TTHCM không đề cập đến vấn đề dân tộc nói chung mà là vấn đề dân tộc thuộc địa. Thực chất vấn đề dân tộc thuộc địa trong TTHCM đấu tranh chống CN thực dân giải phóng dân tộc và lựa chọn con đường để phát triển dân tộc. Đó là con đường CM VS giải phóng dân tộc kết hợp chặt chẽ với giải phóng giai cấp. Xây dựng nền độc lập dân tộc vững chắc phải kết hợp với xây dựng CNXH, CN cộng sản.
HCM đã tiếp cận vấn đề độc lập dân tộc từ quyền con người. Trên con đường tiếp cận chân lý cứu nước, Người đã tìm hiểu và tiếp nhận những nhân tố có giá trị trong tuyên ngôn độc lập Mỹ 1776: “Tât cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của CM Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.
Từ quyền con người ấy, Người đã khái quát nên chân lý về quyền cơ bản của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên TG đều sinh ra có quyền bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Là người mất nước, nhiều lần chứng kiến tội ác dã man của CN thực dân đối với đồng bào mình và nhân dân các dân tộc bị áp bức trên TG, HCM thấy rõ một dân tộc không có quyền bình đẳng chủ yếu là do dân tộc đó mất độc lập. Vì vậy theo người các dân tộc thuộc địa muốn được bình đẳng thực sự thì phải tự đứng lên đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành lại độc lập thật sự, độc lập hoàn toàn cho dân tộc mình.
Nền độc lập hoàn toàn, độc lập thật sự của một dân tộc theo TTHCM phải thể hiện đầy đủ ở những nội dung cơ bản sau:
+ Độc lập tự do là quyền tự nhiên, thiêng liêng, vô cùng quý giá và bất khả xâm phạm của dân tộc. Độc lập của tổ quốc, tự do của nhân dân là thiêng liêng nhất. Người đã từng khẳng định: Cái mà tôi cần nhất trên đời này là đồng bào tôi được tự do, tổ quốc tôi được độc lập.
Trong “Bản yêu sách tám điểm” gửi hội nghị Vecxay năm 1919, Người đã đòi quyền tự do dân chủ cho nhân dân VN. Nội dung cốt lõi trong cương lĩnh đầu tiên của đảng năm 1930 là: độc lập, tự do cho dân tộc. Trực tiếp chủ trì hội nghị TW 8, Người viết thư kính cáo đồng bào và chỉ rõ: “Trong lúc này, quyền lợi dân tộc được giải phóng là cao hơn hết”. Tháng 8 năm 1945, khi thời cơ CM chín mùi, người khẳng định quyết tâm: “Dù hy sinh tơi đâu, dù phải đốt cháy cả dãy trường sơn cũng phải kiên quyết dành cho được độc lập dân tộc. Trong tuyên ngôn độc lập cả nước VNDCCH, Người long trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới: “Nước VN có quyền hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã trở thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ quyền tự do độc lập ấy”….
+ Độc lập dân tộc phải gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia.Trong các thư và điện văn gửi tới liên hiệp quốc và chính phủ các nước vào thời gian sau CMT 8, HCM đã tuyên bố: “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hòa bình. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ độc lập và chủ quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ Quốc và độc lập cho đất nước”.
+ Độc lập dân tộc trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao. Mọi vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia do dân tộc đó tự quyết định. Người khẳng định: “Nước VN là của người VN, do dân tộc VN quyết định, nhân dân VN không chấp nhận bất cứ sự can thiệp nào từ bên ngoài”.
Trong hành trình tìm đường cứu nước, ngày 18/6/1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người VN yêu nước sống tại Pháp gửi đến hội nghị Vecxay bản yêu sách của nhân dân An Nam đòi quyền bình đẳng cho dân tộc VN. Một là đòi quyền bình dẳng về chế độ pháp lý cho người bản xứ Đông Dương như đối với châu âu, xóa bỏ chế độ cai trị bằng sắc lệnh, thay thế bằng chế độ đạo luật. Hai là đòi quyền tự do dân chủ tối thiểu cho nhân dân, tự do ngôn luận, tự do báo chí hội họp, tự do cư trú.
Bản yêu sách không được chấp nhận, Người đã rút ra bài học: Muốn bình đẳng thật sự phải đấu tranh giành độc lập dân tộc, làm cách mạng, muốn giải phóng dân tộc chỉ có thể trông cậy vào chính mình, vào lực lượng của bản thân mình.
+ Trong nền độc lập đó, mọi người đều được ấm no, tự do, hạnh phúc, nếu không độc lập chẳng có ý nghĩa gì. Nghĩa là độc lập dân tộc phải gắn liền với hạnh phúc, cơm no áo ấm cho nhân dân. Suốt đời HCM chỉ có một ham muốn tột bậc là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Người nói: “Chúng ta đã hy sinh, đã giành được độc lập, dân chỉ thấy giá trị của độc lập khi được ăn đủ no, mặc đủ ấm”. Tư tưởng này thể hiện tính nhân văn cao cả và triệt để CM của HCM.
Tóm lại “không có gì quý hơn độc lập tự do” không chỉ là lý tưởng sống, là học thuyết CM của HCM mà đó còn là lý do chiến đấu, là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của sự nghiệp đấu tranh vì tự do của cả dân tộc VN, đồng thời là nguồn động viên đối với các dân tộc bị áp bức trên thế giới.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro