Chương 6

Chắc là vẫn chưa già

......

Luôn nghe mọi người khen Vương Lê là người khôn khéo, khôn khéo không gây khó xử cho người khác, thậm chí có thể xua tan khó xử chỉ bằng một cái phớt tay áo và trả lại cho người ta một thế giới bình yên vốn có, ngay cả trước khi họ kịp nhận ra. Khi một người khôn khéo gặp một người thẳng như ruột ngựa nói: "Hãy cân nhắc em nhé", họ sẽ dùng chiêu lấy nhu thắng cương, vì vậy Vương Lê nói: "Được." Đi kèm với nụ cười yêu thương như cách một người chị thương một người em, và cứ thế, hai chị em gác lại chuyện này sang một bên.

Nhưng rõ ràng thứ cô đang chạm trán không phải là một miếng đậu phụ mềm, mà là Trần Phượng Tường, người đã quen với khói lửa hạt dưa rang suốt hơn mười năm. Vương Lê nói "Được", vậy là Phượng Tường vui vẻ yên trí.

Tan làm, cùng Vương Lê dạy nhóc học sinh ngốc đó, rồi cùng Vương Lê đưa nhóc ngốc lên xe buýt, Phượng Tường khoác tay sư tỷ: "Đến nhà chị ăn cơm đi."

Vương Lê nói chị biết nấu hai món, thi thoảng em ăn một lần không sao, nhưng lần nào em cũng chỉ ăn có vậy, chị áy náy lắm. Phượng Tường không để bụng, nói chị có món gì thì cứ bưng lên, chẳng phải còn có em biết nấu cơm sao? Từ nhỏ em đã học tay nghề của bà Vận.

Vương Lê cười tươi, lúm đồng tiền như lấp lánh dưới ánh đèn đường, cô nghĩ thêm một lúc: "Chị dẫn em đến một tiệm cơm ăn đồ nông trại Sóc Đông, quê em."

Rốt cuộc vẫn không thể tiếp đãi sơ sài, Vương Lê gọi bốn món và một canh cho Phượng Tường, trong khi cô gái ăn uống vui vẻ thì cô chỉ tập trung gắp đồ ăn cho Phượng Tường. Phượng Tường gắp sủi cảo vịt vào đĩa Vương Lê, thu lại ánh mắt triền miên da diết có thể thấy trên sân khấu, chỉ háo hức nhìn sư tỷ: "Ăn đi."

Ăn xong, lại khoác tay Vương Lê vừa đi bộ xuôi cơm, vừa thấp giọng trò chuyện về đủ thứ trên đời. Vương Lê nói em còn nhỏ, đừng quá vội vàng chuyện cả đời của người lớn. Yêu sớm quá không phải lúc nào cũng tốt.

"Sư tỷ, chị nói như không nói." Phượng Tường xắn tay áo cho Vương Lê: "'Không phải lúc nào cũng tốt', nghĩa là có tốt có xấu chứ gì. Chị cứ nói thẳng, là Trần Phượng Tường, em đừng bắt chước chị yêu sớm, làm người ta khổ." Phượng Tường nói đùa, nhưng ánh mắt lại bình tĩnh cô đọng, nghiêm túc nhìn Vương Lê.

Ừ. Vương Lê thoải mái một cách hiếm thấy, gật đầu đồng tình: "Ý chị là không muốn em phải khổ." Vương Lê bộc bạch nỗi lo.

"Thích một người thì khổ thế nào? Chẳng phải họ hay nói, yêu nhau thì khi thiếu thốn, chỉ uống nước cũng thấy đủ no sao?" Suy nghĩ của Trần Phượng Tường rõ ràng và đơn giản.

"Haha." Vương Lê rút tay ra, véo nhẹ vành tai cô em gái: "Đó là lời mà chỉ những người chưa một lần uống nước lót dạ mới có thể nói ra." Thích một người rất khổ, không chỉ đơn giản như ăn no. Hai người đi dạo bên bờ sông Bách Giang, Vương Lê nói cho đến hiện tại chị vẫn chưa hiểu hết mọi uẩn khúc ở đây. A Lan bất thình lình đi lấy chồng mà không nói một lời nào. Chị không thể hiểu nổi, cũng không thể buông bỏ.

"Người đầu tiên," Vương Lê ngập ngừng: "Chính là người bạn gái chính thức đầu tiên của chị. Cô ấy nói vô thường cũng là khổ, đối với loại người như chị, loại ái biệt ly*, phải chăng sẽ khổ hơn một chút." Nhưng dường như Vương Lê không muốn nói cho ai khác, cho rằng không nên quá coi nặng chuyện thời trẻ đó. Nếu coi nặng, nó sẽ đè bẹp chính ta, sẽ nán bước chân ta khỏi tiến về phía trước.

*Ái biệt ly: Là một trong "Ngũ uẩn" (5 nỗi khổ trong Phật giáo), nghĩa là phải chia lìa người mình yêu thương, muốn có mà không có được, phải nhung nhớ, phải mong chờ.

"Nhưng thật may, chị và A Lan không nói nguyên do căn cớ, nếu như cô ấy còn ở trên sân khấu, chị thực sự không biết phải đối mặt như thế nào." Kịch cũng quan trọng, Vương Lê không dám tưởng tượng cảnh hai người sẽ thân thiết trên và dưới sân khấu. Người tinh đời không hề mù.

Khi thực sự bước vào một mối quan hệ, dù tính cách của hai người có hài hoà ăn ý đến đâu, vẫn phải đối mặt với muôn loại vấn đề. Vương Lê cho rằng vượt qua ranh giới địa lý không phải là điều dễ dàng, liên luỵ đến người thân và sự nghiệp, e rằng trong lòng sẽ thấy hối hận nếu bỏ hết tất cả để chạy theo tình yêu: "Cô ấy từng nói, hát kịch quá quan trọng với em, gốc rễ của Vương Lê là ở Bách Châu, không phải Quảng Châu. Dù có uống nước cũng đã đủ no, nhưng trong điều kiện lạ nước lạ cái, chị ngại rằng em sẽ bất mãn mỗi khi màn đêm buông xuống."

Cũng có những người đến với nhau vì cô đơn, tạm bợ quen nhau trong tình trạng luôn thiếu cảm xúc nào đó. "Người thứ hai vô cùng tốt với chị, nhưng người mà cô ấy thích là Vương Lê trên sân khấu, thích sự bền gan vững chí, thích sự hào phóng cao thượng, ấm áp hoặc thông minh của nhân vật, vừa là chị, vừa không phải chị." Vương Lê nói, chị không cần đụng tay vào làm việc nhà sau giờ tan làm, cô ấy nấu bốn món và một canh cho chị ngay cả khi cô ấy đang ốm, vừa nấu, vừa bị sặc bởi khói dầu, vừa khóc, vừa ho. Sau đó chị nhận thấy có điều gì đó không ổn, hỏi cô ấy sao vậy.

"Sẽ tốt biết mấy nếu em tinh tế hơn?" Vương Lê nhớ lại lời nói của người bạn gái thứ hai: "Chị nghĩ, theo như cô ấy nói, những gì chị mang đến cũng là khổ. Khi khoảng cách giữa những gì cô ấy mong chờ và những gì chị thể hiện càng lúc càng lớn, sẽ càng khổ." Cũng từ đó trở đi mà Vương Lê bắt đầu phản tỉnh về việc bản thân chỉ chờ được người khác cho đi trong tình yêu, "Không bận tâm, chỉ biết hưởng."

Giờ đây người đó cũng là người có văn hóa, đã ly hôn, tự nuôi dạy con cái. "Cô ấy đến gặp chị nhiều, chị đi gặp cô ấy bất tiện." Chỉ bằng một câu đã làm rõ nỗi khổ trong mối tình thứ ba. Vương Lê nói Phượng Tường, chị chưa bao giờ nói với người khác, nhưng hôm nay chị bộc bạch với em tất cả. Chị đã đến tuổi này, sau mối tình với A Lan, điều duy nhất có thể không thẹn mà nói rằng: "Vương Lê chưa bao giờ hời hợt trong tình yêu, đang cố gắng nghiêm túc hết sức."

Chị cũng muốn nói một câu nghiêm túc với em: "Chúng ta thật sự không hợp nhau, chỉ riêng với số tuổi của em, chị không gánh được, hơn nữa chúng ta ở cùng một đoàn, hầu như ngày nào cũng gặp nhau." Vương Lê cúi đầu, cau mày nói: "Phượng Tường, em là một cô gái rất tốt. Chính bởi vậy, sư tỷ hy vọng em có thể tìm được hạnh phúc cho riêng mình, đừng lãng phí thời gian nơi chị."

Nghe vậy, hai mắt Phượng Tường đã sưng lên và rưng rưng từ lâu: "Sư tỷ, chỉ vì vấn đề tuổi tác thôi sao?"

Vương Lê chỉ vào mặt mình: "Trên sân khấu có thể giấu, nhưng dưới sân khấu thì không, chị lớn hơn em mười bốn tuổi."

"Nếu như, ngày xưa người cùng học kịch với chị là em, mà không phải Triệu Lan thì sao?" Giả thiết về những thứ không tồn tại, đủ để chứng minh Phượng Tường vẫn chỉ là một đứa trẻ; Bắt lấy kẻ địch giả tưởng vô căn cứ, đủ để minh Phượng Tường đố kỵ với Triệu Lan. Phượng Tường giơ tay lau nước mắt: "Chỉ là, em có hơi đố kỵ với chị ấy."

Cô ấy có gì tốt? Khoảng thời gian trước Phượng Tường lại tình cờ gặp Triệu Lan trong một cuộc họp khen thưởng của hệ thống văn hoá, xinh đẹp, nhưng dù có xinh đẹp hơn nữa cũng có ích gì? Chẳng phải vẫn rời bỏ sân khấu sao? Vừa họp xong đã đẩy xe đạp đi, có người hỏi: "Triệu Lan, vội vàng về làm gì vậy?" Triệu Lan đáp rằng về nấu bữa tối, hôm nay tôi dặn một chủ quán quen biết trong chợ để lại hai con cá mè còn tươi - Đó là điều mà Phượng Tường nghĩ là hết sức tầm thường. Hoa Đán đẹp như vậy, mà lại chặt cá. Không hề theo đuổi sự nghiệp, mà lại nội trợ ở nhà.

Vương Lê chỉ cười, ánh mắt sâu thẳm lại hiện ra, bị Phượng Tường đập nhẹ túi xách vào eo. Vương Lê nhịn, chỉ khẽ kêu lên "ối": "Nói thế nào nhỉ, cái đẹp đó thuộc về năm tháng của chị và cô ấy, là dấu vết thời gian khắc sâu trong tim." Vương Lê nói không có giả thiết, số mệnh đã sắp đặt chị lớn hơn em cả một con giáp: "Sư tỷ mong em hát kịch vui vẻ, càng hát càng hay, và sẽ càng tuyệt hơn nếu có một người thực sự tạo nên hạnh phúc cùng em."

Hạnh phúc là gì? Phượng Tường nghĩ, không phải hạnh phúc là được thích Vương Lê, và có được Vương Lê sao?

Sư tỷ vẫn kiên nhẫn giải thích với cô, sau khi "đến với nhau" sẽ không thiếu những chuyện vặt vãnh phiền hà xảy ra, bên cạnh đó cũng không thể bỏ qua những chuyện quan trọng.

"Nhưng mẹ em đã bắt đầu giục em, nói nếu em không có con trước 15 tuổi, cuộc đời em sẽ bị hủy hoại." Mẹ cô, Hồng Hỷ Lâm, lấy Vương Lê làm ví dụ: "Con xem đàn chị đó của con, đã ba mươi tuổi có hơn, dù có hát thành danh hơn chăng nữa cũng để làm gì? Vẫn tin đồn chất đống ngoài kia, vẫn không thể gả cho một ai."

Phượng Tường bảo Hồng Hỷ Lâm đừng nói bừa về Vương Lê: "Lời của mẹ không giống như những người khác, lời mẹ nói chính là đang đại diện cho con." Phượng Tường nói sư tỷ có tính toán của chị ấy, không cần chạy theo hôn nhân tầm thường.

Sư tỷ cũng rất tầm thường, rõ ràng đã biết chữ yêu khổ đến thế, mà cặm tình nào chị cũng sa chân.

"Sư tỷ," Phượng Tường gọi trước khi mình và Vương Lê trở lại ký túc xá: "Rõ ràng khổ như vậy? Tại sao chị vẫn tiếp tục?"

"Chắc là chị vẫn chưa già." Vương Lê thần bí nháy mắt, để lại lời này rồi nhẹ nhàng ra về. Nhưng mãi đến hơn ba mươi tuổi Trần Phượng Tường mới cắt nghĩa được câu nói đó, trong miệng vẫn đang nhớ lại vị của Bạch Mão Sinh.

......

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro