Chương 2 - Hơi Thở Của Chợ Lớn

Giữa năm 1997, Hẻm 320, bãi hàng Tám Lửa – rìa khu Chợ Lớn, Quận 6

---

Ở khu hẻm 320 – sau chợ, trước bãi xe – buổi sáng không bắt đầu bằng tiếng gà. Mà bằng tiếng chửi nhau.

"Má nó, mày hổng lột cá thì biến!"
"Đù mẹ, sáng sớm tao chưa tỉnh nữa ba nội!"

Tiếng dao chặt xương va vô thớt, tiếng máy xe lam lạch bạch, tiếng đàn bà rao cháo lòng như hét lên từng cục phổi. Mùi nước tiểu, mùi cá khô, mùi sình cống, mùi thuốc rê... hòa vô nhau y như nồi đời chưa khuấy đều.

Linh ngồi dưới sạp gỗ sau căn nhà kho của băng Tám Lửa, tay cầm chén mì gói đã nguội, mắt nhìn xa ra khu bãi hàng như đã thấy trước mọi chuyển động trong ngày.

Chí Mõ nằm dài dưới đất, miệng còn dính bột ngọt, tay phe phẩy quạt tàu lá chuối:

"Sáng sớm đừng căng quá, bà con còn đang buôn thần bán thánh ngoài kia kìa."

Tân Đơ ngồi kế bên, mắt đăm đăm nhìn con chuột chạy ngang xó bếp.

"Ủa... con đó giống con hồi hôm... hay tại tao nhìn lộn?"

"Mày bị ngáo ngu à, chuột mà cũng nhận mặt," – Chí đập lên đầu Tân, cười hề hề.

Linh cười khẽ. Cười thật. Với tụi nó, nó luôn mềm đi một chút. Dù mắt vẫn không mất vẻ tỉnh táo.

Làm lính nhỏ của băng Tám Lửa không oai, không súng, không xe. Chỉ có mồ hôi, máu, và thỉnh thoảng là nước mắm đổ lên đầu nếu lỡ đánh đổ cá khô của bà Năm Gò.

Việc đầu ngày:

Canh bãi hàng – mấy xe hàng từ biên giới về (lúc này chưa có kiểm soát gắt như sau này)

Giao hàng thuê – "giao" đôi khi là mấy túi nylon đựng thuốc lạ hoặc bọc tiền nhỏ

Đứng gác trước mấy căn nhà "quen" – nơi tụ điểm cá độ, số đề, mại dâm hạng bét

Thu tiền xâu – hoặc nhắc khéo mấy con nợ

Quét dọn nhà kho – sạch sẽ để chứa hàng lậu tối đến

Mỗi đứa có phần. Linh giỏi võ nên giao việc đi cùng đàn anh dằn mặt, còn Chí Mõ thường đi giao hàng – vừa nhanh nhẹn vừa mồm mép. Tân Đơ... được cái ngoan, nên giữ sổ nợ.

Sáng hôm đó, tụi nó được phân công đi canh bãi xe hàng ở đầu hẻm Phú Lâm.

Nơi này là chỗ hàng từ biên giới đổ về – chủ yếu là vải lậu, đồng hồ fake, rượu ngoại không tem. Mỗi xe về đều phải "cúng" tiền mặt cho Tám Lửa để không bị đập hàng.

Linh đứng ở đầu bãi. Mắt quan sát, tay đút túi áo sơ mi bạc màu, một chân gác lên cục gạch bể. Ánh nắng xiên ngang mặt, làm rõ vết sẹo nhỏ trên thái dương – dấu tích lần bị chém hụt cách đây một năm.

"Ê, ê, ê… mày thấy thằng chạy chiếc 81 đằng kia hông? Hôm bữa thiếu tao ba chục ngàn tiền bảo kê xe!" – Chí Mõ chỉ tay, lẻo mép.

"Tao tưởng nó trả rồi?" – Tân Đơ ngơ.

"Trả đéo gì! Mày ngu lắm Đơ à. Hồi đó mày để nó đưa tiền giả, quên hả?" – Chí đập vô lưng Tân.

Tân gãi đầu, mắt tròn vo.

Linh không chen vô. Nhưng khi chiếc 81 kia đỗ lại – một thằng thanh niên tướng tá bặm trợn vừa bước xuống – Linh đã bước ra trước, chắn đường.

"Có chuyện chưa dứt thì dứt cho lẹ."

Thằng kia định mở miệng chửi, nhưng ánh mắt Linh như có điện. Lạnh, trầm, sâu – và không kiêng dè.

Nó nuốt nước bọt.

"Tao... quên, để tao lấy. Đừng làm lớn."

Chiều xuống, bãi hàng bắt đầu thưa người. Tụi Linh rút về căn nhà kho. Nhưng trước khi về, một đàn anh gọi giật:

"Linh. Mày tối nay đi theo tao lên cảng Bến Nghé. Có vụ lấy hàng, tụi kia nó ồn ào quá, sợ đụng chạm. Mày theo cho chắc tay."

Linh gật đầu, không hỏi thêm.

Chí Mõ thì kéo Tân Đơ lại phía sau, thầm thì:

"Linh bữa nay làm việc với mấy ông lớn rồi. Tao thấy bữa sau là băng Tám Lửa phải đổi màu à."

"Đổi màu gì?" – Tân hỏi thiệt.

"Màu máu đó cha nội! Chứ màu áo sao đổi!"

Cả hai bật cười. Linh từ xa nhìn lại, khẽ lắc đầu – nhưng vẫn mỉm cười.

Sài Gòn về đêm vẫn nhộn nhịp, nhưng ở cảng Bến Nghé, không ai nở nụ cười thật lòng. Đèn vàng quạch, ánh sáng hắt ra từ những bóng đèn trần cũ kỹ trên các trụ xi măng, soi lên từng thùng hàng nặng như xác người. Mùi biển, mùi dầu nhớt, mùi mồ hôi và rượu rẻ tiền... tất cả trộn thành thứ mùi rất riêng của bến cảng sau 10 giờ đêm.

Linh đi sau lưng thằng Bảy Cồ – đàn anh trong băng, người thường phụ trách những phi vụ nửa trắng nửa đen. Gã cao to, vạm vỡ, có hình xăm con rồng quấn quanh bắp tay, hút thuốc liên tục như sợ phổi còn dư oxy.

"Nghe nói tối nay bên bọn Tụi Cầu Mống cũng có mặt. Hàng trùng giờ. Tao không thích đụng, nhưng nếu tụi nó hổn, mày cứ đập."

Linh gật đầu. Tay trái nắm chắc cái bao bố, bên trong có một cây mã tấu cũ, cán quấn dây vải đen. Đây là lần đầu nó đi với đàn anh ra cảng để ‘lấy hàng’, cũng là lần đầu mang theo vũ khí thật.

Đoạn hàng tụi nó đến nhận là một lô đồng hồ Thụy Sĩ trôi từ cảng Singapore, hàng lậu đi đường tắt về Nam Bộ. Bên bốc vác là dân của băng Tám Lửa, nhưng khi vừa chuyển được vài thùng ra xe tải nhỏ đậu gần đó, thì một tốp người từ phía bóng tối bước ra.

Chúng không mặc đồng phục gì. Nhưng nhìn kiểu tóc ba phân, giày bata rách, cử chỉ ngang tàng thì đoán ngay người của Cầu Mống.

Một thằng mặt rỗ, tay xăm trổ, vừa đi vừa búng tàn thuốc xuống đất:

"Ủa, tao tưởng hàng này bên tao lấy. Sao mấy anh em Tám Lửa lẹ dữ vậy?"

Bảy Cồ bước lên trước, giọng đều đều:

"Tụi bây trễ một tiếng. Ai đến trước thì lấy. Luật mà tụi bây quên rồi sao?"

"Luật là có người bắn trước, có người lên xe sau, phải không?" – thằng mặt rỗ cười khẩy, móc cây dao nhỏ từ lưng quần ra.

Không nói thêm. Chỉ trong tích tắc, hơn sáu bảy thằng bên Cầu Mống lao lên như trút, tay nào cũng cầm cây, dao, mã tấu, ống nước. Bên Tám Lửa chỉ có bốn người.

Bảy Cồ hét:

"Linh! Vô chém! Chơi được thì chơi, không được rút!"

Linh nhảy xuống đất bùn. Bao bố đã mở, tay cầm mã tấu.

Thằng đầu tiên lao vào nó có cây ống tuýp sắt. Linh nghiêng người né, rồi xoay mã tấu ngang bụng nó, chém một nhát đủ sâu để nó lùi lại, máu bắn lên áo.

Không ai nghĩ con bé mới 13 tuổi chém mà tay không run. Không la. Không rút. Chém xong, lùi lại. Thở đều.

Nhưng bọn bên kia quá đông. Một thằng khác luồn ra phía sau, đập một cây gỗ vô vai nó. Linh loạng choạng, suýt ngã. Cây mã tấu rơi xuống. Ngay lúc đó, có một thằng khác xông tới – dao ngắn lấp lánh trong tay.

"Chết mẹ mày rồi con nhỏ..."

Ầm!

Một viên gạch bay từ đâu trúng ngay trán thằng kia. Nó gục xuống, máu tóe ra từ giữa mặt. Trong bóng tối bên hông xe tải, Chí Mõ và Tân Đơ hiện ra như ma.

"Tụi tao đâu bỏ bồ mày đi một mình!" – Chí Mõ cười, tay cầm thêm một viên gạch khác.

Tân Đơ thì... cầm một cái chổi tre.

"Hết gạch rồi... chổi được không?"

Linh cười – dù mặt mày đang bê bết bùn, máu và mồ hôi.

Cả ba cùng lao lên lại. Bảy Cồ khi đó cũng đã rút súng ngắn bắn chỉ thiên. Tiếng súng vang như xé trời. Bên Cầu Mống bắt đầu rút lui. Bọn nó không ngán dao, nhưng ngán tiếng súng thật.

Khi mọi thứ lắng xuống, Linh ngồi tựa vô thân xe, tay giữ vai trái đau nhói, mắt nhìn vào vũng nước đục dưới đất – máu của nó, máu người khác, nước sình, tất cả hòa vào nhau.

Chí Mõ quỳ xuống kế bên:

"Đù má, mày thấy tao ném gạch như Lý Đức không? Một phát là trúng sọ luôn!"

Tân Đơ rón rén đưa chai nước:

"Mày... mày chết chưa?"

Linh bật cười, lần đầu tiên trong ngày cười to. Rồi gật đầu cảm ơn. Nó không nói gì nhiều, nhưng trong ánh mắt có gì đó khác hẳn. Không còn là con nhỏ đi theo đàn anh làm chân chạy vặt nữa. Lần đầu nó tự tay chém người. Lần đầu suýt chết. Và lần đầu cảm thấy mình được chọn để sống sót – vì có người kéo nó ra khỏi miệng hố.

Tám Lửa nghe chuyện từ miệng Bảy Cồ, kể ngay tại bàn nhậu:

"Con nhỏ đó, nhỏ nhưng lì như trâu. Bị đánh, không chạy, chém trúng ba thằng. Mà nó không khóc. Không gào. Chỉ nhìn. Mắt nó y như người từng giết."

Đám đàn anh gật gù. Có người nhổ nước miếng:

"Cho nó một biệt danh đi. Tụi nhỏ vậy mà hổng đặt tên, tụi băng khác nó khinh."

Người đề xuất là Hai Cua – một tay gác xưởng chặt chân người không gãy ngón tay.

"Tao thấy... nó chém nhanh, gọn, mắt sắc. Gọi nó là Linh Sát. Lạnh, dứt, không dư dao."

Và từ đó, ở Chợ Lớn, ai nhắc "Linh Sát" cũng phải liếc trước nhìn sau. Không vì danh, mà vì thằng nhỏ đó... không chừa dao cho ai.

Tháng 11 năm 1997, Khu nhà thổ ngầm – hẻm 5 Chợ Lớn, Sài Gòn

Chợ Lớn có mấy trăm hẻm, nhưng hẻm số 5 là chỗ có đèn đỏ mà không ai dám chỉ thẳng mặt nói tên. Ở đó không có bảng hiệu, không có tiếp thị, không có cảnh sát. Chỉ có một căn nhà ba tầng, cửa kéo sắt, luôn khóa nửa, luôn có đàn bà đứng trước mặt trét son đỏ như máu.

Giữa tầng hai, căn phòng lót gạch bông vàng, đèn vàng treo thấp, là nơi Trần Nhật Vy – người ta vẫn gọi là Má Vy – hay ngồi. Mỗi đêm đều như nhau: ghế mây, bàn trà, gạt tàn đầy thuốc Jet chưa dập, một cây roi da treo sau lưng, và người đàn bà 22 tuổi ấy... cười mà không có ai dám nhìn vào mắt.

Vy lớn lên trong một gia đình không đủ nghèo để chết đói, nhưng đủ dơ bẩn để khiến đứa con gái 12 tuổi trở thành vật trao đổi. Ba cô chết trong tù vì một vụ cướp thất bại, mẹ cô sau đó rơi vào cờ bạc, rượu, nợ nần. Khi người đàn ông đầu tiên gõ cửa, mẹ cô chỉ hỏi:

"Nó còn máu không?"

Sau đó, Vy bị bán về một nhà chứa gần biên giới Tây Ninh, một nơi không có tên, không có địa chỉ, chỉ có mùi máu, mùi thuốc phá thai và tiếng la thầm trong đêm.

Từ 12 tới 16 tuổi, Vy là món đồ không có quyền nói "không".

Nhưng người như Vy... không chết dễ. Cô cắn, cô cào, cô giấu dao lam trong gót giày. Có lần cô đâm thẳng cây kéo vào háng một thằng khách quen. Bị đánh đến vỡ môi, nhưng từ hôm đó, không ai dám chạm vào người cô lần nữa.

Đến năm 17 tuổi, Vy giết một gái lớn trong nhà chứa – một người đàn bà chuyên đánh, chèn ép đám nhỏ. Cô không bị đuổi. Cô được giữ lại. Vì máu lạnh thì phải giữ để sai.

Từ đó, Vy lên dần.

Đến Sài Gòn năm 18 tuổi, Vy đã không còn là một đứa con gái. Cô là người đàn bà biết điều khiển tất cả: đàn ông bằng dục vọng, đàn bà bằng sợ hãi.

Cô thuê lại một căn nhà cũ gần hẻm 5 Chợ Lớn, bắt đầu từ ba con gái, một bảo kê, một xe Cub cũ dùng để đưa rước khách.

Chưa đầy một năm, nhà chứa của Vy lên tám người, thu nhập mỗi tháng đủ thuê cả công an khu vực làm ngơ. Cô không dùng dao. Cô dùng cảnh sát, máy ảnh chụp lén, và lời đồn từ mấy con nghiện.

Đứa nào phản, biến mất.
Đứa nào trốn, bị vết rạch ngay cổ tay.
Đứa nào có thai, đưa đi biên giới Campuchia – không về.

....

Tối đó, lúc đang xem sổ tay, điện thoại bàn rung lên.

Giọng nói bên kia là Ba Nguồn, kẻ chuyên đưa gái từ miền Tây lên:

"Má, dạo này ở khu cảng có đứa nhỏ... mới mười ba, mà chém ba thằng rồi. Dân Tám Lửa nuôi. Nghe đâu tên... Linh Sát."

Vy châm thêm điếu Jet, hít một hơi dài, nhả khói qua kẽ răng.

"Con nít chém người, hay người dạy con nít chém?"

"Không biết, mà nghe đồn mắt nó giống má... kiểu ai nhìn vô cũng lạnh sống lưng."

Vy không đáp. Cô chỉ cười khẽ, rồi gác máy.

Lúc đó, đèn ngoài hành lang chập chờn. Một đứa gái mới vào bước tới, run rẩy:

"Má... khách trên lầu hơi mạnh tay... chắc con không chịu được..."

Vy đứng dậy. Không nói. Chỉ đi ra, chậm rãi, đôi guốc gỗ va vào nền gạch kêu cộc cộc. Khi cô mở cửa phòng 203, thằng khách ngồi trần truồng quay đầu lại:

"Ủa? Ai..."

Câu sau chưa nói hết, Vy đã dùng gót guốc đạp thẳng vô mồm nó.

Máu và răng văng ra một bên. Vy đứng trên giường, chân đạp lên cổ nó, tay cầm ly rượu còn nguyên.

"Ở đây, tao là luật.
Muốn chơi, biết luật.
Không biết – thì đi bằng mồm."

Tối đó, trong lúc lau vết máu dính trên váy lụa, Vy tự nhủ:

"Linh Sát... cái tên nghe cũng được."

Cô chưa từng quan tâm đám giang hồ ngoài cảng. Nhưng đứa con gái mười ba tuổi dám chém ba thằng... có thể sau này sẽ là kẻ thù, hoặc người tình.
Ở đời, đàn bà như cô – không có tình, chỉ có lợi. Nhưng máu... máu thì biết tìm nhau.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro