câu 1:điều kiện xã hội và nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM
A) điều kiện lịch sử:
Tình hình thế giới:
Giữa thế kỷ 19 chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh phát triển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, xâm lược nhiều thuộc địa.
Bên cạnh mâu thuẫn đó là mâu thuẫn giữa Tư Sản và vô sản, làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các nước thuộc địa và các nước đế quốc =>phong trào giả phóng dân tộc nổi lên mạnh mẽ.
Cách mạng tháng 10 và sự ra đời của Liên Xô và quốc tế 3 đax tạo tiền đề cho đẩy mạnh cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phát triển theo xu hướng và tính chất mới
Hoàn cảnh VN:
Việt Nam cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 mất nước trở thành trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến, nghoè nàn lạc hậu. đế quốc Pháp và bòn thuộc địa tay sai áp bức bóc lột làm nhân dân đói khổ lầm than.
hàng trăm phong trào đấu tranh yêu nước và những cuộc nổi dậy của nhân dân ta chống phápxaam lược đều bị thất bại.
đầu thế kỉ 20 xã hội VN phân hoá sâu sắc: giai cấp công nhân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản ra đời. các cuộc cải cách dân chủ tư sản ở trung quốc tác động làm phong trào yêu nước chống pháp chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản gắn liền với các phong trào: ptr Đông Du, VN quang phục của Phan Bội Châu, Duy Tân của Phan Châu Trinh...Nhưng do bất cập với xu thế lịch sử nên thất bại.
trước tình hình của Cách Mạng VN và bối cảnh thế giới đó, Nguyến Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước, từng bước hình thành tư tưởng của mình để đáp ứng những đòi hỏi bức xúc của dân tộc và thời đại.
Ảnh hưởng của quê hương và gia đình
Quê hương: Nghệ An là mảnh đất thiên nhiên rất khắc nghiệt, nhưng giàu lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm và đã sinh ra nhiều anh hùng dân tộc: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh... Ngay từ nhỏ, HCM đã chứng kiến cuộc sống nghèo khổ bị áp bức bóc lột của đồng bào ngay trên quê hương mình, chứng kiến tội ác của bọn phong kiến và thái độ ương hèn bạo nhược của bọn quan lại tay sai.
Gia đình: HCM sinh ra trong một gia đình yêu nước. Thân phụ của HCM là cụ Nguyễn Sinh Sắc -là một nhà nho yêu nước thương dân, cần cù lao động, ý chí kiên cường vượt qua mọi gian khổ để đạt đc mục tiêu lí tưởng của mình. Những bản chất cao quý đó của ng cha, đặc biệt là chủ trương "lấy người dân làm hậu thuẫn" cho mọi cải cách chính trị và nhân cách HCM sau này.
B) Nguồn gốc
truyền thống yêu nước VN
Truyền thống yêu nước và ý chí đấu tranh bất khuất dựng nước và giữ nước.
Tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đoàn kết tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách trong thời đại khó khăn.
Truyền thống lạc quan yêu đời có cội nguồn từ niềm tin và sức mạnh dân tộc, tin vào sự tất thăgs cuản lẽ phải và chân lí.
Là một dân tộc cần cù dũng cảm, thông minh sáng tạo trong sản xuất và chiến đấu, ko ngừng học hỏi và mở cửa để đón nhận tinh hoa văn hoá của nhân loại.
tinh hoa nhân loại
HCm biết làm giàu vốn văn hoá của mình bằng cách học hỏi và tiếp thu văn hoá phương đông và phương tây.
Về tư tương văn hoá phương đông: HCM đã tiếp thu những mặt tích cực của nho giáo về triết lí hành động, nhân nghĩa, ước vọng về 1 xã hội bình trị, hoà mục, thế giới đại đồng , về 1 triết lí nhân sinh, tu nhân, tề gia, đề cao văn hoá trung hiếu "dân vị quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh".
Về phật giáo : HCM tiếp thu tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn coi trọng tinh thần bình đẳng, chống phân biệt đẳng cấp, chăm lo điều thiện...
Về tư tưởng văn hoá phương tây: HCM đã nghiên cứu và tiếp thu tư tưởng văn hoá dân chủ và cách mạng của cách mạng Pháp và cách mạng Mỹ.
Về tư tưởng dân chủ của cách mạng : HCM đã tiếp thu tư tưởng cải cách nhà khai sáng: vonte, Rútxô, Môngtexkio. đặc biệt người chịu ảnh hưởng sâu sắc về tư tưởng tự do bình đẳng của tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1791 của đại Cách mạng Pháp.
Về tư tưởng dân chủ của Cách Mạng Mỹ: người đã tiếp thu giá trị về quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của tuyên ngôn độc lập năm 1776, quyền của nhân dân kiểm soát chính phủ.
Chủ nghĩa Mác-Lenin:
Tiếp thu và nghiên cứu CNM-L ở nhiều vấn đề
Tiếp thu thế giới quan, nhân sinh quan CM, đặc biệt là khi xem xét bất cứ vấn đề j cần phải khách quan toàn dện lịch sử và cụ thể.
Nghiên cứu và tiếp thu con đường Cách Mạng vô sản và tận dụng con đường này vào sự giải phóng dân tộc ở VN.
Thấm nhuần quan điểm cách mạng là sự nghiệp quần chúng chân dân và phương pháp bạo động cách mạng nhân dân.
Lý luận xây dưng Đảng kiểu mới của lênin, xây dựng nhà nước của dân do dân vì dân.
Tiếp thu và vận dụng CM tháng 10: xây dựng bảo về chính quyền, chính sách kinh tế mới..
Chủ nghĩa M-L là nguồn gốc lý luận trực tiếp quyết định bản chất tư tưởng HCM. đối với chủ nghĩa M-L, HCM đã nắm vững cái cốt lõi, phương pháp biện chứng của CN M-L để giải quyết các vấn đề cách mạng VN.
Phẩm chất của bác
tư duy độc lập sáng tạo, có phê phán tinh tường và sáng suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu cuộc cách mạn tư sản hiện đại.
Ko ngừng học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức , vốn kinh nghiệm đấu tranh của các phong trào giải phóng dân tộc.
Bác có tâm hồn của 1 ng yêu nc vĩ đại, 1 chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yê thương dân, một ng cùng khổ, sẵn sàng chịu đựng hy sinh cao đẹp vì độc lập của tổ quốc, vì hành phúc của nhân dân. Bác từ một ng tìm đường cứu nước đó trở thành một ng dẫn đường cho cả dân tộc đi theo.
tóm lại
CN M-L là cơ sở chủ yếu nhất để hình thành tư tưởng HCM. Đồng thời, CN yêu nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tinh hoa văn hoá của nhân loại được tổng hợp qua nhân cách sáng suốt và tốt đẹp của người để hình thành tư tưởng HCM.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro