Câu 1 Các yếu tố quyết định tác hại của chất độc
Có nhiều yếu tố quyết định tác hại của chất độc đối với cơ thể, trong đó những yếu tố quan trọng nhất là :cấu trúc hóa học, tính hòa tan, tính bay hơi, nồng độ và thời gian tác dụng của chất độc.
Cấu trúc hóa học của chất độc:
Theo Lazarev, cấu trúc hóa học quyết định tính chất lý hóa và hoạt tính sinh học của độc chất. Những tính chất trên lại quyết định hoạt tính sinh vật học của độc chất.
Visacscon đưa ra quy luật hoạt động của các chất hóa học dựa vào cấu trúc hóa học:
+ Các hợp chất cacbonhydro có tính độc tăng tỉ lệ thuận với số nguyên tử cacbon có trong phân tử, thí dụ: Pentan (5C) độc hơn Butan(4C) ; Butylic (4C) độc hơn etylic (2C)
+ Trong những hợp chất có cùng số nguyên tố, những hợp chất có chứa ít nguyên tử độc hơn các hợp chất có chứa nhiều nguyên tử, thí dụ:
Hoạt tính hóa học
Tính chất lý hóa
Cấu trúc hóa học
Hoạt tính sinh vật học
Nitrit ( NO2) độc hơn Nitrat (NO3), oxit cacbon(CO) độc hơn cacbonic ( CO2)
+ Khi nguyên tố halogen thay thế cho hydro nhiều bao nhiêu trong các hợp chất hữu cơ thì độc tính tăng lên bấy nhiêu, TD: tetracloruacacbon (CCl4) độc hơn chloroform (CHCl3).
+ Gốc nitrit (-NO2) và gốc amino (-NH2) thay thế H trong các hợ chất cacbua vòng bao nhiêu thì độc tính tăng lên bấy nhiêu, TD: Nitrobenzen (C6H5NO2) độc hơn Benzen (C6H6).
Tính hòa tan
Các chất dễ hòa tan trong nước càng dễ gây độc. TD: As2O3 tan gấp 3 lần so với As2S3 nên có tính độc.
Các chất dễ tan trong dịch thể và mỡ lại càng làm tăng tính độc. Để đánh giá mức độ độc hại, người ta dùng hệ số Owerton – Mayer, là tỷ số giữa mức hòa tan trong mỡ và mức hòa tan trong nước. Hệ số đó càng cao tính độc càng nhiều. TD: benzene có hệ số O.M là 300 độc hơn etylic hệ số O.M chỉ có 2,5. Do đó benzen thâm nhập vào trong mỡ của tổ chức thần kinh nhanh hơn.
Tính bay hơi
Các hợp chất dễ bay hơi sẽ tạo thành trong không khí nơi làm việc một nồng độ cao làm tăng tỉ trọng của không khí lên 25% ( dicloretan, carbon disulfua) ; trong đó tốc độ rơi xuống của hỗn hợp hơi sẽ tăng lên ; vì thế chúng tích lũy ở khắp nơi trong phòng làm việc.
Nồng độ và thời gian tác dụng của độc chất
Nồng độ chất độc trong không khí càng cao thời gian gây nhiễm độc càng nhanh. Thời gian tác dụng cũng ảnh hưởng đến mức độ nhiễm độc, mức tiếp xúc càng lâu thì hấp thụ chất độc càng nhiều.
Trong thực tế sản xuất, đôi khi ở nơi làm việc có cùng một lúc nhiều loại chất độc, chúng gây ra tác dụng tổng hợp, thường gặp nhiều trong công nghiệp khai thác chế biến dầu mỏ, công nghiệp sợi visco…
Tác dụng tổng hợp của chất độc rất quan trọng, căn cứ vào đó ta quy định nồng độ tối đa cho phép. Nồng độ tối đa cho phép là nồng độ không gây ra nhiễm độc cấp tính và tiếp xúc trong một thời gian dài cũng không gây ra nhiễm độc mãn tính.
Khi ở trong môi trường lao động có hai chất độc cùng tồn tại và chúng có tác dụng tổng hợp thì nồng độ tối đa không vượt quá 50% tổng số nồng độ tối đa cho phép của 2 chất. TD: nồng độ cho phép của benzen là 0,05mg/l và của toluene là 0,1mg/l thì nồng độ cho phép của 2 chất là 0,025 + 0,05 = 0,075 mg/l.
Trường hợp có 2 hay nhiều chất độc tác dụng người ta quy định nồng độ tìm thấy trong không khí của các chất này so với tổng số nồng độ tối đa tương ứng không được vượt quá 1 , biểu thị theo công thức:
C1/t1 + C2/t2 +….+ Cn/tn < 1
Trong đó : C1, C2, Cn : Nồng độ các chất độc tìm thấy trong không khí
t1, t2, tn : Nồng độ tối đa cho phép tương ứng
Tác hại của chất độc còn phụ thuộc vào cách sử dụng chất độc, tình trạng sức khỏe và tuổi tác. Nhiều khi một chất sẽ trở lên độc hơn khi có mặt của chất khác ( synergie): barbiturate tăng khả năng tác dụng khi có mặt thêm của rượu ; hoặc trở lên ít độc hơn ( antagonism): hợp chất phospho hữu cơ giảm độc tính khi có mặt của atropine.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro