹ tin rằng rồi sau này con sẽ gặp được một người khác tốt hơn nó mà thôi.

Hằng vẫn ngồi im mặt vô cảm, cô im lặng nhìn mẹ mình đang băng bó cổ tay cho mình. Đây không phải là lần đầu tiên mà mẹ cô bắt gặp lúc Hằng đang cắt tay tự tử. Mặc dù đã nhiều lần mắng mỏ con mình, nhưng mẹ Hằng nghĩ rằng con gái mình đang ở tuổi lớn, có lẽ đánh đập và mắng mỏ sẽ không hàn gắn được vết thương lòng cho Hằng, nên chỉ còn cách nói lý lẽ với Hằng mà thôi. Mẹ Hằng băng bó xong cho Hằng, lúc này, Hằng mới nói:

- Mẹ ơi, có phải tất cả lũ con trai trên đời đều đểu cáng đến như thế không ạ? Tất cả lũ đàn ông trên đời, trong đầu chúng nó chỉ có hai chữ “tiền” và “sắc” thôi đúng không?

Mẹ Hằng nhìn cô con gái mình buồn bã, cô thở dài nói:

- Còn à, đừng nói thế chứ. Trên đời này còn có người này người kia, đâu phải ai cũng như nhau đâu. 

Hằng nhìn mẹ mình rưng rưng nước mắt mà nói:

- Có đúng là khác không hả mẹ? có đúng là khác không khi mà cả thằng Vương với thằng Hải hai đứa khác nhau hoàn toàn mà tại sao hai đứa nó đều cư sử như nhau vậy? cả bố nữa, bố cũng cư xử y như hai thằng đó? vậy chả là giống nhau thì là gì?

Nói đên đây thì Hằng òa khóc, cô gục đầu vào lòng mẹ mình mà khóc, khóc những giọt nước mặt tủi thân cây đắng, khóc cho cái đường tình éo le của mình. Chuyện gì đã xảy ra với Hằng? tại sao nhỏ lại có thành kiến với đàn ông con trái đến như thế này?

Câu chuyện này kể ra thì thật là dài dòng, nhưng phải nói đến cái ngày mà bố mẹ Hằng chính thức li dị nhau. Cả hai người nói đúng ra đều là người Hà Nội gốc, mẹ Hằng là giáo viên dạy môn văn giỏi cấp quận, còn bố Hằng lúc đó thì đang làm việc tại ngân hàng. Hai người tình cờ gặp được nhau tại hội chợ tết, nhớ lúc đó mẹ Hằng mua nhiều đồ quá không cẩm nổi, chính bố hằng đã giúp một tay sách hộ đồ. Nhìn mặt bố Hằng cũng là người tử tế, nên mẹ Hằng chịu để cho bố Hằng giúp đỡ. Hai người trò chuyện với nhau, và dần tìm tìm hiểu. Người xưa có nói “lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”, quả nhiên là hai người đã phải lòng nhau, rồi cuối cùng cả hai cũng tiến tới hôn nhân và đẻ ra được Hằng. Nhớ cái năm đó Việt Nam đang trong thời kì mở cửa, lúc đó Hằng cũng đang học cuối năm cấp 1 và chuẩn bị thi vào cấp 2. Sau ngày đi lấy điểm thi về, Hằng vô cùng mừng rỡ khi biết mình đủ điểm để vào một trường chuyên của thành phố Hà Nội, nhỏ mừng rỡ cầm tờ kết quả về báo cho bố mẹ. Nhưng có lẽ, Hằng không thể ngờ được rằng chính cái cảnh tượng ngày hôm đó đã giết chết đi phần nào trong con người nhỏ. Hằng vừa bước vô nhà, cảnh tượng đập ngay vào mắt cô là mẹ mình đang ngồi khóc ở phòng khách, còn bố Hằng thì đang kéo hai cái vali thẳng tiến về phía cô. Mẹ Hằng nói trong nước mắt:

- Anh cút đi! Cút đi và đừng bao giờ quay lại cái nhà này nữa!

Bố Hằng mặt có vẻ buồn bã, ông ta đứng lại trước mặt Hằng, Hằng nhìn bố mình với đôi mắt ngơ ngác. Thế rồi bố Hằng đưa tay lên xoa đầu Hằng rồi ông ta nói nhỏ:

- Tam biệt con gái yêu quý của bố nhé.

Thế rồi bố Hằng nhảy lên một chiếc xe taxi đi thẳng, bỏ lại mẹ Hằng vẫn đang ngồi khóc và Hằng Thì đứng đó ngước mắt nhìn theo chiếc xe taxi đi xa dần. 

Mãi sau này khi Hằng đã học đến cuối năm cấp hai, mẹ Hằng mới kể cho Hằng nghe rõ về lý do tại sao mẹ cô và bố cô li dị. Chả là bố cô mới chuyển công ty, nên chỉ làm một chức nhân viên quèn. Mẹ Hằng do có nhiều phụ huynh nhở vả kèm cặp con mình, nên mẹ cô có nhiều mối quan hệ, và may mắn thay có một số phụ huynh đang làm chức cao tại công ty mà bố Hằng đang làm bây giờ. Thấy chồng mình gặp khó khắn trong việc tiến thân, chính mẹ Hằng đã mở lời nhờ những phụ huynh làm cùng cơ quan của chồng mình để giúp bố của Hằng tiến thân trên con đường công danh sự nghiệp. Thấy rõ rằng mẹ Hằng là người tốt, luôn hết lòng hết dạ vì học sinh của mình cùng với việc nhận thấy rằng bố của Hằng trong công ty cũng là một người thực thà. Những phụ huynh được mẹ Hằng nhờ vả đã giúp đỡ hết lòng để bố Hằng có thể tiến thân. Không lâu sau, quả nhiên bố Hằng đã thăng chức, và ông ta đã tiến tới mức gần như tột đỉnh, phó giám đốc của công ty. Những cũng kể từ cái ngày mà bố của Hằng chính thức làm phó giám đốc công ty, ông ta cũng đã thay đổi hẳn hoàn toàn tính cách. Đó cũng chẳng có gì là lạ khi mà một con người bị thay đổi hoàn toàn về tính cách chỉ vì hai chữ “đồng tiền”. Và cũng có lẽ, cả Hằng và mẹ cô cũng không nhìn nhận ra được cái sự việc đó ngay từ đầu, có lẽ cái bản chất dần thay đổi đó của bố Hằng không hiện ngay ngoài mặt, mà nó từ từ thay đổi, từ từ này nở trong sâu thẳm thâm tâm của ông. 

Cái cú sốc đầu tiên mà mẹ Hặng đón nhận khi dần dần phát hiện ra rằng chồng mình đã thay đổi một trăm tám mưới độ khi mà có một người phụ huynh làm cùng công ty của chồng cô gọi điện thoại và tâm sự rằng có người trong công ty đang tà lưa chồng cô. Cũng như mẹ Hằng, bố hằng đang ở cái độ tuổi ba mươi, có thể nói ở đàn ông, cái độ tuổi này là độ tuổi chín muồi, không quá già dặn, cũng không quá non nớt. Mẹ Hằng nghe xong điều đó thì cô nghĩ rằng chồng mình luôn hết lòng hết dạ vì vợ vì con, nên chẳng có chuyện chồng cô sẽ đi lăng nhăng với mấy con nhóc ở trong công ty cả. Những đáng thương thay cho mẹ của Hằng, khi mà cái ý nghĩ đó nó chết dần chết mòn theo thời gian, chồng cô thường xuyên không ăn cơm nhà và về rất muộn, lúc mẹ Hằng hỏi thì chồng cô bảo rằng phải đi tiếp khách. Nhưng những câu trả lời đó khiến cho mẹ Hằng thêm nghi ngờ vì trước đây thường thường mới phải đi họp, hay như tiếp khách, cùng lắm là hai lần một tuần. Vậy mà giờ đây, gần như ngày nào cũng về muộn, không ăn cơm, cũng không đoái hoài gì tới ai, cứ về đến nhà là lăn đùng lên giường. Chính những điều đó đã làm mẹ của Hằng nhớ đến lời nói của một người phụ huynh hôm nào, không lẽ quả thật bố Hằng đang lăng nhăng với một con nhỏ nào đó trong công ty.

Mẹ Hằng đã nhiều lần nói chuyện với chồng mình, cố thám thính thử coi có việc gì đang thực sự xảy ra, nhưng chồng cô quả là một người kín miệng. Mỗi khi mẹ Hằng đề cập đến việc bố Hằng thường xuyên về muộn, hay như là đang cố giấu giếm mình một chuyện gì đó, chồng cô thường nói rằng công ty dạo này nhiều việc bận rộn, hoặc không thì giả vờ ngủ, hoặc nói lái qua chuyện khác. Trong thâm tâm mẹ Hằng giờ đây dường như đang có hai thế lực mạnh chống lại nhau, một bên thì khăng khăng rằng chồng mình đúng là đang đi lăng nhăng, cần phải làm to chuyện lên, cần phải dằn mặt con đĩ kia. Phần còn lại thì lại khác, cô và chồng cô đã có con với nhau rồi, chắc chắn là dạo này công ty nhiều việc, chứ một người tốt như chồng cô không thể nào đi ngoại tình được. Và cứ như thế, mẹ hằng dần dần chết mòn đi trong thâm tâm, không biết phải làm gì. Nhưng cũng không lâu sau, cái kim trong bọc cuối cùng cũng đã lòi ra. Bố của Hằng của nhiên là đang lăng nhăng với con gái của tổng giám đốc, nhưng điều đáng đâu buồn hơn nữa, tổng giám đốc hứa sẽ thăng chức cho bố của Hằng với một điều kiện, đó là li dị mẹ của Hằng và cưới con gái ông ý. Cứ ngỡ rằng một người như bố của Hằng sẽ không đời nào làm cái chuyện mất nhân nghĩa như thế, nhưng có lẽ mẹ cô đã đặt niềm tin vào nhầm người rồi. Cái hôm mà Hằng cầm điểm thi về cũng là cái ngày mà mẹ Hằng phải đối mặt với cú sốc lớn nhất đời mình, bố Hằng đặt tờ đơn li dị lên bàn trước mặt mẹ Hằng và nói rằng cho dù mẹ Hằng có kí hay không thì ông ta vẫn sẽ dọn ra khỏi căn nhà này để về sống chung với con gái của ông tổng giám đốc. Mẹ Hằng đã khóc rất nhiều, nhưng bố Hằng thì không, cho dù đã có Hằng, nhưng bố Hằng vẫn tin rằng lựa chọn li dị của mình là đúng, vì sao thế? Như bố Hằng đã nói với mẹ Hằng, hay đúng hơn là giải thích cho mẹ Hằng nghe, đối với một người đàn ông Việt Nam, con đường công danh sự nghiệp là trên hết, vợ con gia đình chỉ là phụ mà thôi. Cho nên cái việc mà ông chọn lấy con đường công danh là điểu dễ hiểu, hơn nữa, bố Hằng hứa là hàng tháng vẫn sẽ gửi một khoản tiền đều đặn về để giúp mẹ Hằng nuôi Hằng ăn học nên người, cho nên mẹ Hằng không cần phải lo nghĩ nhiều về việc một mình bản thân sẽ phải nuôi dưỡng Hằng. Thật là nực cười, những lời mà bố Hằng nói với mẹ Hằng chỉnh là cái giọng lưỡi của những thằng đàn ông hủ lậu, u mê của Việt Nam, cái lũ mà lúc nào cũng nghĩ mình là người truyền thống, con nhà gia giáo… Gia giáo cái con mẹ chúng nó ý chứ, chúng mày cứ chạy theo đồng tiền đi, rồi chúng mày sẽ phải trả một cái giá khi mà chúng mày chọn tiền bạc là trên hết, trên cả tình cảm giữa con người và còn người.

Mẹ Hằng thì bị bố Hằng ruồng bỏ như vậy, thế còn Hằng thì sao? Việc gì đã khiến cho Hằng phải nhiều lần đòi cắt tay tự vẫn, khiến Hằng muốn vứt bỏ cuộc sống này đến như vậy? Chắc chắn không cần nói gì thêm, thì bạn đọc cũng biết rằng đa phần các bạn nữ đòi cắt tay tự tử đều là vì lí do tình cảm, và nếu chỉ vì cái lí do đó mà các bạn nữ đòi cắt tay tự vẫn thì quả thật là ngu ngốc, nhưng đối với Hằng, tôi tin rằng bạn đọc có thể hiểu và thông cảm được cho nhỏ đó khi mà bạn hiểu ra được ngọn ngành sự việc. Cái năm bước vô cấp ba đó, có lẽ Hằng là một con người nhút nhát, hầu như Hằng không hề chơi với một bạn trai nào trong lớp, cũng có thể là sau khi cô biết được cái sự thật mà bố cô đã bỏ mẹ cô, Hằng sợ rằng nếu mình chơi với lũ con trai, và phải lòng chúng nó, rồi sẽ có ngày lũ chúng nó bỏ rơi mình khi chán mình mà thôi. Nhưng ông trời quả là thích trêu ngươi người ta khi mà ông ta đã sắp đặt cho Hằng phải lòng với một người con trai trong lớp, đó là Vương. Thực ra thì Hằng và Vương cũng không hẳn là phải lòng nhau ngay, mà phải mất một thời gian dài, có lẽ là nửa năm. Vương lớn lên trong một gia đình không khá giả gì mấy, chỉ gọi là gia đình trung lưu mà thôi. Tính Vương trong lớp thì nhút nhát vô cùng, nhưng được cái là Vương dễ nhìn và tính tình cũng hiền lành ít nói. Không biết từ bao giờ mà Vương đã để mắt đến Hằng, nhưng Vương không hề nói ra chỉ lầm lụi và nhìn Hằng từ xa. Người ta nói con gái rất là tinh tế, quả nhiên là đúng như vậy, Hằng nhận ra rằng Vương ngày nào cũng nhìn mình đắm đuối, và nhỏ đã biết ngay là cu cậu có tình cảm dành cho mình, nhưng tại thời điểm này, tấm lòng của Hằng vẫn còn quá sắt đá và rất khó có thể mà đáp lại tình cảm của Vương. Thế rồi vào ngày lễ tình nhân, Vương cũng đã can đảm tặng cho Hằng một hộp kẹo chocolate hình trái tim rất ngộ nghĩnh và đàng yêu. Hằng vốn không phải là còn nhà không có giáo dục, nên trước mặt thì cô đón nhận lấy hộp kẹo đó, thế nhưng rồi ngay khi Vương quay đi, Hằng đưa hộp kẹo đó cho đám bạn thân của mình ăn và cô không thèm ăn một miếng nào. Chứng kiến cái sư việc đó từ xa, Vương hết sức đâu lòng, nhưng cùng đành âm thầm chịu đựng mà thôi, vì cái tính của Vương nhút nhát mà. Cứ tưởng rằng Vương sẽ không bao giờ có cơ hội để có được trái tim của Hằng, nhưng mọi sự đã đổi thay vào một buổi chiều tập thể dục. Cả lớp đứng dưới sân chạy nhảy đủa vui, riêng chỉ có một mình Vương ngồi một góc nhìn về phía Hằng lặng lẽ và âm thầm.

Vương cứ ngồi đó rồi chợt cậu ta đứng bật dậy, lao về phía Hằng. Trước sự chứng kiến của bao nhiêu bạn cùng lớp, Vương đẩy Hằng lùi lại mấy bước cậu hét lớn:

- Hằng cẩn thận!

Hằng bất ngờ bị Vương đẩy lùi lại mấy bước thì nhỏ nói:

- Cậu làm cái trò gì thế?!

Nhưng ngay khi Hằng vừa dứt lời thì một trái bóng nhựa đập mạnh vào đầu Vương khiến cậu ngã xõng xoài xuống đất. Tất cả các bạn nữ khác vội ùa lại phía Vương đỡ cậu ta dậy và hỏi han. Riêng chỉ có mình Hằng là vẫn đứng đó lặng thinh, vì lúc này nhỏ nghĩ rằng, người đáng lẽ phải ăn trái bóng nhựa đó vào đầu là cô chứ không phải là Vương. Hằng lặng lẽ ngồi cạnh Vương dưới phòng y tế, cũng ngay lúc đó, Vương đang được cô y tá dùng cồn tẩy trùng vết xước. Hằng lặng lẽ nhìn Vương, và dường như Vương cũng cảm nhận được điều đó. Hai người cùng nhau quay lại lên lớp học. Dọc đường đi, Hằng hỏi Vương:

- Sao Vương lại đẩy Hằng ra lúc ở dưới sân? Chả lẽ việc Hằng từ chối tình cảm của Vương không khiến cho Vương ghét Hằng hay sao?

Vương nghe xong cầu hỏi đó thì cậu biết rằng Hằng đã biết cậu ta nhìn Hằng lúc Hằng đưa hộp chocolate cho các bạn khác. Vương gãi đầu rồi rụt rè đáp:

- Hằng à, mỗi người đều có một sự lựa chọn riêng, cho dù Hằng có từ trối tình cảm mà mình dành cho Hằng đi nữa. Nhưng ít ra, mình với Hằng vẫn là bạn của nhau, chả lẽ bạn bè nỡ đứng nhìn nhau gặp nạn mà không cứu hay sao?

Chính câu nói đó của Vương dường như đã làm cho con người trong Hằng tỉnh ngộ, nhỏ dường như nhận ra rằng, còn người trên đời này luôn khác biệt, và mội người có một lối suy nghĩ khác nhau. Nhỏ bấy lâu nay chỉ vì cái hành động của bố mình mà đã “vơ đũa cả nắm” coi như tất cả lũ đàn ông trên đời này đều chó má, và đểu cáng như nhau. Hằng bối rối đỏ mặt, thế rồi như một phản xạ tự nhiên, Hằng cầm lấy tay Vương khiên cho Vương hơi giật mình. Hai người dắt tay nhau về lớp, thế rồi ngay trước khi gần đến cửa lớp, Hằng ôm nhẹ lấy Vương, hôn lên má Vương khiến cho cậu ta đỏ ửng mặt. Thế rồi Hằng nói nhỏ vào tai cậu ta:

- Tí tan học đợi em về cùng với nhé.

Thế rồi Hằng buông tay tiến tới trước lớp bỏ mặc lại Vương đứng đó lặng người vì bất ngờ, mà cũng có thể là vì quá sung sướng:

- Em đưa bạn Vương về rồi ạ, cô cho em vào lớp.

Và cũng kể từ cái buổi chiều hôm đó, mà Hằng và Vương đã trở thành một đôi. Từ ngày Hằng yêu Vương, cô nhận ra rằng tuy Vương có hơi rụt rè nhút nhát, nhưng thực chất con người bên trong Vương lại vô cùng ngọt ngào, có lẽ cùng vì cái lí do đó, mà Hằng đã cởi mở hơn với những bạn trai khác trong lớp. Còn về phần Vương, từ ngày làm người yêu Hằng, có thể coi là một cô gái cũng khá dễ thương trong lớp, tính tình cu cậu cũng từ đó mà trở nên cởi mở hơn hẳn. Tình Yêu của hai người cứ thế trôi qua êm đẹp, cho đến một ngày, ông trời quyết định chia lìa hai người, hay nói đúng hơn là ép đặt Hằng phải nếm cái mùi vị chia ly, cái mùi vị đau khổ, cái mùi vị bị phản bội, cái mùi vị mà mẹ cô cũng đã phải trải qua. Đó là gần cuối năm cấp ba, chuẩn bị thi lên đại học. Lúc đó cả trường đang cho cấp ba thư dãn đầu óc để chuẩn bị đối đầu với cái kì thi “củ khoai” mà tất cả học sinh Việt Nam đều phải trải qua. Hằng đi tìm Vương khắp cả trường nhưng không thấy đâu, hỏi mấy đứa bạn thân của Vương thì tụi nó bảo là thấy Vương đi về dãy nhà khối mười. Hằng tự hỏi không biết Vương đi về phía nhà khối mười làm gì, nhưng thế rồi cô cũng hướng vế phía nhà khối mười. Hằng thực sự chết lịm đi khi mà cô bắt gặp cảnh hai học sinh đang đứng ở một góc khuất cầu thang hôn nhau say đắm. Hằng đứng núp vội vô bờ tường và hé mắt nhìn, lòng nhỏ chợt quặn đau, con tim như bị xé vụn ra khi mà người con trai đáng đứng tựa vào tường hôn say đắm kia chính là Vương, và người con gái đang cố ôm chặt lấy Vương thì Hằng đoán là một con nhỏ lớp mười. Hai dòng lệ tuôn rơi trên mắt Hằng, nhỏ lấy tay tự bịt miệng mình lại như thể không muốn khóc ra thành tiếng, thế rồi Hằng nước mắt tuôn rơi, nhỏ chạy một mạch thẳng về lớp. Về tới lớp, Hằng cứ ngồi đó gục đầu xuống bán mà khóc, mặc cho bạn bè nhỏ hỏi thăm nhưng nhỏ chằng buồn nói một lời nào. Lúc này đây Vương vừa từ ngoài bước vô lớp, một đứa bạn thân của Hằng đang ngồi bên vỗ về nhỏ thấy Vương bước vô vội la lớn:

- Ê ông Vương kia! Ông làm gì Hằng mà để nó khóc từ nãy giờ thế hả.

Vương lúc này mưới tím tái mặt mày, trọng đầu cậu ta chợt xuất hiện ý nghĩ “không lẽ Hằng đã nhìn thấy”. Và cũng kể từ đó, Hằng lại một lần nữa tự khép lòng mình lại, cô bây giờ chả nói chuyện với ai, cho dù là trai hay gái ở trong lớp. Còn đối với Vương, Hằng coi như cậu ta đã chết rồi, nhỏ không thèm đoái hoài, không thèm để ý gì tới Vương, và đặc biệt hơn, Hằng không thèm để cho Vương có một cơ hội được giải thích. Thất đáng thương cho cả Vương và Hằng, nếu như Hằng chịu nghe Vương giải thích, thì mọi việc đã không tồi tệ đến mức như thế này. Vì Hằng đâu có biết rằng, con nhỏ lớp mười kia vốn thích Vương ngay từ khi nó mới vô trường, cái lần đó nó hẹn gặp Vương với lí do là có chuyện quan trong muốn nói. Vương lại là là người nhẹ dạ cả tin, nên đã đồng ý gặp nó. Khi gặp gỡ, con nhỏ đó đã bày tỏ tình cảm, nhưng Vương một mực từ trối và nói rằng chỉ yêu Hằng mà thôi. Không may cho Vương, một con người dụt dè nhút nhát như cậu ta lại gặp phải một con đĩ mặt dày như con nhỏ này. Thấy tỏ tình với Vương không được, con nhỏ đó đã ôm chặt lấy Vương và hôn lên môi Vương. Vương vốn nhút nhát, nên cậu ta không dám đẩy mạnh con nhỏ này ra, Vương có đưa đầu lại để né không hôn nó, nhưng rồi con nhỏ đã ép Vương vô tường, khiến cậu ta không còn đường lui, chỉ con biết đứng đó chịu trận mà hôn con nhỏ này. 

Hằng sau cái ngày bị Vương làm cho trái tim tan nát, nhỏ đã có ý bỏ lại cuộc sống này đằng sau và bước qua thế giới khác, nhưng vì nghĩ cuộc thi lên đại học sắp tới. Hằng biết mẹ Hằng đặt rất nhiều hi vọng vào cô, nên cuối cùng, Hằng đã cố gạt bỏ cái tiếng nói sâu thẳm trong lòng cô. Cuối cùng cái ngày thi đại học cũng đã đến, Hằng đã dốc toàn tâm toàn lực để hoàn thành bài thi. Mọi việc đâu vào đó, bây giờ cô ngồi lặng thinh trong buồng mình, nghĩ lại những việc từ thời ấu thơ, nhớ lại những giây phút hạnh phúc có Vương bên cạnh, Hằng cứ ngồi đó như thể quá khứ của cô đang hiện ra trước mắt, ngay trước khi Hằng kết thúc đời mình vậy. Thế rồi chợt Hằng cảm thấy căn phòng của mình trở nên lạnh lẽo vô cùng, cô run cầm cập kéo cái chắn lại chùm lêng người, Hằng lôi điện thoại ra nhìn giờ thì thấy mới có mười một giờ đêm. Hằng thiết nghĩ đang là mùa hè thì làm gì có chuyện lạnh như thế này được cơ chứ, cô đâu có bật điều hòa đâu. Thế rồi Hằng lại ngồi tiếp tục nghĩ về quá khứ tươi đẹp nhưng không mấy ấm êm của mình. Đang ngồi nghĩ ngợi, chợt gió từ ngoài cửa sổ phả vào mặt Hằng lạnh buốt, nhỏ rùng mình, thế rồi một cái cảm giác rờn rợn lan tỏa khắp người cô. Hằng có cảm giác một viên nước đã đang trườn dọc sống lưng cô khi mà nhỏ nghe thấy một tiếng nói vang vọng bên tai “đã đến lúc rồi đó, cậu còn chờ gì nữa”. Hằng hốt hoảng nhìn quanh phòng, đèn vẫn sáng, làm gì có ai khác ngoài nhỏ đâu mà có tiếng người nói được. Thế rồi cái tiếng nói đó lại tiệp tục “cậu tìm ai thế? tớ chính là tiếng nói trong cậu đây”. Hằng nghe xong thì hốt hoảng lấy hai tay ôm đầu, nhỏ nghĩ không lẽ mình đang bị mắc bệnh hoang tưởng, không lẽ mình đã bị tâm thần. Hằng ngồi đó run rẩy và tiếp tục nghe cái tiếng nói đó bên tai “cậu đã thực hiện xong nguyện ước cuối cùng rồi còn gì? Bây giờ điều còn lại là can đản, bước sang thế giới bên kia, một cái thế giới tốt đẹp hơn, một cái thế giới mà không ai có thể làm cậu đau thêm một lần nào nữa”. Hằng vẫn ôm đầu, nhỏ hét lớn:

- Không! Không thể nào! Tôi không bị điên đâu!

Nhưng mặc cho Hằng có nói gì đi chăng nữa, nhỏ vẫn nghe cái tiếng nói đó vang vọng bên tai “cậu làm sao thế? Cậu có bị làm sao đâu? Tơ chính là cậu, tớ là nội tâm của cậu, là người giúp cậu cẩn đảm bước tiếp mà thôi”. Hằng lúc này mới nói:

- Bước tiếp? bước tiếp đi đâu mới được chứ?

Tiếng nói đó lại vang vọng bên tai “bước qua thế giới khác, bỏ lại cái thế giới này sau lưng. Cậu nghĩ đi, thế giới này đa mang lại cho cậu cái gì cơ chứ? Nó có mang lại cho cậu cái gì ngoài khổ đâu và buồn phiền đâu cơ chứ?”. Hằng cố cãi lại:

- Nhưng còn mẹ tôi, ai sẽ chăm lo cho bà?

Tiếng nói đó lại tiếp tục “cậu yên tâm đi, mẹ cậu sẽ không làm sao hết, bù lại bà cũng sẽ hiểu cho cậu, bà sẽ hiểu tại sao cậu lại từ bỏ cuộc sống này mà”. Hằng hỏi lại:

- Nhưng làm thế nào? Làm thế nào để sang được cái thế giới bên kia ?

Tiếng nói vang vọng “dễ lắm, câu cứ để mình lo liệu cho”. Thế rồi như bị ai đó điểu khiển, Hằng đứng dậy khỏi dường, cô mở ngăn kéo bàn học, lấy ra con dao rọc giấy, đẩy lưỡi dao ra. Sau đó Hằng nhẹ nhàng để tay trái ngửa lên trên bàn, tay phải từ từ cẩm dao đặt xuống cổ tay trái, cái giọng nói kia lại vang lên “cậu ráng chịu đau nhé, sẽ nhanh thôi mà”. Thế rồi tay phải của Hằng bắt đầu cứa mạnh lưỡi dao rọc dấy vô cổ tay trái, chợt ngay lúc này đây, tay phải hằng cầm dao rung lên bần bật. Chợt ngay khi một dòng máu ứa ra trên cổ tay trái của Hằng, nhỏ hét lớn:

- Không !!!

Thế rồi như điểu khiển lại được lý trí của mình, Hằng vứt mạnh con dao rọc dấy xuống dưới đất. Nhỏ dùng tay phải túm chặt lấy cái cổ tay trái đang đầm đìa máu của mình mà ngồi gục xuống chân bàn. Màu cứ ứa ra ở cô tay trái của Hằng, cũng may đó chỉ là một vết cắt ngắn không sâu lắm, thế rồi Hằng ngồi đó và tự hỏi bản thân “chuyện gì vừa xảy ra vậy? cái tiếng nói đó từ đâu mà ra? Không lẽ nó đúng là tiếng nói trong sâu thẳm nội tâm cô sao? Hay là Hằng bị rối loạn tâm lý?”.

Kết quả thi đại học đã có, và Hằng đã được nhận vô trường đại học Hà Nội. Mẹ Hằng đã vô cùng mừng rỡ và tự hào về đứa con gái của mình. Mẹ Hằng nói với nhỏ rằng đại học sẽ là một môi trường hoàn toàn mới cho cô gặp gỡ và tiếp xúc bạn bè, chính những lời nói đó của mẹ Hằng đã khiến cho nhỏ cảm thấy việc không tự tử là đúng. Cũng có lẽ Hằng đã có một chút hi vọng, một hi vọng rằng sẽ gặp được một người mà sẽ hết lòng yêu thương cô như Vương đã từng, cũng có lẽ chính Vương đã là người có tác động vào trái tim băng giá của Hằng, có lẽ trái tim cô đã ấm áp lên phần nào. Và ngay năm đầu tiên của đại học, có lẽ Hằng đã gặp được cái người mà ông trời sắp đặt cho cô, Hải. Hải là con trai duy nhất của một gia đình giầu có, và có thể nói hắn cũng là một kẻ phá gia chi tử. Điều đáng nói ở đây là tại sao một người lười học như hắn lại có thể vào được trường đại học Hà Nội? có lẽ câu hỏi này chắc chắn các bạn đọc sẽ tự tìm ra được câu trả lời. Việc mà thằng Hải thực sự thích Hằng và muốn Hằng làm bạn gái có rất nhiều vấn đề. Thứ nhất, thằng Hải là một thằng vô cùng ăn chơi, hơn thế nữa nó là đứa ăn chơi, tiêu tiền như rác, cho nên thằng Hải có thể nói là nó sẽ có được tất cả những đứa con gái chân dài háo tiền nào mà nó muốn, điều đó là đúng khi mà việc rất nhiều bạn gái Việt Nam bây giờ lúc nào cũng thích giai đẹp với giai giầu. Hằng biết rằng thằng Hải nó thích mình lắm, luôn tìm cách săn đón, mua quà, và bắt chuyện Hằng này nọ. Mặc dù đã rất nhiều lần Hằng từ trối, nhưng có vẻ như thằng Hải không phải là thằng dễ bỏ cuộc như vậy. Ngày tháng cứ thế trôi qua, dần dần Hằng cũng bắt đầu cảm thấy có chút tình cảm với thằng Hải, nhất là khi một người tốt thực lòng với mình như vậy, thì không lý gì mà mình cứ từ chối người ta mãi được. Thế rồi cái gì đến cũng đã phải đến, không hiểu là một sự trùng hợp ngẫu nhiên hay như là ý trời, mà thằng Hải đã lại một lần nữa, cứu thoát Hằng ra khỏi rắc rối như thằng Vương đã làm ngày nào. Chẳng là khi thấy Hải lúc nào cũng chạy theo sau Hằng mong có được tình cảm của cô, những đứa con gái đĩ thõa khác trong lớp đã sinh lòng ganh ghét, và chúng nó đã lên kế hoạch dằn mặt Hằng.

Như mọi ngày, sau khi tan học, Hằng đi bộ về nhà vì nhà nhỏ cũng không xa trường lắm, chỉ tầm mười lăm phút đi bộ, hơn thế nữa Hằng thích đi bộ vì như thế sẽ vừa tập thể dục được luôn. Hàng bước có mấy bước thì chợt cô bị mấy con nhỏ phóng xe máy lên vỉa hè chặn đường, chúng nó đứng vây quanh Hằng, có tất cả năm đứa lận, một con vừa quát vừa đẩy Hằng ngã và nói:

- Cõn đĩ! mày tưởng mày ngon lắm hả?

Hằng ngã xõng xoài dưới đất, không hiểu chuyện gì xảy ra, một con khác tiến đến chỉ tay vào mặt cô và nói:

- Mày tưởng mày quyến rũ được Hải hả? cái loại mày vừa nghèo vừa xấu xí, vậy mà tại làm sao mà Hải cứ theo mày được chứ?

Vừa nói con nhỏ đó vừa kéo tóc Hằng, Hằng chả biết làm gì chỉ ngồi đó khóc lóc vì đau. Thế rồi chợt một giọng nói quát lớn từ xa:

- Chúng mày làm cái gì thế?!

Cả lũ quay lại thì nhìn thấy đó là thằng Hải, thằng Hải dựng cái xe máy tay ga lại, nó tiến tới đẩy lũ con gái ra, nó đỡ hằng dậy và nhặt đồ cho Hằng. Sau đó Hải nói với Hằng:

- Đi, để Hải đưa Hằng ra khỏi đây.

Một đưa con gái khác nhìn Hải nói:

- Tớ không hiểu sao Hải lại thích con nhỏ này cơ chứ, gia đình nó có giầu có, hay như nó có xinh đẹp gì đâu?

Hải nhìn con bé đó quát:

- Ít ra Hằng không phải cái loại đĩ thõa như chúng mày!

Chính câu nói đó khiến cho mấy con nhỏ đó rùng mình và ngay cả Hằng cũng vậy. Con nhỏ bị Hải quát thì rơm rớm nước mắt, nó uất lắm nhưng rồi nó cũng cùng bọn bạn nhẩy lên xe phóng đi, còn Hằng thì được Hải đưa về tận nhà. Và cũng kể từ cái hôm định mệnh đó, mà Hằng đã bắt đầu cởi mở, hay nói đúng ra là đã bắt đầu đáp lại tình cảm của thằng Hải. Cái gì đến rồi cũng phải đến, rồi Hằng và Hải đã thành một cặp, có thể nói mà tình cảm mà họ dành cho nhau đã chở nên nồng nàn và mãnh liệt hơn bao giờ hết. Cuối tuần hôm đó, Hải rủ Hằng đi bar cùng với mấy người bạn, Hằng đã chiều ý người yêu mình. Hôm đó cả nhóm đi Dragon Fly đã chơi tới bến, và kết quả là cả Hằng và Hải đều say mềm. Cả hai đã phải nán lại tại một khách sạn sang trọng ngay gần đó để ngủ qua đêm. Hằng gọi điện về nói với mẹ là ngủ lại nhà con bạn đại học qua đêm để chuẩn bị thuyết trình, nên mẹ Hằng đã không nghi ngờ gì mà chấp nhận cho con gái đi qua đêm. Tối hôm đó, Hải mởn trớn trên cơ thể Hằng, hắn hỏi Hằng rằng có thực sự yêu hắn không. Hằng luôn luôn một mực nói có, thế rồi thằng Hải hôn tới tấp lên môi Hằng, lên người, còn tay thì lo cởi đồ của Hằng ra. Hằng lúc đầu còn lưỡng lự, nhưng cuối cùng cái trái tim yếu mềm và nóng hổi của cô đã không thể cưỡng lại được, cô thiết nghĩ có lẽ mình đã tìm được người yêu đích thực, và thế rồi Hằng đã buông xuôi, để cho thằng Hải muốn làm gì thì làm. Sáng hôm sau, hàng tỉnh dậy với một cái đầu còn hơi ê ẩm đau, nhưng đã hoàn toàn tỉnh táo. Cố thấy mình ở trong một căn phòng lạ hoắc, trên người không một mảnh vải tre thân. Hằng quay qua nhìn thì thấy thằng Hải cũng vậy, không một mảnh vải tre thân, đang nằm ôm cô thật chặt. Thế rồi Hằng thiết nghĩ “thế là mình đã mất đi thứ quý giá nhất của đời mình, sự trinh tiết”, nhưng Hằng lại cảm thấy vui vì ít ra, cô đã trao cái sự trinh tiết của mình cho một người yêu mình thật lòng. Nhưng liệu có đúng là thằng Hải nó yêu cô thật lòng không?

Câu trả lời đó đã được Hằng nhận ra sau hai năm đại học yêu nhau thắm thiết, thằng Hải có vẻ như lơ là và không còn thiết tha mặn mà với cô như trước nữa. Nhưng điều còn đáng đau lòng hơn, khi mà Hằng nhận ra rằng thằng Hải yêu cô chỉ là vì cô là một đứa con gái ngoan hiền và còn trinh, thằng Hải chỉ muốn ngủ với những đứa còn trinh, hay đúng ra là phá trinh những đứa con gái ngoan hiền như Hằng. Một khi loại người như Hải đã thực hiện xong được ý đồ của mình, thì những người con gái ngoan ngoãn như Hằng chẳng là gì với chúng nó nữa cả. Biết được cái sự thật đó, Hằng đã rất đau lòng, dường như trái tim của cô lại một lần nữa rớm máu, chỉ có điều, lần này vết thương lòng của cô gần như nặng hơn mà thôi. Hằng quyết định gặp mặt Hải tại một quán cà phê gần trường để nói cho ra nhẽ. Hai người gặp nhau tại quán cà phê, Hằng nhìn Hải rơm rớm nước mắt, cô nói giọng nghẹn ngào:

- Anh… anh không còn yêu em nữa có đúng không?

Hải nhìn vào mắt cô, hắn nói mặt lạnh tanh:

- Tại sao em lại nói thế?

Hằng bắt đầu rơi lệ cô nói:

- Múc đích của anh chỉ là ngủ với em, cướp đi sự trinh tiết của em, xong rồi anh đứng dậy bỏ đi có đúng không?

Hải đanh mặt quát:

- Em nói linh tinh cái gì thế?! Em nghĩ em là ai?! Là ai mà có quyền chửi vào mặt anh nhứ thế hả?!

Hằng nghe những lời nói đó thì cô gục mặt xuống bàn khóc, thằng Hải tiếp lời:

- Nếu em đã nghĩ về anh như thế, thì được rồi. Ta chia tay nhau.

Hằng ngước lên nhìn Hải trong nước mắt, cô nghiến răng giận dữ nhưng không biết làm gì hơn với tên đểu cáng kia. Ngay lúc thằng Hải vừa định đứng lên thanh toán tiền thì một nhóm thanh niên bốn người bước vào. Nhìn qua bọn này cũng biết là loại đâm thuê chém mướn, dân giang hồ. Chúng nó bước vào, nhìn thầy Hằng đang tuôn rơi nước mặt, một đứa chạy tới, lấy tay lau nước mắt trên má Hằng tiện thể vuốt ve hỏi:

- Cô em xinh đẹp làm sao mà khóc thế?

Thế rồi tên này lấy ghế kéo lại ngồi bên cạnh Hằng, vòng tay ôm ấp giả vở hỏi han, ba tên kia thì đứng đằng sau Hải cười ầm ỹ. Hằng mặc cho thằng kia thích sờ mó, ve vãn mình như thế nào thì tuy, vì người mà cô đang căm hờn nhất là Hải. Thằng Hải lúc đầu thấy tự nhiên có thằng ôn con nhảy vào phá đám thì bực lắm. Thế rồi cái thằng ngồi ôm Hằng quay qua nói với thằng Hải:

- Mày làm cục cưng của tao khóc hả?

Thằng Hải lúc này mới nóng máu, nó đập mạnh bàn quát:

- Cái đ*t mẹ! mày là thằng l*n nào mà hổ báo cáo chồn thê con?!

Lập tức một thằng đứng sau Hải vỗ mạnh vào đầu nó đau điếng. Thằng này túm tóc Hải bẻ ngược đầu lên nhìn vào mặt nó mà nói:

- Thằng ranh con! Mày chửi ai thế?

Thằng Hải lúc này nhận ra đây là đám không vừa, vội vàng khóc lóc van xin tha mạng. Cả lũ cười ầm hết cả lên, riêng Hằng vẫn nhìn vào mặt thằng Hải chằm chằm. Thế rồi cái thằng đang ngồi ôm Hằng nói:

- Xem ra mày là bồ em này hả, tao muốn mượn em nó một lúc được không?

Thằng Hải són đái vội nói:

- Dạ dạ, các anh cứ tự nhiên ạ, nhưng xin đừng đánh em.

Cả lũ nghe xong thì cười ầm lên, riêng chỉ có một thằng nói:

- Mẹ kiếp, đàn ông gì mà đ*o bảo vệ được bạn gái mình là sao?

Hằng nghe xong câu nói của thằng Hải thì trái tim cô lúc này như vỡ ra thành trăm mảnh. Không lẽ, đó là con người mà cô đã trao đi sự trinh tiết của đời mình hay sao? Hằng ngừng khóc nhưng mặt cô đã trở nên vô hồn. Vừa lúc cái thằng ngồi bên cạnh cô định hôn Hằng thì có một vật bay thẳng vào đầu nó đánh cốp một cái. Thằng kia nghiêng người buông tay ôm Hằng ra đau điếng, rồi nó cầm cái vật đó lên, thì ra là một cái zippo hình sói đen. Thằng này đứng lên nhìn tứ phía quát:

- Thằng mặt l*n nào ném bố mày thế?!

Lúc này một người thanh niên khác bước vào, tiến tới trước mặt thằng đang cầm zippo. Ba đứa kia nhìn thấy người này thì vội buông tóc thằng Hải ra đứng dúm dó lại. Người thanh niên đó là Chiến, Chiến giật lại cái zippo trên tay thằng này, thằng này thấy Chiến thì mặt tái mét, vội cúi đầu. Chiến cầm zippo châm điếu thuốc nhả khói, thế rồi cậu ta giáng một cú đấm mạnh vào mặt thằng này khiến cho nó ngã sõng xoài dưới đất. Chiến quay qua nhìn ba thằng còn lại quát:

- Chúng mày rảnh quá ha?/ hết việc làm rồi hay sao mà ra đây quấy rối người khác?!

Mấy thằng kia dúm dó lại không nói lên lời. Riênng có thằng ranh vừa bị đấm, nó lúi húi đứng dậy nói:

- Anh … Anh chiến … em xin lỗi.

Chiến lúc này một tay sách cổ thằng đàn em này lên quá đầu mình, nhìn thẳng vào mặt nó nói:

- Tao ghét nhất cái thói ỷ đông hiếp yếu, mày hiểu rồi chứ?

Thằng đàn em này nghẹt thở, cố gật đầu lia lịa. Thế rồi Chiến thả cho thằng này nghã xuống đất. Chiến quay qua nhìn Hằng, Hằng cũng quay qua nhìn Chiến mặt vô cảm. Ngay cái lúc hai anh mắt gặp nhau, chiên có cái cảm giác ấm áp và thân thiên đến vô cùng, không lẽ đó là tình yêu từ cái nhìn đầu tiên? Còn Hằng thì ngay cái lúc đau khổ tột cùng này đây, vừa nhìn thấy ánh mắt của Chiến thì cô dường như quên đi tất cả, đôi mắt của Chiến nói lên cho Hằng một điều, dường như Chiến là một người tốt. Cả Chiến và Hằng mặt hơi ửng đỏ, thế rồi Chiến vội nói:

- Thực sự xin lỗi cô về việc vừa rồi.

Sau đó Chiến quay qua ra hiệu cho thằng đàn em vừa nãy xin lỗi, thằng này cũng vội tiến lại nói:

- Dạ, em xin lỗi chị ạ.

Sau đó Chiến tiến về phía thằng Hải nói:

- Lần sau nếu là một thằng đàn ông thì phải biết bảo vệ bạn gái mình nghe chưa?

Hải cúi đầu run rẩy đáp:

- Dạ dạ … thưa anh … em xin nghe ạ.

Chiến nói tiếp:

- Thôi đưa bạn gái về đi.

Nhưng khi Chiến vừa dứt lời, Hằng đã đứng phắt dậy, đi bộ thẳng về nhà. Còn Thẳng Hải thì rụt rè từ từ tiến ra cửa. Sau khi hai người đã đi xong, Chiến ra hiệu cho bọn đàn em trèo lên một chiếc xe tải quân dụng biển xanh. Bọn đàn em hỏi:

- Có việc gì mà gấp rút thế anh?

Chiến quay ra nói:

- Tin mật báo từ trên, cần phải gấp rút đến địa điểm nhân giống, mang hết linh cẩu đi chỗ khác. 

Nói rồi chiếc xe tải biển xanh phóng đi trên đường.

Hằng về đến nhà, giờ đây nhỏ như người mất hồn. Cô ngồi trên giường đầu óc tràn đầy những ý nghĩ chán nản và hận đời. Chợt cái giọng nói hôm nào lại vang vảng bên tai “thế đấy, cuối cùng mọi việc càng trở nên tồi tệ hơn”. Hằng không buồn trả lời, vẫn ngồi im lắng nghe cái giọng nói đó “nếu cậu bước sang thế giới bên kia ngay từ đầu thì làm gì đến mức mất đi sự trong trắng như bây giờ”. Nghe đến đây, chợt Hằng nước mắt lại tuôn rơi, Hằng gào lên:

- Không! nhà ngươi cầm mồm đi !!! câm mồm đi!

Tiếng nói đó vẫn vang vọng “bây giờ vẫn chưa muộn, hãy nghe theo lời tớ, hãy bước sang thế giới bên kia, hãy chấm dứt tất cả, hãy chấm dứt khổ đau ngay tại đây”. Chợt Hằng như người mất hồn, cô tự giác đứng dậy như lại có ai điều khiển. Hằng từ từ kéo cái ngăn bàn, rồi cô cầm con dao rọc dấy hôm nào lên, lưỡi dao vẫn còn dính máu. Thế rồi Hằng lại ngửa tay trái lên, cô từ từ cầm con dao rọc dấy cứa lên cổ cánh tay trái, có lẽ lần này, Hằng sẽ không còn kiểm soát được bản thân nữa, cô sẽ đơn giản để cho mọi thứ diễn ra. Lúc này đây mẹ Hằng đã về, bác ta tiến lên phòng tìm Hằng và vô cùng hốt hoảng khi thấy con mình đang đứng ở bàn học cứa tay tự tử. Mẹ Hặng chạy lại giằng lấy con dao ra khỏi tay Hằng, tát cho cô một cái và mắng:

- Hằng! Con điên à?!

Hằng cố giằng lấy con dao từ tay mẹ, cô vừa khóc vừa nói:

- Mẹ để con chết đi! con chán lắm rồi! con không muốn sống nữa!

Mẹ Hằng lại tát mạnh cho cô một cái nữa và nói:

- Hằng! con tỉnh lại mau!

Hằng bi ăn cái tát nữa, bây giờ cô mới thôi không giằng con dao từ tay mẹ cô nữa. Cô đứng đó trong nước mặt, nhìn mẹ mình và nói:

- Mẹ …

Cuối cùng Hằng cũng kể cho mẹ nghe về vụ việc thằng Hải, mẹ cô đã hết lời khuyên can cô. Nhưng rồi đâu cũng lại vào đó, mẹ Hằng đã rất nhiều lần bắt gặp cô cầm dao tự cắt tay, và mẹ cô dường như bất lực và không biết phải làm gì để giúp con mình.

Cuối cùng, mẹ Hằng được một phụ huynh giới thiệu cho một bác sĩ tâm lý rất nổi tiếng. Mẹ Hằng nghe lời và đưa hằng đến địa chỉ đó với hi vọng người bác sĩ này sẽ giúp được Hằng. Người bác sĩ chữa trị tâm lý là một người đàn bà trung niên tầm bốn mươi tuổi, gương mặt hiền hậu, bà ta tự giới thiệu mình tên là Liên. Sau khi nói chuyện và gửi gấm Hằng cho người bác sĩ, mẹ Hằng chủ động hỏi giá cả. Bác sĩ Liên nói rằng chỉ lấy tiền sau khi Hằng thực sự cảm thấy khỏe hơn, và bà ta còn đảm bảo là chỉ sau một buổi điều trị thì Hằng sẽ cảm thấy tốt hơn. Sau k \hi gửi gấm Hằng xong, mẹ Hằng phải quay lại trường dạy tiếp, bỏ lại Hằng tí đi xe ôm về. Ngay khi cái cánh cửa vừa đóng lại sau lưng của mẹ hằng. Trong căn phòng này giờ chỉ còn lại mỗi Hằng và bác sĩ Liên, Hằng có một cái cảm giác lạnh lẽo vô cùng, thế rồi chợt nhỏ để ý, cái gương mặt hiền hậu của bác sĩ Liên ngày nào bỗng chốc chở nên lạnh lùng và vô cảm hẳn. Hằng ngồi trong phòng mà người run lên cầm cập, thế rồi bác sĩ Liên nói với Hằng:

- Bây giờ Hằng nằm lên cái ghế đệm dài kia đi, chúng ta bắt đầu công việc.

Như một phép lạ chợt Hằng đứng lên và tiến tới cái ghế đệm ngả người xuống đó. Bác sĩ Liên kéo ghế tới ngồi bên cạnh Hằng, thế rồi bà ta đốt một loại hương trầm mà khi Hằng ngửi phải, cô có cảm giác toàn thân lâng lâng, nhẹ nhàng, nhỏ có cảm giác như hồn đã thoát xác vậy. Bác sĩ Liên đợi cho đến khi trên khuôn mặt của Hằng đã không còn gì khác ngoài sự thanh thản, bà ta lên tiếng:

- Hằng thấy thế giới này thế nào? Con đã chán nản chưa?

Hằng vô cùng ngạc nhiên khi bác sĩ Liên hỏi thế, cô hướng mắt lên nhìn vào mặt bà ta, vẫn cái bộ mặt lạnh lùng và vô cảm đó. Hằng ngẫm nghĩ một lúc, thế rồi nhỏ nói:

- Cũng cũng không biết nữa, tại sao cuộc đời con lại gặp nhiều chuyện đến như thế hả cô? Con nhiều lúc cứ cảm giác như ông trời đang đùa giỡn với tỉnh cảm và cuộc sống của con vậy.

Bác sĩ Liên đáp lời:

- Mỗi người có một con đường riêng mà ông trời đã sắp đặt con ạ. Nhưng luôn nhớ rằng, ông trời chỉ dàn sếp sẵn cho con cái con đường đó thôi, còn việc con đi trên con đường đó bằng cách nào, đi ra sao, hay như làm gì tất cả đều là ở bản thân con.

Hằng tiếp lời:

- Việc đó con biết, nhưng có nhất thiết ông trời phải đùa giỡn với tình cảm của con như thế không ạ? Đành rằng một lần thì đã không sao? Nhưng đằng này lại hai lần, hai lần với hai người có hoàn cảnh khác nhau? Con hỏi cô như vậy không là đùa giỡn thì là gì ạ?

Bác sĩ Liên xoa đầu Hằng và nói:

- Con nên hiểu rẳng số phận an bài, cũng như mẹ con vậy. Mẹ con ngay từ ngày đầu yêu bố con, đâu có ngờ được đến cái ngày mà bố con sẽ bỏ đi cơ chứ. Cũng như con, ngay cả khi ngày đầu con gặp thằng Vương, con có ngờ được rằng kết cục sẽ ra sao không. Hay như ngay sau thằng Vương là thằng Hải, tại sao con đã đau một lần rồi mà vẫn muốn đau nữa?

Hằng nghe xong những lời đó thì cô dường như không nói thêm được gì nữa mà chỉ cảm thấy ngạc nhiên khi bác sĩ Liên biết quá rõ về cuộc đời của mình, hai mặt Hằng lại nhòe đi vì nước mắt, thế rồi cô khóc. Bác sĩ Liên nhẹ nhàng lấy tay gạt đi những giọt nước mắt đang lăn trên má, và trên khóe mi của Hằng, mặt bà vẫn lạnh lùng, bà ta nói:

- Con à, thậm chí con người ta có thể vượt qua được những chuyện đắng cay, nghiệt nhã, thậm chí tưởng trừng như không có lối thoát là vì trong họ luôn có một thứ mà không một ai, hay như thần thánh nào có thể lấy lại được, đó là niềm tin và hy vọng. Hai thứ này tưởng trừng như là một, nhưng thực chất lại hoàn toàn khác nhau. Nói về niềm tin, ta nên hiểu thường để ám chỉ vào bản thân, tin vào bản thân mình có thể làm được. Còn khi nói về hy vọng, thường ám chỉ một ai đó mà mình muốn đặt hy vọng vào. Con người ta chỉ có thể vượt qua được tất cả trắc trở trên cuộc đời này khi họ có đủ hai thứ đó mà thôi. Hãy luôn nhớ rằng, muốn làm một việc gì đó trên cuộc đời này, luôn có hai yếu tố tác động đó là bản thân và người ngoài. Nếu có niềm tin vào bản thân mình sẽ làm được, và với hy vọng rằng người ngoài sẽ hiểu và chiều lòng mình thì việc gì cũng xong. Con hiểu ý ta chứ?

Hằng thở dài một hơi, rồi đáp:

- Con hiểu, nhưng còn có ích gì nữa đâu, khi mà con đau thì cũng đã đau rồi. Thậm chí … thậm chí …

Nói đến đây, hai con mắt của Hằng lại nhạt nhòa vì nước mắt, nhỏ ngước nhìn gương mặt lạnh lùng của bác sĩ Liên, nói giọng nghẹn ngạo:

- Thậm chí … con đã đánh mất … mất đi thứ quý giá nhất của đời con rồi…

Bác sĩ Liên mặt vẫn lạnh lùng sau khi nghe câu đó, rồi bà ta tiếp lời:

- Còn người ta sống trên đời này, bị nhiều thứ làm cho mờ mắt lắm con ạ. Tiền tài, danh vọng, địa vị, và thậm chí là cả quyền lực. Nhưng thử hỏi những thứ đó có tồn tại được mãi mãi hay không? từ bao giờ người ta đã coi trọng những thứ vô nghĩa như vẻ đẹp trai, thân hình nóng bỏng, sự giầu có, địa vị cao, hay như quyền lực nhiều, và thậm chí là cả sự trinh tiết? Đúng là những thứ đó có thể giúp con người ta bằng nhiều cách để bước tiếp trên con đường này, thế nhưng, không biết kể từ bao giờ, con người ta đã quên mất đi cái thứ quan trọng nhất, đó là dù cho có những gì, hay như có là gì trên cuộc đời này đi chăng nữa, chúng ta cũng chỉ là phàm phu tục tử mà thôi. Một khi đã là phàm phu tục tử, thì con người ta không có tư cách hay như quyền lợi gì mà phê phán, hay như đánh giá một người khác. 

Những lời nói đó của bác sĩ Liên, dường như đã làm dịu lòng của Hằng đi rất nhiều. bất chợt Hằng ngồi dậy ôm lấy bác sĩ Liên thật chặt. Hằng ôm bác sĩ Liên và cô khóc nấc lên từng tiếng, có lẽ cho đến cái thời điểm ngày hôm nay, nhỏ mới thực sự hiểu được chân lý của cuộc sống, hay như ít ra gặp được một người đầu tiên mà giải thích rõ cho nhỏ đó đầu đuôi tượng tần về lý lẽ sống của cuộc đời. Bác sĩ Liên cũng ôm chặt lấy Hằng, bà ta vỗ về Hằng rồi nói tiếp:

- Con hãy tin vào lời ta, những bài báo mà con đọc về việc con gái mất trinh là loại người như thế nào, hay như bất kể bài viết nào, hay như nhận thức của người đời về việc con gái còn trinh hay không đều là không đáng để bận tâm. Con phải hiều rằng, còn trinh hay không cũngc không nói lên được ý nghĩa gì, nếu nói mất trinh là không tốt, những người mất trinh là những người con gái hư hỏng, đạo đức suy đồi, nếu vậy những người họ chẳng may bị rách màng trinh, hay như họ vì quá nhẹ dạ cả tin mà đã lỡ làm mất, chả lẽ họ cũng là những người xấu hay sao? Thể còn những người con gái khác còn trinh, họ còn trinh vì họ cố gằng giữ gìn, và họ tự cao về việc đó, họ nghĩ mình là trong sạch, là người có quyền trà đạp và phán xét những người con gái khác đã mất trinh, không lẽ những người như thế cũng được coi là người tốt hay sao?

Bác sĩ Liên càng nói, Hằng cảm thấy đồng tình. Thế rồi chợt Hằng buông bác sĩ Liên ra, nhỏ nhìn bà và nói:

- Cô… cô chắc chắn không phải là người bình thường … không lẽ cô là thần thánh hiện thế để giúp con hiểu được chân lý của cuộc sống?

Bác sĩ Liên mặt vẫn lạnh lùng, thế rồi bà ta đưa tay vuốt má Hằng và nói:

- Ta là ai không quan trọng, cái quan trọng là con đã hiểu ra được tất cả. Con biết không, ai cũng xứng đáng có được một cơ hội, chỉ có điều là liệu họ có đón nhận lấy cơ hội đó hay không thôi.

Thế rồi bác sĩ Liên đỡ Hằng từ từ nằm lại xuống cái ghế đệm bọc da, bà ta nói tiếp:

- Bây giờ, cô muốn con thả lỏng cơ thể, đầu óc thư thái, hãy trả lời cho cô nghe tại sao con lại muốn cắt tay tự tử.

Hằng từ từ hạ mình xuống cái ghế đệm bọc da, nhỏ đáp:

- Con cũng không biết tại sao con lại làm như thế nữa, nhưng lạ lắm cô ạ. Cứ mỗi lần con cắt tay, là con lại nghe thấy một tiếng nói, một tiếng nói ngay bên tai con. Mà con lại hoàn toàn tỉnh táo, và tiếng nói đó tự nhận là nội tâm của con, chính nó bảo con cắt tay để bước sang thế giới bên kia. Điều lạ hơn là con không hẳn nghe theo cái tiếng nói đó, nhưng mà, dường như có ai đó điều khiển con vậy cô ạ. 

Bác sĩ Liên lắng nghe một lúc, thế rồi bà ta nói:

- Nếu ta nói tiếng nói đó lả tâm ma của con, thì con có tin ta không?

Hằng gật đầu, thế rồi nhỏ hỏi:

- Tâm ma là sao ạ?

Bác sĩ Liên giải thích:

- Tâm ma là cái phần đen tôi nhất của một con người, hễ đã là người phàm tục, thì ai ai cũng có tâm ma. Nhưng chỉ khác có một điều, có người thì kiềm chế tâm ma được suốt cả cuộc đời họ, còn có người khác thì tùy vào thời điểm, những sự việc mà họ bắt gặp trong đời mà tâm ma mới bộc phát và điều khiển họ. Con có muốn nhìn thấy tâm ma của con không? 

Hằng khẽ gật đầu, thế rồi bác sĩ Liên khẽ kéo cái ghê lên phía đối diện đầu của của Hằng. Bà ta đưa hai tay lên đầu của Hằng, xoa khắp mặt rồi trán của Hằng, bà ta nói:

- Bây giờ con hãy nhắm mắt lại, thả lỏng người, ta sẽ đưa con đi gặp tâm ma của con.

Hằng nghe theo lời bác sĩ Liên, nhắm mắt và thả lòng cơ thể dần dần. Chợt nhỏ có cảm giác như toàn thân nhẹ bẫng. Rồi bác sĩ Liên nói:

- Con mở mắt ra đi.

Hằng từ từ mở mắt ra, thật là lạ, cô thấy mình và bác sĩ Liên đang đứng trong buồng của cô vào đúng cái hôm đầu tiên mà cô nghe thấy cái tiếng nói nội tâm của mình, hay nói đúng hơn là tiếng nói từ tâm ma của cô. Hằng đứng đó nhìn chăm chú vảo bản thân mình, bây giờ cô mới thấy rõ hơn cảnh tượng của cô lúc này, trên gường mặt không còn một chút gì gọi là sự sống, chính cái biểu hiện trên gương mặt của Hằng lúc đó đã khiến cho bản thân nhỏ bây giờ phải giật mình. Thế rồi chợt một cái bóng đen dần dần hiện lên ngay cạnh Hằng, nhỏ không tin vào mắt mình khi mà một nhỏ Hằng khác đang đứng ngay cạnh cô lúc đó. Hằng nhìn rõ nhỏ Hằng này giống cô như đúc, nhưng chỉ có điều gương mặt nhỏ này đáng sợ vô cùng. Bác sĩ Liên đứng cạnh chỉ tay về phía nhỏ Hằng mới hiện lên mà nói:

- Đó chính là tâm ma của con. Ngay khi mà con khổ đau và buồn bã nhất, nó thừa thơi cơ đó đã trỗi dậy và điểu khiển suy nghĩ của con.

Thế rồi Hằng còn rùng mình sợ hãi hơn nữa khi mà chính cái tâm ma đó từ từ cầm tay cô tiến lại bàn, mở tủ rồi cầm con dao dọc dấy lên đưa cho Hằng, Kinh khủng hơn nữa, tâm ma của cô còn cầm tay và điểu khiên cô tự cứa tay mình. Nhưng khi mà Hằng cương quyết vứt con dao đi, thì cái tâm ma của Hằng dường như mờ đi một chút. Cảnh tượng xung quanh lại nhẩy qua cảnh khác, lần lượt từ cảnh Hằng đi học, hay như những lần khác mà cô nghe thấy tiếng nói. Lúc nào cái tâm ma đó cũng đi theo cô không rời nữa bước. Điều làm cô sợ hãi hơn đó là mỗi khi cô khóc, Hằng lại nhận thấy trên gương mặt tâm ma của cô xuất hiện một nụ cười nham hiểm. Thế rồi chợt bác sĩ Liên tiến tới bên cạnh Hằng và bịt mắt nhỏ lại. Lúc bác sĩ Liên bỏ tay ra cũng là lúc mà Hằng trở lại về với căn phòng khám bệnh của bác sĩ Liên. Hằng ngồi dậy không biết nói gì, chỉ suy nghĩ về những gì mà mình đã nhìn thấy. Bác sĩ Liên khẽ vỗ vai Hằng và nói:

- Bây giờ con đã nhìn thấy cặn kẽ sự việc, cô tin là con sẽ không đưa ra những lựa chọn sai lầm nữa. Con nên nhớ rằng con còn có một việc quan trong chưa làm.

Hằng nhiền lên bác sĩ Liên rồi hỏi:

- Việc gì ạ?

Bác sĩ Liên mặt vẫn vô cảm và lạnh lùng nói:

- Thiên cơ bất khả lộ, con sẽ được một người cứu mạng. Nhưng bên cạnh đó, con sẽ cứu người đó thoát khỏi cảnh tội lỗi tù đầy, chính con sẽ là người giải thoát linh hồn cho người đó. 

Hằng nghe xong thì gật đầu, thế rồi nhỏ hỏi bác sĩ Liên:

- Thưa bác sĩ, thế con sẽ còn gặp tâm ma của con nữa không?

Bác sĩ Liên đáp:

- Tâm ma của con đã chết ngay từ khi con nhìn thấy nó rồi. Giờ tâm con đã thanh than, tâm ma của con đã bị nhốt lại vĩnh viễn rồi.

Hằng vui mừng cám ơn bác sĩ Liên, thế rồi nhỏ đứng lên chào tạm biệt bác sĩ Liên ra về. Ngay khi Hằng bước ra khỏi cửa, bác sĩ Liên kéo tay cô lại và nói:

- Con hãy nhớ rằng, ai cũng xứng đáng có được một cơ hội, nhưng chỉ có điều họ có đón nhận lấy cái cơ hội đó mà không thôi. Về vấn đề tình cảm, con sẽ gặp được một người yêu thương con hết lòng, và con sẽ mãi mãi được hạnh phúc.

Hằng quay lại nhìn bác sĩ Liên, thế rồi nhỏ ôm bác sĩ lần cuối như để chào tạm biệt.

Sau cái buổi hôm đó quả nhiên là Hằng không còn nghe thấy tiếng nói tâm ma của cô nữa, đồng thời nhỏ cũng yêu đời hơn và sống một cuộc sống có ý nghĩa hơn. Hằng bây giờ đã lập một trang blog, và tâm sự cũng như tứ vẫn cho những bản trẻ quá đỗi thất tình, và blog đó của cô cũng được rất nhiều người ủng hộ và đón nhận. Đã rất nhiều lần Hằng quay lại địa chỉ cái phòng khám tâm lý đó để cám ơn nhưng khi đến nơi, người ta nói rằng bác sĩ Liên đã dọn đi, cũng như Hằng, mẹ cô đã không có cơ hội để nói lời cảm ơn hay như giả tiền công. Hằng thì sau buổi gặp gỡ bác sĩ Liên, cô luôn tin rằng bác sĩ Liên là một vị thánh hiện hình xuống để giải thoát linh hồn, đưa thâm tâm cô ra khỏi khổ đâu, chỉ có điều, Hằng không chắc được bác sĩ Liên là vị thần thánh nào.

… Đầu xuân năm mới, tại một ngôi chùa ở thành phố Hà Nội …

Hằng cùng mẹ mình đi lên chùa cầu may đầu năm. Hằng tháp một nén hương thắp lên bàn thờ phật tổ, thế rồi nhỏ đứng đó khấn vái. Đang khấn, Hằng để ý thấy có một người thanh niên dáng nhìn quen quen, người này dáng cao gầy, mặc một sáo sơ mi đen sắn tay áo với một chiếc quần jean, chỉ có điều là khăp tay và cổ người này xăm chằng chịt những hình xăm đen xì nhìn rất đáng sợ. Hằng còn đang tò mò nhìn trộm, thì chợt người thanh niên này quay qua nhìn cô, thì ra đó là Chiến. Hằng ngượng ngùng cúi đầu đỏ mặt, cô lại bắt gặp cái ánh mắt hớp hồn đó. Chiến nhận ra cô gái hôm nào ở quán cà phê, cậu ta tiến tới và nói:

- Chào cô, chúc cô năm mới an khang thịnh vượng nha.

Hằng cùng gật đầu cám ơn và chúc lại, Chiến đưa tay ra như có ý bắt tay cô, Hằng cũng đưa tay ra bắt, một cảm giác lạ quá, sao bàn tay của Chiến lại có thể mang lại cho Hằng một cái cảm giác ấm áp và an toàn thế. Hằng mặt càng ngày càng đỏ, thế rồi Chiến như hiểu ý, cậu ta buông tay Hằng, chào tạm biệt và cất bước đi ra khỏi chùa. Hằng tự nhiên chạy theo gọi Chiến lại, cô nói nhỏ:

- Tôi tên là Hằng.

Chiến mỉm cười đứng lại nói:

- Chào Hằng, tôi tên là Chiến.

Hằng định nói gì đó thêm, nhưng dường như cô để ý thấy mọi người xung quanh đang nhìn hai người với ánh mắt tò mò, làm sao mà một cô gái ngoan ngoãn nhìn tử tế như Hằng lại có thể đứng nói chuyện với một thằng xã hội đen được cơ chứ. Hằng lại một lần nữa không biết nói gì, thế rồi Chiến nói:

- Có lẽ đây không phải là nơi tiện để nói chuyện, cho Chiến xin số điện thoại của Hằng, khi nào rảnh chúng ta đi uống nước nói chuyện sau.

Hằng không chút do dự, cô đọc ngay số điện thoại của mình cho Chiến, thế rồi Chiến nháy máy Hằng. Xong đâu đó, cậu ta chào tạm biệt Hằng và cất bước ra đi. Hằng lúc này mới chợt thốt lên một câu mà có lẽ cả đời cô cũng không bao giờ hiểu được tại sao cô lại nói câu đó:

- Chiến, anh là người tốt đúng không?

Chiến nghe xong câu đó, cậu ta quay lại mỉm cười và nói:

- Tốt hay xấu, thiện hay ác, trắng hay đen… liệu điều đó có được đánh giá qua những hình xăm trên người Chiến không? nếu Chiến là dân xã hội đên, Hằng có nghĩ Chiến là người xâu không? Nhưng Chiến vẫn lên chùa khấn phật, vậy chiến là người tốt à?

Hằng đứng đó chết lặng đi vì những lời nói đó của Chiến, những lời nói đầy hàm ý không khác gì của bác sĩ Liên ngày nào. Thế rồi Chiễn vẫy tay chào tạm biệt
Hằng và nói:

- Chiến tin rằng dù bản thân mình có là người tốt hay xấu đi chăng nữa, Hằng cũng sẽ có được câu trả lời đúng nhất. Nếu còn muộn gặp Chiến, cứ gọi Chiến nhé. Chiến thì lúc nào cũng muốn được gặp lại Hằng một lần nữa.

Nói rồi Chiến từ từ bước đi ra khỏi ngôi chùa đó, Hằng đứng lại nhìn theo với đôi mắt buồn man mác, chợt Hằng n

cuộc gặp gỡ 4: "pure evil" [ác quỷ thực sự]/ (còn tiếp)

… Tại trang web https://www.facebook.com/BKC2S ...

“Mình thực sự thích cái truyện “Người Mang Thông Điệp” mà bạn đang viết. Mình thấy rằng có vẻ như thiện tai thánh chỉ hiện hữu để giúp đỡ những kẻ yếu đuối, không đủ sức chống chọi lại với cái cuộc sống khắc nghiệt này mà thôi. Theo mình thì để tồn tại ở cái cuộc sống này, mình cần phải mạn

h mẽ, tự tìm lấy lối thoát cho bản thân, và phải luôn đề cao bản thân mình lên.” – Posted by Máu Lạnh.

“Máu Lạnh: ý bạn là sao, mình chưa hiểu rõ? Đúng là thiện tai thánh luôn giúp đỡ những con người gặp phải trắc trở, khó khăn trong cuộc sống, giúp họ nhận ra được cái chân lý của cuộc sống để đưa ra được sự lựa chọn đúng, ít ra đó là ý mình muốn gửi đến bạn đọc thông qua câu truyện trên. Còn về vấn đề mà bạn nói là đề cao bản thân mình lên, thì mình hiểu ý bạn muốn ám chỉ tức là lúc nào làm gì, cũng phải nghĩ đến bản thân mình trước. Cái đó mình hiểu, nhưng cũng nên tùy vào trường hợp thôi bạn ạ, vì nếu cư làm như thế, thì sẽ trở thành một con người ích kỉ, lúc nào cũng nghĩ về bản thân mình trước đó :(” – Posted by Hoffman Hưng Thế Nguyễn.

“Thế nào là ích kỉ chứ? Bạn có dám khẳng nhận rằng bạn làm gì cũng không hề nghĩ về bản thân mình đầu tiên không? Bạn đừng tưởng bạn viết được có mấy trang sách mà nghĩ rằng mình là người học rộng rồi thì biết nhiều nhé. Bạn nghĩ rằng bạn hiểu hết về mọi thứ của cuộc đời này rồi hay sao? Mình dám cá rằng thực sự mà nói, bạn cũng chỉ là một thằng to mồm, nhưng nếu có gì thực sự xảy ra mà an nguy đến tính mạng, thì bạn cũng sẽ lại cúp đuôi lại như con cún con rồi đợi người khác cứu giúp hoặc là khóc lóc rồi mong cho thần thánh của bạn tới giúp mà thôi >:)).” – Posted by Máu Lạnh.

“Mình không dám nói trước được một chuyện gì, vì như mình đã nói rằng cái gì cũng còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của nó. Có thể bạn nói đúng, mình chỉ là một kẻ nhát gan to mồm, những cũng có thể mình là người khác. Để biết hết được một con người, mình nghĩ bạn cần phải có thời gian tiếp xúc với họ, chỉ có như thế bạn mới nhìn nhận ra được cái bản chất thật của họ.” – Posted by Hoffma Hưng Thế Nguyễn.

“Quả là một nhà văn có khác, miệng lưỡi được lắm. Nhưng dù sao thì mình cũng thích những nhân vật ác trong truyện của bạn, vì ít ra mình là một trong số những người đó, nên mình dường như cảm nhận được cái sự tàn ác mà bạn diễn tả trong truyện.” – Posted by Máu Lạnh.

“Ý bạn là … bạn tự nhận mình là người ác sao?” – Posted by Hoffman Hưng Thế Nguyễn.

“Đúng, mình là cái loại người mà bạn vẫn thường nhắc đến trong truyện, cái loại người mà không hề có một suy nghĩ hay chút mảy may động lòng khi xuống tay giết chết đồng loại. Mình mạn phép được hỏi tác giả câu này, vì tác giả cũng là người có kiến thức và thích nói chuyện lỹ lẽ. Bạn sẽ bảo vệ được cái gì khi mà tất cả những gì bạn có chỉ là cái niềm tin và hy vọng. hay như cái lòng tốt bao la?” – Posted by Máu Lạnh.

“…” – Posted by Hoffman Hưng Thế Nguyễn.

“Tác giả chắc chán nói chuyện với mình rồi đúng không? nếu không tin thì đợi đến cuối tuần này nhé, nhớ đọc báo mạng, sẽ có một vụ án mà nguyên một gia đình bị giết đó.” – Posted by Máu Lạnh.

“Bạn nói lăng nhăng cái gì thế? Chả lẽ bạn bị ám ảnh bởi phim hành động với game chém giết nhiều quá rồi à?” – Posted by Hoffman Hưng Thế Nguyễn.
“We shall see.” – Posted by Máu Lạnh. [rồi chúng ta sẽ thấy]

Nhân tắt máy tính đứng lên đi xuống dưới nhà ăn cơm tối. Còn Hưng thì vừa trả lời vừa có soi mói facebook của cái bạn đọc mà có tên là Máu Lạnh này. Qua ảnh chụp có thể thấy Nhân là một người có ăn có học đàng hoàng vì cậu ta viết tiếng anh khá tốt, thêm vào đó là nhà cậu ta lại khá giầu có. Hưng tắt máy với ý nghĩ rằng chắc Nhân chỉ là một thằng công tử nhà giầu thừa hơi đi phá đám với ra vẻ ta đây như bao nhiều thằng khác. Nhân sau khi ăn cơm tối xong thì đi lên buồng, cậu ta kéo tủ và chọn ra một con dao quân đội chuyên dụng sắc bén nhất. Nhân dắt con dao vào ngang hông rồi mặc một cái áo che bớt con dao đi. Nhân xuống nhà dắt con xe SH ra, mẹ cậu thấy vậy nói:

- Nhân, con đi đâu giời mưa giời gió thế này?

Nhân đã mặc sẵn áo mưa dài, quay lại nói:

- Con đi có chút việc về ngay.

Nói rồi cậu ta nhẩy lên xe phi ra khỏi cửa. Bố Nhân đang ngồi coi ti vi nói vọng ra với mẹ Nhân:

- Cứ để cho nó đi.

Xe SH của nhân phi nhanh trong trời mưa gió, Nhân hướng thẳng về phía đường Nguyễn Thái Học với con dao lạnh toát được gài bên hông.

Nhân để xe vào một góc khuất, hắn ta biết rằng với kiểu thời tiết mưa gió bão bùng thế này thì chả có mấy ai ra khỏi nhà đâu. Sau khi đã khóa cổ xe, Nhẫn chậm rãi bước tới tiệm vàng Mỹ Dụng còn đang sáng đèn, nguyên trên con đường Nguyễn Thái Học vắng tanh không có mấy ai qua lại. Nhân bước vào vẫn mặc áo mưa, một bà lão ngồi trong tiệm nói:

- Giời mưa giời gió thế này mà cậu vẫn đi mua vàng à?

Nhân từ từ cởi áo mưa ra để qua một bên và nói:

- Dạ, tại mai cháu có cái lễ mừng một tuổi của đứa cháu, nên phải mua cho nó 1 cái lắc vàng không sợ mai không kịp.

Thế rồi bà lão gọi vọng vào, một người phụ nữ trung niên khác, chắc là con bà lão, bước ra tận tình hỏi:

- Cháu muốn mua lắc vàng cỡ mấy chỉ?

Nhân đáp:

- Cô cho cháu xem mấy cái 1 chỉ được không? loại vàng ta ý ạ?

Người phụ nữ này mở tủ ra lấy lên mấy chiếc cho Nhân coi. Bà lão kia thì đứng dậy kéo cái cửa sắt khép lại cho mưa đỡ bắn vào bẩn quán. Nhân đứng đó thản nhiên chọn, người phụ nữ đứng đối diện nhìn Nhân tươi cười hỏi chuyện:

- Cậu nhìn mặt mũi sáng sủa thật, đẹp trai thế này chắc nhiều cô theo lắm nhỉ? 

Nhân ngửng lên nhìn thẳng vào mắt người phụ nữ mỉm cười. Người phụ nữ này lại hỏi tiếp:

- Thế cậu bao nhiêu tuổi rồi? còn đi học hay đi làm? Đã có ẻm nào chưa?

Nhân ngửng lên nhìn người phụ nữ cười không nói gì, những ngay khi người phụ nữ này linh tính có chuyện chẳng lành thì Nhân vòng tay ra cạp quần rút con dao bên hông dùng hết sức đâm xuyên má người phụ nữ này. Người phụ nữ đau đớn đưa hai tay lên cố gỡ lưỡi dao ra trong đau đớn. Thế rồi người phụ nữ này tóm lấy tay Nhân và cố kêu cứu. Thấy vậy Nhân rút nhanh con dao ra và đưa một đường ngang họng, chỉ thấy người phụ nữ này họng tứa máu đổ gục xuống đất. Bà lão lúc này mới khép xong cửa quay lại thì thấy cảnh tượng đó, bà hãi hùng vội lách ra ngoài tính chạy đi kêu cứu. Nhưng Nhân đã không để cho bà ta có cái cơ hội đó, hắn vớ cái gương bé để trên bàn ném thẳng vào đầu bà lão khiễn bà ta ngã sõng xoài với đầu và một tay còn đang vươn ra ngoài cửa. Bà lão cố hét lớn:

- Cướp … cứu … cứu với …

Những có lẽ một bà lão già nua như vậy thì tiếng hét làm sao có thể át lại được tiếng mưa rào xối xả được cơ chứ. Thấy dường như không việc gì phải vội vàng, Nhân cầm con dao đầy máu từ từ tiến lại phía bà lão, thế rồi hắn cúi người cầm con dao đâm ngay vào lưng bà lão. Chỉ nghe thấy bà lão hét lên tiếng bé bé, toàn thân run rẩy, có lẽ bà ta đau đến mức mà không hét lên được. Thế rồi thằng Nhân nó cầm cán dao không, dùng sức lôi lại bà lão vào trong quán. Chỉ tội nghiệp bà lão vẫy vùng yếu ớt trong cơn đau vật vã. Nhân ngồi đè lên người bà lão, nó rút mạnh con dao ra, máu bắn tung tóe, thằng Nhân cười và nói:

- Chả có ai cứu bà đâu, tại sao bà không khóc đi? khóc và cầu trời khấn phật, van xin thần linh đến cứu giúp bà đi? 

Bà lão lúc này mới khóc lóc, thế rồi bà ta nói giọng yếu ớt:

- Xin cậu … xin cậu tha … tha mạng cho tôi …

Nhân mỉm cười, thế rồi ngay khi hắn ta vung dao định đâm ngang cổ bà lão thì từ đằng sau vọng ra một tiếng nói:

- Mẹ ơi, cho con ún sữa.

Nhân quay lại nhìn, thì ra đó là một cô nhóc tầm năm tuổi mới từ trong nhà đi ra mè nheo mẹ cho uống sữa. Cô nhóc vừa nói dứt câu thì chợt nhìn thấy mẹ mình nằm trên một vũng máu, còn bà nội thì đang bị một người thanh niên ngồi đè lên tay cầm dao. Cô bé chợt sợ hãi bật khóc, cái tiếng khóc não lòng xe tan màn đêm, và dường như lấn át đi cả tiếng mưa. Nhân thấy thế, vồi đứng lên tiến từ từ về phía cô bé, Cô bé thấy Nhân tiến về phía mình thì càng khóc to hơn, và luôn miệng kêu gào:

- Mẹ ơi …. Huhuhuhu …… nội ơi …. Hhuhuhuhu

Bà cô bé cố ngoảnh lại và kếu những tiếng be bé:

- Cún … con … con mau chạy đi ….

Nhân đứng im nhìn cô bé, có vẻ như hắn ta thích thú khi nghe tiếng khóc của trẻ con. Bà lão lúc này vượt qua mọi đau đơn về thể xác, cố túm lấy chân của Nhân mà khóc lóc van xin:

- Xin câu …. Xin cậu rủ … rủ lòng thương … nó … nó chỉ là một con nhóc … mới có … 5 tuổi …. Già này xin cậu mà …

Nhân không đợi bà lão nói xong, hắn nhấc mạnh chân đạp vào đầu bà lão, chì thấy bà lão nằm im bất động. Thấy cảnh đó, cô nhóc càng gào khóc to hơn nữa, thế rồi Nhân vội tiến lại, hắn dùng tay bịt mồm cô bé lại, tay kia cầm dao đâm một nhát chí tử vào bụng cô bé, chỉ nghe tiếng cô bé ré lên nghe xé lòng xe ruột, thế rồi Nhân buông cho cô nhóc ngã xuống sàn nhà. Nhân nhìn quanh thì thấy cả nhà đã chết, nhưng để cho chắc ăn. Hắn tiến về phía bà lão, một tay kéo tóc bà lão lên, tay kia nhẹ nhàng cầm dao cữa mạnh vào cổ họng, lần này thì bà lão đã chết thật rồi. Nhân tính mặc áo mưa đi khỏi tiệm vàng, chợt hắn nhìn lên cánh tay phải, tháy có nhiều vết xước, sợ rằng người phụ nữ kia lúc nãy đã cào cấu da mình, Nhân cầm dao vòng ra sau chỗ tủ bầy vàng nơi người phụ nữ nằm chết. Hắn kiểm cha kĩ lưỡng các đầu ngón tay, cuối cùng Nhân dùng dao cứa đứt năm đầu ngón tay trái vì năm đầu móng tay này ở kẽ tay có dính da và máu của Nhân. Xong, xuôi Nhân bình thản mặc lại áo mữa, và đi ra khỏi cửa, trước khi kéo cánh cửa sắt lại, hắn cúi xuống lấy tay chấm vào máu bà lão viết lên nền nhà cái gì đó rồi mới đứng dậy kéo cửa vào đi hẳn. Nhân bước từng bước dưới cơn mưa rào xối xả, ra đến xe, hắn thản nhiên rửa tay dưới mưa, và lấy trong cốp ra một cái khăn để lau qua mặt mũi, và rửa lười dao. Ngay khi thằng Nhân còn đang đứng đó lau chùi vết mau, khoảng cách không xa cái tiệm vàng Mỹ Dụng là mấy, một tiếng hét thất thanh phá tan màn đêm, át đi cả tiếng mưa rào xối xả. Đó là tiếng hét của một người cha, một người chồng, và một người con. Tiếng hét nghe đến mức thảm thiết, kèm theo tiếng gọi con, gọi mẹ, và gọi vợ, đan xen là cái tiếng khóc ấm ức, cái tiếng khóc kiệt quệ, cái tiếng khóc mà dường như không có một lời giải thích, không một lối thoát.

… Tại nhà của Hưng …

Hôm nay cả hai ông bà bô lại đi trực trong viện, Hưng lại tự nấu cơm ăn. Vừa ăn câu ta vừa lướt web để coi coi tình hình trị an dạo này ra sao. Hưng hay vào trang dantri.com.vn để coi tin tức, ngồi lục xục qua một mớ tin trong nước. Một tiêu đề đập ngay vào mắt Hưng “Cái chết thảm khốc của một gia đình tại tiệm vàng”. Đọc xong cái tiêu đề, Hưng có hơi rùng mình sợ hãi, rồi cậu ta lại nhớ tới lời nói của một bạn đọc điên khùng hôm nào. Không chần chừ, Hưng nhấn vô đường link. Điều khiến Hưng còn sợ hãi hơn nữa là tiệm vàng này nằm ngay trên đường Nguyễn Thái Học, rất gần với nhà của Hưng. Hưng một tây chống đũa, một tay tiếp tục di chuột để đọc phần nội dung bài báo. Một gia đình bao gồm hai vợ chồng, một người con và bà nội sống chung với nhau, họ mở một tiệm vàng be bé trên đường Nguyễn Thái Học có tên là Mỹ Dụng. Đêm qua khi người chồng là anh Dụng đi qua nhà bạn có việc, chỉ có vợ anh là Mỹ, bà nội, và cháu Trân mới lên năm ở nhà. Khi anh Dụng về đến nhà, mở cửa ra thì anh bàng hoàng hay chết đứng người thì thấy mẹ, vợ, và con mình đã chết, khắp tiện vàng be bét máu. Qua điều tra sợ bộ, có thể nói vợ anh và mẹ anh ta chết với lí do bị hung thủ cứa cổ, còn cháu Trân thì bị một nhát dao vào bụng. Vụ án được diễn ra vào tối hôm qua lúc trời mưa rào ầm ý, nên hầu như không có ai đi lại trên đường và các cửa tiềm cũng gần như đóng cửa hết. Tại hiện trường, các nạn nhân đã bị sát hại một cách dã man nhất là vợ và mẹ anh Dụng. Cơ quan chức năng cho hay đây không phải là một vụ cướp bình thường vì hầu như không thấy giấu hiệu gì về việc mất mát vàng bạc. Hơn thế nữa anh Dụng trước đây có gia nhập một băng đảng lớn của thành phố, nhưng vì một số lý do cá nhân mà anh đã rời bỏ băng đang. Cơ quan chức năng nghi ngờ đây có thể là một vụ trả thủ của băng đảng ngày xưa anh Dụng tham gia. Một chi tiết khác nữa đáng lưu ý và hết sức kì lạ đó là trên thềm nhà, nơi cửa ra vào có một dòng chữ tiếng anh được viết bằng máu nạn nhân để lại “Now you see what I mean” [bây giờ thì người đã hiểu ý ta rồi chứ]. Hiện giờ công an đang điều tra và làm rõ sự việc. 

Hưng dường như buông rơi đôi đũa, không chần chừ, Hưng login lại vô facebook của mình, vào lại trang fan’s page của BKCSS. Một bạn đọc giả đã post lên wall của page:

“Không biết bạn đã đọc tin tức chưa, nhưng mình nghĩ mình đã cho bạn câu trả lời rồi đó. Trước đây bạn không tin mình, nhưng giờ mình đã có bằng chứng cho bạn. Bây giờ mình hỏi bạn một lần nữa, thần thánh trên đời này liệu có thật? Và cái người mà bạn hết lòng ca ngợi, cái người mà bạn gọi là Thiện Tai thánh đó? cái người đó đâu rồi? Tại sao người đó không hiện thân để cứu giúp hay như cho gia đình kia một cơ hội? Hay như bản thân mình, sao Thiện Tai thánh không hiện ra với mình? Mà đây cũng chưa phải lần đầu mình làm chuyện này. Bạn yên tâm đi nhé mình làm việc không chỉ để chứng minh với bạn đâu, mà đó cũng là cái công việc kiếm tiền của mình nữa.” – Posted by Máu Lạnh.
Hưng đọc xong cái comment đó thì chết điếng người, “thằng ranh con này là ai thế?”, thế rồi Hưng viết trả lời:

“Bạn nói cái gì thế?/ chả lẽ bạn không còn là con người nữa hay sao?/ làm sao bạn có thể lạnh lùng đùa cợt với nỗi đau của người khác được như vậy cơ chứ?/” – Posted by Hoffman Hưng Thế Nguyễn.

“Với người khác thì mình không biết thế nào, nhưng mỗi khi nhìn những kẻ yếu đuối bị dồn vào đường cùng. Nhìn chúng nó khóc lóc, van xin, cầu cứu, rồi thì gọi tên đủ loại thánh thần, những điều đó làm cho mình cảm thấy mạnh mẽ. Hãy tưởng tượng mà coi, một con nhỏ, khóc lóc, van xin. Cái tiếng khóc thảm thiết đó thật là thỏa mãn mình lắm bạn ạ, rồi cả khi mình dùng hàng lạnh thanh toán chúng, nhìn vào khuôn mặt những kẻ đó, cái vẻ mặt tràn đầy đau đớn, tràn đầy thất vọng khi biết rằng sẽ không có kẻ nào có thể giúp được chúng. Ôi! Một cái cảm giác thật là tuyệt.” – Posted by Máu Lạnh.

“Mình cảnh báo, nếu bạn không thôi nói những lời ác độc, tàn nhẫn này, mình sẽ ban bạn khỏi trang này đấy!” – Posted by Máu Lạnh.

“You F*cking fool! Did you see the F*ck message I left for you? You think those other f*cking muderrers gonna do that sh*t? It is me, who giving you a message!” – Posted by Máu Lạnh [Đồ ngu! Mày không nhìn thấy dòng tin nhắn tao để lại ở hiện trường à? Mày nghĩ những thằng giết người khác, chúng nó cũng hay làm thế sao? Chính tao là người đã để lại cho mày dòng tin nhắn đó!]

Hưng dường như không thể nào kiềm chế được nữa, không chần chừ thêm một giây. Hưng lập tức ban người đọc với cái nick Máu Lạnh ra khỏi fan’s page của BKCSS. Sau khi làm xong việc đó, cậu ta dường như không thể nào nuốt nổi cơm nữa, vì bây giờ trong đầu cậu ta chỉ còn có một cái suy nghĩ “mình đã làm cái gì thế này?”

… Quay trở lại với Nhân …

Chuông điện thoại di động của Nhân reo liên hồi, hắn nhấc máy:

- A lô.

Đầu dây bên kia:

- Chú em làm việc tốt lắm, chắc chắn thằng Dụng đang đau khổ lắm. Nhưng mà có nhất thiết phải làm quá tay lên như vậy không?

Nhân đáp:

- Thế tại sao ngay từ đầu ông không nói rõ cho tôi nghe là phải làm như thế nào? Ông chỉ đơn giản nói là “cho nó một bài học”, tôi đã cho thằng Dụng một bài học, nhưng bài học đó dạy theo cách nào thì đó là việc của tôi.

Đầu dây bên kia:

- Chú em quả thật là tàn nhẫn quá … nhiều khi ta cũng không ngờ được rằng chú mày mới có 16 tuổi đó.

Nhân đáp:

- Bao giờ tôi được thanh toán đây?

Đầu dây bên kia:

- Hẹn chú em chiều mai tại quán cà phê HighLand ở toàn nhà Pacific lúc 4 giờ chiều nhé.

Nhân đáp:

- Ok.

Thế rồi hắn ta cúp máy, nằm dài trên giường, có lẽ trong đầu Nhân bây giờ đang nhớ lại cái đêm hôm ở tiệm vàng, mắt hắn cười thỏa mãn khi nhớ lại lúc mình sử từng nạn nhân một.

Chiều hôm sau, Nhân có mặt tại Highland coffe ở tòa nhà Pacific, một lúc sau thì có một người đàn ông nữa đến. Người đàn ông này đưa một gói giấy cho Nhân. Nhân không cần kiểm tra mà quang ngay vào trong cặp, người này cũng chả buồn hoi vì ông ta thừa biết nhà Nhân rất là giấu có, sở dĩ hắn làm cái việc đâm thuê chém mướn này chỉ là thỏa mãn cái sở thích của hắn mà thôi. Sau đó, người đàn ông này bàn bạn thêm một số người nữa mà ông ta cần Nhân giải quyết. Đến tầm chiều thì hai người ra về. Trên đường về, Nhân đang đi thì gặp mấy thằng choại con đang phóng ngược chiều để trốn 141, và còn vô phúc hơn cho chúng nó khi mà tông phải Nhân. Cả hai xe đổ kềnh trên đường, Nhân đứng dậy với cánh tay chảy đầy máu. Thằng lái xe vội đứng bật dậy chửi:

- Cái đ*t con mẹ! mù hả con?

Nhân đứng lên không nói lời nào mà tung ngay một cú đấm vào mặt thằng choại con này. Thằng này bị đấm bất ngờ không kịp đỡ, nó ngã bổ nhào xuống đường. Thằng ngồi đằng sau lúc này mới đứng dậy, thấy bạn mình bị đánh, nó lao tới cầm con dao díp trong túi đâm ngay vai Nhân. Nhân cảm nhận lưỡi dao díp nhỏ ghim vào người lạnh buốt, nhưng dường như điều đó chỉ khiến cho Nhân thêm phần thích thú. Nhân dùng hết sức cầm lấy tay thằng kia, bẻ đúng một trăm tám mươi độ, chỉ nghe tiếng xương “rắc” một cái. Thằng này ngã xuống dưới đường, mồm kêu gào thảm thiết vì giờ bàn tay phải của nó đã chệch khớp. Không dừng ở đó, Nhân tiến tới túm tóc thằng này rồi kéo nó đứng lên, hắn dùng đầu gối thụi thêm mấy phát nữa làm cho thằng này gẫy thêm mấy cái răng. Thằng lúc nãy bị Nhân đấm loạng choạng đứng dậy, hắn nhảy vồ lấy Nhân khiến cho cả hai ngã xuống đường. Nhân nhanh chí gỡ tay nó ra, rồi thọi liên lục vào người thằng này. Cả hai đang quần nhau ngay giữa đường thì lúc này các chiến sĩ 141 mới đuổi tới. Các chiến sĩ 141 nhanh tay phân làn đường, giảm ùn tắc, đưa hai cái xe lên vỉa hè. Một số chiến sĩ khác thì vào can Nhân và nghi phạm kia. Khi đã gỡ được hai người ra rồi, thằng kia thì cứ luôn mồm van xin, và kêu 141 cứu mình, còn Nhân thì vẫn hăng máu lao vào đánh đấm túi bụi. Chiến sĩ 141 đang giữ Nhân lại quát lớn:

- Tôi yêu cầu anh ngừng lại ngay.

Không đợi nói đến câu thứ hai, Nhân dùng lực hất văng đồng chí 141 này ra, sau đó Nhân lao tới, tung một cú đá mạnh khiến cho cả chiến sĩ 141 và nghi phạm đang bị dữ kia ngã bổ nhà xuống đất. Lúc này thì cả sảnh sát hình sự lẫn cảnh sát cơ động lao vào còng tay Nhân lại. Sự việc đã thu hút sự hiếu kỳ của rất nhiều người đi đường và nhân dân quanh đó. Sau khi đã còng tay cả ba người lại, cảnh sát hình sự bắt đầu điều tra lý lịch từng người một. Đầu tiên họ kiểm tra xe của Nhân thì phát hiện có một gói tiền lên tới hơn hai mươi triệu, kèm theo đó là một con dao chuyên dụng. Thấy xe này có hàng lạnh, và có nhiều tiền. Các chiến sĩ lập tức rút ví của Nhân ra và kiểm tra giấy tờ. Nhân thiếu rất nhiều giấy tờ, bằng lái xe, giấy tờ xe, và hơn nữa là Nhân mới có mười sáu tuổi, chưa đủ tuổi để điểu khiển xe máy. Với những tội như trên thì chắc chắn Nhân sẽ gặp vấn đề lớn. Nhưng đến khi các chiến sĩ cảnh sát nhìn xuống tới dòng tên tuổi bố mẹ, chiến sĩ đang đứng kiểm tra chứng minh thư nhân dân của Nhân chợt mặt thất sắc, đứng đó mà tay cầm cái chứng minh thư run lên bần bật. Một chiến sĩ cơ động chạy tới hỏi làm sao thế, thì chiến sĩ cảnh sát giao thông mới quay ra nói nhỏ cái gì đó vào tai của chiến sĩ cơ động rồi đưa chứng minh thư ra. Chiến sĩ cơ động nhìn thấy tên bố mẹ trên chứng minh thư cũng mặt tái mét. Thế rồi cả hai người này tiến vội tới phía người đội trường trình bày sự việc và đưa chứng minh thư ra cho đội trường coi. Người đội trưởng này coi xong thì cũng thất kinh, sau đó người đội trường rút điện thoại ra gọi cho một ai đó, sau khi hỏi xong thì dập máy, cả ba người với bộ mặt ngao ngán nhìn về phía Nhân đang bị còng tay ngồi dưới lề đường. Một chiến sĩ khác gọi ngay cho xe cứu thương, còn một chiến sĩ thì chạy lại tháo còng của Nhân và đỡ hắn đứng dậy. Người đội trưởng bước lại về phía Nhân, đưa lại chứng minh thư cho hắn và hỏi giọng hơi run run:

- Bố của cậu là …

Nhân cầm lại chứng minh thư cất vào ví, mắt nhìn thẳng vào mặt của người đội trưởng này cười mỉm và nói:

- Bố tôi là ai thì các chiến sĩ phải biết chứ? Có tên tuổi đàng hoàng trên chứng minh thư nhân dân mới còn gì.

Người đội trưởng lúc này mới cứng họng, thế rồi chú ta nói:

- Cậu ngồi tạm váo ghế kia nghỉ đi, đợi xe cứu thương đến xe băng bó cho cậu.

Thế rồi người đội trưởng nghiêm mặt ra hiệu lệnh cho những chiến sĩ khác cất lại gói tiền và con dao chuyên dụng vào cốp xe SH lại. Thêm vào đó hai phóng viên có mặt cùng với đội 141 bắt buộc phải xóa ngay cái đoạn băng bắt đầu từ khi quay Nhân đến giờ. Một lúc sau xe cứu thương đã có mặt, các bác sĩ làm sơ cứu và khâu vết thương trên vai của Nhân lại. Lúc này người đội trưởng mới nói:

- Xe của cậu bị vỡ vỏ, cậu chịu khó lên để xe cứu thương trở về nhà. Còn xe máy chúng tôi mang đi sửa lại, khi nào xong sẽ mang lại tận nhà cho.

Nhần nhìn người đội trưởng cười, hắn vô vãi người đội trưởng rồi nói:

- Phiền các chiến sĩ lắm, xe tôi vẫn đi được.

Thế rồi Nhân nhìn quanh như để kiếm cái gì, người đội trưởng hỏi:

- Cậu kiếm gì thế?

Nhân đáp:

- Cái mũ bảo hiểm xe máy, không biết văng đâu rồi?

Người đội trưởng đáp:

- Cậu cứ lên xe đi đi, không cần mũ đâu.

Nhân quay lại cười nói:

- Làm như thế thì dân không phục đâu, đã là người dân thì phải chấp hành luật lệ an toàn giao thông chứ.

Người đội trưởng như hiểu ý Nhân không muốn làm to chuyện này ra thếm nữa, lập tức người đội trưởng lấy mũ của một phóng viên đưa cho Nhân. Nhân đội mũ rồi thản nhiên phi xe đi mất trước sự chứng kiến ngỡ ngàng của hàng chục người dân. 

Và cũng kể từ cái lần đó, mà khắp các chốt 141 bảo nhau nhớ kĩ biển xe máy và gương mặt của Nhân. Nếu chả may sau này mà bắt gặp Nhân thì cũng biết đường mà chánh xa xa ra. Vậy bố của Nhân là ai? Mà mỗi khi nhắc đến tên ông ta ai ai cũng phải khiếp sợ? một người có thế lực lớn như vậy liệu có thực sự tồn tại ở Việt Nam. Danh tính bố của Nhân là ai tôi sẽ để cho các bạn tự đưa ra câu trả lời cho mỗi người. Cũng cùng thời điểm mà Nhân bắt đầu tiến sâu hơn vào cái sự nghiệp đâm thuê chém mướn, có nhiều vụ việc khác đã khiến cho dư luận hết sức bất bình mà cũng không khỏi nhỏ lệ. Đó là một loạt các vụ việc như cướp của, giết người, hiếp dâm diễn ra hàng loạt trên khắp cả nước, đặt biệt là hai thành phố trọng điểm Hà Nội và Sài Gòn. Điều khiến dư luận còn muôn phần căm phẫn và buồn rầu khi mà hầu hết các thành phần phạm tội đều đang ở cái độ tuổi dưới tuổi vị thành niên, tức là chưa đến mười tám tuổi. 

… Tại buổi họp liên ngành công an và cảnh sát khu vực Hà Nội …

Tại buổi họp này, các lãnh đạo hai ngành cảnh sát và công an lần lượt đưa ra những báo cáo đầy đủ và chi tiết về vấn đề tình hình tội phạm ngày càng ra tăng tại khu vực địa bàn Hà Nội, đáng lo ngại hơn nữa là hầu hết các thủ phạm của những vụ trọng án nói trên đều là trẻ dưới tuổi vị thành niên. Uy đứng lên phát biểu ý kiến:

- Theo như tôi thấy thì bây giờ cần phải sửa đổi lại bộ luật để đưa ra nhưng hình phạt hợp lý và nghiêm minh cho trường hợp phạm tội như thế này. Theo ý kiến của tôi, hình phạt mới cần phải có đủ sức mạnh răn đe đồng thời cũng là để giáo dục lại, nhằm giúp cho những tên tội phạm này ăn năn hối lỗi và trở thành người có ích cho xã hội.

Tú đứng lên phản bác lại lời nói đó của Uy:

- Thiếu tướng Uy cho tôi hỏi, thế nào là “hợp lý”? Nói là đưa ra hình phạt hợp lý này nọ, rồi mong rằng họ sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Tôi hỏi thật đồng chí, đồng chí nghĩ rằng một kẻ không ghê tay khi giết người, liệu hắn có thể trở thành người có ích cho xã hội được sao?

Uy phản bác:

- Thế không lẽ ý của chuẩn tướng là chúng ta cứ áp dụng tử hình với họ hay sao? Chả lẽ đồng chí không nghĩ gì về cái tình cái lý? Như các đồng chí đã biết, con gái tôi cũng là một nạn nhân trong trường hợp mà kẻ phạm tội là trẻ dưới tuổi vị thành niên. Cái nỗi đau đó lớn lắm chứ, nhưng tôi không hề muốn trả thù lại kẻ đó, vì tôi biết rằng dù tôi có giết người thiếu niên đó đi chăng nữa, thì con gái tôi cũng sẽ không quay lại được. 

Tú mỉm cười rồi nói:

- Đồng chí có biết tại vì sao đồng chí không bao giờ thằng chức được nữa không? Đơn giản là vì đồng chí quá mềm yếu, chả lẽ đồng chí đã quên câu nói “pháp không dung tình” rồi hay sao? Để đối phó lại với những tên tội phạm máu lạnh như thế, ta cũng phải máu lạnh với chúng thì chúng ta mới mong thắng được.

Nghe xong câu nói đó, Uy giận dữ quay lại nhìn Tú. Lúc này Minh mới đứng lên đáp:

- Theo như cá nhân tôi thấy, thiếu tướng Uy và chuẩn tướng Tú ai cũng có cái đúng của mình. Nhưng điều mà tôi lo sợ là cái nguyên nhân nằm đằng sau các vụ trọng án này. Chắc hẳn các đồng chí còn nhớ chuyên án 2000 chứ? Tôi lo ngại rằng có một thế lực đứng đằng sau tất cả những vụ án mới nổi gần đây. Phải chăng có một băng nhóm mới đã hình thành tương tự như băng nhóm trong chuyên án 2000?

Một vị đại biểu cấp cao nói:

- Đại tá Minh, chúng ta đã đồng ý là không đề cập tới chuyên án 2000 nữa rồi cơ mà.

Minh còn định nói gì thêm nhưng bị vị đại biểu này đã gạt tay đi. Cuối buổi họp bàn, một phương pháp tạm thời được đưa ra đó là huấn luyện và tuyển thêm các đồng chí chiến sĩ công an khác, tăng cường độ chuyên nghiệp cũng như lực lượng nhằm giải quyết và đối phó kịp thời với việc tội phạm dưới tuổi vị thành niên ra tăng. Buổi họp kết thúc, ngay khi Uy và Minh đang đi ra khỏi phòng họp, Tú chạy tới vòng tay qua vai hai người và nói:

- Các đồng chí khá lắm, tôi thích các đồng chí lắm. Chắc chắn sau này sẽ có dịp chúng ta hợp tác với nhau.

Uy không nói gì, chỉ lẳng lặng tiến bước. Lúc này còn mỗi Minh và Tú, Minh nói:

- Tôi thấy anh nói hơi quá trong buổi họp vừa rồi, Dù sao thì người thân của đồng chí Uy cũng là nạn nhân của một vụ án, anh có nhất thiết phải khơi lại nỗi đau và chỉ trích đồng chí Uy như vậy không?

Tú nghe xong câu đó thì cười lớn rồi tạm biệt Minh về trước, bỏ lại Minh đứng đó nhìn theo và không hiểu Tú đang nghĩ gì trong đầu.

… Một buổi tối tại nhà của Nhân …

Hàng loạt vụ án liên tiếp xảy ra trên địa bàn Hà Nội, nổi cộm nhất là một số vụ trả thù như tạt a xít, tẩm săng thiêu người, rồi thì cả chém nhau ngay trên đường. Điều đáng chú ý hơn lạ tại hiện trường của mỗi vụ án, cơ quan chức năng điều tra đều thu thập được một tờ giấy với dòng chữ ghi bằng mực đỏ “I told you so”. Hôm đó, Nhân lại tiếp tục ra ngoài để thỏa mãn cái cảm giác máu lạnh của mình. Lúc này chỉ còn bố mẹ của hắn ở nhà, chợt tiếng chuông cửa reo lên, mẹ Nhân chạy ra mở cửa thì thấy đứng đó là một người đàn ông già cả. Mẹ Nhân còn chưa hết ngỡ ngàng thì người đàn ông này đã mở lời trước:

- Chào bà, liệu tôi có thể nói chuyện với ông bà một lúc được không?

Mẹ Nhân hỏi lại:

- Có chuyện gì thế ạ?

Người đàn ông này đáp lời:

- Chuyện về con trai ông bà, Nhân.

Lúc này bố Nhân mới hỏi vọng ra coi ai thế, thì mẹ Nhân quay vào bảo có một người đàn ông lạ mặt muốn nói chuyện về Nhân. Bố Nhân bảo mẹ Nhân đưa ông ta vào, thế rồi cả hai vợ chồng mời người đàn ông lạ mặt vào trong phòng khách ngồi với một tách trà nóng trên bàn. Bố Nhân chưa kịp hỏi thì người đàn ông này đã mở lời trước:

- Con trai ông bà đi đâu rồi?

Mẹ Nhân vội đáp:

- Nó đi ra ngoài với bạn nó rồi.

Người đàn ông này nhìn thẳng vào mắt mẹ của Nhân và nói:

- Tôi thấy cháu Nhân nhà ta là một người được cho ăn học đàng hoàng, ông bà có thường hay quan tâm và chăm sóc tới cháu không?

Mẹ Nhân đáp:

- Chúng tôi lúc nào cũng quan tâm chăm sóc cháu nó, chưa hề để cho cháu nó thiếu thốn một thứ gì cả…

Bố Nhân chen ngang lời:

- Ý ông là sao?:

Người đàn ông mặt lạnh lùng vô cảm này làm một ngụm trà nóng, thế rồi ông ta nói tiếp:

- Ý tôi ở đây không phải là thiếu thốn về mặt vật chất, mà ý tôi là thiếu thốn về mặt tinh thần cơ.

Lúc này cả bố và mẹ Nhân dường như im bặt, hai người nhìn chằm chằm vào người đàn ông lạ mắt với ý thăm dò. Người đàn ông này tiếp lời:

- Tôi biết cả hai ông bà đều rất bận rộn với công việc hàng ngày của mình. Nói về ông, một người có quyền lực dường như là nhất cái nước Việt Nam này, còn bà thì luôn bận rộn với giấy tờ sổ sách. Ông bà tất nhiên là luôn yêu thương Nhân, đứa con trai duy nhất của ông bà. Tuy chỉ có một điều, có lẽ ông bà đã bị công việc, tiền tài, danh vọng làm xao nhãng đi việc chăm sóc cho đứa con trai còn đang ở cái độ tuổi trưởng thành này. Đúng, có lẽ Nhân hơn hẳn những đứa khác khi mà cậu ta có thể có được tất cả những gì mà cậu ta muốn, tuy nhiên cậu ta cũng thiệt thòi hơn những đứa trẻ khác ở chỗ là tình thường mà cha mẹ của cậu dành cho cậu ta là không đủ.

Bố Nhân đập bàn quát:

- Ông nói lảm nhảm cái gì thế?! Cái gì mà thiếu thốn tình cảm cơ chứ?!

Người đàn ông với bộ mặt vô cảm này ngước nhìn lên bố của Nhân nói:

- Đối với con trai ông, thì ông là một tấm gương soi sáng cho nó. Ông là một người đàn ông gần như hoàn hảo ở cái đất nước Việt Nam này. Ông đã có tất cả mọi thứ, quyền lực, tiền tài, và danh vọng. Ông có bao giờ nghĩ rằng con trai ông muốn được như ông, nó muốn có tiền tài, có danh vọng, và có quyên lực hay không?

Mẹ Nhân nói:

- Điều đó là tốt chứ sao?

Người đàn ông này quay qua mẹ Nhân nói:

- Điều đó là rất tốt, nếu như mà Nhân thực hiện cái việc đó theo đúng hướng. Nhưng, đã bao giờ ông bà nghĩ rằng Nhân sẽ thực hiện cái ước mơ đó theo một chiều hướng xấu chưa? Ông bà hãy nghĩ mà xem, tiền thì Nhân không bao giờ thiếu, danh vọng thì dựa vào tiếng tăm của ông, vậy còn quyền lực? quyền lực thì Nhân sẽ có được kiểu gì?

Cả bố và mẹ Nhân đều im lặng, người đàn ông này nói với một cái giọng nghe mà rợn da gà:

- Quyền lực chung quy mà nói, chỉ có duy nhất hai còn đường để có được nó. Hai con đường duy nhất đó là làm cho người khác tôn trọng mình, hoặc ép buốc người khác phải khiếp sợ mình. 

Nghe đến đây thì cả bố vè mẹ Nhân thực sự không hiểu được ý của người đàn ông này là gì. Người đàn ông hướng cái bộ mặt lạnh lùng về phía bố của Nhân mà nói:

- Lấy ví dụ như ông, ông có được quyền lực như ngày hôm nay là theo con đường nào?

Bố Nhân mặt có hơi thất sắc, thế rồi người đàn ông này tiếp lời:

- Bao nhiêu người đã bị ông trừ khử để leo lên được cái ngôi vị hiện nay? Hay tôi nên nói là đã bao nhiều người ông phải “trừ khử” rồi? dưới chướng của ông bây giờ có bao nhiêu bộ hạ? bao nhiêu người khiếp sợ ông và bao nhiêu người thực sự nể phục ông?

Bố nhân tím tái mặt mày, ông ta đứng dậy quát lớn:

- Tôi yêu cầu ông cút ra khỏi nhà tôi ngay!!!

Người đàn ông lạ mặt này nói tiếp:

- Khiếp sợ và nể phục nói là đều mang lại cho con người ta quyền lực. Nhưng, chỉ có một điều khác biệt, những người khiếp sợ ông sau này người ta sẽ tìm cơ hội để hãm hại ông. Thế cho nên, quyền lực dựa trên sự khiếp sợ không bao giờ vững bền cả, cũng như đứa con trai của ông vậy.

Nói đến đây bố Nhân giận dữ nghiến răng đáp:

- Thằng Nhân…thằng Nhân làm sao?!

Người đàn ông lạ mặt nói tiếp:

- Con trai ông đã có tất cả, và dường như thứ mà nó khao khát bây giờ là quyền lực, dựa trên sự khiếp sợ của người xung quanh, cũng như ông vậy. Con trai ông bà đà thành một kẻ sát nhân có tiếng rồi đó, chỉ có điều làcó mỗi giới giang hồ biết nó là ai. Cong với người khác, kẻ sát nhân khát mau để lại mấy dòng chữ vẫn còn là một bí ẩn.

Mẹ Nhân lúc này mới sợ hãi:

- Không lẽ … ông ám chỉ thằng Nhân là hung thủ đứng đằng sau những vụ án nhẫn tâm đó ư?

Người đàn ông này quay quá hướng mẹ Nhân đáp:

- Tôi chưa hề ám chỉ ai bao giờ. Cứ đợi con trai bà về, kiểm tra nó, bà sẽ rõ mọi việc.

Người đàn ông này càng nói, bố Nhân càng giận dữ. Thế rồi người đàn ông này đứng lên và nói:

- Nếu ông bà còn coi trọng mạng sống của mình, hay như ông còn coi trọng sự nghiệp và danh tiếng của ông thì hãy tự nguyện chỉ điểm con ông bà với cơ quan chức năng. Còn với bà, tôi tin rằng bà cũng không nỡ lòng nhìn người khác bị giết dưới tay con của bà chứ?

Nghe đến đây, mẹ Nhân như đổ gục người xuống. Còn bố Nhân cầm cốc ném mạnh xuống đất quát:

- Ông cút ngay!!!

Người đàn ông này mặt vẫn lạnh lùng, thế rồi ông ta tiến bước ra cửa. Đứng ở cửa người đàn ông quay lại nói câu cuối:

- Ai cũng xứng đáng có được một cơ hôi, chỉ có điều, liệu họ có đón nhận lấy cái cơ hội đó mà không thôi. 

Nói xong câu đó, người đàn ông lạ mặt thẳng bước tiến đi. Bố Nhân giận dữ định đuổi theo đánh, nhưng khi chạy đến cửa, bố Nhân bất ngờ khi không thấy ông ta đâu cả, như thể ông đã đã tan biến vào không khí vậy. Mẹ Nhân ở trong nhà thì lúc này nhưu người mất hồn, bà đứng lên tính mang mấy cốc trà vô rửa, nhưng khi mẹ Nhân vừa với tay tới cái cốc trà của người đàn ông lạ mặt kia, bà ta giật mình đảnh đổ cả khay cốc. Rõ ràng lúc nãy là trà nóng, sao bây giờ nguyên cái cốc lại lạnh tanh như thế này được, nước trà trong cốc còn đóng băng nữa chứ.

cuộc gặp gỡ 4: "pure evil" [ác quỷ thực sự]/ (kết thúc)

Vẫn như mọi ngày, thằng Nhân về đến nhà thì cứ lẳng lặng mở cửa rồi phi xe vô. Nó đi ngang qua phòng khách thì để ý thấy cả bố và mẹ nó đều đang ngồi ở phòng khách lặng im. Thằng Nhân cứ thế lặng lẽ đi thẳng lên gác, chợt vừa đi đến lưng chừng cầu thang, bố Nhân quát lớn:

- Nhân! Quay xuống đây!


Thằng Nhân không hiểu có chuyện gì, nó lặng lẽ đi xuống tiến tới trước mặt bố mẹ với một bộ mặt ngơ ngác. Lúc này mẹ nó mới hỏi:

- Con mới đi đâu về thế?

Thằng Nhân thản nhiên đáp:

- Con mới đi uống nước với mấy thằng bạn xong.

Bố Nhân đứng lên, chìa tay về phía nó nói:

- Đưa chiều khóa của mày đây?

Nhân đứng im nhìn bố nó với ánh mắt nghi ngờ. Thế rồi bố Nhân quát lớn hơn:

- Tao bảo mày đưa chiều khóa xe đây cơ mà?

Nhân hỏi lại:

- Để làm gì?

Bố Nhân điên tiết quát lớn:

- Tao bảo mày đưa đây cơ mà?!

Mẹ Nhân lúc này mới đứng lên nói nhỏ với chồng mình:

- Anh cứ bình tĩnh, sao nặng lời với con nó thế.

Thằng nhân mặt đanh lại nó nhìn thẳng vào mặt bố nó nói giọng thách thức:

- Bộ định làm cái gì?

Bố thằng Nhân như không kìm nổi cơn giận dữ, ông ta vung tay lên tát mạnh vào mặt thằng Nhân một phát. Trên mặt thằng Nhân hằn lên bàn tay đỏ lòm, thằng Nhân đứng đó cười mỉm, hắn vứt chiều khóa cho ông bô và nói:

- Ông được lắm. 

Bố Nhân giận tím mặt, nhưng ông không nói gì, chỉ cầm chìa khóa tiến về phía cái xe SH và mở cốp ra. Bố Nhân dựng đứng yến xe lên, vẻ mặt ông thất kinh thế rồi bố của Nhân kéo cái túi ni lông ra cầm vào phóng khách. Bố Nhân quăng mạnh cái túi xuống nền nhà, từ trong túi văng ra một mớ tiền, một ít khăn còn lấm tấm máu, và một con dao quân dụng còn dính máu mờ mờ. Mẹ Nhân ôm miệng thất kinh khi nhìn thấy những vật đó. Bố Nhân nhìn chằm chằm vào mặt Nhân và nói giọng đay nghiên:

- Cái gì đây?!

Nhân nhìn những đồ vật đó nằm trên sàn, thế rồi hắn thản nhiên quay đầu đi lên phòng. Bố Nhân chạy tới giân giữ túm áo thằng Nhân lại và quát to:

- Thằng ranh! Mày đi đâu?!

Bật chợt thằng Nhân quay lại giáng cho bố nó một quả đấm mạnh vào mặt khiến cho ông ngã lăn xuống cầu thang. Mẹ Nhân hốt hoảng chạy lại đỡ bố của Nhân. Thế rồi thằng Nhân chạy vội xuống nhà cầm còn dao lên hùng hục tiến về phía bố nó. Mẹ Nhân đứng lên can thì bị thằng Nhân đẩy mạnh ra, rồi nó cầm dao tiến tới ép sát lưỡi dao vào cổ ông ta. Bố Nhân vẻ mặt có chút sợ hãi và vô cùng ngỡ ngàng, thằng Nhân mỉm cười nói một cái giọng lạnh toát:

- Ông già cứ cẩn thận, tôi làm gì là việc của tôi. Việc duy nhất mà ông cần làm là im lặng, nếu như ông còn muốn giữ cái ghế của ông. Còn nếu ông không chịu, thì cứ cẩn thận cái mạng của ông đó.

Thế rồi thằng Nhân cầm dao từ từ bước lên trên gác, mẹ nhân lúc này mới chạy lại bên cạnh bố Nhân. Bố hắn nhìn theo ghiến răng nói:

- Mày … mày …

Thằng Nhân quay lại mỉm cười nói:

- Tôi đã giết người đến mức không ghê tay … cho nên nếu có phải giết cả ông, thì cũng không khác gì giết những kẻ kia đâu.

Thế rồi hắn bỏ lên gác, để lại bố mẹ hặn ngồi đó với một câu hỏi lớn trong đầu “Thằng Nhân con mình đây sao?”.

Sáng hôm sau, thằng Nhân vẫn lấy xe đi làm cái công việc của mình ngày nào. Riêng chỉ có bố mẹ hắn là tự nhốt mình trong buồng ngủ, đã cả đêm rồi hai người không nói năng gì, chỉ ngồi nhớ lại cái đêm đáng nguyền rủa hôm qua. Bố Nhân bây giờ thì thực sự như người mất hồn, có lẽ ông ta đang sợ, không phải sợ thằng Nhân sẽ giết mình, mà ông ta sợ hãi cái lựa chọn mà ông ta đang phải quyết định. Có lẽ đến tận ngày hôm nay, bố Nhân mới hiểu được thế nào là cái luật nhân quả, để lên được cái cương vị, cái chức, cái ghế, hay như có được quyền lực như ngày hôm nay, không biết đã bao nhiêu người, bao nhiêu người mà bố Nhân phải “loại bỏ”. Đúng như câu nói của người xưa “what goes around, comes around” [có thể tạm hiểu như là “gieo nhân nào, gặp quả ấy”], làm sao mà ông ta có thể ngờ được rằng con trai duy nhất của ông ta sẽ trở thành kẻ giết người như ngày hôm nay, một sát thủ không ghê tay. Bây giờ ông ta phải đưa ra một cái quyết định, đó là im lặng và để con mình tiếp tục giết người, hay là tự chỉ điểm nó để rồi mất chức, mất ghế, mất cương vị và mang cái tiếng xấu muôn đời? Nói về mẹ của Nhân, có lẽ bà ta bây giờ cũng đang rối bời, nhưng liệu chỉ một từ rối bời thôi có đủ để nói lên được cái cảm súc của bà ta bây giờ? Một người mẹ sẽ có cái cảm xúc như thế nào khi biết rằng con trai mình là một kẻ máu lạnh? Thằng Nhân bây giờ không còn như thằng Nhân của ngày xưa nữa, cái thằng Nhân mà bà vẫn thường bồng bế, vẫn thường chạy lại bên bà mỗi khi còn bé? Có lẽ cái mong muốn lớn nhất của bà ta bây giờ không chỉ là việc mong thằng Nhân sẽ dừng việc giết người lại, mà bà ta còn đang tự hỏi lòng mình rằng làm cách nào để thằng Nhân trở lại như ngày trước, cái ngày mà nó còn là một đứa trẻ ngoan ngoãn và hiền lành. Nói cho cùng, thì chúng ta cũng không thể trách mẹ thằng Nhân được, vì thử hỏi trên đời này, có mẹ nào là không thương yêu con mình chứ?

Quay trở lại Nhân, nhiệm vụ của hắn hôm này là phải xử cho bằng được một con nợ bóng đá với số tiền lên tới hơn mười tỉ. Đã nhiều lần tên này quỵt nợ, có vẻ như hắn không sợ chủ nợ lắm vì đi bên cạnh hắn lúc nào cũng có hai thằng đàn em đâm thuê chém mướn. Nhận thấy rằng không thể sử dụng dao để sử được tên này, Nhân đã lấy khẩu súng lục chuyên dụng gồm bẩy viên cộng với nòng giảm thanh tự chế. Nhận được địa điểm nơi mà tên quỵt nợ thường ngồi uống cà phê. Nhân phóng xe lòng vòng quanh quán mấy lần, may thay, tên quỵt nợ cùng hai thằng đàn em ngồi ngay trước quán. Nhân từ từ đỗ xe vào vỉa hè, ngay trước mặt tên quỵt nợ, hắn vẫn để máy xe nộ nhưng quay đầu nhìn thẳng vào mặt tên quỵt nợ. Thế rồi Nhân thò tay vào túi quần móc ra một tờ giấy A4 đã ghi sẵn mấy chữ lên lia thẳng vào mặt thằng quỵt nợ. Tên này bất ngờ bị lia tờ giấy vào mặt đứng lên chửi Nhân:

- Ơ! Cái đ*t con mẹ thằng ranh!

Ngay khi hắn vừa dứt câu, Nhân lôi từ trong bụng áo khoác ra khẩu súng lúc, và đặt một viên kẹo đồng vào đầu tên quỵt nợ. Chỉ nghe tiếng “Bụp”, tên quỵt nợ đổ gục người xuống bàn, máu từ đầu hắn nhỏ xuống đất tong tỏng. Hai tên đàm em còn đang ngơ ngác chưa kịp phản ứng thì mỗi thằng cũng bị ăn thêm một viên kẹo đồng vào đầu. Lúc này người xung quanh bỏ chạy toán loạn, có người hét lớn “Giết người!”, Nhân thấy tình hình không xong bèn phi xe chạy. Nhưng có lẽ hôm nay đã là một ngày không may cho nó, do thấy tình hình tội phạm càng ngày càng gia tăng, một số lớn cảnh sát hình sự đã ngụy trang và đi tuần trên đường. Và cũng ngay trên đoạn đường Lý Thường Kiệt đó, hai cảnh sát hình sự đã thấy Nhân. Hai chiến sĩ này vội thông báo lên cấp trên xin chi viện, rồi rồ gas đuổi theo với hi vọng tóm được Nhân. Thấy có người rượt theo, Nhân phóng hết cỡ cố lạng lách qua dòng người đông đúc. Nhưng không may cho Nhân, đi ngược chiều là hai chiến sĩ cảnh sát hình sự ngụy trang khác. Thấy Nhân cố tình bỏ trốn, hai người này đã chạy lại cản ngang đầu xe Nhân. Hai xe va vào nhau, Nhân ngã xuống đất, nhưng rồi hắn bật dậy cố chạy. Lúc này thì có thêm hai xe cảnh sát 113 khác rú còi lao tới cố quây bắt Nhân. Thấy đây là đường cùng, Nhân vội chạy vào trường cấp ba Viêt Đức cạnh đó. Nhân rút súng, tóm lấy một cô học sinh của trường nổ súng lên trời hai phát và yêu cầu mọi người lùi lại. Khẩu súng của Nhân lúc nãy do ngã xe đã tuột mất nòng giảm thanh, nên hai phát súng nổ vang trời khiến cho nhiều người dân hoảng loạn. Nhân tóm cổ con nhỏ, một tay ghì súng vô đầu, đi lùi hẳn vào phía sân trường. Một lúc sau cảnh sát đã đứng chặn mọi ngả đường, trong đó có cả thiếu tướng Uy và đại tá Minh đã có mặt trước cổng trường Viết Đức để thương lượng với Nhân. Thiếu tướng Uy đứng hỏi một chiến sĩ cảnh sát hình sự về chi tiết sự việc. Người cảnh sát hình sự này báo cáo rằng Nhân vừa thực hiện một vụ giết người bằng hàng nóng ở quán cà phê Tonkin gần đó. Hai viên cảnh sát hình sự phát hiện và theo đuổi. Đến gần trường Việt Đức, Nhân bị hai viên cảnh sát hình sự khác chặn đầu xe, hăn vội lao vào trường bắt một con tin mà theo như học sinh nói tên là Ly, hiện đang học lớp mười hai. Nhân đã bắn hai phát súng chỉ thiên và dọa rằng bất cứ ai đến gần thì sẽ giết con tin. Thiếu tướng Uy nghe đến đoạn con tin tên là Ly, một học sinh trường Việt Đức thì chú ta như người mất hồn. Đại tá Minh lúc này mới hỏi:

- Anh Uy, anh thấy vụ việc này phải giải quyết ra sao bây giờ?

Chợt trên mắt thiếu tướng Uy tuôn rơi hai dòng lệ, chú ta chạy vội tới chiến sĩ công an đang cầm loa thương thuyết, vừa chạy, thiếu tướng Uy vừa quay lại nói giọng nghẹn ngào với đại tá mình:

- Không được để Ly chết! Bằng mọi giá, không được để Ly chết! 

Thiếu tướng Uy cầm lấy loa của chiến sĩ công an, chú ta chĩa loa về phía Nhân và nói giọng nghẹn ngào:

- Con trai! Con không muốn làm vậy đâu! Hãy để cô gái đó đi đi!

Nhân điên tiết chĩa súng về phía thiếu tướng Uy ra nổ một phát súng. Thật may là phát súng đó không trúng ai, Nhân gào lên:

- Nếu các người cả gan tiến vào, con nhỏ này sẽ được ăn kẹo đồng ngay!

Thiếu tướng Uy vẫn hai dòng nước mắt tuôn rơi, chú ta nói giọng nghẹn ngào:

- Con trai… con hãy đặt súng xuống và từ từ thương lượng … con muốn gì?

Nhân Hét lớn:

- Tôi muốn các người thu quân lại ngay! Tôi muốn nói chuyện với ông già tôi! Các người kêu ông già tôi ra đây!

Thiếu tướng Uy như không hiểu nhìn qua Minh, Minh lúc này mới nói nhỏ vào tai:

- Theo như tình báo, thì thằng kia tên là Nhân, con trai ông (?). Hiện giờ một chiến sĩ khác đang gọi điện thoại liên lạc với (?).

Chú Uy nghe xong tên bố Nhân thì cũng có phần thất kinh, thế rồi chú ta nói vào trong loa:

- Các chú đang liên lạc với bố con … Con hãy bình tĩnh… rồi ông ta sẽ đến đây.

Nhân quát lớn:

- Các người nhanh lên! Tôi không có cái tính kiên nhẫn đâu!

… tại nhà riêng của Nhân …

Phải mãi một lúc sau, cả bố và mẹ Nhân mới đi xuống nhà. Nhưng điều lạ là xe SH của Nhân đã biến mất. Còn đang lo sợ rằng thằng Nhân lại đi giết người thì chợt tiếng điện thoại của bố Nhân reo lên ấm ỹ, phá tan cái bầu không khí nặng nệ trong nhà. Bố Nhân nhấc máy nghe, chợt mặt ông ta thất kinh, hai lông mày giật liên tục, mẹ Nhân thấy cảnh đó thì lo lắng vô cùng, không lẽ cuộc gọi này có liên quan đến Nhân? Không biết đầu dây bên kia nói gì, nhưng chỉ thấy bố Nhân thở dài một hơi, rồi ông ta nói:

- Các đồng chí cứ sử tùy ý, nếu cần thì … cứ bắn!

Thế rồi bố Nhân cúp máy, ông ta ngồi gục xuống sàn nhà. Mẹ Nhân thấy vậy vội hỏi:

- Có chuyện gì thế ông? Thằng Nhân… thằng Nhân nó lại làm gì rồi?

Mẹ Nhân cứ hỏi đi hỏi lại, bố Nhân có lẽ là không kìm nén được nữa đã quát lớn:

- Người ta sẽ sử bắn thằng Nhân!

Mẹ Nhân nghe xong thì rùng mình sợ hãi, hai dòng nước mắt tuôn rơi. Bà chỉ tay vào mặt chồng mình, miệng run rẩy nói:

- Ông … ông là đồ cầm thú….

Chưa kịp nói hết, chợt điện thoại nhà reo vang. Mẹ Nhân vội nhấc máy nghe. Thì ra là một người họ hàng đang coi thời sự, và người nhà này thấy Nhân đang giữ một con tin tại trường Việt Đức. Mẹ nhân cúp máy, chạy vội ra ngoài. Nhưng ra đến cửa, bà ta quay lại nói với chồng:

- Nếu thằng Nhân có làm sao… tôi sẽ đi theo nó đó.

… Quay lại hiện trường…

Chiến sĩ cảnh sát nói chuyện với bố Nhân cúp máy rồi quay qua thông báo với Minh. Minh nói nhỏ với Uy:

- Không xong rồi thiếu tướng, bố của Nhân coi bộ sẽ không đến đâu.

Chú Uy thất sắc nói:

- Cái gì?

Minh nói thêm:

- Ông ta thậm chí còn ra lệnh cứ hạ gục Nhân nếu cần thiết.

Uy nghe xong bức xúc nói:

- Họ là cái loại cha mẹ gì thế?

Minh nói:

- Thất không ngờ một người như ông ta lại có đứa con như thế này. Hạ Gục Nhân nếu cần thiết là điều đương nhiên, nhưng làm sao để cứu được con tin bây giờ?

Thế rồi Minh bàn với Uy một cách đó là giả vờ nói rằng (?) đang trên đường tới, sau đó phái 1 cảnh sát đặc nhiệm chèo tường vào từ từ đằng sau tiến lại và cướp súng của Nhân. Thấy rằng cách này có hơi nguy hiểm, nhưng sét tình thế bây giờ đó cũng là một cách. Thế rồi Nhân quát lớn:

- Ông già tôi đẩu rồi?!

Uy bắc loa nói:

- Bố con đang trên đường tới … con hãy thật bình tĩnh.

Thế rồi thiếu tướng Uy thuyết phục, dùng đủ mọi lời lẽ trái phải để nói với Nhân, nhưng xem ra Nhân không hề lung lay. Theo đúng như kế hoạch, một cảnh sát đặc nhiệm đã trèo tường từ đằng sau lặng lẽ tiến về phía Nhân và con tin. Thấy thiếu tướng Uy nói chuyện ra vẻ câu giờ, Nhân không thích liền quát lớn:

- Tôi yêu cầu ông câm mồm ngay! Nếu không tôi giết con nhỏ này đó!

Thiếu tướng Uy bèn im lặng. Chợt xuất hiện một tiếng nói bên tai chú Úy, một tiếng nói vô cùng quen thuộc:

- Thiếu tướng Uy, phải làm thế nào để con tin đươc sống bây giờ? 

Thiếu tướng Uy quay qua nhìn thì chú ta sững sờ khi mà đó là người thanh niên trong quán bia hồm nào, vẫn cái đầu trọc, hai tay đầy hình xăm, vẫn cái quần bò, cái áo ba lỗ trắng đó. Người thanh niên này khuôn mặt vẫn lạnh lùng, thế rồi anh ta nói tiếp:

- Tôi biết người con gái tên Ly này làm cho thiếu tướng nhớ lại đứa con gái xấu số của mình. Chắc hẳn trong lòng thiếu tướng bây giờ chỉ có một điều duy nhất là phải bằng mọi giá cứu được người con gái này đúng không? Thiếu tướng đã thử đủ mọi cách rồi, nhưng nếu tôi nói rằng người con gái này vẫn phải chết, thì liệu thiếu tướng có thôi cái ý nghĩ cứu sống Ly không?

Thiếu tướng Uy nghe xong thì nước mắt tuôn rơi, chú ta nói như quát lên:

- Làm sao có chuyện đó được?! Tôi sẽ cứu sống con gái tôi, tôi sẽ cứu sống cái Ly bằng mọi giá!

Người thanh niên này quay mặt qua nhìn thiếu tướng Uy, và có lẽ lần đầu tiên thiếu tướng Uy nhìn rõ thấy trên môi người thanh niên này xuất hiện một nụ cười, anh ta nói:

- Con người … vẫn mãi mãi chỉ là con người mà thôi…

Chợt Minh lúc này đứng vỗ vào người Uy và nói:

- Anh Uy …. Anh Uy … anh nói chuyện với ai thế?

Thiếu tướng Uy lúc này mới như người tỉnh mộng, lúc chú ta quay lại nhìn thì thấy người thanh nên kia đã biến mất.

Nhân đang đứng nãy giờ chợt nghe thấy tiếng lá kêu xào xạc sau lưng, bản năng hắn trỗi dậy. Nhân vội đẩy con nhỏ đó qua một bên rồi hắn né qua một bên. Vừa lúc này viên cảnh sát vồ hụt ngã sõng xoài. Nhân đứng chĩa súng thẳng vào đầu viên cảnh sát đang nằm, thế rồi hắn lạnh lùng bóp cò. Tiếng súng nổ vang trời, những viên cảnh sát và công an ở ngoài bỗng trở nên náo loạn. Thế rồi Nhân lại kéo tóc con nhỏ đó lại phía mình, hắn dí súng vô đầu nhỏ đó và nói:

- Các người lừa tôi hả?! được lắm!

Nói dứt câu, Nhân thẳng tay cước cò. Chỉ nghe tiếng súng nổ vang lên, cô học trò đó nằm im lìm trên một vũng máu. Chú Uy nghe cái tiếng súng đó tựa như một viên đạn bắn thẳng vào tim, chú gào lên trong loa:

- Không!!!

Lúc này Minh ra lệnh:

- Tất cả xông lên!

Lập tức mấy viên cảnh sát 113 với lá chắn chạy thẳng lại phía Nhân. Nhân đứng đó hắn tự đưa súng lên đầu, có lẽ hắn đã biết rằng, mình thực sự không còn lối thoát. “cạch… cạch”, súng đã hết đạn, ngay lúc Nhân vừa mới nhân ra điều đó thì cảnh sát 113 đã áp sát dùng dùi cui điện vụt thẳng vào tay Nhân khiến cho hắn rơi súng, một viên cảnh sát 113 khác thì vụt vào chân khiến Nhân ngã gục xuống đất. Nhân đau đớn cố chống cự nhưng cuối cùng người ta cũng đã còng được tay và chân của Nhân lại. Lúc này đây, từ đằng sau thiếu tướng Uy chạy lại về phía Nhân, chú ta đẩy hết toàn bộ cảnh sát 113 đang đứng quây Nhân ra. Thiếu tướng Uy túm cổ áo Nhân sốc đứng dậy và quát lớn vào mặt với hai dòng nước mắt vẫn đang tuôn trào:

- Tại sao?! Tại mà làm sao cậu phải giết cô gái đó chứ?!

Những chiến sĩ 113 thấy cảnh đó sợ rằng thiếu tướng Uy không cầm được lòng sẽ đánh phạm nhân nên đã hết sức vào can ngăn. Ngay cả đại tá Minh lúc này cũng vào vội lôi thiếu tướng Uy ra mà nói: 

- Anh bình tĩnh lại đi … anh Uy.

Thiếu tướng Uy vẫn cố giẫy giụa, chú ta gào thét trong nước mắt:

- Cậu nói đi?! cô gái đó có tội tình gì chứ?! con gái tôi có tội tình gì mà cậu giết nó?! Cậu giết nó thì cậu được cái gì?!

Nhân bị các chiến sĩ 113 áp giải thẳng lên xe, hắn cố quay đầu lại cười và nói một câu rợn người với thiếu tướng Uy:

- Không tại sao cả, chỉ đơn giản là để thỏa mãn mà thôi.

Thiếu tướng Uy nghe xong câu đó thì dường như đổ gúc, không lẽ trên đời này còn có những con người máu lạnh đến thế hay sao? Sau khi tóm được Nhân, cảnh sát dẹp đám đông và bắt đầu đi khỏi hiện trường. Riêng còn có mình thiếu tướng Uy là vẫn đứng tại nơi cô học sinh kia đã nằm xuống, thiếu tương Uy cứ đứng đó nhìn chằm chằm vào chỗ đó mà khóc. Đại tạ Minh như hiểu được ngọn ngành, cậu ta tiến lại bên cạnh Uy vỗ về an ủi:

- Thôi anh ạ… dù sao thì chuyện cũng đã rồi. Anh đã làm hết những gì mình có thể … chỉ tiếc hung thủ là một tên máu lạnh mà thôi.

Thiếu tướng Uy ngửng lên nhìn thẳng vào mặt đại tá Minh, chú ý lắc đầu trong nước mắt mà nói:

- Tôi đã có được … có được một cơ hội nữa … để mà cứu con gái tôi. Nhưng coi bộ … coi bộ suốt đời này tôi sẽ không bao giờ cứu đươc nó nữa.

Nghe đến đây đại tá Minh cảm thấy buồn lây phần nào, vết thương lòng của thiếu tướng Uy lại rỉ máu. Thế rồi Minh vỗ về Uy, nhưng Minh chỉ còn nghe được một giọng nói buồn rầu xen lẫn vào tiếng sụt sùi trong nước mắt:

- Ly ơi… bố xin lỗi con nhé…

Mẹ thằng Nhân vừa tới nơi thì cũng là lúc mọi việc đã kết thúc, bà ta hỏi mấy viên cảnh sát còn đang đứng đó. Sau khi biết được người đàn bà này là mẹ của Nhân, cảnh sát đưa bà ta đi đến nơi mà Nhân đang được tạm giam để lấy lời khai và đợi ngày sử án.

Vụ án có liên quan tới thằng Nhân thực sự khó mà giải quyết cho hợp tình hợp lý. Nói là khó ở đây là vì thứ nhất, thằng Nhân là con của một cán bộ cấp cao đứng đầu nước. Thứ hai, với những tội danh như nhiều lần giết người, chống đối, thì cái án tử hình là một điều không cần bàn cãi, nhưng nó mới có mười sáu tuổi. Thứ ba, mặc dù bố thằng Nhân đã phải rời ghế và chấp nhận tử hình đứa con, nhưng vụ việc này giờ đây đã bị báo chí phanh phui, dư luận thực sự bất bình và nó còn mang lại tiếng xấu cho một số lãnh đạo khác. Tạm thời Nhân được tạm giam tại khu đặc biệt cùng với hai phạm nhân khác đó là Sơn và Dương, đợi cho quốc hội họp bàn đưa ra một bản tuyên án hợp lý rồi sẽ mang ra sét sử sa. Ngồi trong trại giam, Nhân nhìn hai thằng Sơn Và Dương cười, Nhân để ý thấy thằng Sơn mặt nó lạnh lùng vô cảm lắm, tựa như một cái xác không có hồn vậy, còn thằng Dương thì khác, từ lúc Nhân mới bước vô, người nó cứ run lẩy bẩy, nhìn Nhân với một ánh mắt sợ sệt. Nhân ngồi xuống phía giường của mình nhìn thằng sơn và nói:

- Êu, chú mày tên gì?

Sơn liếc mắt nhìn Nhân rồi đáp:

- Sơn.

Nhân hỏi tiếp:

- Sao mà phải ngồi trong đây thế này?

Sơn quay lại nhìn thẳng vào mắt Nhân, rồi nó nói:

- Biết vụ chặt đầu tại quán nét ở ngõ Đình Ngang chứ?

Nhân nghe xong thì chợt hai mắt hắn sáng rực rỡ lên, thì ra đều là anh em đồng hao cả. Vậy vụ chặt đầu tại quán nét đường Đình Ngang là sao? Thằng Nhân có biết rõ vụ án đó, và hắn luôn mong ước có ngày được gặp kẻ đã gây án, và cuối cùng đã được tại nguyện. Sơn vốn dĩ là thằng bé bỏ nhà, đi làm thợ phụ hồ trên thành phố Hà Nội. Nó thường lai vãng đến các quán nét ở ngõ Đình Ngang để giết thời gian hay cũng như là chìm đắm vào cái thế giới ảo. Thằng Sơn vốn dĩ là người rất ít nói và ít xã giao. Thế nhưng cái hôm định mệnh đó, có một nhóm thanh niên thành phố vô quán nét, Sơn và hội này chắc cùng chơi một game bắn nhau mạng Lan. Chỉ vì một chút xích mích, hội thanh niên này liên tiếp chửi Sơn, nhưng thằng Sơn không nói gì. Hội này tưởng thằng Sơn khinh nên đã đánh vào đầu và cà khịa đánh nhau với Sơn. Sơn không vẫn nói năng gì, chỉ trả tiền chơi game rồi ra về. 

Tưởng rằng mọi việc chỉ chấm dứt ở đó, nhưng nửa tiếng sau, Sơn cầm cái xẻng sắt quay lại, hắn cầm xẻng đánh túi bụi, khiến cho hai ba thằng trong nhóm bất tỉnh do bị đập liên tiếp vào đầu. Chưa dừng ở đó, khi công an có mặt thì Sơn đã kịp dùng lưỡi xẻng chặt đứt đầu của ba thằng thanh niên xấu số. Vụ án này còn khiến cho dư luận thêm phần kinh hoàng hơn nữa khi mà lúc đó Sơn mới chỉ có 15 tuổi, trẻ hơn cả Nhân bây giờ. Thế rồi Nhân quay qua bên phía Dương và hỏi:

- Còn mày thì sao?

Dương ngồi co ro trong góc phòng giam, nhìn Nhân với ánh mắt run rẩy sợ hãi. Thế rồi Dương lắp bắp nói:

- Tôi … tôi …

Sơn quay quá nói:

- Thằng này chính là tác giả của vụ cháy nổi tiếng năm 2007 ở phố cổ đó.

Nhân trố mắt như không tin, thế rồi nó cười sặc sụa, vừa cười Nhân vừa chỉ tay vô mặt Dương mà nói:

- Là mày … là mày sao?

Nhân còn lạ gì cái vụ hỏa hoạn đã cướp đi mạng sống bốn người tại khu phố cổ vào năm 2007 nữa, vụ việc đáng thương tâm đó diễn ra vào một đêm gần tết. Qua điều tra, cơ quan chức năng nghi vấn đây là một vụ phóng hỏa đốt nhà có chủ ý. Nhưng điều làm họ kinh hãi hơn nữa, thủ phạm gây ra vụ hỏa hoạn thương tâm đó lại chỉ là một đứa nhóc mười lăm tuổi. Vậy vụ việc này là như thế nào? Nhà của Dương vốn thuộc khu phố cổ, mẹ của hắn thì hàng ngày bán nước bên phố cổ, còn bố hắn vốn làm nghề ghi số đề, nên gia cảnh cúng không khá giả lắm cho mấy. Bố của Dương có một cái tật đó là hay uống rượu say rồi về đánh đập vợ con. Thằng Dương vốn là một đứa ít học, cũng hay lêu lổng, nhưng nó cũng là đứa nhút nhát. Nhớ cái đêm hôm đó, nhà nó đánh nhau to lắm. Bố mẹ nó cãi nhau, thằng Dương đứng dữa cũng bị ăn đòn vạ lây. Có lẽ đó cũng là ý trời khi mà thằng Dương nó không nhịn nhục được nữa. Đêm hôm đó, lúc cả bố và mẹ nó đã ngủ say, thằng Dương mò mẫm vào dan hàng mẹ nó, lấy ra mấy chai xăng zippo, đổ đầy ra nhà. Sau đó nó lặng lẽ châm lửa đứng từ ngoài nhìn ngọn lửa từ từ bốc lên. Do khu phố cổ bao gồm nhiều ngôi nhà cũ kĩ, chưa được cải tiến hay gia cố lại. Gỗ mục gặp lửa cháy lan ra rất nhanh. Khi mà đội phòng cháy chữa cháy và công am có mặt tại hiện trường thì bố mẹ thằng Dương đã thành hai cái xác khô nằm bên nhau trên giường rồi. Nhưng có lẽ điều đáng thương tâm hơn cả là ngọn lửa không chỉ dừng ở nhà Dương, nó lan sang các căn nhà kế bên và cướp đi mạng sống của một ông cụ bẩy mươi tuổi cùng với đứa cháu gái mới lên bẩy. Chứng cứ tại hiện trường cho thấy đây chắc chắn là một vụ phóng hỏa có chủ mưu, nhưng điều mà người ta nghi vấn là từ đầu đến cuối, có một thằng bé cứ đứng trước đám cháy nhìn vô không nói năng gì, cái ánh mắt của đứa bé này lúc người ta nhìn thấy thì đáng sợ vô cùng, một cái ánh mắt tàn nhẫn và thâm độc, một cái ánh mắt mà một đứa bé mới có mười mấy tuổi đáng lẽ là không nên có. Sau khi được hàng xóm khẳng định Dương là con của gia đình nạn nhân. Cơ quan công an đã hỏi nó rằng có thấy ai lạ mặt không? rồi khi người ta báo nó tin buồn rằng cả bố và mẹ nó đã chết thì lúc này thằng bé mới khóc lóc thảm thiết. Ngay cái lúc mà mọi người còn đang mủi lỏng trước cái cảnh một đứa bé khóc bố mẹ mình như thế thì từ trong tay nó rơi ra một hộp diêm. Không còn nghi ngờ gì nữa, chính thằng Dương là hung thủ gây nên vụ hỏa hoạn này. Điều mà khiến cho Dương vẫn còn ngồi trong phòng giam đặc biệt này là vì người ta không biết phải làm như thế nào với Dương? Một thằng bé mười mấy tuổi tự động tẩm xăng, đốt nhà giết cha mẹ mình ư? Điều đó là không tưởng. Hơn thế nữa qua thời gian đầu theo giõi, người ta thấy rõ ràng Dương là một đứa trẻ nhút nhát, không có lý nào mà lạnh lùng đến mức giết chính cha mẹ mình cả. Thời giam thấm thoát trôi qua, có lẽ việc đưa Dương ra xét sử cũng dần chìm vào quên lãng, vì Dương đã ở trong này được hơn bốn năm rồi. 

Thằng Nhân vẫn cười lăn cười lộn, nhưng khi hăn kịp nhìn lại vẻ mặt của Dương thì Nhân thực sự kinh hãi. Cái vẻ mặt sợ hãi, nhút nhát vừa mới cách đây có mấy phút thôi, vậy mà giờ đây đã nhường chỗ cho mọt bộ mặt lạnh lùng, hai con mắt thì toát lên vẻ độc ác và tần nhẫn kinh hồn, Dương nhìn thẳng vào mặt nó nói:

- Mày cười đủ chưa?

Nhân ngồi đờ ra một lúc, chợt hắn vỗ tay mỉm cười nói:

- Tao hiểu rồi, thì ra mày là người đa nhân cách.

Thằng Sơn như không hiểu lắm quay qua nhìn Nhân nói:

- Đa nhân cách?

Thằng Nhân giải thích cho thằng Sơn, người đa nhân cách có thể coi như là một cái xác có từ hai linh hồn trở nên cùng sống chung một cái xác. Tính cách của người đa nhân cách rất khác thường và thay đổi liên tục. Có lúc người này hiền, có lúc lại ác, có lúc luôn luôn vui vẻ, cũng có lức lại luôn luôn buồn rầu. Nhưng người đa nhân cách ở đây nên hiểu là người có nhiều tính cách, chứ không hẳn là người mà có nhiều danh tính. Thằng Nhân ngả người xuống giường và nói:

- Thật là hân hạnh quá, toàn người nổi tiếng, có
nhận án tử hình cũng an lòng.

Sơn quay qua hỏi Nhân:

- Thế mày vì sao mà vào đây?

Nhân nói:

- À, thì giết một số người rồi bị bắt thôi.

Dương lúc này tiến tới nói:

- Không lẽ mày là hung thủ máu lạnh chuyên môn để lại một mảnh giấy mà người ta nói trên tivi và báo chí sao?

Nhân nằm đó quay mặt qua nhìn thằng Dương, hắn nở một nụ cười ghê rợn rồi đáp:

- You damn right, I am. [mày nói đúng đó, chính là tao]

Thế rồi thằng Nhân từ từ chìm vào giấc ngủ.

… Chiếc xe máy Sh lướt đi trong đêm mưa gió bão bùng, Nhân dựng xe tại một con ngõ tối cắt với đường Nguyễn Thái Học, thế rồi hắn lẳng lặng tiến về phía tiệm vàng còn đang hé mở cửa, Mỹ Dụng … Nhân đè lên bà lão sấu số, hắn rút con dao từ lưng bà lão ra, rồi dơ lên như chuẩn bị đâm ngang cổ bà lão. Chợt từ sau lưng hắn, một đứa bé gái chạy ra nói lớn:

- Mẹ ơi, ún sữa.

Đứa bé kinh hãi khi thấy mẹ mình nằm trên một vũng máu, còn bà nội thì đang bị một người thanh niên lạ mặt ngồi lên lưng. Nhân mỉm cười cầm dao từ từ tiến lại phía đứa bé gái đó. Cô bé cất tiếng khóc thảm thiết pha lẫn với tiếng kêu gọi mẹ và bà nội. Nhân thực sự thích nghe cái tiếng gào khóc đó, nó như là nguồn năng lượng tiếp sức cho Nhân vậy. Ngay khi Nhân chỉ còn cách đứa bé đó có hai bước chân. Nhân ngạc nhiên khi thấy đứa bé im bặt, sắc mặt nó bỗng nhiên trở nên lạnh lùng đến đáng sợ. Rồi đứa bé nhìn chằm chằm vào hắn và cất tiếng nói:

- Chú định giết cả cháu nữa sao? Cháu đâu có tội tình gì đâu?

Nhân ngơ ngác, hắn đứng im bất động, “làm sao mà con nhỏ này tự nhiên thay đổi thế nhỉ?”, Nhân nghĩ ngợi trong đầu. Cô bé đó tự tiến lại phía Nhân và nói:

- Chả lẽ chú không còn là con người nữa sao? Chả lẽ máu trong người chú đã lạnh đến cái mức giết người không ghê tay nữa rồi hay sao? Chú nói đi! Chú trả lời cháu đi! tại sao chú lại có thể tàn nhẫn như vậy chứ?

Nhân còn đang ngơ ngác, chợt hắn như nhân ra điều gì đó. Nhân đứng chống tay vào tủ kính đứng cười sặc sụa. Thế rồi hắn ngửng mặt lên nhìn thẳng vào đứa bé gái đó nói:

- Nhà người có thể thôi ngay cái trò này đi rồi đấy?

Đứa bé gái đứng im nhìn Nhân. Thế rồi nhân cầm con dao trong tay chỉ về phía đứa bé gái nói:

- Thiện tai thánh, nhà người nghĩ rằng nhà người có thể khiến ta sợ hãi hay sao?

Đứa bé gái mặt vẫn lạnh lùng đáp:

- Nếu đã biết ta là ai, vậy sao nhà người vẫn còn chưa dừng lại?

Nhân cười lớn hắn đáp:

- Để ta đoán nhé, nhà ngươi muốn cho ta một cơ hội hả? rồi nào là cái gì “bỏ đầu dao xuống, lập địa thành phật”. nhà ngươi nghĩ ai cũng muốn làm tiên làm phật như các người hả?

Đứa bé gái vẫn lặng im nhìn Nhân. Nhanh như cắt, Nhân cầm dao tiến lại đâm một nhát chí tử vào bụng đứa bé, rồi áp sát nó vào tường, hắn từ từ dùng con nâng đứa bé lên quá đầu. Đưa bé mặt không hề tỏ vẻ đau đớn, chỉ buông một câu lạnh lùng:

- Nhà người có biết rằng, ai cũng xứng đáng có được một cơ hội, nhưng chỉ có điều liệu họ có đón nhận lấy cái cơ hội đó mà không thôi không?

Nhân một tay giữ chặt người đứa bé, một tay rút con dao ra lia một đường ngang họng đứa bé. Hắn quát lớn:

- Còn chưa câm mồm?!

Hai mắt đứa bé từ từ nhắm lại, thế rồi Nhân buông tay để cho đứa bé đó ngã xuống sàn nhà. Ngay khi nhân vừa quay đầu đi khỏi thì chợt con dao trong tay hắn dường như có sự sống. Con dao rung lên bần bật, Nhân gồng tay như cố nắm chặt con dao đó lại, nhưng ngay khi hắn có cơ hội con dao đã vùng được khỏi tay hắn, bay ra đằng sau, còn tay Nhân do nắm quát chặt nên đã bị con dao bẻ làm cho lệch cổ tay. Nhân từ từ quay lại đằng sau nhìn, đứa bé gái đang đứng đó với con dao bay ngang đầu, trên cổ và vùng bụng là máu đang chảy xối xả. Nhân quay lại vừa lắc đầu cười vừa nói:

- Quả nhiên là thần thánh, khó mà giết được.

Đứa bé gái đứng nhìn nhân lắc đầu, sau đó cất tiếng nói:

- Nhân, ta cho nhà ngươi một cơ hội, hãy nghĩ lại những gì mà mình đang làm đi. Nếu ngươi không dừng lại, hậu quả sẽ khó lường đó.

Nhân với tay đập vỡ cái tủ kính, hắn cầm một mảnh kính vỡ rồi lao vội về phía đứa bé và hét lớn:

- Make me! [bắt tao dừng đi]

Nhưng mới tiến được ba bước, Nhân bất ngờ bị một lực đẩy hất văng ra ngoài đường. Ngay khi người Nhân chạm mặt đất, con dao của hắn bay tới, lươt nhẹ qua mặt hắn. Nhân nằm dưới đường giữ giời mưa quát tháo:

- Lũ thần thánh chó má! Thiện tai thánh! Nhà ngươi cứ đợi đấy!!!

Thằng Nhân vùng dậy trên giường quát lớn:

- Cái đ*t con mẹ!

Ngay khi Nhân kịp định thần lại, thì ra hắn đang nằm trên giường trong phòng giam. Nhân để ý thấy quanh người mình ướt sũng như vừa mới tăm mưa xong. Thế rồi hắn đưa bàn tay phải lên coi thì thấy có mấy vết cắt còn đang rỉ máu. Nhân cảm giác thấy trên mặt ran rát, hắn đưa tay lên sờ thì cảm nhận được một vết cắt không sâu lắm. Chả lẽ vừa rồi hắn không có nằm mơ?

Kim là một cô phóng viên mới, ước mơ của Kim là làm thế nào để viết được những bái báo thực sự tác động tới người đọc. Phải vất vả lắm Kim mới có cơ hội để phỏng vấn được Nhân. Kim nhớ lúc cô bước vào buồng thăm hỏi phạm nhân, cô nhìn thấy Nhân chỉ là một cậu học sinh bình thường khác, mặt mũi sáng sủa, nhưng nào có ai ngờ được, đằng sau cái sự sáng sủa đó là một kẻ máu lạnh tàn nhẫn. Kim ngồi xuống tự giới thiệu về mình, Nhân không nói gì chỉ đáp:

- Chắc tôi không cần nói, chị cũng biết tôi rồi đúng không?

Kim không dám đáp lại cái câu hỏi đó, chỉ khẽ gật đầu rồi bắt đầu công việc. Chị Kim hỏi:

- Nhân dạo này thế nào rồi?

Nhân nhìn chị ta đáp:

- Cơm ăn ba bữa, quần áo mặc cả ngày.

Chị Kim hỏi tiếp:

- Thế Nhân thấy nhớ gia đình không?

Nhân nhìn chị kim với ánh mắt hằn học, khiến chị ta có hơi rùng mình sợ hãi, thế rồi hắn thản nhiên đáp:

- Gia đình … gia đình có gì mà nhớ … Một người cha phản bội lại đứa con của mình, với một bà mẹ không quan tâm tới con cái … cái gia đình đó có cần nhớ tới không?

Chị Kim nghe xong câu trả lời đó thì chột dạ, thế rồi chị lưỡng lự nói:

- Nhưng cha mẹ nào chả thương con, Nhân có nói quá lên không?

Nhân cười lớn rồi đáp:

- Chị tưởng gia đình ai cũng được như gia đình chị à?

Chính cái câu hỏi đó đã khiến cho chị Kim phải câm nín trong phút chốc. Thế rồi chị ta hỏi tiếp:

- Nhân có thể cho biết Nhân bắt đầu nghề sát thủ từ bao giờ không?

Nhân nhìn chị Kim mỉm cười mà đáp:

- Làm sao mà nhớ được cớ chứ … giết biết boa nhiêu người rồi…

Chị Kim hơi run run, thế rồi chị nói tiếp:

- Tôi thấy Nhân suất thân là con nhà giầu có, không thiếu thốn thứ gì, hơn nữa còn đang học cấp ba. Vậy cớ sao Nhân làm cái việc đó? chắc Nhân phải có lí do gì chứ?

Nhân nhìn chị Kim đáp giọng lạnh tanh:

- Chỉ có một cái lí do mà thôi. Đó là để thỏa mãn bản thân, được chưa?

Chị Kim còn tính hỏi thêm thì Nhân nói tiếp:

- Mà tôi nói thật, một khi đã yếu đuối thì cũng không nên sống làm cái gì cả, chết đi cho nó rộng đất. Tôi đơn giản chỉ làm theo quy luật của tự nhiên, giết bớt kẻ yếu đuối để lấy chỗ cho những kẻ mạnh khác tồn tại mà thôi.

Chị Kim có hơi bức xúc khi nghe những lời đó, thế rồi chị ta đáp tiếp:

- Nhưng Nhân làm như vậy liệu có quá không? vụ án tại tiệm vàng Mỹ Dụng… đứa bé gái … đứa bé gái đó mới chỉ có tầm sáu tuổi …

Chính câu nói đó của Kim đã làm cho Nhân liên tưởng đến cái giấc mơ đêm qua, hay nói đúng hơn là cái lúc mà thằng Nhân gặp thiện tai thánh. Lúc đầu hắn nhìn chị Kim chằm chằm khiến cho chị ta hết sức sỡ hãi. Thê nhưng rồi thằng Nhân lại mìm cười, một cái nụ cười ghê rợn. Nhân hỏi ngược lại chị Kim:

- Tôi đã nói rồi… những việc đó là để thỏa mãn bản thân … không cần biết già hay trẻ, lớn hay bé … Bây giờ tôi hỏi chị, nếu như chị có mặt ở đó? chị sẽ làm cái gì để bảo vệ đứa bé đó?

Chị Kim ngay lúc này thì sửng sốt vô cùng, không biết nói gì. Nhân tiếp lời:

- Đừng nói với tôi là chị sẽ la lên nhé? Hay là gọi điện thoại cho công an? Nếu như không có ai nghe thấy tiếng kêu của chị, và công an không có mặt kịp thời, thử hỏi chị sẽ làm gì ngoại việc lặng lẽ bỏ chạy? đừng nói là chị lao vào ngăn cản tôi nhé?

Chị Kim vẫn lặng im, thế rồi chị đáp lời giọng lí nhí:
- Tôi sẽ … sẽ tìm mọi cách để cứu đứa bé gái đó?

Thằng Nhân nghe xong câu đó thì như điên tiết lắm, hắn đứng dậy đập mạnh bàn la lớn:

- Shut the f*ck up!!! [câm cái mồm mày lại đi] Cái gì mà tìm mọi cách chứ?! Mày nghĩ một đứa con gái yếu đuối như mày có thể đánh lại một thằng thanh niên khỏe mạnh cầm dao như tao sao?! 

Tiếng đập bàn mạnh khiến cho chị Kim bất ngờ ngã xuống đất. Thằng Nhân từ từ tiến tới phía chị Kim, còn chị Kim thì cứ bò lùi lại về phía trên mặt đất, thằng Nhân nói giọng giận dữ:

- Tất cả chúng máy đều là một lũ đạo đức giả! cái gì mà tìm mọi cách rồi thế này thế nọ. Tại sao chúng mày không bao giờ chịu thừa nhận là chúng mày yếu đuối, chúng mày sợ chết?! Tại sao chúng mày không chấp nhận cái sự thật hiển nhiên đó mà cứ tự dùng lời lẽ giả tạo để đánh lừa bản thân mình?!

Ngay khi vừa nói dứt câu, cách cửa phòng mở to. Lâm bước vào quát:

- Phạm nhân Nhân ngồi xuống!

Tú từ đằng sau bước vào, hắn đỡ chị Kim đứng dậy. Nhân thấy có hai chiến sĩ công an khác vào thì lại bình tĩnh ngồi xuống. Tú nói với Kim là giờ phỏng vấn đã hết và yêu cầu chị ra về, nhưng khi chị Kim định đi ra, Tú bắt chị phải đưa lại quận băng ghi âm cuộc đối thoại giữa chị ta và Nhân. Lúc đầu chị Kim cương quyết không đưa, nhưng khi Tú nói đây là quy định bắt buộc, chị Kim lúc đầu còn nghi ngờ nhưng rồi cũng đành phải đưa cuốn ghi âm đó cho Tú. Cũng có lẽ bởi chị đã khắc ghi trong đầu cái cuộc nói chuyện đáng sợ với Nhân ngày hôm nay nên cuốn băng ghi âm đối với chị chẳng còn có ý nghĩa gì nữa. Sau khi chị Kim đã đi khỏi, Tú tiến tới kéo ghế ngồi đối diện Nhân, Nhân nhìn Tú cười hỏi:

- Cán bộ cần gặp em có chuyện gì thế?

Tú nhìn Nhân, thể rồi hắn ta vân lực bóp nát cuốn băng ghi âm, sau đó hắn nói:

- Đợi đi, rồi sẽ biết.

Nhân bàng hoàng trước cảnh tượng đó, thế rồi hắn mỉm cười và ngoan ngoãn ngồi đợi. Một lúc sau cả Dương và Sơn cũng được đưa tới phòng này, đợi khi đã đông đủ, Tú nói:

- Ba cậu đã chán ở đây chưa?

Dương và Sơn không nói câu gì, chỉ có riêng Nhân cười và đáp:

- Chán thì biết làm sao bây giờ? không lẽ vượt ngục?

Tú không nói năng gì, chợt thằng Nhân như không tin vào mắt mình, hai con mắt của tú bỗng chốc đen xì như hai viên than, khắp bàn tay, cổ và mặt nổi lên những hình xăm vằn vện. “Không có lẽ … không có lẽ …. Truyền thuyết Hắc Đế là có thật”, thằng Nhân kinh hãi nghĩ trong đầu. Không ai biết cuộc nói chuyện giữa năm người này ra sao, chỉ biết rằng ngày cả ba người được thả ra, Nhân quay qua nói với Tú:

- Tôi có thể mượn khẩu súng lục của ông được không?

Tú nhìn Nhân hỏi:

- Để làm gì?

Nhân đáp:

- Có người cần phải trả giá.

Tú mỉm cười rồi đưa cho Nhân khẩu súng lục của mình. Nhân mặc quân phục công an, nhẩy lên xe và để cho thằng Sơn cũng mặc quân phục đèo đi đâu đó.

Đến trước cửa nhà Nhân, hắn bước tới trước cửa bấm chuông. Mẹ Nhân ra mở cửa và hỏi:

- Cậu cần tìm ai?

Nhân nói:

- Tôi cần gặp ông (?).

Mẹ Nhân gọi chồng mình ra, khi bố nhần vừa thò mặt ra, Nhân đã lạnh lùng rút súng và cho một viên kẹo đồng vào đầu bố mình. Tiếng súng vang lên, bố Nhân ngã lăn ra đất, mẹ Nhân lúc này mới thất kinh gào thét và ôm lấy chồng mình. Bà ta quay ra nhìn Nhân nói trong nước mắt:

- Tại sao?! Tại sao cậu lại giết chồng tôi?!

Nhân mỉm cười, chính cái nụ cười đó đã làm mẹ Nhân thấy ngờ ngợ. Thế rồi Nhân đáp:

- Ai bảo chồng bà không nghe lời tôi, tôi đã cảnh báo ông ý trước rồi.

Nghe đến đây, mẹ Nhân mới nhận ra đó là Nhân, nhưung sao gương mặt lại khác quá vậy. Thế rồi Nhân nhẩy lên xe của thằng Sơn phóng đi, trên xe thằng Nhân cười lớn khiến cho ngay cả thằng Sơn cũng phải rùng mình sởn gai ốc, và có vẻ như mỗi khi thằng Nhân thỏa mãn được cái máu lạnh trong người nó, thì những hình xăm đen vằn vện lại nổi rõ trên khuôn mặt nó. Chỉ đáng thương thay cho mẹ của Nhân, khi bà ta nhận ra chính con mình đã giết bố đẻ của nó thì bà ta cũng đã phát điên. 

Mấy tháng sau, chị Kim đã là một nhà báo danh tiếng khi mà bài viết của chị được in trên khắp các mặt báo, cộng thêm vào đó là sự đón nhận của đọc giả khắp cả nước, một bài báo với tiêu đề “Tâm sự của kẻ máu lạnh”. Bản án cuối cùng được tuyên ra cho cả ba hung thủ Sơn, Dương, và Nhân đó là tiêm thuốc độc, có lẽ đây là một cái chết nhẹ nhàng nhất. Nhưng câu hỏi mà chúng ta cần đặt ra là, liệu ba cái xác được chôn ở Văn điển có thực sự là của ba kẻ sát nhân trẻ tuổi? Liệu có đúng người đang nằm dưới mấy mét đất kia là Sơn, Dương, và Nhân hay không?

phụ lục: (không tựa đề)

Tú ngồi tại một quán cà phê lặng lẽ ngoáy cốc cà phê đen đá, một lúc sau Lâm bước vào đứng nghiêm người nói:

- Thưa anh, em đã đưa ông ta tới.


Tú ngẩng lặt lên nhìn thì cũng vừa lúc Mười Họa bước vô quán. Sau đó Tú hỏi Mười Họa uống gì và sai Lâm đi lấy. Sau khi đã lấy đồ uống, cả ba người đã có mặt đông đủ. Mười Họa mở lời trước:

- Công việc chú em chuẩn bị đến đâu rồi?

Tú nhìn qua phía Lâm, Lâm đáp:

- Mọi thứ đã xong, chỉ còn đời ngày bắt đầu thôi.

Mười Họa nói tiếp:

- Thế bẩy quyển kinh sách kia đâu?

Tú mở cặp lấy ra một cái bọc vải đặt lên bàn. Mười Họa từ từ mở bọc ra coi, tất cả bẩy quyển kinh đều ở đây: họa bì kinh, thoại thú kinh, âm dược kinh, vạn binh kinh, tử sinh kinh, tà thuật kinh, và hắc đế kinh. Mười Họa coi lần lượt qua lại, sau đó ông ta nói:

- Việc cách ly làm đến đâu rồi?

Lâm vội đáp:

- Theo đúng như trong tà thuật kinh, chỉ cần chôn đủ sáu bộ cốt của linh cẩu tại các điểm đầu, hai chân trước, hai chân sau, và đuôi của Thăng Long [Thăng Long ở đây tượng trưng cho nước Việt Nam] thì sẽ cách ly được con Thăng Long này và mang nó vào vô cực cảnh giới[một thế giới ba chiều cô lập với tất cả các thứ bên ngoài], lập tức con Thăng Long sẽ biến mất khỏi trái đất, và tôi đã đích thân làm xong việc đó.

Mười Họa nhìn Lâm hỏi:

- Còn ai biết về địa điểm của sáu bộ cốt này không?

Lâm đáp:

- Chỉ có mình tôi mà thôi.

Mười Họa tiếp tục coi qua mấy quyển kinh, vừa coi vừa hỏi tiếp:

- Thế quân lực chuẩn bị đến đâu rồi?

Lâm tiếp lời:

- Đã làm theo như âm dược kinh, cho thuốc vào mạch nước chính của thành phố, bây giờ chỉ cần càng đợi lâu, thì số người uống phải thuốc đó càng dễ nhiễm độc.

Tú lúc này mới cắt ngang lời:

- Tôi chưa hiểu việc trộn thuốc vô mạnh nước chính sẽ giúp được gì chúng ta sau khi dân thường uống vô? Họ làm được gì khi mà họ đã chết? chả lẽ ta lại phải gọi họ sống dậy sao?

Mười Họa nhìn Tú đáp:

- Ai bảo ngươi là họ chết? cái chất mà trộn chung với mạch nước đơn giản cũng như một thứ thuốc. Người thường uống phải vô thì nó sẽ nằm trong cơ thể người đó, đợi đến khi ta làm phép, thì cái thứ thuốc đó sẽ như một chất kích thích, bắt buộc họ phải nghe lời ta mà thôi. Nhưng điều quan trong là người nào uống được và liều lượng bao nhiêu mà thôi.

Thế rồi Mười Họa nhìn qua Lâm và nói:

- Tiếp tục đi.

Lâm đáp tiếp:

- Đó là về phần công nhân, còn về phần quân lực chính, đã rất nhiều anh em tình nguyện tham gia, và đã xăm cho họ hình xăm. Ngoài ra, đã chuẩn bị đủ số chó và chúng nó đã gần hóa hết thành linh cẩu. Việc còn lại cần làm là bây giờ đợi đến ngày, ông dùng vạn binh kinh để triêu hồi âm binh về nữa mà thôi.

Mười Họa nhìn Lâm hỏi:

- Thế chỉ có mỗi linh cẩu thôi sao?

Lâm đáp:

- Thật ra mà nói, tôi đã tính đến chuyện luyện hổ, voi, và thậm chí cả khỉ. Nhưng trong thoại thú kinh cớ ghi rõ rằng, những con vật đó khi luyện xong thì sức mạnh sẽ gấp trăm vạn lần linh cẩu. Nhưng chỉ cần sơ sẩy một chút, là hậu quả sẽ khôn lường.

Mười Họa nhìn Lâm mỉm cười nói:

- Có hắc tướng quân ở đây nhà người còn sợ gì nữa?

Lâm ngẫm ngĩ một lúc rồi hắn đáp:

- Thôi được, tôi sẽ gấp rút lo liệu việc này.

Thế rồi Mười Họa gói bẩy quyển kinh lại và hỏi:

- Thế vụ chung giới môn lo đến đâu rồi?

Lâm đáp:

- Con kim qui đã có người lo liệu, mọi việc đã đâu vào đó.

Mười Họa nhìn Lâm nghi ngờ rồi nói:

- Con kim qui chỉ là chuyện nhỏ, nhưng làm sao các người có thể mở được chung giới môn một lần nữa? không lẽ các người đã kiếm được một kẻ bán tiên bán nhân để tế máu rồi hay sao?

Lâm in lặng không nói gì ngó qua phía Tú, Tú lúc này mới nói:

- Thời đại này không cần đến hiến tế nữa cho nên cái việc kiếm tìm một kẻ bán tiên bán nhân cũng không còn quan trọng.

Mười Họa cưới lớn, thế rồi ông ta nói giọng mỉa mai:

- Không kiếm được kẻ bán tiên bán nhân thì mở cửa bằng cái gì? 

Tú vẻ mặt nghiêm nghị nói:

- Hiện nay tôi đang đầu tư vào một cố máy, nói chính xác hơn là một máy phát điện cực lớn. Theo như những gì ông nói với tôi, tôi thấy chỉ cần tìm một dòng điện hai chiều cực mạnh, tìm đúng vị trí đặt các máy phát điện dưới hồ, tạo nên một luồng điện vừa đủ để kết nối giữa các máy. Làm như thế sẽ tạo ra một áp xuất đủ lớn, làm cho nước trên hồ dựng đứng lên. Ngoài ra, khi nước hồ đã dựng đứng lên rồi, cần phải có một lực từ trường nữa tạo sức hút cực mạnh, chỉ có như thế mới tạo ra được cánh cổng hai chiều dẫn lên thiên đàng nhưng cũng có thể là dẫn xuống địa ngục.

Lâm nói thêm vào:

- Tất nhiên những việc này sẽ chỉ có tác dụng một khi mà con Thăng Long đã được đưa vào vô cực cảnh giới. Cho nên điều quan trọng nhất cần làm là chắc chắn không một ai có thể đào được mấy bộ cốt lên. Về việc đó, tôi giám đảm bảo vì chỉ có mình tôi là biết được vị trí của sáu bộ cốt đó.

Mười Họa cười một nụ cười tâm đắc, thế rồi ông ta hỏi Tú:

- Thế nhà ngươi tính bao giờ sẽ thực hiện kế hoạch?

Tú nghẫm nghĩ môt lúc, thế rồi hắn nói:

- Dân tình bây giờ ít khi họ xem thời sự và đọc báo lắm, cho nên cái kế hoạch thu hình rồi phát đi cả nước coi bộ sẽ không có tác dụng lắm. Chi bằng chúng ta đợi đến ngày mùng 10 tháng 10 năm nay.

Lâm quay qua hỏi Tú:

- Thưa anh, chẳng phải đó chính là ngày kỉ niệm 1000 năm Thăng Long sao?

Tú nở một nụ cười ghê rợn, thế rồi hắn nói:

- Đúng, cái ngày hôm đó, tất cả dân cư từ khắp vùng miền sẽ tụ tập về đây để đứng ngay ở chung giới môn, hay nói cách khác là tại mắt của con Thăng Long này. Chi bằng lúc đó ta dốc toàn quân đứng vây quanh sẵn ở đó, đợi lúc lễ khai mạc kỉ niệm bắt đầu, cũng là lúc chúng ta bắt khai triển kế hoạch, cho chúng biết chúng ta là ai.

Mười Họa nhìn Tú hỏi:

- Thế chi tiết kế hoạch ra sao?

Tú mỉm cười đáp:

- Chi tiết ra sao thì ông cứ đợi đó rồi sẽ biết.

Mười Họa có hơi nghi ngờ vì Tú không nói rõ chi tiết kế
hoạch ra cho mình, nhưng rồi ông ta hỏi Tú:

- Nhưng tôi muốn hỏi một điều, lúc anh xăm hình xăm cho bộ hạ, anh đã thử kiểm tra coi coi đứa nào thực sự trung thành với mình chưa?

Tú nhìn Mười Họa nói giọng nghiêm nghị:

- Ông có biết với một số lượng quân đông như thế này, thì kiểm tra bao giờ cho nó xong? Hơn thế nữa, bây giờ không còn như ngày xưa, cứ cho rằng một nửa bộ hạ của tôi có mưu đồ tạo phản, bọn chúng sẽ bị âm binh giết. Ông nghĩ cái chết của mấy ngìn người như thế không phải là một điều lạ cho dư luận hay sao?

Mười Họa nhìn Tú hỏi ngược lại:

- Thế tôi hỏi anh, không lẽ anh không sợ chúng nó tạo phản sao?

Tú cười lớn, rồi hắn nói:

- Ông nên nghĩ theo chiều hướng như thế này, tất cả những kẻ mà tôi xăm cho đều đã bị tôi, hoặc bộ hạ thân tin, Lâm dằn mặt. Kẻ nào có dấu hiệu làm phản sẽ được xử ngay. Hơn thế nữa, sau khi mà chúng nó thấy được âm binh của ông cùng với mấy con linh thú rồi thì thử hỏi chúng nó còn có dám tạo phản nữa không?

Mười Họa suy nghĩ một lúc, rồi ông ta cũng đành cho cái lối suy luận đó của Tú là hợp Lí. Sau đó Mười Họa hỏi lại:

- Giả dụ như nếu tôi lật đổ được Thiên Phụ rồi, lúc đó anh muốn gì?

Tú mỉm cười nói:

- Tôi chỉ cần cai quản cái đất nước này thôi, phần còn lại là của ông hết đó.

Mười Họa nghe xong câu đó thì cũng hơi có phần nghi ngờ, một người có quyền lực và tham vọng mãnh liệt như Tú thì không đời nào chỉ chịu cai quản cái đất nước này không cả. Chỉ trong giây lát, mắt của Mười Họa đã nhìn đối diện vào mắt của Tú, hai con mắt cừ chằm chằm nhìn vào nhau như thể muốn đọc được hết suy nghĩ của nhau vậy. Thế rồi buổi nói chuyện kết thúc, Mười Họa cầm bẩy quyển kinh sách ra về. Lâm lái ô tô chở Tú về, trên đường về, Lâm hỏi Tú:

- Anh để cho ông ta cầm bẩy quyển kinh đi dễ dàng như vậy sao? 

Tú cười đáp:

- Chú yên tâm, anh đã nhớ hết những điều trong bẩy quyển kinh đó rồi.

Lâm có vẻ an tâm, thế rồi cậu ta lại nói tiếp:

- Thế anh tính mang linh thú tới hồ Hoàn Kiếm hôm đại lễ kiểu gì bây giờ ạ? Vì hôm đó sẽ đông lắm và việc mang một lượng lớn, chó, hổ, voi, thậm chí cả sói sẽ gây sự chú ý.

Tú cười phá lên rồi nói:

- Chú quên rằng linh thú xuất thân từ đâu rồi à?

Lâm suy nghĩ:

- Linh thú thì em biết xuất thân từ địa ngục, nhưng điều đó thì có liên quan gì ạ?

Tú nói:

- Thế thì chắc chắn không nhất thiết phải cho linh thú đi lại trên trần thế đúng không?

Lâm vẫn tỏ vẻ không hiểu lắm, rồi Tú bảo sẽ cho Lâm thấy ví dụ sau. Thế rồi chợt Lân hỏi Tú:

- Em không hiểu tại sao anh vẫn giấu ông Mười Họa chi tiết về kế hoạch hôm đại lễ?

Tú vỗ vai Lâm rồi nói:

- Mười Họa là người của thời đại trước rồi, muốn tồn tại … mình phải sống theo quy luật của thời đại này … 

Lâm nghe Tú nói cũng không hiểu lắm nhưng rồi hằn cũng kệ, vì có lẽ hắn đã hỏi Tú quá nhiều rồi. 

… Tại đại điện chính của thiên đường …

Thần thiên lý nhãn và thuận phong nhĩ đang báo váo tình hình dưới hạ giới cho thiên phụ nghe. Ngay lúc này đây thiên lôi vào bẩm báo:

- Muôn tâu ngọc hoàng đại đế, thiện tai thánh xin được cầu kiến ạ.

Thiên phụ chuẩn tấu, bước vao trong cung điện giờ là hiện thân gốc của thiện tai thánh. Một người phụ nữ trẻ chung với mái tóc bạc dài mượt, có khuôn mặt hình trái xoan, hai đôi mắt to đen, thân hình thanh mảnh. Người này quỳ xuống trước mặt thiên phụ và nói:

- Thần, thiện tai thánh, xin khấu kiến ngọc hoàng đại đế.

Thiên phụ cho thiện tai thánh bình thân, thế rồi thiện tai thánh bẩm báo về tình hình hắc tướng quân dưới hạ giới đang chiêu tập thủ hạ thế nào. Thiên phụ còn đang ngồi nghĩ ngợi thì chợt con trai cả của ông, bạch long chạy thẳng tới trước mặt và nói:

- Xin phụ thân cho phép con được giáng trần, con sẽ bắt hắc tướng quân về phục pháp.

Thiên phụ nghĩ một lúc rồi nói:

- Ta cấm con không được xuống dưới đó.

Bạch long nhìn thiên phụ hỏi:

- Nhưng tại sao ạ? Chả lẽ phụ thân muốn mắc lại sai lầm một lần nữa?

Lập tức địa mẫu lên tiếng:

- Bạch long! Không được phép loạn ngôn.

Lúc này vương mẫu nương nương mới nói:

- Bạch long nó nói phải đó, không lẽ thiên phụ con muốn một lần nữa nhìn thấy cảnh chết chóc lầm than?

Thiên phụ quay qua phía vương mẫu nương nương nói:

- Vương mẫu, con đã có cách xin người yên tâm.

Thế rồi thiên phụ nói với bạch long:

- Đã từ lâu rồi, con người sống tại đất nước Việt Nam tự nhận mình là con rồng cháu tiên. Hơn thế nữa, chúng ta đã giúp họ nhiều lần trong việc bảo vệ lãnh thổ cũng như giống nói. Ta thiết nghĩ, lần này hãy để cho con rồng cháu tiên tự hành động coi sao, hãy để cho họ có cơ hội chứng minh được rằng mình chính là “con rồng, cháu tiên”.

Bạch long nói giọng nghẹn ngào:

- Nhưng họ là phầm phu tục tử, sao có thể chống lại được hắc tướng quân và âm binh của hắn… hơn thế nữa họ là con của con … và là cháu của ngài … Thêm vào đó, thần kim quy làm sao có thể canh giữ chung giới môn một mình được ạ?

Thiên phụ đập bàn quát:

- Ta đã nói là có cách … nhưng ta cấm con không được xuống giúp họ … nếu con xuống ta sẽ dùng dây trói tiên trói con lại đó!

Bạch long tuy trong lòng còn ấm ức, nhưng rồi cũng đành phải ngoan ngoãn nghe lệnh.Thiên phụ nói thêm:

- Về thần kim quy, con cứ yên tâm, “con rồng, cháu tiên” sẽ không để ông ta lâm nguy đâu. 

Lúc này Diêm Vương vào cầu kiến, thiên phụ hỏi:

- Hiền đệ lo liệu công việc đến đâu rồi?

Diêm vương bẩm báo:

- Muôn tâu ngọc hoàng đại đế, tất cả đã đâu vào đó, chỉ còn đợi ngài ra lệnh nữa thôi.

Thiên phụ mỉm cười đấp:

- Được lắm, ta muốn coi coi lần này, “con rồng, cháu tiên” sẽ làm như thế nào để chống lại hắc tướng quân. Dù gì đi chăng nữa, họ cũng phải trải qua cái tai kiếp này, vì chính họ cũng đã phần nào quên mất rằng bản thân mình là “con rồng, cháu tiên”, đây là cái giá mà họ phải trả cho việc đạo đức suy đồi. 

***Lời Bình: Liệu tấn bi kịch của mấy trăm năm trước có lập lại? Liệu Hắc Đế có thực sự được hồi sinh? Các “con rồng, cháu tiên” tại đất nước Việt Nam rồi sẽ ra sao? Mong các bạn đón đọc truyện sắp tới với tựa đề “Thoại Thú Kinh”, một câu truyện rất gần gũi và tưởng chừng như rất thật. Một lần nữa, dân tộc ta sẽ phải rơi vào chiến tranh, nhưng lần này không phải là với Pháp, Mỹ, hay Trung Quốc, mà là một kẻ thù xâm lược mới đến từ cái thế giới bên kia.

https://www.facebook.com/BKC2S/

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: #kinhdi