Omelas có thực sự xinh đẹp?
THỨ 2. NGÀY 21. THÁNG 5. NĂM 2018
Ngay từ đầu một bài toán đã được đặt ra. Giả thuyết như một hằng số dẫn theo cả câu chuyện, buộc người đọc phải giải bài toán rắc rối này bằng cái "lương tâm".
Giả thuyết tôi nói ở đây, chính là :
" Sự xinh đẹp của thành phố này, sự ân cần của tình bằng hữu, hay sự khỏe mạnh của con cái họ, sự thông thái của những nhà học giả, hay sự lành nghề của những người thợ, thậm chí sự bội thu của mùa màng và sự thuận hòa của thời tiết, đều hoàn toàn phụ thuộc vào sự khốn khổ đến rợn người của đứa bé đó."
Rõ ràng:
"Họ đều biết nó ở đó, tất cả những người ở Omelas đều biết. Có vài người đến nhìn nó, vài người khác thì đơn giản chỉ là biết nó ở đó. Họ đều biết rằng nó phải ở đó. Có những người hiểu lý do tại sao, có những người không, nhưng họ đều biết rằng.."
Đọc tới đây đủ để khắc họa một cái xã hội rồi nhỉ. Omelas không hề xinh đẹp như lời tác giả tả ở đầu tác phẩm, chỉ có cái vỏ bọc hào nhoáng vật chất bên ngoài mà thôi. Điều này lại vô tình làm tác phẩm trở nên thực hơn (?) nhưng nội dung về cái xã hội khiếm khuyết như vầy đã không còn quá xa lạ nữa.
Omelas không hề xinh đẹp.
1. Quy định vô lí thể hiện qua sự không công bằng
Không hề có một lí do nào giải thích sự hi sinh của đứa bé. Nên nó bắt đầu trông như một bài toán bị thiếu giả thuyết không thể giải được, hoặc là một bài toán khó khiến chúng ta phải suy nghĩ nhiều hơn nữa.
Không thứ gì trên đời cho không cả, mọi thức đều có sự đánh đổi.
"LeGuin đã cho chúng ta biết rằng luôn có những điều kiện. Những điều kiện đó phải tuyệt đối tuân thủ".
Sự đánh đổi ở thành Omelas chính là cái quy luật vô lí: sự bất hạnh của một đứa trẻ đổi lấy sự hạnh phúc của một xã hội. Nếu tác giả đã không nói gì về lí do đứa bé lại là vật được chọn thì tôi kết luận rằng đứa bé không được hưởng cái gọi là công bằng.
Có câu "một người vì mọi người" đã làm tôi vô cùng mâu thuẫn. Nhưng chẳng phải vẫn còn vế "mọi người vì một người" hay sao? Rõ ràng "công bằng" là đôi bên cùng hưởng lợi.
Tôi đã đọc thêm về thuyết công lợi:
"Tiêu chuẩn công lợi không phải là hạnh phúc lớn nhất của tác nhân, nhưng là hạnh phúc lớn nhất cho tất cả mọi người."
2. Kể cả có đứng về phía người dân Omelas, tôi vẫn không thể thoát khỏi sự ích kỉ.
Người bạn của tôi, cậu ấy đã thử đứng về phía những người dân ở đó và thuyết phục tôi:
"Cho dù nếu đứa trẻ được thả ra, chưa chắc sự tự do sẽ tốt cho nó: đương nhiên nó sẽ cảm thấy chút thỏa mãn mơ hồ về hơi ấm và thức ăn, nhưng tất cả chỉ có vậy. Nó đã trở nên quá ngu ngơ để biết được thế nào là niềm vui đích thực. Nó đã sống trong sợ hãi quá lâu để thoát khỏi bóng ma kìm kẹp ấy."
"Những thói quen nó có đã khiến nó trở nên quá vụng về để có thể tiếp nhận sự đối xử nhân đạo. Thật vậy, sau một thời gian quá dài, nó chắc chắn sẽ khốn đốn khi không còn bốn bức tường bao quanh bảo vệ, rồi bóng tối đã trở nên quen mắt, và cả đống phân nó ngồi lên."
Góc nhìn của tôi, theo phương diện nào tôi đều cho rằng đấy chỉ là lời biện minh của sự ích kỉ. Nói thế chẳng thế nào các người chấp nhận sống trên sự đau khổ, bần cùng của đứa bé.
"Nhưng nếu làm điều đó, tất cả những phồn vinh, đẹp đẽ và tươi vui của Omelas sẽ úa tàn và bị hủy diệt ngay trong ngày."
"Đánh đổi sự tốt đẹp và yên bình của từng người dân ở Omelas cho sự tốt đẹp nhỏ bé ấy: ném đi hạnh phúc của hàng ngàn người cho cơ may hạnh phúc của một người: đó cũng sẽ là lúc họ thừa nhận rằng họ có tội."
"Những giọt nước mắt rơi vì sự bất công cay đắng của họ sẽ sớm khô khi họ bắt đầu nhận thức được sự bất công của thực tế và học cách chấp nhận nó. Nhưng đó là nước mắt và cơn thịnh nộ của họ, là nỗ lực tỏ ra hào hiệp và sự công nhận những bất lực của họ, tất cả có lẽ chính là ngọn nguồn của cuộc sống rực rỡ chói lọi của chính họ."
"Học cách chấp nhận nó" có khiến đứa bé thoát khỏi cuộc sống bần cùng hay không? Bạn đã đọc đoạn đầu rồi chứ? Có những người họ biết nó ở đó và họ hiểu tại sao nó bắt buộc phải như vậy, nhưng nhìn thái độ của họ với đứa bé xem, không hề có một chút "biết ơn" hay "thương cảm" cái quái gì cả.
"Một trong số họ tiến lại và đá đứa bé cho nó đứng dậy. Những kẻ khác thì không bao giờ lại gần, nhưng nhìn chằm chằm vào nó bằng ánh mắt ghê tởm và khiếp đảm"
Họ cảm thấy bất lực và sống tốt hơn, như cố trốn tránh khỏi cái cảm giác tội lỗi, đây có thể chính là mấu chốt tạo nên cái xã hội xinh đẹp như Omelas hiện tại, đoạn,:
"Đó là bởi vì có đứa bé ấy mà họ mới đối xử tử tế với trẻ em. Họ biết rằng nếu không phải là đứa trẻ bất hạnh ấy phải rên rỉ van lơn trong bóng tối, thì đứa trẻ kia, thằng nhóc thổi sáo, sẽ chẳng còn có thể chơi điệu khúc vui tươi khi những người đua ngựa trẻ tuổi ngoài kia đang tranh đấu trong một buổi sáng đẹp trời đầu hạ."
Vậy đã có thể chứng minh sự bần cùng của đứa bé tạo nên cái xã hội xinh đẹp này hay không? Không hẳn. Nó chỉ là một hướng đi khác, rằng họ không chọn cứu đứa bé, họ chọn bước đi tiếp, họ chấp nhận sống trên sự đau khổ của nó, rằng họ sẽ tiếp tục xây dựng một Omelas thịnh vượng qua việc cố sống tốt hơn. (NHỮNG NGƯỜI CHỌN Ở LẠI)
Nhưng suy cho cùng, dù họ có dằn vặt hay đau khổ, thì người chịu khổ lẫn thể xác và tinh thần vẫn là đứa bé bị giam. Hướng đi này chẳng giải quyết được vấn đề công bằng gì ở đây cả. cũng chỉ là họ tự trấn an tinh thần và cố chuộc lỗi lầm, để rồi cái "thịnh vượng " đó là họ hưởng chứ đứa bé có được phần nào không? Ngay khi đến cả sự tôn trọng và biết ơn còn không có?
Đứa bé bị bỏ lại, đổi với cái 'thịnh suy hạnh phúc" của Omelas mà các người cố giữ, các người cũng chỉ nghĩ cho bản thân mình thôi không phải sao?
Omelas "có vẻ như" hạnh phúc, nhưng "Không hề có thứ hạnh phúc nhạt nhẽo và vô trách nhiệm". họ sống như chim trong lồng, họ có thể trốn tránh khỏi lồng giam của chiến tranh đói khát, nhưng họ lại vô tình giam chính mình vào lồng giam của lương tâm bất lực và tội lỗi. và những đứa trẻ thế hệ sau này cũng sẽ như vậy, khi chúng bắt đầu được biết tới sự tồn tại của đứa bé bần cùng kia. Vậy sống sung sướng mà tâm không nhàn thì ở lại đây làm gì cho khổ?
Đứa bé đó có bất tử không? Nó sống được qua bao thế hệ? Tác giả không nói. Nhưng nếu nó chết đi thì liệu có đứa khác vào thay và vòng lặp này sẽ tiếp tục diễn ra để giữ vững cái "thịnh suy" này có phải không?
Những người rời đi
Họ cũng vậy, những con người ích kỉ. con người ai lại không đòi hỏi những thứ có lợi cho bản thân mình chứ? Họ không chịu đựng được hạnh phúc trên sự bần cùng của người khác có thể là họ cũng muốn giữ vững một Omelas lí tưởng như hiện tại nhưng họ chọn bỏ đi để thanh thản bản thân. Họ cũng bất lực. có thể họ đồng ý giải thoát cho đứa bé nhưng họ không thể? Có những con người chấp nhận đánh đổi sự thịnh suy của Omelas với niềm hạnh phúc của một đứa bé hay không?- điều sẽ chẳng mang lợi ích gì về bản thân họ cả. họ cũng đã chọn không cứu đứa bé, nhưng điều đó cũng sẽ chẳng thay đổi gì cả.
Cứu đứa bé? Để Omelas sụp đổ? Và rồi mọi người trở về với chiến tranh và đau khổ?
Xã hội lí tưởng Omelas không thể tồn tại, chưa toàn diện. nó chỉ rất gần với "lí tưởng" hay ước mơ về một nơi ấm cúng, mọi người đều hạnh phúc, không có chiến tranh mà thôi. Vì vẫn còn đứa bé bị bỏ lại, vẫn còn một người chưa được hạnh phúc.
Một nơi đẹp như Omelas còn nhiều khiếm khuyết như vậy, thì ước mơ xã hội đẹp tòan diện là điều không tưởng. thật khó để chấp nhận một sự thay đổi. nhưng nếu nhìn rộng ra một chút, nếu so cái đau khổ của một đứa bé chịu đựng với vô số đau thương chiến tranh gây nên đặt lên bàn cân lại là một vấn đề còn lấn cấn, nó bao hàm ý lớn nhất mà tác giả muốn truyền tải. người dân Omelas đã chọn đứa bé để bảo vệ sự sung sướng của bản thân.
Câu trả lời tạo nên một xã hội lí tưởng, thực tế
Nếu con người đã có thế ý thức được hậu quả của chiến tranh, mâu thuẫn gây nên thì có lẽ sẽ chẳng có Omelas- ước mơ của hàng tỉ con người thế này đâu.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro