cau8_duongloi

Câu 8 :  Phân tích mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Đảng thời kỳ đổi mới?

 Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa

a. Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Mục tiêu cơ bản là cải biến nước ta thành một nước công nghiêp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng - an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

- Đại hội X xác định mục tiêu cụ thể hiện nay là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; tạo nền tảng đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

b. Quan điểm công nghiệp hoá, hiện đại hoá

- Một là, công nghiệp hoá gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Hiện nay, tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế hội nhập toàn cầu hoá đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với đất nước. Nước ta cần phải và có thể tiến hành công nghiệp hóa theo kiểu rút ngắn thời gian, không trải qua các bước phát triển tuần tự từ kinh tế nông nghiệp lên kinh tế công nghiệp rồi mới phát triển kinh tế tri thức.

Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Hai là, công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế.

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Phương thức phân bổ nguồn lực để công nghiệp hoá được thực hiện chủ yếu bằng cơ chế thị trường; trong đó, ưu tiên những ngành, những lĩnh vực có hiệu quả cao.

- Hội nhập kinh tế quốc tế nhằm khai thác thị trường thế giới để tiêu thụ những sản phẩm mà nước ta có nhiều lợi thế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của thế giới.

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển kinh tế và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh bền vững.

Trong năm yếu tố chủ yếu để tăng trưởng kinh tế (vốn, khoa học và công nghê, con người, cơ cấu kinh tế, thể chế chính trị và quản lý nhà nước), con người là yếu tố quyết định. Lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ, khoa học quản lý và đội ngũ công nhân lành nghề giữ vai trò đặc biệt quan trọng đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu, cần đặc biệt chú ý đến phát triển giáo dục, đào tạo.

Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa.

Muốn đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức thì phát triển khoa học công nghệ là yêu cầu tất yếu và bức xúc. Phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp với phát triển công nghệ nội sinh. Khoa học và công nghệ cùng với giáo dục đào tạo được xem là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa…

Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Mục tiêu của công nghiệp hoá và của tăng trưởng kinh tế là vì con người; vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

- Bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn sự đa dạng sinh học chính là bảo vệ điều kiện sống của con người và cũng là nội dung của sự phát triển bền vững.

 Nd và định hướng CNH, HĐH gắn với ktế trí thức của ĐCSVN:

Nội dung:

Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp sử dụng nguồn vốn tri thức của con người VN với tri thức mới nhất của nhân loại.

Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng KT trong mỗi bước phát triển của đất nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án KT-XH.

Xd cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý theo ngành, lĩnh vực và lãnh thổ.

Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực, nhất là các ngành, lĩnh vực có sức cạnh tranh cao.

Định hướng phát triển các ngành lĩnh vực kinh tế trong qtrình đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế trí thức:

Đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề NN, ND, NT.

  + CNH, HĐH nông thôn, chuyển dịch mạnh cơ cấu NN và KT nông thôn, tăng nhanh tỷ trọng gtrị sp lđ các ngành CN và DV, giảm dần tỷ trọng sp và lđ NN.

  + Quy hoạch phát triển nông thôn: hình thành các khu dân cư đô thị vs kết cấu hạ tầng KT – XH đồng bộ, phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi vs xd nếp sống văn hoá, nâng cao trình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn XH, hủ tục, mê tín, dị đoan, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn XH.

  + Giải quyết LĐ, việc làm ở nông thôn: chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho ND, đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xoá đói giảm nghèo.

Phát triển nhanh hơn CN, XD và DV.

  + Đối vs CN và XD: khuyến khích phát triển CN, khuyến khích và tạo đk để các thành phần KT tham gia phát triển các ngành CN, tích cực thu hút vốn trong và ngoài nước để đầu tư thực hiện các dự án quan trọng, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật KT – XH.

  + Đối vs DV: tạo bước phát triển vượt bậc của các ngành DV, tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng các ngành DV truyền thống, đổi mới căn bản cơ chế qlý và phương thức cung ứng các DV công cộng.

Phát triển KT vùng.

  + Có cơ chế chính sách phù hợp để các vùng trong nước cùng phát triển.

  + Xd 3 vùng KT trọng điểm ở Bắc, Trung, Nam thành những trung tâm CN lớn có công nghệ cao.

Phát triển KT biển.

  + Xd và thực hiện chiến lược phát triển KT toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm.

  + Hoàn chỉnh quy hoạch và phát triển có hiệu quả hệ thống cảng biển và vận tải biển, khai thác, chế biến dầu khí, hải sản, phát triển du lịch biển, đảo. Đẩy mạnh phát triển CN đóng tàu biển, hình thành 1 số hành lang KT ven biển.

Chuyển dịch cơ cấu LĐ, cơ cấu công nghệ.

  + Phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm đến 2010 có nguồn nhân lực vs cơ cấu đồng bộ và chất lượng cao, tỷ lệ LĐ trong khu vực NN còn dưới 50% lực lượng LĐXH.

  + Phát triển KH và CNghệ phù hợp vs xu thế phát triển nhảy vọt của CMKH và CN.

  + Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động KH và CN vs GDĐT.

  + Đổi mới cơ bản cơ chế quản lý KH và CN.

Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên QG, cải thiện môi trường tự nhiên.

  + Tăng cường qlý tài nguyên QG.

  + Từng bước hiện đại hoá công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng thuỷ văn, chủ động phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

  + Xử lý tốt mối qhệ giữa tăng dân số, phát triển KT và đô thị hoá vs bảo vệ MT, bảo đảm phát triển bền vững.

  + Mở rộng hợp tác QT về bvệ MT và quản lý tài nguyên thiên nhiên.

Kquả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân của việc thực hiện đường lối CNH từ 1986 – nay:

Kq thực hiện đường lối và ý nghĩa:

Cơ sở vật chất-kỹ thuật của đất nước được tăng cường đáng kể.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Những thành tựu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần quan trọng đưa nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá cao.

Hạn chế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp so với khả năng và so với nhiều nước trong khu vực thời kì đầu công nghiệp hoá.

Nguồn lực của đất nước chưa được sử dụng có hiệu quả cao.

Cơ cấu kinh tế dịch chuyển còn chậm.

Các vùng kinh tế trọng điểm chưa phát huy được thế mạnh.

Cơ cấu thành phần kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng.

Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý.

Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Nguyên nhân:

Nhiều chính sách và giải pháp chưa đủ mạnh.

Cải cách hành chính còn chậm và kém hiệu quả.

Chỉ đạo và tổ chức thực hiện yếu kém.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: #spidey