Chương 7
Chị quan tâm làm gì?
......
Tật chung của người trẻ là đàn gảy tai trâu, Vương Lê cho rằng Phượng Tường chỉ cần hát cho thật hay, mọi chức vụ và danh tiếng nối đuôi đương nhiên sẽ tương xứng với công sức đã bỏ ra. Phượng Tường nói, sư tỷ, chị sai rồi, thời đại này có mấy ai nghe ra chị hát tốt hay dở? Chức vụ và danh tiếng không xuất phát từ bản thân, mà đến từ "có người chống lưng".
Ông Phùng phó đoàn trưởng trong văn phòng bắt tay Phượng Tường không buông: "Em muốn hát gì, anh sẽ sắp xếp cho em ngay, Vương Lê cũng phải trợ giúp em." Với điều kiện này, ông Phùng hỏi Phượng Tường có muốn "làm bạn" với ông ấy không?
Phượng Tường khinh ghét những người nói thành lời những suy nghĩ bẩn thỉu của họ, bắt cô phải tự hiểu và biết điều hợp tác. Vì thế Phượng Tường hỏi: "Anh Phùng, anh nói 'làm bạn' là làm như thế nào?"
Ông Phùng phó đoàn trưởng nói, Tiểu Trần à, huỵch toẹt ra thì nói làm gì nữa? Em không muốn thì anh cũng không ép buộc, chúng ta là đồng nghiệp mà.
Phượng Tường nói cảm ơn anh Phùng, em cũng không gượng ép. Nói xong lập tức đi khuất, quay vào phòng vệ sinh cọ lòng bàn tay và ngón tay suốt nửa tiếng đồng hồ, vừa cọ vừa bụng chửi: "Làm bạn? Để xem thằng cha vắt ra ba ký dầu mỡ như ông có xứng không?"
Phó đoàn trưởng cũng biết Phượng Tường coi khinh mình, cũng không chịu nhận lời mời nể tình mà mình đưa, do đó ông phạt Phượng Tường ba chén rượu: vai Hoa Đán của Phượng Tường trong vở kịch mới đã có người thay thế, là một trong những học sinh của cô Vận, em gọi là chị năm. Điều này Phượng Tường không còn gì để nói.
Chén rượu phạt thứ hai là sự thất bại "không ngoài dự đoán" trong việc cuộc bình chọn chức vụ của Phượng Tường, lại phải đợi thêm một năm. Tất nhiên, mọi thành viên trong ban tuyển chọn đều phải qua chào hỏi với ông Phùng.
Chén rượu phạt thứ ba là mang kịch về nông thôn, phái Phượng Tường đi phụ trách ở vùng sâu vùng xa, chuyện này không thể gọi là khổ, bằng không cả tấn những lý luận vô nghĩa sẽ đè nặng lên thân. Ngậm khổ mà nhận việc, ý nghĩa của đi hát đương nhiên sẽ không đổi, chỉ là trong người ức lắm, không thể nguôi ngoai.
Vì Phượng Tường là người Sóc Đông nên trận chiến đầu tiên của cô là đi hát khắp ba trấn và bảy thôn dưới quyền Sóc Đông. Có vài nơi đang sửa đường, có vài nơi đường sá xuống cấp, có vài nơi đã sửa đường nhưng chưa có sân khấu đàng hoàng, Phượng Tường tròng trành hết chỗ nọ đến chỗ kia, hao 2-3kg trong vòng nửa tháng.
Tiểu Sinh diễn đôi cùng cô không phải là Vương Lê, mà là một người bạn "không được việc" trong đoàn từng học chung trường kịch nghệ. Tiểu Sinh chạc tuổi Phượng Tường đó không sở hữu khí chất lạnh lùng và điềm tĩnh như Vương Lê, người nô vừa bôi thuốc lên chỗ đông cứng trên tay, vừa mỉa mai: "Biết sao không? Chính bởi không tặng quà, nên chúng ta đáng đời bị đưa đến những vùng xóc xảy ê lưng mỏi mông. Cậu nhìn xem, nhóm người chúng ta đây có đặc điểm gì?"
Nhìn xung quanh các đồng nghiệp mặt ủ mày chau, Phượng Tường nói sắc mặt ai trông cũng thật tệ.
"Hơn cả thế, họ chật vật sống rất khổ." Người bạn đó kể về những ai từng cãi nhau với vợ của ông Phùng, những ai từng tức đỏ mặt với ông Phùng trong phòng tài chính năm ngoái về chuyện ám chỉ sổ sách của ông ta không trong sạch... cuối cùng nói về bản thân: "Bản thân tôi đáng bị vậy, hát thì không ra hồn, rảnh thì lẻn ra ngoài chơi mạt chược. Mang chút quà đi tặng chỉ nhận lại thái độ làm ngơ của ông ấy, nhưng tôi nào có tiền? Dựa vào gì chứ? Lương một tháng một nghìn tệ, đã phải biếu cho ông ta hơn một nửa."
Lại nhìn Phượng Tường: "Cậu đã làm gì nên tội?"
Phượng Tường soi gương kẻ lông mày, đáp không biết.
"Ông ấy ra ngoài ăn cơm, dụ cậu mời rượu mà cậu không làm phải không?" Bạn học nghĩ: "Không phải, cũng không thấy ông ấy dụ cậu, thường thì chuyện này cô Vương Lê sẽ ngăn lại cho cậu, cô ấy bảo vệ cậu nhất trong đoàn."
Phượng Tường nhướng đôi lông mày mỏng, vừa chậm rãi kẻ về hướng tóc mai, vừa bất giác cười sau câu nói ấy, cười xong lại thấy trống rỗng hư vô, cuối cùng đặt bút kẻ mày xuống: "Coi là vậy."
Đã biết có thể bảo vệ, vậy tại sao không lên tiếng nói đỡ khi cậu bị chèn ép? Để mặc cho cậu bị cướp vai, bị điều xuống vùng quê một tháng? Bạn học nói, hoá ra cô Vương Lê cũng sợ mất lòng người khác?
Câu này trùng hợp với thắc mắc trong lòng Phượng Tường, vốn dĩ cô mong Vương Lê giúp mình "đút lót", nhưng sư tỷ không làm vậy, hẳn là chị đang mụ mị bởi một con hồ ly tinh nào đó. Phượng Tường nghĩ, có lẽ vẫn là cô phó tổng biên tập.
Gần đây Phượng Tường ăn không ngon, mệt mỏi không có tinh thần, may mà trang điểm lên không ai thấy. Nhưng một khi tẩy trang, nào là mụn, nào là thâm, nào là rỗ và quầng mắt đen tím ngày càng trầm trọng thêm, Phượng Tường thở dài trước gương: "Lại nổi thêm một vết mụn." Định lấy phấn phủ che đi, bỗng sau lưng truyền đến tiếng cười của Vương Lê: "Cứ để đấy, cho mụn thông thoáng, càng che càng khó đỡ."
Phượng Tường quay đầu lại, sư tỷ mà cô đã nửa tháng chưa gặp đang chắp tay đứng sau lưng nhìn cô trong gương, hai người nhìn nhau, Vương Lê cười ấm áp: "Chị vừa sắp xếp được thời gian đến xem vở kịch dưới nông thôn của em."
Chính cô em gái là người ngoảnh mặt đi trước, nói: "Ồ, thấy em hát thế nào?"
Có ít nhiều tiến bộ. Vương Lê bắt đầu bàn về kịch: "Khi hát lời xót xa thứ ba của Tham Xuân, em đã hát ra oán giận, nhưng sau đó là tự trách và hiểu ra. Nhả chữ thích hợp, nhưng giọng ca thiếu phần êm dịu." Vương Lê ngân nga lời hát của Phượng Tường, cố ý kéo dài nửa âm giọng để sư muội nghe cho rõ: "Vừa như hát, vừa như ngâm thơ, tình đến trước, âm theo sau. 'Tiếp cản' và 'thoát cản' đầu chữ là cách diễn đạt của tình..."
Nghe sư tỷ nói cũng vui tai như nghe sư tỷ hát. Vương Lê nói xong, những gì uất ức trong lòng Phượng Tường đều tan biến: "Sư tỷ, vậy em hát lại một lần nữa, chị nghe cho em nhé?" Dứt lời, cô nhập vào phong thái của Thâm Xuân, nhả chữ cất giọng theo hướng dẫn của Vương Lê.
Vương Lê không ngừng gật đầu, cảm thấy đàn em tràn đầy năng lượng, tuy khi nói chuyện đôi lúc nghe không lọt tai, nhưng khi nói kịch lại vô cùng nghiêm chỉnh, nói gì sửa ngay.
Như muốn thưởng cho sư muội, Vương Lê ngồi cạnh Phượng Tường, lấy gói hạt dưa vị gạch cua từ trong túi ra, sau đó bê lên quả bưởi to mà mình mang đến: "Sợ không bảo quản được các loại trái cây khác. Hôm nay lạnh, ăn bưởi cho bổ họng và giải nhiệt.
"Sư tỷ, chị có lòng lặn lội đường xá xa xôi đến xem em diễn sao? Sợ em chểnh mảng à?" Đúng lúc Phượng Tường đang đói, vừa ăn hạt dưa vừa kêu Vương Lê bóc vỏ bưởi cho mình, nhưng sư tỷ mang quả đi chia cho các đồng nghiệp khác trước, cuối cùng mới đưa cho Phượng Tường, bị sư muội khẽ lườm.
"Chị Vương, nếu chị phụ trách nhân sự thì tốt biết mấy?" Người bạn học của Phượng Tường vừa ăn vừa nói.
"Biến đi, sư tỷ của tôi chỉ quan tâm đến kịch, nào có quan tâm những chuyện không đâu?" Phượng Tường chặn lời cho Vương Lê, ăn xong, kéo Vương Lê bước lên xe buýt nhỏ, hướng tới hàng sau cùng: "Hôm nay về nhà khách huyện."
Cô không muốn trở về nhà căn nhà đó ở Sóc Đông. Mẹ cô đã nổi tiếng với nghề rang hạt dưa nhiều năm, mua vài căn nhà cho anh cả, cửa hàng cũng giao cho anh quản lý, bây giờ còn thành lập một công ty đã đăng ký nhãn hiệu, cả nhà phăm phăm lo làm ăn. Mỗi lần cô về nhà chỉ có duy nhất một chuyện "Tìm đối tượng kết hôn".
Phượng Tường không thể lọt tai những lời lải nhải như thế: "Em biết họ thực lòng muốn tốt cho em, nhưng em cảm thấy đằng sau lòng tốt đó là nhiều nỗi lo hát lâu sẽ không dừng lại nổi." Thấy các cô gái khác thuận lợi yên bề gia thất, bà nghĩ Trần Phượng Tường cũng phải thuận theo con đường này càng sớm càng tốt.
"Đi đâu mà vội mà vàng, họ sợ cái gì chứ?" Phượng Tường lẩm bẩm cạnh Vương Lê rồi thiếp đi trên vai sư tỷ, không còn những oán hận trong kịch, càng không còn oán giận "không nhắc đến " đối với sư tỷ.
Vương Lê đưa tay ôm đầu Phượng Tường, để Phượng Tường ngủ ngon.
Về đến nhà khách huyện, tình cờ gặp bộ trưởng tuyên truyền địa phương, cất tiếng: "Cô Vương nên đến ở trong khách sạn bốn sao mới mở chứ." Người này như đặt Vương Lê vào trong mắt xanh. Vương Lê nói lời cảm ơn, đáp rằng ở chung với các đồng nghiệp rất tiện nên chỉ xin một phòng tạm làm chỗ dừng chân. Phượng Tường nói có chị ở đây thật tốt, có thể bật điều hòa ấm, nước nóng cũng không lúc tắc lúc chảy.
Biết Phượng Tường ở đây phải chịu khổ, Vương Lê cười: "Em trách chị nhỉ?"
Phượng Tường bĩu môi: "Trách cũng đã trách, nhưng em nghĩ chị có lý do riêng." Dù chị cũng là phó đoàn, nhưng không có thực quyền, 'hạc nội mây nhàn' dễ bị bắt nạt. Nếu thêm việc nói đỡ cho em, chị sẽ bị bàn tán.
Sư tỷ nói không chỉ có vậy, quan trọng hơn là em nên về quê hát. Việt kịch của chúng ta không chỉ được biểu diễn trong các rạp hát thành thị mà còn ở các vùng nông thôn. Em phải nhìn vào mắt khán giả phổ thông, hiểu họ muốn gì. Mãi mắc kẹt trong đoàn không thiết thực, cũng sẽ thiếu kinh nghiệm thực tế.
Đứng hát trên một sân khấu đơn sơ như vậy, em cảm thấy thế nào? Vương Lê hỏi.
Phượng Tường nghĩ một lúc: "Ban đầu không hài lòng với cảnh, sau đó lại nghĩ, bất kể cảnh tượng có thế nào, em cũng phải hát cho sống động lên. Gần đây em hát rất tập trung, phía dưới hình như là người, cũng dường như chỉ là cảnh."
Sư tỷ cười: "Em đứng vững, chị biết." Bàn về chức vụ, sư tỷ nói, cái này là phân biệt đối xử, em có thể lên, cũng có thể xuống, "Chị đã có lời giúp em, nhưng vẫn đánh giá công bằng." Cho dù giành được vai cũng sẽ không thể ngóc đầu lên, lãnh đạo và giám khảo phần lớn đều là người già, chưa kể họ công nhận chị Năm hơn.
Ánh mắt Phượng Tường lướt từ lông mày cho đến đôi môi của Vương Lê, cuối cùng trở lại với đôi mắt long lanh đó: "Sư tỷ, cái gì chị cũng hiểu." Không chỉ có cô gầy đi, nước da của sư tỷ cũng tệ hơn: "Hình như chị lại chia tay à?"
Ánh mắt Vương Lê thoáng chốc đờ đẫn, nói đã xa nhau được nửa năm. Cô không để tâm lời đề nghị: "Chị hãy cân nhắc em" trước đó của Phượng Tường, ngược lại còn nghĩ đi nghĩ lại, quyết rằng mình phải hát hay hơn trước 45 tuổi, cố gắng giúp Việt kịch Bách Châu Nguyệt lên đến đỉnh cao và giành được giải Văn Hoa. Nghĩa là tập trung vào sự nghiệp, không có tâm trạng yêu đương.
"Nghe nói Tiểu Đặng, đến gặp em vài lần?" "Tiểu Đặng" mà Vương Lê nhắc tới chính là biên tập viên của đài truyền hình, người đã yêu Phượng Tường ngay từ cái nhìn đầu tiên, cố chấp theo đuổi, cuối tuần nào cũng đến gặp Phượng Tường. Khi tin tức đến tai Vương Lê đã biến thành "Tiểu Trần đang hẹn hò". Cô không yên tâm, cố tình đến gặp Phượng Tường hỏi xem ý sư muội thế nào.
Chẳng phải chị nói chị chưa già sao? Phượng Tường hỏi sư tỷ.
Vương Lê nhìn đi chỗ khác: "Giờ thì đã già."
Ồ, vậy ra khi đến lượt em, em đã bỏ lỡ những năm tháng của chị phải không? Phượng Tường nói: "Sư tỷ, em hiểu ý chị, ông Phùng hỏi em rằng nói thẳng ra thì còn gì hay? Em không nói thẳng, nhưng em đã kiên nhẫn chờ đợi nhiều năm. Tại sao không công bằng với em?
Trần Phượng Tường thấy mình điên rồi, vô cớ đòi công bằng từ Vương Lê. Đúng là không nên trát phấn che mụn, để chúng vỡ ra cũng được.
Nhưng mà, Vương Lê có thể cho cô cái gì? Trần Phượng Tường hiểu rõ hình dung "cậy sủng mà kiêu", càng hiểu rõ chính mình đang được nước lấn tới.
Vương Lê bất lực thở dài: "Chúng... chúng ta không hợp nhau." Tiếp tục thở dài, trong lòng chị vẫn còn hình bóng của người khác. Sư tỷ đã nói thẳng.
"Ồ, vậy em đã hiểu." Phượng Tường nói. Trước khi bước ra khỏi phòng cùng Vương Lê, Vương Lê hỏi không phải em và Tiểu Đặng định cắt đứt hoàn toàn sao, cứ để anh ta quấy rầy em mãi thật không tốt.
Phượng Tường thầm bùng lên lửa giận - vì trong lòng chị đã có người khác, chị quan tâm tốt hay không làm gì?
"Không tốt sao? Em thấy rất tốt." Phượng Tường bướng bỉnh đã quay lại, cố tình tỏ ra sõi đời nói chị cũng đã đến tuổi nên yêu. Phượng Tường nhìn khuôn mặt Vương Lê tối sầm lại.
Tối thì có làm sao? Dù sao họ cũng không hợp nhau.
......
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro