Chương 1 : *Tiết Tử

(*)Tiết tử: Luôn được đặt ở đầu truyện, có thể là một đoạn văn ngắn kể về thời quá khứ hoặc tương lai của nhân vật, hoặc nói về bất cứ sự kiện, tình huống nào đó của truyện mà có khi phải đến giữa truyện mới gặp.

Đầu năm Kiến Bình thứ chín, Từ Hiến Minh hoàng hậu băng hà. Sau bảy năm, Trung Cung được tái lập, mẫu thân của Triệu vương được phong làm Hoàng hậu, mà mẫu thân của Sở vương lại là Lý quý phi, sau đó Hoàng đế lại phái Sở vương ra khỏi Đông Kinh đến phủ Phượng Tường.

Mười năm đầu tiên, Thái sư và Trung thư bị bắt giam vào ngục. Tháng ba bị khám xét phủ, vây cánh liên tục bị trảm mấy ngàn người. Thái tử bị bao vây, trong triều xảy ra biến lớn.

Tháng mười hai cùng năm, ngày Đông Chí liền tổ chức hội triều lớn, tin tức Thái tử qua đời ở Đông Cung được truyền ra. Hoàng đế đau buồn, truy phong là Thừa Minh thái tử, nghỉ triều một tháng, lại triệu Sở vương trở về.

Năm Kiến Bình thứ mười một, triều thần dâng tấu sớ thỉnh lập Thái tử mới, Hoàng đế lập Triệu vương làm Thái tử. Tháng bảy cùng năm phế Hậu, tháng tám Phế hậu chết trong lãnh cung, mặc dù ngôi vị Thái tử chưa bị liên lụy, nhưng Lý quý phi lại lần nữa được sủng ái của Hoàng đế mà được lập làm Hoàng hậu, khiến triều thần xôn xao.

Tháng bảy năm Kiến Bình thứ mười ba, Thái tử làm phản cử binh phá thành, trắng trợn tàn sát. Vào đại nội chém giết văn thần, Hoàng đế đích thân dẫn Hoàng Thành ti và Điện Tiền ti ngăn địch, tính mạng như ngàn cân treo sợi tóc.

Thời điểm đó Sở vương cứu giá bình loạn, vòng vây chém phản tướng, bắt sống Thái tử giam vào đại lao. Hoàng đế bị thương, lệnh cho Sở vương thay mặt giám sát việc nước.

Tháng chín cùng năm, hạ chiếu thư phế truất Thái tử, giam cầm ở Tông Chính tự, lập bè kết phái lại thêm lấy công Sở vương cứu giá, biết được sự việc của phủ Khai Phong liền sắc phong mẫu thân của Sở vương làm Hoàng hậu.

Cuối năm Kiến Bình thứ mười ba, phế Thái tử qua đời tại Tông Chính Tự.

Năm Kiến Bình thứ mười bốn, lập Sở vương làm Thái tử, Sở vương phi làm Thái tử phi.

Năm Kiến Bình thứ mười bảy, Hoàng đế băng hà ở Phúc Ninh điện, chôn ở Đông Lăng, miếu hiệu là Võ Tông. Thái tử lên kế vị, đổi thành năm Càn Nguyên.

Năm Càn Nguyên đầu tiên, Thái tử đăng cơ làm Hoàng đế, hiệu là Hiến Tông. Sau khi lập Thái tử phi làm Hoàng hậu, Hiến Tông đăng cơ khôi phục lại các cựu thần cũ của đời Thái Tông, chỉnh đốn lại quan thần, đối ngoại rút về Bắc Địch và bình định Tây Nhung. Đối nội lại cho dân nghỉ ngơi, sau đó an bình kéo dài hơn ba mươi năm.

  —————— [Đông Kinh tạp ký]

Hoàng hậu Tiêu thị của Hoàng đế Hiến Tông là nữ nhi thứ ba của hầu tước Vũ An, là tôn nữ của người đứng đầu trong hai mươi bốn công thần ở Huy Huân các - Tiêu Hoài Đức. Năm Kiến Bình thứ bảy, Sở vương phi từ nhỏ đã đọc binh thư, tinh thông quân sự và chính sự, nhưng chỉ theo phụ Sở vương mà không tranh. Đến khi Hiến Tông lập ngôi vị Hoàng hậu, nếu Hoàng đế làm sai liền kịp thời khuyên nhủ, vì vậy đời sau liền truyền lời nói nàng:

<Giúp vua bình an trong bốn biển, tạo phúc đức cho thiên hạ.>

  ———— "Nhân Hiếu Chương Đức Hoàng hậu - Tiêu thị"

Hoàng đế Hiến Tông là nhi tử thứ sáu của Võ Tông, lúc đầu được phong làm Quận vương, sau đó là Sở vương, kế vị vào năm đầu Càn Nguyên, tổng cộng có ba mươi mốt năm tại vị.

Lúc mới lên ngôi cường địch hầu hạ, bình dẹp loạn trong, sáng lập nữ khoa, chọn dùng người tài, dùng binh đối ngoại, rút khỏi Liêu Ninh ở phía Bắc, tiêu diệt nhà Hạ ở phía Tây, văn trị võ công, khai sáng Càn Nguyên thịnh thế, sử sách gọi là: <Càn Nguyên chi trị> năng tầm tứ hải, các quốc đều đến triều diện kiến. Trong ba mươi năm, Hoàng đế tôn xưng một phu một thê, quần thần ai cũng nôi theo.

Năm Càn Nguyên thứ ba mươi mốt, Hoàng đế vì bệnh mà qua đời ở Phúc Ninh điện, cả nước đau khổ, dân chúng tiễn đưa lên tới mấy vạn người.

  ———— "Vệ Tống Hiến Tông bản kỷ"

***

Tác giả có điều muốn nói:

Lưu ý:

Thứ nhất: Đông Kinh tại ký ghi lại tương tự như dã sử, vì vậy cốt truyện có thể phù hợp cũng có thể không phù hợp.

Thứ hai: Vì là chính kịch nên sẽ không có loại chuyện hư cấu phát sinh, ví dụ như võ công đặc biệt lợi hại a, càng gần với hiện thực hơn.

Thứ ba: Nhân vật chính trong truyện chính là đẹp, đẹp, đẹp! Vì vậy, họ mới là nhân vật chính trong truyện của tôi.

Thứ tư: Toàn bộ hoàn cảnh trong cốt truyện đều là tham khảo nghi thức thời nhà Tống, văn hóa cũng đã được thay đổi một chút.

Mục đích là một khi tình cảm được xác định thì sẽ cực kì ổn định, yên tâm không ngược, dù sao cũng phải đón năm mới.

Thích những người nhỏ nhỏ dễ thương, xin vui lòng cung cấp cho một bộ sưu tập ~

Mặt khác nhấn mạnh một chút, hơn ba trăm chương chính kịch, song nữ chủ được xây dựng như thế nào thì ở mấy chục chương đầu tiên sẽ nhìn không ra. Bài viết này là quyền mưu, từ chương đầu tiên đã bắt đầu âm mưu cùng với việc dương mưu đều sẽ tràn ngập toàn văn. Mấy chục chương đầu sẽ có nghi vấn đối với nhân vật chính, nhưng xin nhất định phải nhẫn nại đọc tiếp, tôi đánh dấu là cường cường, cũng đã nhắc nhở trên văn án, cho nên không tiếp nhận các định nghĩa không tốt về đại nữ chủ trong bốn mươi chương đầu, tối thiểu đem quyển trên đọc xong rồi hãy nói.

Bộ truyện này sở dĩ dài là bởi vì có hai quyển, một quyển là tranh đấu đoạt đích, đoạt vị bình thường sau đó kết thúc. Nhưng tôi đem cả đời của hai vị nữ chủ viết ra, cuối quyển trị quốc và cuộc sống hàng ngày được viết rất nhiều.

***

Thác Nhĩ : Chương đầu lúc nào cũng ngắn ~

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro