Chương 2: Người đúng như tên

Quán trà sữa của bà Sáu vào mấy ngày trong tuần đều đông nghẹt học trò tới uống, nhất là vào hai ngày cuối tuần. Tới buổi chiều thì thôi khỏi cần nói, quán đông kinh khủng khiếp, chỗ đứng chờ gọi trà sữa còn không có nói chi tới cái chỗ ngồi.

Trong góc quán, Nhất Bác ngồi cắm cúi làm bài tập ôn thi học kỳ. Thỉnh thoảng anh lại nhìn đồng hồ rồi tiếp tục làm bài, như thể anh đang chờ đợi ai đó.

Chỗ ngồi sát góc này là bà Sáu dành riêng cho Nhất Bác, để anh học bài và tìm cảm hứng viết tiểu thuyết. Thỉnh thoảng, anh cũng chạy ra đây phụ bà Sáu bán nước, nên góc này được coi là "góc vía" của anh. Mỗi lần như vậy, bà Sáu sẽ trả công cho anh bằng một ly trà sữa, hoặc nếu anh phụ nguyên một buổi, bà Sáu sẽ trả cho anh một trăm ngàn tiền công, trích từ tiền lãi ngày hôm đó của quán.

Bà Sáu nhân lúc quán vắng khách, vội làm một ly trà chanh mật ong cho Nhất Bác:

- Uống đi cho bớt nóng. Mấy tháng hè này chỉ có uống nước đá mới chịu nổi.

Nhất Bác nhận ly nước bằng hai tay:

- Con cảm ơn bà Sáu.

Bà Sáu vừa dọn mấy ly nước vừa tranh thủ tám chuyện với Nhất Bác:

- Dạo này mấy quán trà sữa cũng đông hơn, con thấy không? Đúng là mùa hè học trò mà, ai cũng muốn ra ngoài chơi.

Nhất Bác cười nhẹ:

- Con thấy cũng vậy, hè mà. Mọi người tranh thủ ra quán trò chuyện với bạn bè.

Bà Sáu thở dài, tay thì lau chùi mấy cái bàn cái ghế:

- Mùa hè mà, học trò như con là phải tranh thủ học bài, đừng có lơ là nha. Rồi cũng sắp vào học kỳ mới đó.

Bà Sáu thương Nhất Bác, hoàn cảnh nhà khó khăn nhưng siêng học, lại còn học giỏi.

Quán bà Sáu lại đông khách, nườm nượp người ra vào. Bà Sáu lại tất bật pha trà sữa bán cho người ta. Người đông tới mức bà Sáu không thể ngừng tay dọn ly ở các bàn trong quán.

Đến 3 giờ rưỡi mà Nhất Bác vẫn chưa thấy "quả tạ" ngàn năm xuất hiện, anh cũng không quan tâm nhiều, làm gì vội thu dọn tập vở bỏ vào trong balo rồi tiếp tục công việc làm bồi bàn.

Nhất Bác đóng lại tập vở, xoắn tay áo phụ bà Sáu dọn ly, lau bàn và ghi đơn trà sữa.

Đến chiều, tầm khoảng 5 giờ hơn, quán của bà Sáu bắt đầu có vài người đến phụ bán quán. Mỗi đợt khách đều đi ba, bốn người, chẳng mấy chốc quán lại đông nghẹt.

Một vài người nói đùa rằng:

- Tranh thủ đi uống trà sữa, mùa hè mà, ai cũng thích tụ tập cùng bạn bè.

Quán đóng cửa lúc 8 giờ tối, Nhất Bác thu dọn bàn ghế và nhận tiền công từ bà Sáu rồi lấy xe đạp đi về nhà.

Lúc chờ đèn xanh, đèn đỏ, Nhất Bác trông thấy trong cửa hàng điện tử có mấy cái laptop khá đẹp. Có vài ba dòng máy tính có giá cũng không cao lắm, vừa đủ với con heo đất anh nuôi từ hồi lớp 10 tới giờ.

Đường vẫn còn tấp nập người chạy xe qua lại, Nhất Bác dẫn xe lên lề đường của cửa hàng đi vào lượn vài dòng xem thử, để chọn một cái vừa ý để về đập heo đem ra tậu một "em" về học hành cho chất lượng. Thỉnh thoảng lấy ra gõ lách cách vài chữ gửi lên tòa soạn kiếm nhuận bút.

Một dòng máy tính được dán tem "khuyến mãi cho học sinh-sinh viên", bên cạnh là một số phụ kiện laptop được tặng kèm theo sản phẩm trong chương trình khuyến mãi. Đặc biệt, hãng laptop này chuyên sản xuất những dòng máy ngoài phục vụ văn phòng, còn có thể chơi game được, mà giá cả cũng rất phải chăng, nên ra bao nhiêu mẫu là bán hết bấy nhiêu mẫu.

Mãi mê ngắm nghía cái máy, Nhất Bác không nghe lọt lỗ tai lời người nhân viên cửa hàng đang nói là ngày nào là ngày cuối cùng khuyến mãi. Anh đang bị màu xám bạc sang trọng bắt mắt và những chức năng cực tốt của cái máy làm cho thu hút.

Nhất Bác nhìn chằm chằm vào cái máy, ngón tay trỏ chỉ chỉ liên tục vào cái màn bọc laptop, nụ cười có chút trẻ con:

- Ở yên đây cho tao. Tuần sau, tao đảo lại hốt mày về nhà.

Quản lý cửa tiệm nhìn theo bóng lưng của Nhất Bác đạp xe khuất khỏi tầm nhìn, rồi quay sang nói với nhân viên:

- Dán tem đã trả trước lên cái con máy hồi nãy đi. Hông thôi người khác hông biết mua con máy đó. Con máy đó chỉ còn một cái thôi.

Nhân viên tiệm mới vào làm mấy ngày thì không biết, nhưng quản lý lại chú ý thấy Nhất Bác thường xuyên đến đây ngắm nghía cái máy đó, nên cũng không nỡ bán cái máy cho ai khác.

Nhất Bác vừa về đến nhà, còn chưa kịp đá chống xe thì đã nghe tiếng cãi vã của chị Thu và Bạc – tên của chồng chị Thu.

Lại là chuyện tiền nong. Không phải chuyện anh ta cờ bạc, dẫn đến nợ nần chồng chất, thì lại là chuyện anh ta nhậu nhẹt thiếu nợ ở quán đến mức chủ quán không cho thiếu nữa.

Còn nếu không phải nữa, thì là chuyện tên Bạc nghe lời mẹ về hạch sách chị Thu không sinh được con trai. Lý do đơn giản vì chị là Beta.

Một tiếng thở dài chán nản, Nhất Bác để xe vào sát góc rồi đi thẳng vào phòng, đóng cửa lại, không đụng đến tô cơm chị Thu đã chừa sẵn trên bàn.

Những lời mắng nhiếc của tên Bạc dành cho chị Thu mỗi ngày một nhiều, nhưng lòng vòng mãi cũng chỉ có một câu:

- Cái thứ đàn bà Beta không biết đẻ. Chỉ có mỗi việc ở nhà ăn bám và đẻ một đứa Alpha nối dõi mà cũng không đẻ được. Mẹ tui vô phúc mới có một đứa con dâu như cô.

Chị Thu tuy không ly dị, nhưng chị cũng không nhu nhược đến mức không dám bật lại tên Bạc:

- Anh nói tui, nhưng sao anh không nhìn lại bản thân anh đi. Bản thân anh có phải là Alpha không mà đòi đẻ con ra là Alpha. Còn nữa, anh nói tui chỉ biết ở nhà ăn bám. Vậy tui hỏi anh, tui không đi làm thì tiền anh nhậu nhẹt, cờ bạc là ở đâu ra?

Bị chị Thu hỏi một câu không thể trả lời, tên Bạc nổi máu vũ phu vung tay đánh chị:

- Mất dạy. Mày dám trả treo với tao nữa hả? Bữa nay tao đánh cho mày bỏ tật.

Nhất Bác ở trong phòng học bài, nghe tên Bạc hung hăng, sợ chị Thu gặp nguy hiểm. Anh vội mở cửa phòng chạy ra can ngăn:

- Anh mà đánh chị tui là anh coi chừng cái hàm răng của anh không còn một cái để ăn cháo. Anh nên nhớ tui có tới năm cái huy chương vàng võ cổ truyền cấp thành phố, bẻ hết răng của anh tui làm cái một.

Biết tính Nhất Bác hiền nhưng cọc, một đấm của anh đủ làm người ta thay nguyên cái hàm, nên chị Thu vội cản anh lại:

- Kiệt! Nghe tui nói nè, ngày mai mày đi học sớm, đi ngủ đi.

Nhất Bác chần chừ một hồi cũng buông cổ áo tên Bạc ra:

- Liệu hồn.

Đợi Nhất Bác đóng cửa phòng rồi, tên Bạc mới thở phào nhẹ nhõm, nhưng cũng không dám làm gì chị Thu. Chỉ biết trèo lên tấm phản đặt phía sau tấm vách tôn mà ngủ.

Nhất Bác không bao giờ nói, nhưng một khi nói là anh sẽ làm. Thậm chí có khi không nói, anh cũng làm.

Nhìn tên Bạc nằm ngủ mặc kệ chị Thu còng lưng ra dọn dẹp, Nhất Bác muốn ra lôi đầu hắn thức dậy đập cho một trận như tử, nhưng anh nhớ đến lời của võ sư nên thôi.

Làm bài một lúc, Nhất Bác lại nhìn lên tấm hình chụp cả gia đình năm người cười tươi vô cùng hạnh phúc, được anh lồng khung đặt ở trên bàn.

Ba mẹ Nhất Bác ly hôn khi anh học lớp 6, hai người chia tay vì đã hết tình cảm với nhau. Dù vậy, không ai phản bội ai cả, và cả hai vẫn muốn sống cùng con cái. Chỉ có điều, ba anh em sợ làm cản trở ba mẹ tìm hạnh phúc mới, nên lựa chọn sống tự lập cùng nhau.

Tuy tài sản được chia đôi, nhưng ba anh em không nhận một đồng nào, nên anh Quang – anh trai lớn của Nhất Bác thay ba mẹ chăm sóc hai em đi học. Anh Quang không ngại làm bất kỳ công việc nặng nhọc nào. Tất cả chỉ để ba mẹ yên tâm đi tìm hạnh phúc mới, cũng để chứng minh cho ba mẹ thấy mình đủ trưởng thành lo cho các em nên người. Sau khi em gái lấy chồng và sinh ra một bé gái, thì anh cũng đi Myanmar với diện xuất khẩu lao động. Lúc đó con bé vừa ăn thôi nôi xong.

Chị Thu là con thứ hai, nhỏ hơn anh Quang ba tuổi. Sau khi tốt nghiệp đại học, chị có xin đi làm cho một công ty, nhưng sau khi lấy chồng, chị quyết định nghỉ việc ở nhà chăm con. Số chị bạc bẽo, vớ phải tên chồng đam mê bài bạc, rượu chè bê tha, gia trưởng, lại còn bám váy mẹ. Mỗi lần cãi nhau với chị, hắn ta lại đem triết lý của mẹ hắn ra nói. Thậm tệ hơn là bao nhiêu tiền chị dành dụm để phòng những lúc trái gió trở trời, hắn đều lấy hết đem nướng vào mấy sòng đỏ đen và cá độ đá banh. Nợ nần chồng chất. Tuy chị muốn ly hôn, nhưng mỗi khi nhìn đứa con nhỏ xíu của mình chưa lớn, chị lại đành nhẫn nhịn, vì chị muốn con có đủ cha đủ mẹ.

Út ít trong nhà là Nhất Bác. Ngày ba mẹ ly hôn, anh muốn theo ba, cũng muốn theo mẹ, nhưng anh biết mình sống với ai cũng sẽ làm buồn lòng người còn lại và sẽ trở thành vật cản nếu ba mẹ anh muốn đi thêm bước nữa. Vì vậy, anh chọn sống cùng anh chị trong một ngôi nhà tiền chế mà anh Quang mua được ở Hóc Môn.

Hiểu rõ hoàn cảnh gia đình, Nhất Bác càng cố gắng học hành chăm chỉ. Tiền tiêu vặt hàng ngày anh không dùng cho việc gì, mà mua một con heo đất và bỏ vào đó mỗi ngày năm mươi ngàn. Thậm chí, những ngày không đi học, anh đến các quán ăn làm phục vụ để tự kiếm tiền mua điện thoại, sách vở cho việc học. Nhưng kỳ lạ là, cứ sắp đầy con heo là con heo lại bị trộm mất tiền.

Nhất Bác biết kẻ trộm tiền của mình là ai, nhờ vào mấy lần đi học về muộn và bắt gặp tên Bạc lén lút trong phòng anh. Tuy vậy, anh vẫn im lặng vì chị gái. Nếu không vì chị, anh đã báo công an để xử lý chuyện này từ lâu.

Một buổi tối, điện thoại đột nhiên phát sáng, số gọi đến có mã vùng từ nước ngoài. Nhất Bác vội bắt máy:

- Anh hai! Thằng cha đó lại thiếu nợ về kiếm chuyện với chị ba.

Anh Quang lên tiếng trấn an:

- Hông có anh hai ở nhà đâu, mày ráng kềm chị ba mày nghe chưa? Thu nó không phải người nhu nhược đâu, chỉ vì thương con nên mới nhịn cho nhà cửa êm ấm thôi. Anh sợ nhất là lúc chị ba mày nó im lặng, còn nếu nó nói qua nói lại là anh không sợ đâu. Lúc đó, chướng khí lên, nó cũng đập lại cho sình đầu đấy.

Nhất Bác cười hì hì:

- Cú đấm thép. Em còn không dám ghẹo gan chị ba nữa mà. Bả giống con gấu Phi Vân mà đập con gấu Kim Hổ kêu tiếng chó dị á. Chừng nào anh hai về?

Anh Quang thở dài:

- Chị ba mày đang cần tiền trả nợ, mày sắp lên 12 rồi, còn phải lo học đại học nữa. Anh mà về thì tiền đâu mà lo cho chị em mày?

Nhất Bác im lặng một lúc lâu, rồi trả lời:

- Em có nhuận bút từ mấy nhà xuất bản, lại còn làm thêm nên cũng có tiền đóng học phí được. Chị ba làm công nhân ở các khu công nghiệp rồi, anh đừng lo nữa. Với lại, ai gây nợ thì tự trả, chị ba có phải là mọi đâu.

Anh Quang lại thở dài:

- Mày chưa có gia đình nên mày không hiểu đâu. Chừng nào mày có gia đình, có con rồi, mày sẽ biết. Nhiều khi mình ở ngoài cuộc thấy dễ, nhưng người trong cuộc mới hiểu rõ cuộc sống của mình thôi.

Hai anh em trò chuyện thêm vài câu nữa rồi kết thúc cuộc gọi. Nhất Bác tắt đèn bàn rồi đi ngủ, nhưng nghĩ đến lý do anh Quang đi xuất khẩu lao động, anh lại muốn mở cửa phòng ra tẩn cho tên Bạc một trận rồi đá văng hắn ra khỏi nhà.

Khi anh Quang hay tin tên Bạc cá độ đá banh thiếu nợ mấy trăm triệu, anh đã lấy toàn bộ tiền tiết kiệm để giúp chị Thu trả nợ và cũng khuyên chị ly hôn. Nhưng khổ nỗi chị đang mang thai bé Sóc, lại mới cưới được sáu tháng, ly dị thì tội cho bé, nên kế hoạch đó bất thành.

Ông bà hay nói cờ bạc là bác thằng bần. Tên Bạc không ngừng nướng tiền vào mấy trò đỏ đen. Anh Quang sợ hắn sẽ lấy cái sổ đỏ căn nhà mà anh vất vả tích cóp mới mua được, nên anh vội mang sổ đỏ đi gửi ông bà nội bảo quản. Sau đó, anh phải cố gắng xoay tiền đi Myanmar làm cho một công ty chế tác ngọc. Trước khi đi, anh không quên dặn đi dặn lại, chỉ khi nào anh đồng ý thì mọi người mới được lấy sổ đỏ ra.

Sống ở xứ người gần mười năm, tiền anh Quang gửi về tính ra cũng gần mười mấy tỉ, đủ để trả nợ. Nhưng tên Bạc vẫn cứ đâm đầu vào bài bạc, rượu chè. Trong khi đó, chị Thu lại đang có con nhỏ, mà bé Sóc thì bị bệnh. Đến giờ, anh Quang vẫn phải bôn ba nơi xứ người.

Nhất Bác lầm bầm:

- Người đúng như tên. Mong muốn con hốt bạc, lớn lên cũng BẠC. Nhưng mà bài bạc, bạc bẽo, tệ bạc. Chứ có thấy kiếm đồng bạc nào đâu. Đúng là đệ nhất báo thù mà.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro