cau 3 quan ly
Câu 3: Trình bày các công cụ quản lý hành chính nhà nước và các phương pháp quản lý hành chính nhà nước.
Trả lời:
* Các công cụ quản lý hành chính nhà nước:
+ Công sở:Là trụ sở làm việc của cơ quan hành chính nhà nước, là nơi lãnh đạo công chức và nhân viên thực thi công vụ, nơi giao tiếp đối nội, đối ngoại; nơi tiếp nhận các thông tin đầu vào và ban hành các quyết định để giải quyết, xử lý các công việc hàng ngày để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của công dân.
+ Công vụ: Là một dạng lao động xã hội của những người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước.
+ Công chức: Là người thi hành công vụ tại các công sở được tuyển dụng hay bổ nhiệm, được hưởng lương hoặc phụ cấp từ ngân sách nhà nước.
+ Công sản: Là tài sản công: là ngân sách là vốn, là kinh phí và các điều kiện phương tiện vật chất để cơ quan hoạt động.
+ Quyết định hành chính: trong quản lý hành chính nhà nước, người ra quyết định được nhân danh Nhà nước, có tính ý chí quyền lực nhà nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; các công chức lãnh đạo và những người có thẩm quyền ra quyết định quản lý hành chính Nhà nước là biểu thị y chí nhà nước; là kết quả thực thi quyền hành pháp của bộ máy nhà nước. mang tính quyền lực cưỡng chế với khách thể quản lý.
B1: Thông tin.
B2: Pháp luật.
B3: Thảo luận.
B4: Ban hành .
B5: Theo dõi
B6: Đánh giá
.
Các bước ra quyết định
* Các phương pháp quản lý hành chính nhà nước:
+) Các phương pháp của khoa học khác được cơ quan hành chính nhà nước sử dụng trong công tác quản lý của mình:
- Phương pháp kế hoạch hóa: Được sử dụng để quy hoạch, dự báo xây dựng chiến lược.
- Phương pháp thống kê: Dùng để điều tra phân tích, thu thập xử lý thông tin.
- Phương pháp toán học hóa: Sử dụng để lập công thức, ma trận, sơ đồ trong quản lý hành chính.
- Phương pháp tâm lý xã hội học: Nghiên cứu vấn dề xã hội học; về tâm lý con người; về khen thưởng và kỷ luật, động viên khuyến khích con người.
- Phương pháp sinh lý học: Để nghiên cứu những điều kiện về lao động và con người sao cho phù hợp với đặc điểm sinh lý cơ thể.
+) Các phương pháp quản lý hành chính:
- Phương pháp giáo dục ý thức, tư tưởng, đạo:
. Nội dung: Đây là phương pháp tác động vào tinh thần và tư tưởng của con người để họ giác ngộ lý tưởng, hình thành ý thức chính trị pháp luật và đạo đức.
.Ý nghĩa: Nếu ý thức tốt thì hành động sẽ đúng trên cơ sở ý thức, tư tưởng đạo đức được rèn luyện người lao động có trách nhiệm, có kỷ luật, có lương tâm, hăng hái lao động.
- Phương pháp tổ chức:
.Nội dung: Là phương pháp đưa con người vào trong khuôn khổ, kỉ luật, kỉ cương; thông qua quy chế nội quy hoạt động của cơ quan của các bộ phận, của cá nhân và phải cương quyết thực hiện; phải kiểm tra và xử lý kết quả đã kiểm tra một cách dân chủ, công bằng, nghiêm minh.
.Ý nghĩa: Nếu thực hiện tốt phương pháp này thì trách nhiệm và kỷ luật sẽ được giữ vững và nâng cao, hiệu quả công việc cao, nội bộ sẽ đoàn kết. Ngược lại thì tư tưởng sẽ không lành mạnh, nội bộ sẽ không yên, kỷ luật, kỷ cương sẽ lỏng lẻo, hiệu quả công việc thấp.
- Phương pháp kinh tế:
. Nội dung: là phương pháp mà chủ thể quản lý hành chính nhà nước tác động gián tiếp đến khách thể quản lý dựa trên các lợi ích vật chất và đòn bẩy kinh tế ( lương thưởng, phụ cấp, chính sách xã hội ) để làm khách thể quản lý suy nghĩ đến lợi ích của mình để tự giác thực hiện, không phải đôn đốc nhắc nhở nhiều về mặt hành chính. Tuy nhiên khi thực hiện phương pháp này phải kết hợp hài hòa đúng đắn giữa lợi ích của công dân với lợi ích của tập thể và lợi ích của nhà nước trong đó phải ưu tiên lợi ích của tập thể, lợi ích của người công dân là động lực trực tiếp, lợi ích của nhà nước là tối cao.
. Ý nghĩa: Thể hiện 2 mặt, nó kích thích người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình cụ thể nếu làm giỏi, hiệu quả cao sẽ được tăng lương, tăng thưởng, phụ cấp. Nếu làm sai hiệu quả thấp bị hạ lương, cắt lương hoặc bị bồi thường về mặt vật chất.
- Phương pháp hành chính:
. Nội dung: Đây là phương pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng các mệnh lệnh hành chính dứt khoát, bắt buộc. Mệnh lệnh này có tính đơn phương thuộc về chủ thể quản lý và tính chấp hành vô điều kiện của khách thể quản lý nhưng cần đảm bảo tính dân chủ, kỷ luật và quyÕt định của chủ thể quản lý được ban hành sau khi thực hiện dân chủ hóa.
. Ý nghĩa: Điều hành công việc nhanh chóng, có hiệu lực và giữ kỉ cương nề nếp trong cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên nếu lạm dụng các quy định của nhà quản lý có thể sẽ dẫn đến hiện tượng quan liêu độc đoán chuyên quyền.
² Tóm lại:
Tất cả các phương pháp quản lý hành chính nhà nước trên có mối quan hệ mật thiết và chặt chẽ với nhau. Để công tác quản lý có hiệu quả thì nhà quản lý phải sử dụng hợp lí tất cả các phương pháp trên.
Trong c¸c phương pháp trên, mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, cho nên cần sử dụng từng phương pháp cho phù hợp. Trong đó phương pháp giáo dục đạo tư tưởng đạo đức được nổi lên hàng đầu và phải làm thường xuyên liên tục, nghiêm túc.
Phương pháp tổ chức là hết sức quan trọng.
Phương pháp kinh tế là cơ bản, là động lực để thúc đẩy hoạt động quản lý nhà nước.
Phương pháp hành chính là cần thiết phải sử dụng một cách đúng đắn.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro