các hoạt động của NSNN

2. Hoạt động của NSNN

2.1 Thu NSNN

2.1.1 Khái niệm và đặc điểm

Thu NSNN tạo lập nên sức mạnh tài chính của nhà nước. Nó có vị trí đặc biệt quan trọng để thực hiện chức năng tổ chức và quản lý đất nước của nhà nước.

Thu NSNN được đặc trưng bởi một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, trong bất kỳ một xã hội nào, cơ cấu các khoản thu NSNN đều gắn liền với chức năng, nhiệm vụ và quyền lưc chính trị của Nhà nước.Trên cơ sở quyền lực của mình nhà nước định ra các chính sách thu NSNN. Ngược lại các khoản thu NSNN là tiền đề để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.  

Thứ hai, thu NSNN luôn luôn gắn chặt với các quá trình kinh tế và các phạm trù chính trị. Kết quả của quá trình hoạt động kinh tế và hình thức, phạm vi, mức độ vận động của các phạm trù giá trị là tiền đề quan trọng xuất hiện hệ thống thu NSNN.

2.1.2 Nguồn thu NSNN

Quỹ NSNN được huy động từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn và được thưck hiên dưới các hình thức cụ thể khác nhau:

Thứ nhất, căn cứ vào phạm vi phát sinh, các khoản thu NSNN chia thành hai loại lớn là thu trong nước và thu ngoài nước.

Một là, thu trong nước bao gồm:

+Thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh.

+Thu từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ bao gồm cả thu sự nghiệp và thu từ các dịch vụ tài chính.

+Thu từ các hoạt động khác như thu về bán, cho thuê tài sản quốc gia, các nguồn tài nguyên, vay nợ trong nước dưới các hình thức…

Hai là, thu ngoài nước bao gồm:

+Thu từ các hoạt đông ngoại thương, trong đó có cả thu từ xuất khẩu lao động và hợp tác chuyên gia với nước ngoài.

+Thu viện trợ của nước ngoàì gồm cả viện trợ của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ.

+Thu vay nợ nước ngoài kể cả vay các nước và các tổ chức tài chính quốc tế.

Thứ hai, căn cứ vào tính chất phát sinh có hai loại:

Một là, khoản thu thường xuyên: thuế, phí, lệ phí…

Hai là, khoản thu không thường xuyên: thu nhận viện trợ từ nước ngoàI, đi vay trong và ngoài nước, thu tiền phạt…

2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu NSNN

 Thứ nhất, mức độ phát triển của nền kinh tế: đánh giá bằng tốc độ tăng trưởng và giá trị tống sản phẩm quốc nội giữa các thời kỳ.Một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế vững chắc, ổn định có số thu tương đối ổn định.

 Thứ hai, hiệu quả kinh tế của các hoạt động đầu tư trong nền kinh tế: Hiệu quả của hoạt động đầu tư cao thúc đẩy việc tiết kiệm tiêu dùng của khu vực tư nhân tạo điều kiện cho nhà nước tăng được số thu từ việc vay trong nước.

Thứ ba, quan hệ đối ngoại của nhà nước:liên quan đến hoạt động vay nợ và nhận viện trọ của nước ngoài.

Thứ tư, mức độ các khoản chi tiêu của nhà nước.

Thứ năm, bộ máy tổ chức và cán bộ thu NSNN.

2.2 Chi NSNN

2.2.1 Khái niệm và đặc điểm

Chi của NSNN là qúa trình phân phối, sử dụng quĩ ngân sách Nhà nước theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.Thực chất của chi NSNN là việc cung cấp các phương tiện Tài chính cho các nhiệm vụ của Nhà nước.

Chi ngân sách có một số đặc thù riêng:

Thứ nhất, chi ngân sách Nhà nước luôn gắn chặt với những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Chính phủ phải đảm nhận trước mỗi quốc gia.

Thứ hai, tính hiệu quả của các khoản chi ngân sách Nhà nước được thực hiện ở tầm vĩ mô và mang tính toàn diện cả về hiệu quả kinh tế trực tiếp, hiệu quả về mặt xã hội và chính trị, ngoại giao.

Thứ ba, phần lớn các khoản chi ngân sách đều là các khoản cấp phát không hoàn trả trực tiếp và mang tính bao cấp.Vì vậy các nhà quản lý cần có sự phân tích tính toán cẩn thận khi đưa ra các quyết định chi tiêu để tránh được những lãng phí không cần thiết.

2.2.2 Phân loại chi NSNN

Theo chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước, nội dung chi tiêu bao gồm:  - Chi kiến thiết kinh tế.

- Chi văn hoá - xã hội.

- Chi quản lý hành chính.

- Chi an ninh, quốc phòng.

- Các khoản chi khác.

Theo tính chất kinh tế, chi NSNN được chia ra các nội dung sau:

- Chi thường xuyên: là khoản chi không có trong khu vực đầu tư co tính chất thường xuyên để tài trợ cho hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Chi thường xuyên gồm có:

+ Chi về chủ quyền quốc gia.

+ Chi phí liên quan đến sự diều hành và duy trì hoạt động của các cơ quan Nhà nước.

+ Chi phí do sự can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội.

- Chi đầu tư: là tất cả các chi phí làm tăng thêm tài sản quốc gia, bao gồm:  + Chi mua sắm máy móc, thiết bị và dụng cụ.

+ Chi xây dựng mới và tu bổ công sở, đường sá, kiến thiết đô thị.

+ Chi thành lập doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn vào các công ty, đơn vị sản xuất kinh doanh.

+ Chi phí chuyển nhượng đầu tư.

+ Chi phí liên quan đến sự tài trợ của Nhà nước.

- Các khoản chi khác.

2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chi NSNN

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới chi NSNN, trong đó có một số yếu tố:

- Hoạt động tiêu dùng của xã hội.

- Mục đích bảo đảm an ninh an toàn xã hội.

- Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước.

- Đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống nhân dân.

2.3 Lý luận về cân bằng ngân sách

Theo lý thuyết cổ điển về cân bằng ngân sách, "mỗi năm số thu phải ngang với số chi". Nội dung của lý thuyết được thể hiện ở các khía cạnh:

- Sự thăng bằng giữa thu và chi phải có thật.

- Không được dùng đến tín dụng của chính phủ, trừ trường hợp đặc biệt.

- Tất cả các khoản chi thường xuyên và chi điều hành phảI do thuế và các khoản thu tài trợ.

Theo lý thuyết này, Nhà nước phải tìm mọi cách khai thác nguồn thu từ thuế để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu thường xuyên. Đây là biện pháp hữu hiệu để hạn chế lạm phát.

2.4 Lý luận về thâm hụt ngân sách

Thâm hụt ngân sách là tình trạng số chi vượt quá số thu.Để phản ánh mức độ thâm hụt ngân sách, người ta sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ thâm hụt so với GDP hoặc so với tổng số thu trong ngân sách Nhà nước.Thâm hụt ngân sách do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Hiệu quả thấp của nền sản xuất xã hội, sự kém hiệu quả của các mối quan hệ kinh tế với bên ngoài.

- Cơ cấu không hợp lý của các khoản chi ngân sách.

- Cơ chế quản lý ngân sách kém hiệu quả.

3. Tổ chức hệ thống ngân sách và phân cấp ngân sách nhà nước

3.1.Tổ chức hệ thống Ngân sách:

Hệ thống NSNN là một hệ thống các mối quan hệ kinh tế ràng buộc, tác động qua lại lẫn nhau trong lĩnh vực phân phối giữa các thành viên xã hội.

Trên thế giới, hệ thống NSNN được tổ chưc phù hợp với hệ thống hành chính theo luật cơ bản qui định. Có hai mô hình tổ chức hành chính tương đương với nó là hai mô hình tổ chức hệ thống NSNN là:

- Mô hình tổ chức hành chính liên bang(Mỹ,Canada,Đức…),hệ thống NSNN được tổ chức thành ba cấp: NS liên bang, NS bang và NS địa phương

- Mô hình tổ chức hành chính thống nhất(Anh, Pháp,Nhật…),hệ thống NSNN của các nước này và cũng là của nước ta gồm: NS  trung ương và NS của các cấp chính quyền địa phương.

3.2. Phân cấp NSNN:

Về thực chất phân cấp NSNN là giải quyết các mối quan hệ sau:

- Giải quyết các quan hệ về chế độ, chính sách (kể cả chế độ kế toán và quyết toán NS) nhằm khắc phục tình trạng rối loạn trong quản lý và điều hành NSNN

- Giải quyết các quan hệ về vật chất, tức là quan hệ trong việc phân chia nhiệm vụ chi và nguồn thu cũng như trong cân đối NS các cấp chính quyền Nhà nước. Đây là nội dung quan trọng nhất trong phân cấp NSNN.Theo các điều khoản trong chương III của luật NSNN:

+ Về thu: mỗi cấp NS đều có các khoản thu được hưởng trọn vẹn 100% và các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ % nhất định.RiêngNSđịa phương còn được khoản thu trợ cấp từ NS cấp trên.

+ Về chi tiêu: mỗi cấp NS đều có các khoản chi thường xuyên và chi đầu tư

- Giải quyết quan hệ chu trình NS, tức là quan hệ về quản lý trong chu trình vận động của NSNN, từ khâu lập NS đến chấp hành và quyết toán NSNN

Thực hiên phân cấp NSNN cần đảm bảo các nguyên tắc:

Quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ, từ đó đảm bảo tính thống nhất của nền tài chính quốc gia. Dựa trên sự thống nhất này tạo điều kiện cho các địa phương phát huy tính sáng tạo trong quản lý và điều hành NS, thực hiện tốt các nhiệm vụ, các chức năng theo luật định.

Coi trọng việc quản lý NSNN để chống lạm phát, ổn định và phát triển KT-XH trong giai đoạn hiện nay.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: