Chấp thuận ngầm

     Có 2 PP thể hiện sự chấp thuận của các điều ước QT cua IMO, Chấp thuận hiển(explicit acceptance) và chấp thuận ngầm(tacit acceptance). cũng giống như 1 buổi hội nghị, chủ tọa hỏi ai đồng ý và đếm số người giơ tay đã thể hiện sự chấp thuận hiển thị, rõ ràng.còn nếu hỏi có ai có phản đối không, nếu số phản đối dưới mức quy định thì đã có 1 số đông" ngồi ỳ là đồng ý", đó là chấp thuận ngầm

       Vào những năm 60, phương pháp thông thường để sửa điều ước QT là triệu tập 1 hội nghị, tại đây các sửa đổi đc thông qua. Sau đó, sửa đổi có thàng hiện thực hay ko là tùy thuộc vào chấp thuận hiện của các chính phủ thành viên của điều ước. con số này thường phải là 2/3. Trong thực tế pp này rất chậm, khiến cho các sửa đổi thông qua vào các năm 60 và đầu 70 trên thực tế chẳng bao giờ có hiệu lực. Đó là vì các chính phủ không quan tâm tới việc sửa đổi các điều ước mà mình đã phê chuẩn. Bởi vậy vào đầu những năm 70, IMO đưa ra pp "chấp thuận ngầm" trong khi sửa đổi công ước. Sửa đổi sẽ có hiệu lực vào 1 ngày nhất định chừng nào không bị phản đối bởi một số nhất định các quốc gia thành viên ( thường là 1/3, hay một số thành viên có đội tàu chiếm ít nhất 50% tổng số đội tàu thế giới). chấp thuận ngầm có những ưu điểm sau đây:

- Ngày có hiệu lực của sửa đổi đã biết ngay khi thông qua sửa đổi

- Chấp thuận ngầm thường giới hạn áp dụng cho các điều khoản kỹ thuật, mà các chi tiết ít gây tranh cãi về mặt chính trị hay kinh tế

- Chấp thuận ngầm làm cho các sửa đổi có hiệu lực khá nhanh trên phạm vi toàn cầu. Trong khi đó, chấp thuận hiện quá chậm, khiến cho trên thực tế là chẳng bao giờ có hiệu lực. Bởi vậy một số nước, thường là các quốc gia hàng hải phát triển tự đề ra các văn bản mới, không đợi chờ IMO nữa, làm mất tính thống nhất toàn cầu

- Các sửa đổi theo chấp thuận ngầm, do tác dụng nhanh, nên vẫn còn mới còn mang tính thời sự, trong khi theo chấp thuận hiện, các sửa đổi lúc đó đã quá cũ, lại đến lúc phải sửa đổi tiếp!

- Sửa đổi theo chấp thuận ngầm có thể chuẩn bị tại các cuộc họp thường kỳ của IMO, các cuộc họp của ban MSC, MEPC mở rộng cho tất cả các quốc qia thành viên kể cả không phải thành viên của IMO, như vậy tiết kiệm được thời giờ và tiền bạc. Trong khi, sửa đổi theo " chấp thuận hiển" phải triệu tập hội nghị ngoại giao rất tốn kém

      Ưu việt của "chấp thuận ngầm" có thể minh họa bằng ví dụ sau đây: Sửa đổi SOLAS thông qua ngày 11/12/1992 đã có hiệu lực vào ngày 01/10/1994. Còn sửa đổi thông qua ngày 21/04/1988, do tính bức bách của vấn đề về tàu RORO nên đã có hiệu lực rất nhanh, vào ngày 22/10/1989. Trong khi đó các sửa đổi của LL 66, ví dụ sửa đổi 71, do yêu cầu chấp thuận hiển, phải có 90 nước phê chuẩn. Thế mà tới tháng 5/1996 mới có 52 nước phê chuẩn. Trên thực tế các sửa đổi LL chẳng có sửa đổi nào có hiệu lực

      Nói tóm lại, nhờ đưa "chấp thuần ngầm" vào trong việc làm luật, các sửa đổi của điều ước quốc tế IMO đã thay đổi rất nhanh.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: