CÂU 3 lao động
CÂU 3
Hãy nêu nội dung các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động? các yếu tố này ảnh hưởng đến chất lượng lao động nước ta như thế nào ?
v Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động:
-Giáo dục và việc cải tạo chất lượng lao động
Vai trò của giáo dục trong việc nâng cao chất lượng lao động
· Thứ nhất: là cách thức tăng tích lũy vốn con người, sáng tạo ra công nghệ mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
· Thứ hai: tạo ra một lực lượng lao động có trình độ, có kỹ năng làm việc với năng suất cao, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững. Vai trò của giáo dục được đánh giá bằng chỉ tiêu “ tỷ suất lợi nhuận cho giáo dục” đó là tỉ lệ %. Giữa lợi nhuận từ đấu tư ở mức độ giáo dục nhất định trên tổng chi phí đầu tư. Tại Việt Nam tỷ suất lợi nhuận của bậc tiểu học là 10,8%, bậc trung học là 3,8%, bậc đại học là 3%.
· Thứ ba: giúp cho việc cung cấp kiến thức, thông tin để người dân ứng dụng trong sinh hoạt, đời sống, văn hóa, y tế, xã hội…..
-Dịch vụ y tế - chăm sóc sức khỏe – cải thiện chất lượng lao động
· Sức khỏe có tác động tới chất lượng lao động hiện tại và tương lai – sức khỏe của người lao động được đánh giá ở thể lực ( chiều cao, cân nặng)
· Thể lực và tuổi thọ của mỗi người phụ thuộc vào yếu tố dinh dưỡng, ngoài ra còn phụ thuộc vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường xuyên và chính sách bảo hiểm y tế.
· Các nước còn quan tâm đến chất lượng nguồn lực lao động trong tương lai, việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ em.
-Tác phong công nghiệp, tính kỹ thuật của người lao động và chất kượng lao động
· Tác phong, tinh thần, thái độ và tính kỹ thuật của người lao động cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất kượng lao động.
· Trong khu vực thành thị điều kiện làm việc có xu hướng hiện đại hóa.
· Trong các hoạt động kinh tế, sự phối hợp trong công việc giữa các cá nhân trong cùng một tổ chức và giữa các tổ chức với nhau có xu hướng gia tăng và đặt ra yêu cầu cao (tính nhịp nhàng, tính hiệu quả)
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động ở Việt Nam:
-Theo kết quả khảo sát mới đây tại 6000 doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực khác nhau trên các tỉnh thành tại Việt Nam do Viện khoa họa lao động và xã hội cho thấy chất lượng lao động VN nằm trong 10% thấp nhất trong khu vực. Qua việc khảo sát cho thấy phần nhiều doanh nghiệp lao động ở VN thiếu hiểu biết về công nghệ, khả năng sáng tạo và thích nghi với công nghệ mới, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động. So sánh năng suất lao động của VN hiện thấp hơn Indonesia 10 lần, Malaysia 20 lần, Thái Lan 30 lần và Nhật Bản tới 135 lần.
-Tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh, góp phần giúp VN tăng gấp đôi GDP bình quân đầu người. Trong giai đoạn 2000 – 2010, lực lượng lao động VN gia tăng với tốc độ bình quân gần 3% và đóng góp khoảng 1/3 tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tuy nhiên trong các động lực của NSLĐ thì nhược điểm của VN so với các quốc gia khác là giáo dục. Để có nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu CNH-HĐH, tăng trưởng và phát triển kinh tế phải coi việc đầu tư cho giáo dục, đào tạo là một trong những hướng chính của đầu tư phát triển. Phải đào tạo ra một cơ cấu nhân lực đồng bộ bao gồm các lĩnh vực KHTN, KHXH, KHKT, cán bộ trong ngành kinh doanh, cán bộ trong quản lý các nghiệp vụ kinh tế và công nhân kỹ thuật.
-Bộ y tế cho biết, chỉ số già hóa ở nước ta liên tục tăng do tuổi thọ tăng lên trong khi mức sinh và mức chết giảm. Hệ thống an sinh xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu của người cao tuổi.30% người cao tuổi không có bất cứ loại bảo hiểm y tế nào, 70% phải trả tiền cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thuốc men.
Chất lượng lao động là một trong những yếu tố quan trọng giúp chúng ta thắng thế trong cạnh tranh trên thị trường lao động. Chất lương lao động có thể được nâng cao nhờ giáo dục đào tạo, sức khỏe và bố tri điều kiện lao đông tốt hơn.
Giáo dục được coi là một dạng quan trọng nhất của sự phát triện tiềm năng của con người nhưng để đạt được trình độ nhất định cần phải chi phí khá nhiều, kề cả chi phí gia đình và chi phí quốc gia. Đó chính là khoản đầu tư cho con người.
Ở các nước đang phát triển giáo dục được thực hiện dưới nhiều hình thức nhằm không ngừng nâng cao trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật cho mọi người. Từ đó làm tăng lực lượng lao động có trình độ tạo khả năng thúc đẩy đổi mới công nghệ.
Giống như giáo dục, sức khỏe làm tăng chất lượng lao động của nguồn nhân lực cả hiện tại và tương lai. Người lao động có sức khỏe tốt có thể mang lại những lợi nhuận trực tiếp bằng việc nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng tập trung khi lảm việc. Việc nuôi dưỡng vả chăm sóc sức khỏe tốt cho trẻ em sẽ là yếu tố làm tăng năng suất lao động trong tương lai giúp trẻ em thành những người khỏe về thể chất, lành mạnh về tinh thần. hơn nữa điều đó còn giúp trẻ em nhanh chóng đạt được những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho sản xuất thông qua giáo dục ở nhà trường.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro