Phi lý.
Buồn nôn – Một sự ghê tởm về cuộc sống.
7:30 sáng, lại một ngày giống như bao ngày khác, tôi thức dậy, đánh răng làm những việc mà bất kì ai mỗi buổi sáng đều sẽ làm để rồi bắt đầu đi làm từ 8 giờ, với cái nghề nhân viên bán hàng thì tôi không mong bản thân sẽ được một số tiến lớn cho lắm bởi tôi nghĩ đó cũng chỉ là những giấc mơ mà những người còn nhiều mơ mộng đang nghĩ đến. Với ca làm việc 6 tiếng, hết rồi thì tôi kêu đồng nghiệp ra làm thay và tôi thì quyết định đi tìm một nơi nghĩ ngơi. Và cứ thế là đến tối, tôi quyết định về nhà và đi ngủ. Sáng hôm sau lại cứ một vòng lặp như thế. Với tôi thì nhịp sống cứ như vậy, cứ thức dậy rồi chuẩn bị đi làm và đến tối thì về nhà ngủ. Tất cả chỉ có thế, không bạn bè, không đi chơi, không gì cả. Với tôi, đó có lẽ là cuộc sống mà tôi muốn.
Vào một ngày Chủ nhật, tôi không đi làm mà nhà lại không còn gì nữa nên tôi quyết định sẽ đến một siêu thị gần đó để mua một ít đồ để chuẩn bị. Khi chỉ mới khóa cửa xong và định đi thì một lão già đứng trước mặt tôi, ông ta cứ thế mà nhìn tôi, sau một lúc thì tôi đã hỏi ông ta?
“Ông muốn gì? Tiền à, xin lỗi nếu thế thì tôi không có đâu. Mong ông thông cảm.”
“Không đâu! Tôi không đến đây để xin tiền cậu đâu, mà tôi đến đây để hỏi xem liệu cậu có thể trò chuyện với tôi hay không mà thôi.”– Ông ta đáp.
“Gì hả? Ông nghĩ tôi là cái gì vậy? Một thằng dư dả thời gian chắc? Mà nếu có thì tôi cũng không quan tâm đến cuộc trò chuyện của ông đâu?”
“Tôi biết, tôi biết. Tôi đã làm cậu cảm thấy khó chịu khi phải mất thời gian với một ông già sắp tạm biệt cõi đời này nhưng liệu tôi chỉ có thể xin một chút thời gian để cậu trò chuyện với tôi thôi được không?”– Ông ta nói.
Tôi nhìn vào chiếc đồng hồ mà mình đang đeo trên tay rồi thấy rằng hiện tại chỉ mới 8 giờ sáng, tôi nghĩ rằng ngồi nghe ông ta nói những câu chuyện vô nghĩa cũng được bởi lâu rồi tôi cũng chưa trò chuyện với ai. Với đồng nghiệp thì tôi chỉ nói vài câu còn bạn bè thì còn ít nói hơn thế, nên tại sao không thử nghe xem ông ta sẽ nói về cái gì.
“Được rồi, ông có ba mươi phút và sau ba mươi phút này thì chúng ta sẽ kết thúc buổi trò chuyện và không bao giờ gặp lại nữa, được chứ?”
“Thế thì hay quá, ba mươi phút với một ông già như tôi đây cũng là một cái gì đó quý lắm rồi!”
Ông ta tỏ ra vô cùng vui mừng vì có lẽ sau một khoảng thời gian thì ông ta cũng có một người nói chuyện với ông ta, tôi đoán thế.
“Thế… Ông muốn nói về cái gì?
“À! Một câu chuyện ngắn thôi, cậu có muốn nghe không”– Ông ta nói.
“Tôi không phải là trẻ em, tôi không có hứng để nghe truyện cổ tích.”
“Không, không. Cậu hiểu sai rồi, cậu phải nghe tôi kể đã chứ.”– Ông ta đáp.
“Được rồi, kể đi.”
“Truyện khá đơn giản thôi, nó kể rằng có một người đàn ông nọ, ông ta tên là gì ấy nhỉ? Borquin à hay Borne… Tôi không nhớ nữa mà thôi quay lại vấn đề chính, ông ta đang trên đường viết một tác phẩm, tác phẩm này ông ta vẫn chưa thể đặt tên và sẽ viết gì trong đấy. Ông ta cảm thấy chán nản và cho rằng mình thiếu khả năng, một cảm xúc dần dần khiến ông ta cảm thấy “buồn nôn”, buồn nôn về bản thân mình và cũng buồn nôn trước cái tác phẩm ông ta sẽ viết. Cái buồn nôn ấy kì lạ thay cũng chính là cái nhân tố giúp ông ta viết nên cuốn sách của mình. Tên nó hình như là “Buồn nôn và tâm lý con người” hay sao đấy. Và chỉ có thế thôi, một câu chuyện đơn giản mà phải không?”– Ông ta hỏi tôi.
Tôi khi nghe câu chuyện của ông ta thì cảm thấy có gì đó mà tôi chưa từng nghĩ trước đây, tôi cũng giống như nhân vật trong câu chuyện mà ông ta kể. Là cái buồn nôn, cái chán nản mà bấy lâu nay tôi luôn cảm nhận về những gì xảy ra với mình trước đây. Liệu đó có thật sự buồn nôn không hay chỉ đơn thuần là sự phóng đại trong câu chuyện mà ông già kể với tôi? Tôi khi đấy đã hỏi ông ta.
“Này, tại sao nhân vật trong câu chuyện mà ông kể lại xuất hiện triệu chứng buồn nôn, ông ta buồn nôn về thế giới hay còn điều gì khiến ông ta cảm thấy như thế?”– Tôi hỏi.
“Chà cái này thì tôi không rõ… Buồn nôn có rất nhiều cách lý giải khác nhau, nhưng tôi nghĩ nhà văn Sartre đã có cách lý giải của ông ấy. Bởi lý giải theo Sartre, buồn nôn là cái trạng thái mà ông đưa ra trước sự phi lý và vô nghĩa của cuộc sống. Hay nói một cách đơn giản hơn là Sartre lý giải buồn nôn rằng đó là cái ghê tởm, ghê tởm trước một sự vô nghĩa của cuộc sống, vô nghĩa của đời người”
“Là cái cảm giác ghê tởm trước sự phi lý, trước cái vô nghĩa của cuộc sống à… Nghe cũng giống tôi đấy.”
“Ồ… cậu cũng cảm thấy buồn nôn à? Cậu thấy cuộc sống là một điều gì đó ghê tởm ư?
“Không hẳn là tôi cảm thấy ghê tởm mà đúng hơn là tôi cảm thấy nó chán, nó lặp đi lặp lại mà thôi. Ông nghĩ như vậy có đúng không?”
“Tôi không rõ lắm với cuộc sống của thế hệ các cậu hiện tại nhưng tôi nghĩ là nó đã khá bận rộn so với thế hệ của tôi rồi.”
“Cũng phải… đến cả chúng tôi cũng không khác với thế hệ các người, không phải đứng trước những ngả rẽ khó khăn, không đứng trước những câu hỏi như rằng:”Này, khi nào mình sẽ làm việc đấy nhỉ? Hay là mình sẽ phải dời nó lại sang một ngày khác chăng?”. Đó là cái tôi nghĩ các người ít khi phải trải qua.
“Thế chắc không áp lực lắm đâu nhỉ?”– Tôi hỏi.
“Không, chúng tôi cũng giống như cậu vậy. Luôn đứng trước những ngã rẽ cuộc đời như thế, với mọi người đó có thể là một cơ hội nhưng cũng đối với một số người thì đó là cái họ muốn thay đổi, là cái họ muốn tìm lại. Một thời gian đã mất.”
“Thời gian đã mất ư? Đó là cái gì?”– Tôi hỏi ông ta.
“Ừ. Đó là điều mà nhà văn người Pháp, Marcel Proust đã đề trong cuốn tiểu thuyết của ông. “Đi tìm thời gian đã mất”. Là cái thời gian chúng ta đã để nó trôi đi và giờ đây khi nhìn lại thì ta chỉ thấy một sự nuối tiếc. Con người với Proust giờ đây là phải đi tìm lại cái thời gian đấy, con người phải đi tìm lại hạnh phúc chứ không còn là những hạnh phúc mà họ tự tạo ra trên chiếc giường ở nhà họ.”– Ông ta nói.
“Đi tìm cho mình một hạnh phúc thực sự chứ không còn là những hạnh phúc mà ta tự đưa ra khi bản thân ở trên giường ngủ à?”.
“Phải rồi đấy”– Ông ta nói.
Đi tìm thời gian đã mất à? Với tôi, thời gian là cái mà tôi luôn để nó trôi qua, trôi qua một cách từ từ, trôi qua để đến với cái gọi là ngày mai. Và chỉ có vậy, cuộc sống của tôi cứ thế lặp lại, ngày qua ngày mà tôi còn chẳng mảy may hay nghĩ rằng sẽ có gì đặc biệt cả. Có lẽ cuộc trò chuyện với lão già này cũng không hẳn là quá tệ.
“Mà này, chàng trai trẻ, cậu đã bao giờ có hạnh phúc chưa?”– Ông ta hỏi tôi một cách tò mò.
“Tôi đã từng, từng hạnh phúc nhưng với tôi cái hạnh phúc ấy là gì thì tôi lại chẳng nhớ. Chỉ nhớ rằng là bản thân từng có hạnh phúc thôi”
“Thế cậu có tưởng tượng được cái hạnh phúc ấy là như thế nào không?”– Ông ta hỏi.
“Không, tôi chẳng biết nữa nhưng tôi đoán hạnh phúc là khi mọi người luôn có những người bạn, có một cuộc sống ổn định hay chỉ đơn giản là một mối quan hệ tốt với gia đình, tôi nghĩ thế.”
“Cậu biết Meursault không?”– Ông ta lại hỏi tôi một câu khác.
“Mersault? Là ai?”– Tôi liền hỏi lại ông ta.
“À, đó là một gã cũng giống như cậu vậy, lúc nào cũng tỏ ra một thái độ dửng dưng trước cuộc sống này, ngay cả cái ngày mẹ mất mà hắn cũng không tỏ ra một cảm xúc gì hay là một giọt nước mắt, với hắn, cuộc sống là cái như vậy, có người mất thì đơn giản là không còn thấy mặt họ nữa. Ngay cả với hành động giết người của mình mà hắn còn tỏ ra dửng dưng, không một cảm xúc nào mà hắn chỉ nói một cách đơn giản khi bị điều tra là tia nắng làm hắn bị chói mắt và vô tình bắn chết một tên người Ả Rập
Đứng trước tòa thì khi được hỏi liệu hắn có muốn thay đổi bản án của mình không thì hắn chỉ đơn giản trả lời rằng là không, hãy giữ nguyên bản án đấy cho hắn, một bản án tử.”– Ông ta lại trả lời.
Một gã dửng dưng à? Tôi đã nghĩ rằng:”Nghe cũng giống mình đấy, cứ nghĩ mình đã là một kẻ dị biệt với xã hội này rồi mà không nghĩ là cũng kẻ sẽ có suy nghĩ giống mình đấy”.Nhưng tôi cũng không hẳn là dửng dưng mà đâu đó trong tôi vẫn xuất hiện một cảm giác mà lão già ban đầu đã kể cho tôi, là cái buồn nôn. Tôi buồn nôn không phải là do sự phi lý của cuộc đời mà tôi buồn nôn trước chính bản thân tôi, buồn nôn trước sự vô nghĩa trong sự hiện diện của bản thân. Tôi muốn đi tìm lại thời gian đã mất của mình nhưng buồn cười thay là tôi lại không có một thời gian đã mất nào, không phải là tôi không có mà chỉ đơn giản là tôi chẳng nhớ ra được một mốc thời gian nào trong cái cuộc đời mà mình luôn để nó trôi qua như thế này. Có lẽ tôi cũng không quá khác biệt gì so với gã Mersault mà lão già kia kể cho lắm.
“Tôi muốn tắt nắng đi.
Cho màu đừng nhạt mất.
Tôi muốn buộc gió lại.
Cho hương đừng bay đi.”– Ông ta bắt đầu ngâm thơ.
“Đó có phải là thơ của Xuân Diệu không?”– Tôi hỏi ông ta.
“Ồ? Cậu cũng biết đến ông ấy à, thú vị đấy. Cậu thấy thế nào, nghe hay chứ?”– Ông ta hỏi tôi.
“Cũng không hẳn, có lẽ trong kí ức của tôi, đó là cái tên duy nhất mà tôi có thể nhớ, không phải là một người bạn, không phải là một thành viên trong gia đình mà là một nhà thơ mà tôi không quen”
“Cậu biết tại sao mà tôi lại ngâm bài thơ ấy không?”– Ông ta lại tiếp tục hỏi tôi một câu khác”
“Không, tôi đoán rằng vì nó chứa một giai điệu gì đấy mà ông rất thích ư?”– Tôi hỏi.
“Không phải vậy, mà là vì nó là một bài thơ nói về thời gian. Cậu biết đấy, nói về những kỷ niệm đã qua đấy, đó có thể là một mùi hương hay đó cũng có thể là một cái màu sắc gì đấy. Với những người như chúng ta thì sẽ nghĩ rằng những thứ như thế thì không cần phải nhớ bởi sau cùng thì chúng đã in vào tâm trí chúng ta rồi.”
“Nhưng có lẽ Xuân Diệu lại không nghĩ như thế, ông ấy nghĩ rằng thời gian là cái tuyến tính, là cái sẽ luôn trôi đi nên bất cứ khi nào mà ta vẫn còn sống thì khi đó ta phải biết tận hưởng vẻ đẹp của nó.”– Ông ta nói.
“Thế à? Vậy trong cuộc đời này liệu có những gì mà đến bây giờ, ông vẫn còn nhớ hay không?”– Tôi hỏi ông ta.
“Có lẽ ở cái độ tuổi mà trí nhớ kém thế này thì thành thật mà nói là tôi không thể nhớ rõ được rằng có điều gì mà tôi nhớ đến hay không, nhưng có lẽ có một thứ mà đến tận bây giờ mà tôi vẫn còn nhớ mãi, một ký ức mà tôi sẽ không bao giờ quên”
“Đó là cái gì?”– Tôi hỏi ông ta.
“Đó là ký ức với mẹ tôi, bà ấy là một người rất quan trọng với tôi, nghe có vẻ không có gì đặc biệt nhưng có lẽ đó là điều mà tôi luôn trân trọng ngay cả khi sắp từ biệt cuộc đời này”
“Vậy à? Thế là tốt rồi, còn tôi thì vẫn vậy. Cuộc sống hay con người dù có đổi thay đến mấy thì trong mắt tôi thì nó vẫn như vậy, vẫn chỉ là một vòng lặp”
Bỗng tôi nhìn xuống chiếc đồng hồ, chỉ để nhận ra là mình đã ngồi trò chuyện với lão già kia hơn bốn mươi lăm phút, vượt qua cả những gì tôi đã nói với ông ta. Nhưng tôi lại không cảm thấy khó chịu, mà chỉ đơn thuần là cảm thấy có một chút gì đó khác biệt hơn so với trước đây.
“Đã trễ hơn những gì mà chúng ta đã nói rồi, thôi thì như tôi đã nói, cuộc trò chuyện đã kết thúc và chúng ta sẽ không còn gặp lại nhau nữa. Nhưng trước khi tạm biệt thì tôi hỏi ông một câu thôi được không? Rằng tại sao trong bản án tử đấy khi được hỏi rằng Mersault có muốn đổi bản án của mình không thì gã lại không muốn thay đổi mà vẫn chấp nhận nó vậy?”
“Câu trả lời thật ra không quá khó hiểu. Mersault chấp nhận bản án ấy vì sau cùng chính gã cũng biết rằng cuộc sống là phi lý và để có được hạnh phúc thì con người phải chấp nhận cái phi lý ấy, Mersault chấp nhận bản án không phải là vì hắn thú nhận tội lỗi của mình mà hắn chấp nhận bản án ấy như một sự giải thoát, giải thoát khỏi cái phi lý, cái vô nghĩa của đời người mà thôi”– Ông ta đáp.
“Chỉ có thế thôi à? Một sự giải thoát khỏi cái phi lý sao, có lẽ tôi cũng sẽ tìm một cách giải thoát nhưng không phải là một bản án tử, để xem liệu cái cuộc đời tưởng chừng như buồn nôn này sẽ còn điều gì mà khiến tôi có được hạnh phúc không”
“Vậy à, tốt cho cậu thôi. Thôi chào nhé, chàng trai, à mà hãy nhớ là đi tìm thời gian đã mất của mình đi nhé”
“Ừ”– Tôi đáp.
Hình ảnh lão già ấy chào tôi và bắt đầu đi, đi xa và cuối cùng là chỉ còn một bóng người từ xa. Tôi nhìn ông ta với một sự lạ thường, một cảm xúc mà tôi không quen, thứ khác với cái buồn nôn mà tôi thường cảm nhận ở bản thân. Có lẽ đó là thứ mà tôi phải tìm ra.
Hết.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro