Chương 1: Khởi đầu
Có lẽ chỉ những kẻ đã chết đi mới thực sự thấu hiểu giá trị của sự sống.
Có lẽ lịch sử chỉ phơi bày giá trị thực sự của nó sau những tháng năm dài đằng đẵng.
Tựa như bức tranh của nhà danh họa Vincent Van Gogh, nực cười là sau khi kết liễu đời mình vì bị cho rằng là một kẻ điên và kẻ thất bại thì vẻ đẹp nghệ thuật cả đời của ông mới được chân chính phơi bày.
Thanh Vũ bấy giờ đã triệt để thấu hiểu câu nói này. Cô đưa tay vồ hụt vào bánh màn thầu đặt trong miếu thờ đổ nát của những người hành hương, miệng cười chua chát.
Ngoài kia, ánh trăng vàng loe lói bao phủ trên từng cành cây, ngọn cỏ, huyền diệu như một tấm lụa đào của thiếu nữ tộc Nùng, vô hình vắt ngang qua những cánh đồng bạt ngàn, trải dài tưởng chừng như bất tận.
Cô xòe đôi bàn tay trong suốt đến trước mặt, từng tia sáng yếu ớt xuyên thấu, hệt như tấm thủy tinh không màu của bọn người Tây thường gọi là ngọc lưu ly mà bọn nhà giàu tranh nhau sưu tầm.
Trước đây, Thanh Vũ rất thích món đồ kì lạ này, đẹp đẽ, thánh khiết.
Ngày trước, trong một lần chạy giặc, cô tình cờ nhặt được một chiếc chuông thủy tinh, từ lúc đó, cô yêu quý không rời, lúc nào cũng treo trước ngực tìm cơ hội khoe khoang với bọn con nít cùng xóm.
Thế nhưng một lần chơi trò đuổi bắt, chiếc chuông ấy đã vỡ nát khi thân hình cô vừa ngã sấp xuống. Khoảnh khắc tiếng thủy tinh vỡ vụn đâm sâu vào lồng ngực vẫn không cách nào quên được, máu chảy ra, thấm đẫm cả vạt áo.
Bây giờ nhìn đôi bàn tay này, vết thương kết vảy đã lâu chợt nhói lên, tựa như một lời cảnh báo rằng tính mạng của cô cũng dễ dàng vỡ nát như chiếc chuông thủy tinh kia vậy.
Mùi bánh bao bốc lên bủa vây khắp đền thờ, có thể ngửi nhưng không cách nào chạm vào, Thanh Vũ chợt nhớ ra... mình đã chết.
Người chết thường không tự nhận ra chính họ đã mất đi, cô cũng vậy. Phải mất ba ngày cô mới phát hiện mình không còn sống, và đến tận bây giờ gần hết ngày thứ năm vẫn chưa thể nào quen với việc bản thân là một hồn ma du đãng.
"Đằng đó, mau bắt lấy ả lại" tiếng quỷ sai từ phía xa vọng đến.
Thanh Vũ xoay người bỏ chạy, trên người cô là bộ bà ba sẫm màu giống hệt trước khi chết, vô cùng có lợi khi chạy trốn trong rừng đêm đen kịt.
Theo truyền thuyết dân gian, người chết sẽ được quỷ sai dẫn xuống âm phủ chịu tội, tội hết sẽ được đầu thai làm người, còn tội nghiệt nặng thì sanh vào cõi ngạ quỷ súc sinh trả đủ mọi nợ nần chốn hồng trần ắt sẽ một lần nữa trở về lại làm người.
Làng Tư Hào thuộc huyện Thạch Anh xưa kia có một câu chuyện vô cùng đáng sợ.
Người đồ tể cả đời giết mổ hơn vạn con heo đến tuổi già bệnh tật quấn thân, gia đình ly tán. Sau khi chết trải qua hơn vạn kiếp làm heo, mặc cho người đời giết thịt mới rửa hết tội trạng một lần nữa đầu thai làm người.
Thanh Vũ tự thấy mình sống không thẹn với lòng, không sợ bị đày vào mười tám tần địa ngục. Nhưng cô không cam tâm.
Đúng là chỉ có lẽ chết đi rồi mới thấu triệt giá trị cuộc sống.
Cô chưa bao giờ thèm muốn được sống tới như vậy, cô còn rất nhiều chuyện chưa hoàn thành, cô chưa gặp lại cha mình, chưa trả thù cho mẹ, chưa tận mắt nhìn thấy em trai sống hạnh phúc. Đời người cứ như vậy trôi qua? Nhỏ bé, yếu ớt, tất cả phụ thuộc vào mệnh trời?
Thanh Vũ từ nhỏ tuy không phải là một đứa bé đặc biệt nghe lời nhưng cũng là đứa trẻ hiếu thảo, tuy nhiên bấy giờ cô thực sự không cách nào cam chịu vâng theo.
Rất nhanh cô đã thoát khỏi tầm truy kích của âm binh, không phải do cô pháp thuật giỏi, mà vì cô đã quen với việc chạy trốn.
Sống trong thời chiến, nay đây mai đó, lấy trời làm nhà đất làm giường, tung hoành ngang dọc Nam Bắc, chạy nạn trong đêm trở thành điều hết đỗi bình thường, từ lâu đã được ghi nhận trong tiềm thức như một kĩ năng sinh tồn không thể thiếu của mỗi con người.
Mùa đông phía Bắc rất lạnh, từng đợt gió mùa thổi mạnh như lưỡi dao sắc bén cứa vào da thịt. Lạnh thấu xương. Dọc theo vùng núi hữu ngạn sông Hồng, đường đi bấp bênh, cũng may cô bây giờ đã là du hồn phiêu đãng, chân không chạm đất, nói không chừng đã ngã xuống vực không biết bao lần.
"Vũ Vũ, ở bên này" Tiếng A Mạn gọi với.
Cô lập tức đi về hướng đó. A Mạn là con ma Thanh Vũ quen được sau khi chết không lâu ở Gia Định, miền Nam. Chẳng biết A Mạn đã bao nhiêu tuổi nhưng vẻ ngoài còn rất trẻ, tầm cỡ hai mươi hai mốt xuân xanh.
Nhờ có chị mà cô đã nhanh chóng chấp nhận sự thật mình đã chết, biết rõ về thế giới linh hồn.
Đối với một ma mới như cô, nếu không có A Mạn, có lẽ đã bị quỷ sai bắt ngay vừa lúc mới tắt thở rồi không chừng.
A Mạn ngồi trên một tản đá tương đối bằng phẳng, người mặc váy trắng, mái tóc xõa dài buông thả ở sau lưng đúng chuẩn một ma nữ trong truyện linh dị xưa các cụ hằng hay kể.
"Vừa nãy em gặp bọn quỷ sai, lần này chúng có vẻ đông và khó nhằng hơn" cô vừa nói vừa khoa tay nghịch ngợm.
A Mạn mỉm cười, mắt phượng khẽ nheo lại. Thú thật trông chị rất đẹp, khi nheo mắt lại càng đẹp hơn. Có thể nói chị là người con gái đẹp nhất tôi đã từng gặp, môi son, mày liễu ắt hẳn khi sống có rất nhiều chàng theo đuổi, mà có lẽ không còn gọi chị là "người" được nữa rồi.
Đối với Thanh Vũ, A Mạn vừa là ân nhân, vừa là người bạn duy nhất từ sau khi nhắm mắt xuôi tay đến giờ nên hết mực tin tưởng và yêu mến.
Cô và chị quen nhau tới bây giờ đã là ngày thứ năm, ban ngày trốn tránh, ban đêm tất bật chạy trốn, sống dựa dẫm vào nhau, như liều mạng bắt lấy cọng rơm cứu mạng.
A Mạn nghiêng đầu, khẽ đưa tay vuốt mái tóc bay theo gió hỏi:
"Em thực sự muốn trở lại trần thế? Như thế này không tốt hơn sao? Không cần ăn không cần lo tiền bạc cũng chẳng sợ chết trong mưa bom bão đạn?
Thanh Vũ đến ngồi kế bên chị: "Không thể, em không thể để bọn giặc Pháp hung hăng càng quấy như vậy".
Mưa lất phất rơi, từng hạt nước nhỏ tung bay giữa bầu trời nhẹ nhàng như đang múa rồi dần trở nên nặng hạt.
Mưa rơi lộp bộp trên những hòn đá, cây cỏ. A Mạn nhấp môi dường như muốn nói gì nhưng những lời nói đã bị cuốn đi theo làn gió đông. "Cứ như bây giờ... có gì không tốt?".
Tôi ghé tai áp sát vào người chị: "Chị bảo gì em nghe không rõ". Chị vội xoay mặt: "Không, không có gì".
Tôi toan gọi A Mạn nhắc lại thì chị đã đứng lên bước về phía trước, ngăn những lời tôi định nói ra.
Nhìn bóng lưng của chị tim tôi chợt thót lên, mách bảo tôi rằng nhất định phải nghe lại những lời chị nói hoặc sẽ hối hận cả đời. Tôi gọi to tên A Mạn, nhưng bóng hình mảnh mai ấy đã vút đi xa.
----------
Hành trình tiếp theo của chúng tôi hướng về Lai Châu, một tỉnh nằm ở phía Tây Bắc của đất nước trong khu vực rừng đầu nguồn và phòng hộ xung yếu của sông Đà, sông Nậm Na và sông Nậm Mu.
Chặng đường ngày hôm sau vô cùng khó khăn, địa hình được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, có nhiều đỉnh núi cao.
Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, có nhiều cao nguyên, sông suối.
Sông có nhiều thác ghềnh, dòng chảy mạnh cuộn xoáy như những cơn lốc rồi va mình vào vách đá tạo nên những vách đá cao dốc và sâu hoắm vô cùng đáng sợ.
Chẳng mấy chốc trời đã hửng sáng, chúng tôi chẳng thể làm gì hơn ngoài việc núp tạm vào một ngôi nhà chờ đêm đến lại tiếp tục.
Tiếng gà trống gáy, mọi người thức giấc, mùi cá nướng bốc lên, kích thích vị giác. Tôi vô thức nuốt ực một cái, nghĩ lại thèm, trước kia cả nhà ba người Thanh Vũ gồm mẹ và em trai hay cùng nhau ra suối bắt cá.
Chiến tranh triền miên, làng mạc bị phá huỷ, không có cách nào trồng lúa, gạo trở thành thứ hàng hóa xa xỉ. Có lần cô cùng em trai nổi tính trẻ con, khóc nháo không ăn.
Cũng phải thôi, lương thực đem theo đã hết, ngày ba bữa cá, có ngon mấy cũng chẳng thể nuốt nổi. Mẹ phải dỗ dành thật lâu mới chịu ăn vào. Nghĩ đến đây trong lòng bỗng chua sót, mẹ vì cô mà luôn chịu khổ, lúc nào cũng bảo mình no để dành phần cho các con, đến lúc cận kề chết vẫn không ngần ngại hi sinh tính mạng của mình.
Món cá nướng này có tên là Pa Pỉnh Tộp (cá gập nướng), Người ta chọn những con cá chép tươi, còn nguyên con để nướng. Sau khi sát qua chút muối cùng ớt bột khô để khử mùi tanh cho cá, người làm tẩm ướp gia vị là các loại rau thơm như quả mắc khén (một loại hạt tiêu rừng), gừng, tỏi, sả, hành, rau thơm rừng, ớt bột...
băm nhỏ, trộn lẫn với nhau và sát đều lên mình, đồng thời nhồi vào trong bụng cá. Người tộc Thái sẽ gấp đôi mình con cá theo chiều ngang, kẹp vỉ hoặc que nướng bằng tre tươi để giữ và nướng đều trên bếp than hoa.
Khi cá chín, những gia vị được tẩm ướp và kẹp trong bụng cá sẽ thấm dần, giúp món ăn tỏa mùi thơm hấp dẫn. Cô nghĩ, có Cu Tị, em trai cô ở đây sẽ không kiềm lòng được mà bổ nhào qua chén sạch mất.
A Mạn vươn tay lau vệt nước mắt lăn dài trên má cô, cô cúi đầu, hóa ra Thanh Vũ đã khóc tự bao giờ.
Giọt nước mắt long lanh như những hạt châu ướt đẫm đôi hàng mi cong vút, thì ra ma cũng sẽ khóc.
Bụng đói cồn cào cô chẳng làm gì hơn ngoài cố gắng hít thật nhiều mùi hương, tưởng tượng như lúc mình còn sống, ăn một trận đã đời. A Mạn đưa xoa đầu đặt tôi tựa vào vai chị.
"Ăn đi, bánh bao địa phủ 2 đồng mã 1 cái đấy, chị mua ở chỗ ông lão đầu thôn vừa nãy chúng ta vừa đi qua".
Cô xòe đôi bàn tay ra đón lấy, vẫn còn rất nóng, chắc là chị đã ủ trong ngực suốt chặng đường dài, chị vẫn luôn như vậy, dịu dàng và ân cần, thật khiến tôi muốn trầm luân vào sự ấm áp ấy.
Nếu không phải tâm niệm tôi còn chưa hoàn thành, có lẽ việc ở cùng chị thế nào mãi mãi, thật không tệ chút nào.
Đêm đến chúng tôi vội vã lên đường, một đường tránh quỷ sai lại phải trèo đèo lội suối, mệt khôn tả siết, bất giác tôi nghĩ đôi chân này đã không còn cảm giác nữa mặc dù tôi vốn chẳng còn chân.
A Mạn nói âm lộ nằm sát bên chợ âm phủ, bởi lẽ hằng tháng các hồn ma vất vưởng sẽ tụ họp về đây mua ít đồ từ các cư dân của âm giới.
Có người mua bánh, có người mua một bát mì, cũng có người mua một bộ đồ liệm. Tuy nhiên không phải cô hồn nào cũng có tiền, như Thanh Vũ, chết bất đắc kì tử, không ai đốt giấy tiền vàng mã, trở thành một con ma nghèo, cũng chẳng có ai dư tiền đốt phong long trong thời chiến loạn.
Chính vì thế để tránh tình trạng cướp bóc, luôn có một đội binh tuần tra siết sao trong suốt phiên chợ. Trước khi đến, A Mạn nhắc nhở, đừng bao giờ phát ra bất kì âm thanh, quỷ binh bắt được, sẽ không bao giờ trở lại nữa. Chẳng ai biết những linh hồn bị bắt sẽ đi đâu, cũng chẳng ai bị bắt trở về để làm sáng tỏ câu hỏi này.
Chợ âm phủ cách ngày trăng non mỗi tháng sẽ xuất hiện, địa điểm họp chợ thường ở phía Bắc nơi âm khí dồi dào giáp ranh với âm lộ Đông Dương.
Theo lời mô tả của cụ bà sống lâu nhất tại một nghĩa trang liệt sĩ nơi Thanh Vũ vô tình trốn lúc quỷ sai truy sát, nơi cuối chợ thường có một sạp bày bán nhan đèn, sâu hơn bên trong là nơi làm giả giấy tờ tùy thân.
Tương truyền chỉ những ai tới số khi chết mới có hộ khẩu dưới âm phủ, lúc ấy hồn sẽ bị âm binh câu đi, còn những kẻ chết oan chỉ có thể phiêu đãng trên trần thế đến lúc thọ tận mới được nhập hộ khẩu.
Âm sai đuổi theo Thanh Vũ, điều này có nghĩa là cô dương thọ đã hết. Muốn trà trộn vào âm giới hành sự mà không phải bắt đi đầu thai chỉ có thể làm giả thẻ thân phận.
Thanh Vũ không muốn cứ như vậy mất đi, cô tự thề với lòng mình phải làm một điều gì đó mà chính bản thân cô cũng không rõ nữa. Chỉ biết rằng không thể như vậy cam chịu số phận.
----------
Chợ âm phủ, cũng giống với tên của nó, khắp nơi đều là quỷ. Không giống như những gì cô tưởng tượng, ở đây không khác gì với phiên chờ người trần, chỉ có điều đặc biệt trầm lặng, yên tĩnh đến quỷ dị.
A Mạn nắm tay cô khẽ trấn an, cả hai tiến về phía trước, nơi này giáp ranh âm lộ nên âm khí dồi dào, cảnh vật xung quanh chìm trong màn đêm, ánh sáng duy nhất phát ra từ cái đèn lồng quỷ binh xách theo, le lói, yếu ớt, hắt lên mặt đất tạo thành những chiêc bóng kéo dài với hình thù kì dị.
"A"
Mãi mê quan sát cảnh vật xung quanh, Thanh Vũ bất ngờ va vào "người" đi hướng ngược lại. "Người" nọ quay đầu, một khuôn mặt trắng bệt như bột mì, một bên hốc mắt sâu hoắm đen kịt, dòng máu đen ri rỉ từ sâu bên trong tuông ra, tanh tưởi, hôi thối đến cùng cực.
Cô đứng chết trân, "người" nọ vồ tới, A Mạn kéo tay cô chạy thục mạng.
"Nhanh, nhanh kẻo quỷ binh tóm"
Chị nhấp khẩu hình miệng.
Chen lấn giữa dòng "người" tắp nặp, A Mạn kéo cô vào một tiệm nhang đèn. Đây chính là nơi cụ bà từng nói, nơi làm giả âm khẩu.
Tiến vào âm giới, mọi người đều phải đeo một âm khẩu trước ngực như một thẻ thông hành, chính vì thế nó đặc biệt trọng yếu.
Không hiểu vì sao nơi này có thể tồn tại, vì sao quan binh không phát giác, vì sao bà lão kia biết được.
Nhưng cô không còn sự lựa chọn nào khác ngoài tin tưởng.
Mười hai giờ đêm, cô đứng trước bậc thềm cánh cổng bước vào âm giới, lòng nhấp nhô một thứ cảm xúc vô định. Tiếng nước va vào đá, con sông Đà gào rú như một con thú hoang hung tợn đăc biệt chói tai giữa màn đêm tĩnh mịch.
Âm giới, chỉ có vào, không thể ra, một khi đã bước vào thì vận mệnh cô mãi mãi buộc chặt với nơi này, không thể thoát ra được. Phía trước con đường hiu quạnh tối đen như cái xã hội thối nát Mĩ thuộc thời bấy giờ.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro