Chương 2.1: Phía Tây Kinh Hoàng
Bỉ – Một trở ngại nhỏ hay một ngọn núi sừng sững?
___
Đế quốc Đức—một cường quốc hùng mạnh với những khẩu pháo khổng lồ của hãng Krupp, những sư đoàn thiện chiến từng làm mưa làm gió khắp châu Âu—đang chuẩn bị tiến về phía Tây. Kế hoạch của họ rõ ràng, táo bạo và đầy tham vọng: né tránh phòng tuyến kiên cố của Pháp dọc biên giới Alsace-Lorraine bằng cách đi đường vòng qua Bỉ, đánh thẳng vào Paris, kết liễu nước Pháp chỉ trong vài tuần. Sau đó, quân Đức sẽ quay lại mặt trận phía Đông, hợp lực với Áo-Hung, đè bẹp đế quốc Nga. Một chiến thắng chớp nhoáng, một cuộc chiến ngắn ngày, để rồi châu Âu sẽ phải quỳ gối dưới vó ngựa của Đế quốc Đức trong huy hoàng.
Nhưng... có một trở ngại.
Bỉ là một quốc gia trung lập. Một đất nước nhỏ bé, nhưng có chủ quyền.
Với Berlin, điều này chẳng đáng để bận tâm. Trung lập chỉ là một tờ giấy vô nghĩa nếu nó cản đường chiến thắng của Đế quốc Đức. Và vì thế, vào tối ngày 3 tháng 8 năm 1914, từ Berlin gửi đến Brussels một tối hậu thư—một yêu cầu đơn giản nhưng sắc lạnh như lưỡi dao:
Hoặc mở cửa cho quân Đức đi qua mà không chống cự. Hoặc bị nghiền nát, bị xóa sổ khỏi bản đồ, bị đốt thành tro bụi nếu dám kháng cự.
Một lời đề nghị không thể từ chối, một bản án được viết sẵn, chỉ chờ Bỉ ký tên.
Và...
Bỉ từ chối thẳng thừng.
Không chút do dự, không một chút e sợ trước bóng ma khổng lồ của Đế quốc Đức.
Họ từ chối cúi đầu. Từ chối để đất nước mình trở thành con đường cho kẻ khác giẫm đạp. Từ chối làm nô lệ cho một cường quốc đang khát máu.
Và thế là... Đức có cái cớ để hành động.
Ngày 4 tháng 8 năm 1914
Đế quốc Đức xé nát Hiệp ước Luân Đôn 1839 như một tờ giấy lộn, đưa quân tràn qua biên giới Bỉ, thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh trên toàn châu Âu.
Những cỗ máy chiến tranh của Đức ầm ầm tiến lên, phá tan mọi hiệp ước, đạp đổ mọi cam kết từng được ký kết. Những đạo quân bách chiến bách thắng, những khẩu pháo khổng lồ, những sư đoàn cơ giới đầy kỷ luật tiến vào lãnh thổ Bỉ như một cơn bão thép.
Nhưng Bỉ không chịu khuất phục.
Một quốc gia nhỏ bé nhưng đầy kiêu hãnh, họ đứng lên chống lại kẻ xâm lược. Những người lính Bỉ, với trang bị kém hơn, quân số ít hơn, nhưng tinh thần không hề lung lay, đã chiến đấu như những con sư tử giữa bầy sói. Những khẩu súng trường cũ kỹ nã đạn vào đoàn quân xâm lược, từng con phố, từng cây cầu, từng ngọn đồi đều in dấu chân của những người kháng cự.
Thành phố Liège—cánh cửa đầu tiên trên con đường tiến về Paris của quân Đức—trở thành một pháo đài. Những pháo đài kiên cố của Bỉ đứng vững trước những đợt pháo kích dữ dội, khiến bước tiến của quân Đức chậm lại. Những binh sĩ Bỉ chiến đấu đến giây phút cuối cùng, chấp nhận bị vùi dưới đống đổ nát chứ không đầu hàng.
Nhưng dù họ có dũng cảm đến đâu, dù những con phố ngập tràn khói súng, dù máu của những người lính Bỉ nhuộm đỏ từng viên đá lát đường, thì họ vẫn chỉ là một quốc gia nhỏ bé đối đầu với một con quái vật chiến tranh khổng lồ.
Đức—một con hổ đói giữa bàn tiệc muộn—không có ý định dừng lại.
Với một quân đội được huấn luyện bài bản, trang bị hiện đại nhất châu Âu thời bấy giờ, Đức không chỉ muốn đánh bại Bỉ—họ muốn nghiền nát quốc gia này, biến nó thành một vết mờ trong lịch sử. Những chiến lược gia lỗi lạc của họ đã vạch ra một con đường chinh phục, và giờ đây, từng bước chân của đoàn quân xâm lược là từng nhát búa giáng xuống nền độc lập của Bỉ.
Trong mắt họ, đây không chỉ là một cuộc chiến—đây là sứ mệnh định hình lại châu Âu bằng máu và thép.
Bỉ dù đã kháng cự rất mạnh mẽ. Nhưng trận địa của họ... đã nhanh chóng bị nghiền nát dưới sức mạnh của con đại bàng sắt của Đế quốc Đức.
Ngày 17 tháng 8, Thành phố cuối cùng của Bỉ là Ostend thất thủ.
Ngày 20 tháng 8, thủ đô Brussels bị chiếm đóng.
Ban đầu, chính phủ Bỉ rút về Antwerp, nơi họ tiếp tục chỉ đạo kháng chiến. Tuy nhiên, khi thành phố này cũng thất thủ vào tháng 10 năm 1914, họ buộc phải di chuyển về phía Tây, đến Ostend rồi tiếp tục chạy sang Le Havre, Pháp.
Tại Le Havre, chính phủ Bỉ lưu vong tiếp tục hoạt động, phối hợp với quân Đồng minh để duy trì chủ quyền của Bỉ trong thời gian còn lại của cuộc chiến. Trong khi đó, một phần quân đội Bỉ và nhà vua Albert I vẫn bám trụ ở vùng Flanders, cố gắng cầm cự đến hết cuộc chiến.
Và quan trọng hơn... Anh Quốc cuối cùng cũng có lý do để tham chiến.
Từ lâu, London đã tìm kiếm một cái cớ chính đáng để can thiệp vào cuộc chiến đang bùng nổ ở lục địa. Và giờ đây, khi Đức xâm phạm Hiệp ước Luân Đôn 1839 bằng cách đưa quân tràn vào Bỉ, cái cớ ấy đã xuất hiện. Hành động của Đức không chỉ là một lời thách thức đối với nước Bỉ nhỏ bé, mà còn là sự xúc phạm trắng trợn đến danh dự và lợi ích chiến lược của Anh.
Không thể khoanh tay đứng nhìn, ngày 4 tháng 8 năm 1914, Anh Quốc chính thức tuyên chiến với Đế quốc Đức. Những lời tuyên bố cứng rắn vang lên từ Westminster, những lá thư động viên được gửi đến quân đội, và chỉ trong vòng vài ngày, những chuyến tàu chở lính Anh đã rời cảng, hướng về chiến trường.
Châu Âu đã chính thức bước vào cơn ác mộng khủng khiếp hơn bất cứ điều gì họ từng tưởng tượng. Những khẩu đại bác gầm rú, những đoàn quân rầm rập tiến ra chiến trường, và những lá cờ nhuộm màu chiến tranh tung bay trên khắp lục địa. Những người lính trẻ rời quê nhà với niềm kiêu hãnh và lòng nhiệt huyết, tin rằng họ sẽ sớm giành chiến thắng và trở về trong vinh quang. Nhưng họ không hề hay biết, phía trước họ không phải là những trận đánh hào hùng chóng vánh, mà là một cuộc tàn sát kéo dài, nơi chiến hào sẽ trở thành mồ chôn của hàng triệu người.
Những quốc gia từng tự hào về nền văn minh và tiến bộ giờ đây sa vào vòng xoáy của bạo lực và hủy diệt. Các thành phố rực cháy, những ngôi làng bị san phẳng, những cánh đồng trù phú biến thành bãi lầy chết chóc, nơi hơi độc len lỏi qua từng kẽ đất và dây thép gai giăng kín chân trời. Không ai có thể tưởng tượng rằng chỉ trong vài năm ngắn ngủi, châu Âu sẽ không còn như trước nữa.
Và đây... mới chỉ là khởi đầu.
Những trận đánh đầu tiên nhanh chóng nổ ra ở khắp mặt trận phía Tây như:
1. Trận Biên giới (14–25/8) – Một loạt các trận đánh dọc biên giới Pháp-Đức-Bỉ, quân Đức giành ưu thế.
2. Trận Charleroi (21/8) – Quân Đức đánh bại quân Pháp tại Bỉ.
3. Trận Mons (23/8) – Cuộc đụng độ đầu tiên giữa Anh và Đức, quân Anh thất bại và buộc phải rút lui.
4. Trận Le Cateau (26/8) – Quân Anh tiếp tục cầm chân quân Đức nhưng phải rút lui.
5. Trận sông Marne lần thứ nhất (5–12/9) – Bước ngoặt đầu tiên, quân Pháp và Anh phản công, chặn đứng đà tiến của Đức về Paris.
6. Trận sông Aisne lần thứ nhất (13–28/9) – Đức rút lui và bắt đầu đào chiến hào, mở đầu chiến tranh chiến hào.
7. Cuộc chạy đua ra biển (Tháng 9–10) – Hai bên cố gắng bao vây nhau nhưng kết quả là một mặt trận kéo dài từ Biển Bắc đến Thụy Sĩ.
...
Và trong số đó, có hai trận chiến trên mặt trận phía Tây không chỉ làm thay đổi hoàn toàn tư duy tác chiến của châu Âu mà còn mở ra một kỷ nguyên mới của chiến tranh hiện đại—nơi sự tàn khốc không ngừng leo thang, vượt xa mọi giới hạn mà người ta từng hình dung. Những trận đánh này trở thành bước ngoặt, không chỉ định hình cách thức chiến đấu mà còn thúc đẩy sự phát triển của khí tài quân sự theo hướng ngày càng hủy diệt và vô nhân tính hơn. Trong nỗ lực giành lợi thế trên chiến trường, các cường quốc không ngừng chạy đua chế tạo những loại vũ khí có sức công phá khủng khiếp hơn, đẩy chiến tranh đến mức độ tàn bạo chưa từng có trong lịch sử nhân loại.
_____
1.Trận sông Marne lần thứ nhất: Đoạn tuyệt với ảo tưởng chiến thắng nhanh chóng
Tháng 9 năm 1914, quân Đức chỉ còn cách Paris chưa đầy 50 km. Những bước chân của hàng vạn lính Đức nện xuống đất, kéo theo bánh xe đại bác nặng nề lăn qua những con đường phủ đầy xác chết. Những người lính Pháp và Anh, kiệt quệ sau nhiều tuần rút lui, bị dồn vào thế không còn đường chạy. Nếu họ thất bại, Paris sẽ sụp đổ.
Quân Đồng minh tập hợp mọi lực lượng còn lại cho một cuộc phản công tuyệt vọng. Trong cơn sốt hoảng loạn, chính quyền Paris ra lệnh huy động mọi phương tiện có thể tìm thấy – từ xe ngựa, xe tải, thậm chí cả taxi – để chở lính ra mặt trận. Những đoàn xe chở đầy những chàng trai trẻ với khuôn mặt tái nhợt vì sợ hãi lao về phía chiến trường, nơi thần chết đang chờ đợi họ.
Khi cuộc phản công bắt đầu, chiến trường lập tức biến thành một cơn ác mộng. Súng máy Đức quét ngang từng đợt lính xông lên, cắt gục họ như những cọng cỏ bị cắt bởi lưỡi liềm. Những tiếng thét vang lên giữa mưa đạn, m.á.u bắn tung tóe, tay chân bị xé rời khỏi thân thể. Một người lính Anh gục xuống, ruột anh ta bị đạn khoan thủng, lòng ruột trào ra ngoài như một con rắn trơn nhớt. Anh ta cố nhét lại vào bụng, run rẩy cầu xin đồng đội g.i.ế.t mình để chấm dứt nỗi đau.
Pháo binh hai bên không ngừng dội xuống chiến trường, biến những ngọn đồi xanh thành những hố bùn lầy đầy xác người. Những binh sĩ sống sót lội qua lớp bùn lẫn với t.h.ị.t người, giày họ trượt trên những mẩu xương vỡ vụn, mùi da thịt cháy khét lẫn với khói thuốc súng xộc thẳng vào phổi. Một người lính Đức, bị mất nửa khuôn mặt vì mảnh đạn, quỳ xuống trong cơn đau đớn, đôi mắt còn sót lại của hắn trừng trừng nhìn chằm chằm vào khoảng không, miệng ú ớ những từ không rõ ràng trước khi ngã gục xuống bùn.
Cuối cùng, quân Đồng minh tìm thấy một lỗ hổng trong phòng tuyến Đức. Một đợt tấn công quyết định được tung ra. Lưỡi lê cắm thẳng vào bụng kẻ thù, những tiếng rên rỉ và xương vỡ vang lên giữa mưa máu. Một sĩ quan Đức bị đâm xuyên ngực, m.á.u sủi bọt trong miệng khi anh ta cố hít thở lần cuối. Khi quân Đức rút lui, họ bỏ lại hàng ngàn xác chết và những người bị thương hấp hối trên chiến trường. Một số bị đồng đội bỏ lại, rên rỉ gọi mẹ trong tuyệt vọng trước khi thần chết ôm lấy họ.
Paris được cứu, nhưng với cái giá không thể tưởng tượng nổi. Chiến tranh đã bước vào một giai đoạn mới – một cuộc chiến không còn là những trận đánh vinh quang mà là sự tàn sát hàng loạt.
2.Trận sông Aisne: Khởi đầu của tư duy tác chiến hiện đại
Sau thảm bại tại Marne, quân Đức rút về sông Aisne và đào chiến hào. Người Pháp, ngây thơ tin rằng đối phương đang trên bờ vực sụp đổ, mở cuộc tấn công. Nhưng thay vì một kẻ thù đang tháo chạy, họ đối mặt với một bức tường chết chóc.
Những cánh đồng trước chiến hào Đức trở thành bãi săn người. Những người lính Pháp lao lên như những con thiêu thân, chỉ để bị xé nát bởi đạn súng máy. Đầu, tay, chân bay tung lên trong không trung, máu phun ra như những đài phun nước chết chóc. Một nhóm lính Anh bị trúng đạn pháo, thi thể của họ nổ tung thành từng mảnh, văng lên cành cây như những miếng thịt treo lủng lẳng trong một lò mổ.
Những người sống sót lao xuống những cái hố đạn, chỉ để nhận ra rằng họ đang nằm giữa xác chết và những kẻ hấp hối. Một người lính Đức bị mất cả hai chân, miệng sùi bọt mép vì sốc, vẫn cố gắng bò đi trên đôi tay, để lại sau lưng một vệt máu dài đến ghê rợn. Một người lính Pháp bị thương nặng bám lấy tay đồng đội, van xin đừng bỏ anh ta lại, nhưng rồi đôi mắt anh ta lồi ra, miệng sùi bọt trắng trước khi gục xuống.
Mưa bắt đầu rơi, biến mặt đất thành một biển bùn nhầy nhụa. Binh lính nằm co quắp trong nước lạnh, rùng mình vì sốt, không biết liệu họ có sống qua đêm hay không. Những ai còn sống phải ngủ giữa những xác chết, một số thi thể đã sình lên, đôi mắt lồi ra khỏi hốc, miệng há ra như đang hét lên trong cơn hấp hối cuối cùng. Mùi thối rữa bám vào da, vào tóc, len lỏi vào từng kẽ răng.
Khi mặt trời lên, cuộc tàn sát lại tiếp tục. Những binh lính còn bám trụ trong chiến hào không thể ngủ được, chỉ có thể nhìn chằm chằm vào khoảng không với đôi mắt trống rỗng, chờ đợi lượt tử thần gọi tên mình. Họ không còn cảm xúc, không còn sợ hãi, chỉ còn lại sự chai sạn và vô cảm đến rợn người.
Ôi! Những trận đánh huy hoàng của ngày hôm qua giờ đây chỉ còn là những mảnh ký ức rời rạc, nhạt nhòa giữa màn sương chiến trận. Không còn những cuộc hành quân khải hoàn, không còn tiếng kèn thúc giục vang vọng bầu trời, cũng chẳng còn những lá cờ tung bay trong niềm kiêu hãnh.
Giờ đây, chỉ còn lại bùn lầy lạnh lẽo, đặc quánh máu và xác thịt. Chỉ còn những thi thể vô danh chồng chất lên nhau, đôi mắt trợn trừng vĩnh viễn, bàn tay cứng đờ như muốn níu kéo một tia hy vọng đã tắt lịm. Không còn khúc ca chiến thắng—chỉ còn tiếng gió rít qua những chiến hào đổ nát, mang theo mùi tử khí nồng nặc, ám vào da thịt, vào phổi, vào từng giấc ngủ chập chờn của những kẻ còn sống.
Và họ... chẳng biết mình có thực sự còn sống hay không, hay chỉ đơn thuần là những linh hồn mắc kẹt trong địa ngục, chờ cho đến lượt mình hòa vào bùn đất và bị lãng quên theo thời gian.
____
Mưa rơi, sũng ướt trời đêm,
Đồng hoang quạnh quẽ, bùn mềm lối sâu.
Gió lùa qua hố chiến hào
Xác vùi dưới đất, máu trào hư không.
Lửa đỏ rực giữa màn đêm,
Pháo rền gầm thét, đất rung tan tành.
Bánh xe gãy, súng vỡ tan,
Xác chìm trong khói, giấc tàn vô thanh.
Bùn đen ngập lối trơn tròng,
Thây người đè nặng, súng cong trên tay.
Lửa hồng soi bóng hình ai,
Ánh mắt trống rỗng dần phai trong chiều.
Giữa trời đổ trận mưa dày,
Lửa còn cháy mãi, gió gào quẩn quanh.
Chiến hào ngập khói tàn canh,
Người đâu chẳng thấy, chỉ anh với màn.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro