Cái đèn dầu không tắt


Năm ấy là năm rét lớn, cơn bão đầu mùa cũng kéo theo nhiều đau thương, mất mát. Hiên nhà bị dột, rách mấy lớp lá. Cây cột cũng không thể vững trãi để chống bão, ngăn cơn gió Bấc trát những hạt mưa sương. Mẹ tôi cầm chiếc đèn dầu ra sau nhà, giục tôi chạy ra đằng sau hiên để tránh bão. Cơn bão càng thêm khắc nghiệt. Mẹ tôi đặt đôi bàn chân chắc chắn trên mặt đất nhặt mấy tàu lá rớt dưới sân nhà, ba bắt cái thang leo lên mái hiên, đưa tay với lấy và đắp từng lớp lá. Từng cơn gió cuốn theo lốc mạnh. Trời rét buốt. Trước mắt tôi nhạt nhòa bởi lớp sương dày đặc, hình bóng mẹ lặng lẽ khuất sau lớp sương mù mịt và không trở về nữa. Và rồi cái đèn dầu chợt tắt!  Mùa này gió Bấc sao nghe lạnh buốt đôi vai, cảm giác mà ngần ấy năm trở lại. Năm nay vắng đi mẹ, cơn gió càng thêm lạnh giá. Tôi biết rằng những làn gió ấy như đang đưa mẹ đến gần bên ba con tôi.

Ba tôi khẽ đặt cái đèn dầu bên hiên. Gió đến, loáng thoáng mấy hàng bụi bay ngoài sân, gió luống cuống chợt ùa vào như con lốc. Mơ màng, đảo điên theo hồn mộng tưởng. Tôi nghe lòng như lạnh buốt với thời gian, với chính khoảng hoa niên còn đó, với người xưa vừa về bên ánh đèn sót lại. Chắc có lẽ hình bóng của mẹ vẫn còn vương vấn trong lòng ba, cái tình cái nghĩa vẫn còn .  Xưa trời trở gió là mẹ lại cặm cụi loay hoay thắp sáng chiếc đèn dầu. Mẹ ngồi che cho gió đừng thổi mạnh để ngọn đèn le lói ấy cho tôi học bài. Chiếc đèn dầu ngày ấy vẫn mang mùi hương cũ, vẫn khoác trên mình những mảng đen xì của thời gian. Chiếc đèn dầu ấy được thắp lên lần nữa. Mâm cơm ngày mưa bão không ấm lòng như xưa mà nghẹn lòng. Khi ba tôi vừa bước ra khỏi hiên cửa, cơn gió ùa vào, cuồng nộ, dữ dội đến không tưởng. Bao nhiêu lớp bụi cuốn theo vào. Mưa tuôn xối xả. Từng lớp lá bao bọc căn nhà như bị giật mạnh. Ba chạy ùa vào ôm chầm lấy tôi chống chọi cho bão qua. Mấy tháng sau, trận gió đầu mùa cũng bớt dữ dội. Ba tôi lại tiếp tục với cái chuyện buôn bán thuở xuân thời. Ba tôi là một người bán hàng rong dạo ven đường. Ai mua hàng từ xa lại ông đều nghe rõ. Từ con phố đến cái hẻm, các ngóc ngách ông đều có mặt, ai kêu gì thì bán nấy. Có khi là vài ba cái bánh tráng mà tụi học sinh bọn tôi rất thích, đôi lúc là vài cây cà rem cất kỹ trong cái kiện đồ. Hễ đứa nào cần gì thì lại mua, mua thiếu cũng bán để tụi nhỏ có cái mà ăn.
Dẫu có bao vất vả nhưng ba vẫn vui vẻ mặc cho sóng gió có ập đến cuộc đời mình. Ba tôi là vậy, dù sao thì vẫn sống mạnh mẽ đối mặt với cuộc đời .
Ba tôi vẫn lạc quan lắm, yêu đời lắm! Ngày nào ba cũng đạp xe với nụ cười, bên cạnh là những giọt mồ hôi lấm tấm trên vầng trán. Tôi có thể nói tôi ngại ba tôi. Cũng bởi tụi bạn tôi hay bảo: " Ba mày sao lại buôn bán tầm thường quá! Rồi khi nào mày mới có cái để bằng bạn bằng bè? Bọn con nhà kẻ chợ....Quan tâm làm gì thêm phiền phức. ". Tôi ức lắm nhưng im lặng. Tôi không dám nói với ba tôi vì lẽ tôi sợ ông buồn, sợ mấy thứ phù du che đi con đường mần ăn của ba. Dù giấu đến mức nào, ba tôi cũng rặn hỏi tôi.

Hôm ấy là đêm mồng Sáu, ba gạt cái chống xe máy cũ kỹ rồi khẽ ngồi xuống cái sân nhà. Ba hỏi tôi về chuyện học tập, về bạn bè. Hỏi được mấy câu thì tôi lỡ miệng nói với ba rằng: "Ba đừng đưa con đi học nữa, cũng đừng đến trường rước con làm gì. Con không muốn hình ảnh của ba cứ hiện mãi trong đầu tụi bạn con " .Ba tôi suy nghĩ một lát cũng hiểu được. Ba tôi không tỏ thái độ như tôi nghĩ. Ngược lại, ba làm tôi ngạc nhiên quá đỗi. Ba nói với tôi bằng giọng điệu nhẹ nhàng: "Con à! Cái gióng gánh nuôi con từ thuở mới lọt lòng,cái gióng gánh là món nợ không biết bao giờ con mới trả hết cho nó. Nhờ cái gióng gánh đó mà nuôi con, nuôi ba đến ngày hôm nay. Ba không trách cứ con vì những lời nói ấy, càng không buồn vì chuyện đã diễn ra. Nếu con đã nói vậy thì ba sẽ đi, đi để con khỏi hổ thẹn với lòng mình". Ba tôi không khóc nhưng tôi biết rõ lúc bấy giờ ông rất buồn về tôi... Dù gì đi chăng nữa, kể từ dạo ấy đến nay ba không đến trường, cũng không nói gì thêm nữa.
Hôm ấy lúc tôi đang trên đường đi học về, tôi tình cờ thấy người đàn ông mặt mày lấm lem, mặt chiếc áo sơ mi đã dính những vết ố vàng, thô sơ, cũ kỹ. Tôi cố nhìn lại lần nữa vì hình dáng ấy hao hao là ba tôi. Một đám người trông mảnh mai nhưng gương mặt tỏ lên vẻ hầm hực, muốn đạt được thứ gì đó đang lủi thủi phía sau ông. Tôi cũng muốn xem chuyện gì sắp xảy ra nên đã chạy một mạch đến chỗ người đàn ông đó. Ông ta chạy thật nhanh rồi cuối cùng cũng dừng lại cái ghế quanh mấy bợm cây lan vì chắc rằng bọn chúng đã đi rất xa. Tôi bước chầm chậm đến chỗ ông ta, không dám nhìn thẳng mặt vì sợ người đàn ông đó là ba mình. Lát sau, tôi mới dám đối diện với người đàn ông đó thì quả là tôi không đoán sai, người đó là ba tôi. Tôi cuốn quýt, luống cuống không biết làm sao cho rõ sự tình. Tôi mới cầm lấy đôi bàn tay của ba thì thấy đầy những vết thương, những vết dọc rướm máu đang khiến ba tôi phải đau đớn. Tôi hoảng hốt cầm đôi bàn tay ấy và hỏi ba về sự tình. Ra là ba tôi bị bọn cướp đuổi bắt. Ba tôi nắm lấy tay tôi rồi đặt vào đó một thứ mà ban đầu tôi tưởng mình nhìn nhầm. Đó là một cái điện thoại. Tôi thật không thể tin và cũng chưa hiểu,  ba đã làm tôi ngạc nhiên hơn bao giờ hết. Ba tôi nói không thành câu trong hơi thở hồng hộc: " Ba không muốn con thua kém bạn bè". Tôi chợt nghẹn lòng không thốt nên lời. Nước mắt có rơi mấy cũng chưa đủ được tấm lòng của ba.

Tôi khẽ cầm tay ba mà nước mắt bây giờ mới chợt tuôn ra, có lẽ tôi vừa nhận được một thứ gì đó thiêng liêng lắm!
Khoảng thời gian ấy, tôi chợt nhận ra những điều mà khiến con tim mình quặn lại, se thắt từng cơn nhưng không thể bộc lộ hết được. Tấm lòng cha mẹ cao quý hơn mọi thứ trên đời. Ba vừa là người cha vừa là mẹ hiền. Tôi đã nhận thức được ý nghĩa của cuộc sống, hiểu được những gì ba mong muốn ở nơi tôi, biết rằng ở nơi kia mẹ vẫn luôn dõi theo ba con tôi bằng cách nào đó. Đêm nay gió lại thổi mạnh từng hồi. Vẫn căn nhà lá với những cái cột chưa trụ vững. Nhưng hôm nay ấm áp lạ thường. Bởi bên chiếc đèn dầu cũ kỹ ấy, hình bóng mẹ tôi lại hiện lên cùng những khoảng nhớ và yêu thương nơi ba con tôi. Chiếc đèn dầu vẫn được che chắn như ngày nào nhưng thay vào đó là bàn tay ấm áp của cha. Mùa này gió Bấc hiu hiu về, tôi chợt nhận ra rằng: Ba là người thầy đầu tiên!

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro