Chương 3: Sai lầm

Năm 1915 – Năm thứ hai của cuộc chiến

Kể từ khi Thế chiến I bùng nổ vào năm 1914, mặt trận phía Tây nhanh chóng rơi vào thế bế tắc. Các chiến hào kéo dài hàng trăm kilomet, từ Biển Bắc đến biên giới Thụy Sĩ, chia cắt chiến trường thành hai phe giằng co dai dẳng. Những đợt tấn công trực diện liên tục diễn ra nhưng không mang lại kết quả quyết định. Hàng trăm nghìn người đã bỏ mạng trong những trận chiến ác liệt, chỉ để giành giật từng tấc đất đầy bùn lầy, chằng chịt dây thép gai và xác chết.

Trong bối cảnh đó, vùng đất Ypres, một vị trí trọng yếu thuộc Bỉ, trở thành một chiến trường khốc liệt. Thành phố này nằm trên tuyến phòng thủ quan trọng của phe Hiệp Ước (Pháp, Anh, Bỉ, Canada), ngăn cản bước tiến của quân Đức vào sâu hơn trong lãnh thổ Pháp. Quân Đức, sau nhiều lần tấn công nhưng không thể đột phá, quyết định thử một chiến thuật hoàn toàn mới—một thứ vũ khí chưa từng xuất hiện trong lịch sử chiến tranh: khí độc.

Ý tưởng này được đề xuất bởi Fritz Haber, một nhà hóa học hàng đầu của Đức, người sau này được gọi là "cha đẻ của chiến tranh hóa học". Haber không chỉ là người tiên phong trong việc ứng dụng hóa học vào quân sự, mà còn cùng Carl Bosch phát minh ra quy trình Haber-Bosch, một thứ công nghệ giúp tổng hợp amoniac từ nitơ và hydro. Phát minh này đã cách mạng hóa ngành nông nghiệp, tạo ra nguồn phân bón dồi dào, cứu sống hàng tỷ người khỏi nạn đói. Thế nhưng, trong chiến tranh, chính những phát minh của ông lại là thứ công cụ đã giết hại hàng triệu người với tất cả chỉ vì lòng yêu nước cực đoan, vì giấc mộng về một nước Đức vĩ đại và kiêu hùng.

Lần này, quân Đức quyết định sử dụng khí Clo (Cl₂)—một loại khí độc có màu vàng-xanh, nặng hơn không khí, dễ dàng tràn xuống những vùng đất thấp như chiến hào. Khi hít phải, Clo lập tức phản ứng với hơi ẩm trong phổi và nước bọt, tạo thành axit hydrochloric, ăn mòn niêm mạc, gây bỏng rát dữ dội ở mắt, họng và đường hô hấp. Nạn nhân sẽ ho sặc sụa, cổ họng bỏng rát như bị thiêu đốt, phổi tràn ngập dịch nhầy, dần dần ngạt thở đến chết trong đau đớn cùng cực. Đây chính là thứ vũ khí chết chóc mà quân Đức tin rằng sẽ thay đổi cục diện cuộc chiến.

--

Trận Ypres lần thứ hai – Vài ngày trước trận chiến.

Sự chuẩn bị của quân Đức.

Những ngày trước trận đánh, không một ai trong hàng ngũ quân đội Hiệp Ước có thể ngờ rằng họ sắp đối mặt với một trong những cơn ác mộng kinh hoàng nhất lịch sử chiến tranh hiện đại. Khi ánh hoàng hôn cuối ngày buông xuống vùng Flanders, giữa những dải chiến hào đẫm bùn đất và xác người, quân Đức đang âm thầm chuẩn bị cho một đòn tấn công chưa từng có tiền lệ.

Trên một đoạn chiến tuyến dài 6,5 km, hơn 5.730 bình khí Clo—tương đương 229,2 tấn chất độc đang được bí mật triển khai bí mật. Chúng không phải là những quả đạn pháo có thể nổ tung trên không trung hay những viên đạn có thể xuyên thủng lớp thép bảo vệ. Không một tiếng động nào vang lên khi chúng được đặt vào các hố nhỏ trong vùng No Man’s Land—vùng đất hoang vắng nằm giữa hai chiến tuyến, nơi không ai thực sự kiểm soát.

Các sĩ quan Đức không vội vàng. Họ giám sát từng binh sĩ, ra lệnh điều chỉnh vị trí của các bình chứa với sự chính xác lạnh lùng của một toán thợ máy đang tinh chỉnh một cỗ máy giết người. Tất cả được sắp đặt một cách hoàn hảo để khi van được mở, khí độc sẽ nhanh chóng lan rộng, tràn vào chiến hào quân Hiệp Ước như một cơn sóng tử thần.

Và trong khi quân Đức đang tiến hành kế hoạch của mình, từ phía bên kia chiến tuyến, một số binh sĩ phe Hiệp Ước đã bắt đầu nhận ra những dấu hiệu bất thường.

---

Những cảnh báo bị bỏ qua

Chiến tuyến phía Tây, mùa xuân năm 1915.

Những trận pháo kích dữ dội, vốn là một phần không thể thiếu của chiến tranh chiến hào, đột ngột giảm đi một cách đáng ngờ. Từ trước đến nay, mỗi cuộc tấn công lớn của quân Đức đều được mở màn bằng hàng loạt đợt pháo kích dữ dội, nghiền nát chiến hào đối phương trước khi bộ binh tràn lên. Nhưng lần này, không có một loạt đạn pháo nào xé toạc bầu trời.

Những toán tuần tra của quân Hiệp Ước vẫn lặng lẽ quan sát kẻ địch, nhưng không thấy dấu hiệu của một cuộc tấn công quy mô lớn. Không có sự điều động binh lính như thường lệ, không có những đoàn xe tiếp tế ồ ạt di chuyển. Thay vào đó, lính Đức đang thực hiện những điều kỳ lạ—một điều mà không ai trong số những người lính Anh, Pháp  từng chứng kiến trước đây.

Những báo cáo lẻ tẻ từ tiền tuyến bắt đầu xuất hiện.

Binh nhất William Carter, Quân đoàn II Anh:

> "Người Đức hôm nay khác lắm. Họ không tấn công như thường lệ. Tôi thấy họ di chuyển dọc theo chiến hào, kiểm tra từng vật thể giống như những chiếc bình kim loại lớn. Họ rất thận trọng, cứ như thể đang xử lý thứ gì đó vô cùng nguy hiểm"

Binh nhì Thomas McGregor, Lữ đoàn 2 của Sư đoàn Canada số 1:

> "Tôi thề là tôi đã thấy một số lính Đức đeo những chiếc mặt nạ kỳ lạ. Chúng không giống mặt nạ chống khói thông thường. Họ đứng quanh những bình chứa lớn và thao tác trên đó một cách cẩn trọng, cứ như thể chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể khiến mọi thứ phát nổ"

Lính Pháp, người Algeria thuộc Sư đoàn Bắc Phi (45e Division Algérienne):

> "Tôi đã nhìn thấy những nhóm nhỏ lính Đức tụ tập quanh các bình chứa. Họ mở khóa van, và một thứ gì đó bắt đầu rò rỉ ra ngoài. Tôi lập tức báo cáo lên cấp trên. Nhưng tất cả những gì tôi nhận được là những cái lắc đầu xem thường(...)"

Thậm chí trong số những sĩ quan Hiệp Ước có mặt tại tiền tuyến hôm ấy, có một số người thực sự nhận ra rằng thứ gì đó kinh khủng sắp xảy ra. Một trong số họ là Đại úy Georges Lemaire, một người dày dạn kinh nghiệm với bản năng chiến trường sắc bén. Một người khác là Đại tá Adrien Henry, kẻ luôn hoài nghi về mọi động thái của kẻ thù. Nhưng tiêu biểu nhất, người duy nhất thực sự hiểu được bản chất của cơn ác mộng đang hình thành, chính là Thiếu tá Adrien Maxwell Beauchamp, chỉ huy chiến trường thuộc Sư đoàn 45 Bắc Phi.

Beauchamp không chỉ là một người lính bình thường. Trước khi nhập ngũ, ông từng là một nhà nghiên cứu y học chuyên về các phản ứng hóa học và tác động của chúng lên cơ thể con người. Ông không phải kiểu sĩ quan chỉ biết vung kiếm ra lệnh hay chạy theo những chiến thuật lỗi thời. Ông là một người của khoa học, một người biết rằng bất kỳ điều bất thường nào cũng có thể là một lời cảnh báo về một thảm họa tiềm tàng.

Khi nhận được những báo cáo từ tiền tuyến, từng mảnh ghép rời rạc nhanh chóng được sắp xếp trong đầu Beauchamp. Những chiếc bình kim loại, những người lính Đức mang mặt nạ phòng độc, sự thận trọng đến đáng ngờ của kẻ thù… Chỉ cần một chút suy luận, ông đã hiểu ra thứ đang chờ đợi họ ở phía trước.

Một thứ vũ khí gì đó liên quan đến hóa học chăng!?

Một thứ gì đó chưa từng được sử dụng trước đây. Một thứ gì đó nguy hiểm đến mức người Đức cũng phải dè chừng chính nó.

Không chần chừ, Beauchamp lập tức gửi cảnh báo khẩn cấp lên cấp trên. Trong bản báo cáo, ông nhấn mạnh rằng rất có thể quân Đức đang chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công bằng khí độc, và nếu không có sự chuẩn bị kịp thời, hậu quả sẽ không thể lường trước được. Ông khẩn thiết yêu cầu một cuộc điều tra ngay lập tức, đồng thời đề nghị quân đội triển khai các biện pháp phòng vệ khẩn cấp.

Nhưng…

Không ai lắng nghe.

Những bức điện tín được gửi đi, nhưng không ai trả lời. Những sĩ quan cấp cao, vốn đã quen với chiến tranh theo kiểu cũ, chỉ cười nhạt trước lời cảnh báo của ông. Một số người cho rằng Beauchamp quá đa nghi, rằng ông đang tưởng tượng ra những âm mưu phức tạp chỉ vì vài dấu hiệu nhỏ nhặt. Một số khác thì hoàn toàn phớt lờ, tin rằng người Đức sẽ không bao giờ sử dụng một thứ vũ khí như thế—hoặc nếu có, thì cũng chẳng thể nào gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Họ cười cợt trước nỗi lo lắng của ông.

Họ bỏ qua những cảnh báo.

Và họ không biết rằng họ vừa đưa hàng ngàn người lính vào một cái bẫy khủng khiếp nhất của chiến tranh hiện đại.

Vậy… tại sao những cảnh báo của Beauchamp và các binh sĩ lại bị phớt lờ?

Cuộc tấn công bằng khí độc tại Ypres năm 1915 là một trong những khoảnh khắc kinh hoàng nhất của Thế chiến I. Hàng nghìn binh sĩ đã thiệt mạng trong đau đớn khi khí clo tràn qua chiến hào, biến bầu không khí thành một địa ngục mù mịt và độc hại. Điều đáng nói là đây không phải một cú sốc hoàn toàn bất ngờ—trước đó, đã có nhiều dấu hiệu cảnh báo từ các binh sĩ ở tiền tuyến, đặc biệt là Beauchamp, một sĩ quan cảnh báo về các hành động bất thường của quân Đức.

Tuy nhiên, những lời cảnh báo ấy đã bị phớt lờ một cách đáng tiếc, dẫn đến một thảm họa kinh hoàng mà lẽ ra có thể giảm thiểu được. Vì sao? Câu trả lời nằm ở ba yếu tố chính:

1/ Không ai thực sự tin rằng vũ khí hóa học có thể trở thành hiện thực, phần vì sự hoài nghi, phần vì tư duy bảo thủ của những người lãnh đạo.

Trước năm 1915, ý tưởng sử dụng khí độc trong chiến tranh vẫn còn nằm ngoài sức tưởng tượng của hầu hết các tướng lĩnh. Mặc dù trước đó đã có những hiệp ước quốc tế, điển hình là Tuyên bố Hague năm 1899, cấm sử dụng vũ khí hóa học, nhưng giới quân sự thời bấy giờ vẫn tin rằng không ai dám phá vỡ điều cấm kỵ này. Trong mắt họ, chiến tranh vẫn là cuộc đối đầu của súng đạn, pháo binh và kỵ binh—một trận chiến giữa những người lính thực thụ, chứ không phải nơi dành cho những "thủ đoạn phi nhân tính".

Dù trong giới khoa học quân sự đã từng có những thảo luận về khả năng triển khai khí độc làm vũ khí chiến lược, nhưng đó chỉ là những giả thuyết mang tính lý thuyết. Không có tiền lệ nào trong chiến tranh hiện đại về một cuộc tấn công bằng khí độc, khiến nhiều sĩ quan cấp cao xem đây là nỗi sợ hãi vô căn cứ hơn là một mối đe dọa thực sự. Họ cho rằng việc triển khai vũ khí hóa học trên chiến trường quy mô lớn là bất khả thi—quá rủi ro, quá khó kiểm soát và cũng không mang lại hiệu quả chiến thuật rõ rệt.

Chính vì vậy, khi trung úy Beauchamp cùng một số binh sĩ tiền tuyến báo cáo về những dấu hiệu đáng ngờ—những thùng chứa lạ được quân Đức bố trí dọc chiến tuyến, hay những hành vi bất thường trong các đợt tấn công thì đều bị cấp trên của họ xem đó là sự lo lắng thái quá của những người lính trận.

Một số tướng lĩnh thậm chí còn cười nhạo ý tưởng rằng quân Đức có thể sử dụng khí độc:

> "Khí độc ư? Chúng ta đang sống ở thế kỷ 20, không phải thời Trung Cổ với mấy trò phù thủy man rợ! Các anh định nói rằng đám hóa học gia của chúng nó đã tạo ra một thứ vũ khí thần kỳ có thể thay đổi cả chiến tranh sao? Nếu có thứ vũ khí như thế, chúng ta đã nghe đến nó từ lâu rồi!"

Với họ, ý tưởng một đội quân sử dụng vũ khí hóa học trong chiến tranh hiện đại không khác gì một câu chuyện hoang đường—một nỗi sợ phi lý, một giả thuyết viễn tưởng hơn là một mối nGuy thực sự. Và chính sự chủ quan này đã dẫn đến một trong những cú sốc lớn nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại.

2/ Sự chủ quan và kiêu ngạo chết người của những chỉ huy phe Hiệp Ước

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thảm kịch này chính là sự chủ quan và quan liêu trong bộ máy chỉ huy của quân đội Hiệp Ước. Những tướng lĩnh ngồi trong sở chỉ huy ở hậu phương, cách xa chiến tuyến hàng chục dặm, không trực tiếp đối diện với thực tế khốc liệt của chiến trường. Họ không ngửi thấy mùi thuốc súng, không nghe tiếng pháo rền vang trên đầu, cũng không thấy những người lính của mình ngày ngày giẫm trên bùn lầy lạnh ngắt, nơm nớp lo sợ từng phút từng giây. Họ nhìn chiến tranh qua những báo cáo khô khan, qua những bản đồ chiến lược, và bằng một tư duy cứng nhắc đến mức tàn nhẫn.

Khi nhận được những báo cáo đầu tiên về những hoạt động bất thường từ quân Đức, trong đó có cả cảnh báo từ Thiếu tá Beauchamp rằng kẻ địch có thể đang chuẩn bị sử dụng một loại vũ khí mới—một thứ có thể vô hình nhưng chết chóc hơn cả súng đạn—họ không những phớt lờ mà còn chế nhạo nỗi lo lắng của binh sĩ ngoài tiền tuyến. Một số sĩ quan cấp cao thậm chí còn cười cợt trước những cảnh báo đó, cho rằng đó chỉ là những lời đồn nhảm nhí từ những người lính bị ám ảnh bởi cuộc sống nơi chiến hào.

> "Chúng ta đang chiến đấu với quân đội Đức, không phải phù thủy thời Trung cổ!" – một tướng lĩnh cao cấp đã bật cười khi đọc báo cáo.

> "Mấy anh lính nơi tiền tuyến có vẻ đã tưởng tượng hơi quá rồi đấy! Chỉ là một đợt pháo kích nữa thôi, chẳng có gì đáng sợ cả(...)"

Sự kiêu ngạo và cố chấp của bộ chỉ huy không dừng lại ở đó. Họ không chỉ bác bỏ những cảnh báo, mà còn ra lệnh cho binh sĩ giữ vững vị trí, không được phép rút lui. Đối với họ, sự hoảng loạn là một điều còn nguy hiểm hơn bất cứ loại vũ khí nào của kẻ địch. Họ tin rằng quân Đức chỉ đang thực hiện một chiến thuật tâm lý rẻ tiền, cố tình tung tin đồn để làm lung lay tinh thần của lính Hiệp Ước.

> "Không có gì phải lo cả! Đức đang muốn làm các anh sợ hãi thôi! Giữ vững chiến hào, đừng hoảng loạn vì mấy tin đồn vô căn cứ!"

Nhưng họ đã sai. Một sai lầm chết người.

Bộ máy quan liêu cồng kềnh của quân đội Hiệp Ước cũng góp phần khiến cảnh báo bị phớt lờ. Những thông tin từ tiền tuyến phải đi qua quá nhiều Cấp bậc chỉ huy trước khi đến được những người có quyền ra quyết định thực sự. Mỗi một báo cáo gửi lên đều bị trì hoãn, mỗi một mệnh lệnh ban xuống đều mất hàng giờ, thậm chí hàng ngày mới đến được tay người lính ngoài chiến hào. Khi những sĩ quan cấp cao cuối cùng bắt đầu nhận ra có điều gì đó không ổn, thì đã quá muộn.

Những đám mây khí clo đầu tiên đã tràn vào chiến hào.

Binh sĩ Hiệp Ước ban đầu không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Họ nhìn thấy một màn sương mờ màu vàng xanh nhạt trôi lững lờ trên mặt đất, nặng hơn không khí, chậm rãi lan đến từng góc chiến hào. Một số người nghĩ rằng đó chỉ là khói từ những quả pháo sáng hay đạn cháy của quân Đức. Nhưng chỉ trong vài giây, họ cảm thấy bỏng rát nơi cổ họng. Một cơn ho khan bật ra từ những lá phổi đau đớn, rồi nhanh chóng biến thành những tiếng ho sặc sụa.

Những người lính bắt đầu ngã xuống, tay ôm lấy cổ họng trong tuyệt vọng, mặt mũi méo xệch vì đau đớn. Họ cố gắng hít thở, nhưng thay vì không khí, chỉ có khí clo tràn vào phổi họ, phá hủy từng tế bào, biến từng hơi thở thành cực hình.

Những ai may mắn hơn thì kịp nhận ra mình phải tháo chạy. Nhưng chạy đi đâu? Khí độc tràn qua chiến hào, len lỏi vào từng góc nhỏ, không chừa bất cứ ai. Một số binh sĩ hoảng loạn cố trèo qua bờ chiến hào để thoát thân, chỉ để bị lính bắn tỉa của Đức hạ gục ngay khi vừa ló đầu lên. Một số khác cố bịt miệng bằng khăn tay, nhưng không ai được hướng dẫn cách đối phó với loại vũ khí này. Họ không biết rằng nước tiểu có thể trung hòa một phần khí clo. Họ không biết rằng mình cần di chuyển đến nơi cao hơn, vì khí độc nặng hơn không khí và sẽ lắng xuống những vùng thấp.

Không ai dạy họ điều đó.

Họ chỉ biết rằng mình đang chết dần.

Khi những báo cáo cuối cùng về thảm kịch này đến được Bộ Chỉ huy, những tướng lĩnh ngồi ở hậu phương mới tái mặt nhận ra sai lầm của mình. Nhưng lúc này, những người lính ngoài kia đã không còn hơi thở để trách móc họ nữa.

Không ai trong bộ chỉ huy Hiệp Ước bị trừng phạt vì sự tắc trách này. Không ai chịu trách nhiệm cho hàng ngàn cái chết thảm khốc ngày hôm đó.

Chỉ có những chiến hào phủ đầy xác chết. Và những bóng ma không lời oán trách, trôi lững lờ cùng những cơn gió mang theo mùi clo, mãi mãi nhắc nhở về sự ngu xuẩn và tàn nhẫn của chiến tranh.

3/ Thiếu sự chuẩn bị và trang bị phòng vệ – Bi kịch của sự chủ quan

Ngay cả khi một số sĩ quan và chuyên gia đã cảnh báo về khả năng vũ khí hóa học được sử dụng, quân đội Hiệp Ước vẫn hoàn toàn không có biện pháp đối phó. Niềm tin mù quáng vào các quy ước chiến tranh, sự chủ quan của Bộ Chỉ huy, và thiếu thốn trang thiết bị phòng vệ đã biến hàng ngàn binh sĩ trở thành nạn nhân vô phương chống cự.

1. Không có mặt nạ phòng độc – Lớp bảo vệ tối thiểu cũng không tồn tại

Khi làn sương màu vàng-xanh bắt đầu len lỏi vào chiến hào, những người lính Hiệp Ước ban đầu chỉ nghĩ rằng đó là một loại khói ngụy trang hay hơi sương bình thường. Nhưng chỉ vài giây sau, họ bắt đầu cảm thấy ngứa rát ở cổ họng, cơn ho dữ dội kéo đến, mắt bỏng rát như có hàng ngàn mũi kim đâm vào.

Không ai có mặt nạ phòng độc. Một số người tuyệt vọng nhúng khăn tay vào nước rồi bịt miệng, hy vọng có thể lọc được phần nào khí độc, nhưng điều đó chẳng khác gì chống lại một cơn sóng thần bằng một tấm khiên gỗ mỏng manh. Những người khác cố gắng nín thở và chạy thoát, nhưng khí độc tràn lan nhanh hơn bất kỳ ai có thể di chuyển. Họ ngã quỵ ngay trong chiến hào, bàn tay bấu víu vào cổ họng như muốn xé toạc lồng ngực để tìm kiếm chút không khí trong lành.

2. Không có quy trình phản ứng khẩn cấp – Hỗn loạn và tuyệt vọng

Bộ Chỉ huy quân đội Hiệp Ước chưa từng xây dựng bất kỳ kế hoạch thoát hiểm nào cho một cuộc tấn công bằng khí độc. Họ không tin rằng quân Đức sẽ phá vỡ các quy tắc chiến tranh, và cái giá phải trả cho sự ngây thơ đó là sự hỗn loạn tột cùng khi cuộc tấn công diễn ra.

Không có còi báo động, không có chỉ huy ra lệnh rút lui, không có khu vực trú ẩn an toàn. Khi khí clo tràn qua, mỗi người lính buộc phải tự tìm cách sinh tồn. Một số người cố gắng chạy về phía sau, nhưng khí độc nặng hơn không khí, nó len lỏi xuống mọi ngóc ngách của chiến hào và theo sát từng bước chân họ. Những người khác tuyệt vọng tìm kiếm bất cứ thứ gì có thể bịt mũi, nhưng ngay cả những chiếc khăn tay nhúng nước cũng chỉ giúp họ kéo dài sự sống thêm vài giây trước khi cơn ngạt thở trở nên không thể chịu đựng nổi.

Một người lính sống sót sau trận chiến đã kể lại:

> "Tôi thấy bạn tôi ngã xuống ngay trước mặt. Anh ta quằn quại, mặt tím tái, miệng sùi bọt. Tôi cố kéo anh ta chạy, nhưng chỉ được vài bước, mắt tôi mờ đi, phổi tôi như bị một bàn tay vô hình bóp chặt. Tôi không thể hít vào, cũng không thể thở ra. Tôi cảm thấy như mình đang chết chìm trong chính lồng ngực của mình"

3. Không có sự huấn luyện để nhận diện khí độc – Cái chết đến trước khi kịp hiểu chuyện gì xảy ra

Trước trận Ypres năm 1915, không ai trong lực lượng Hiệp Ước từng đối mặt với vũ khí hóa học trên chiến trường. Họ đã quen với pháo kích, súng máy, lưỡi lê—những thứ có thể nhìn thấy, nghe thấy và né tránh. Nhưng thứ sắp ập đến không có hình dạng rõ ràng, không tạo ra tiếng động báo trước. Nó chỉ là một làn sương mỏng manh, lặng lẽ trườn qua bãi chiến trường, gần như vô hình trong ánh chiều tà.

Ban đầu, nhiều binh sĩ Hiệp Ước chỉ nhận thấy một mùi lạ thoang thoảng trong không khí—hơi ngọt, hơi cay, không rõ rệt đến mức khiến họ hoảng sợ. Một số người tò mò ngẩng lên khỏi chiến hào, nhìn làn khí xanh-vàng lững lờ trôi tới. Họ không chạy, không hét lên cảnh báo, không phản ứng. Không ai từng nói với họ rằng cái chết có thể đến dưới hình dạng như thế này.

Những người lính đầu tiên hít phải khí độc ngay lập tức cảm thấy một cơn rát bỏng trong cổ họng. Một cơn ho bất chợt bùng lên, sâu đến mức như thể đang xé nát phổi họ từ bên trong. Mắt họ đỏ ngầu, cay xè, nước mắt giàn giụa, tầm nhìn trở nên nhòe nhoẹt. Nhưng ngay cả lúc ấy, họ vẫn chưa hiểu điều gì đang xảy ra.

Rồi cơn ho trở nên dữ dội hơn. Những người lính bắt đầu ngã quỵ, hai tay ôm chặt cổ họng, cố gắng thở nhưng chỉ hít vào thêm tử thần. Phổi họ ngập tràn chất lỏng, mỗi hơi thở giống như một con dao cắt sâu vào lồng ngực. Một số người vùng vẫy trong hoảng loạn, cố gắng bò ra khỏi chiến hào, nhưng khí độc lan nhanh hơn bất kỳ ai có thể chạy.

Chỉ khi cơ thể họ co giật, miệng sùi bọt trắng, đôi mắt dại đi vì thiếu oxy, họ mới nhận ra: đây không phải là một đợt pháo kích, không phải là một cuộc tấn công thông thường—mà là một thứ vũ khí chưa từng thấy trước đây. Nhưng lúc ấy, đã quá muộn.

Binh sĩ Hiệp Ước chết trong đau đớn, còn Quân Đức gần như không tổn thất.

Trong khi những người lính Hiệp Ước tuyệt vọng chống chọi với cái chết, quân Đức vẫn đứng vững. Họ không vội vàng lao lên, không nổ súng bừa bãi. Họ chỉ quan sát từ xa, qua lớp kính bảo hộ của những chiếc mặt nạ phòng độc sơ khai—đơn giản nhưng hiệu quả, đủ để bảo vệ họ khỏi thứ Vũ khí chết người mà chính họ đã triển khai.

Họ đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Các nhà khoa học Đức không chỉ nghiên cứu cách giải phóng khí độc sao cho hiệu quả nhất mà còn tính toán chính xác hướng gió, tốc độ lan tỏa, và thời gian tác động. Họ biết rằng đối thủ của họ không có bất kỳ biện pháp phòng vệ nào. Và họ đã đúng.

Binh sĩ Hiệp Ước chết trong đau đớn, còn Quân Đức gần như không tổn thất.

Trong khi những người lính Hiệp Ước tuyệt vọng chống chọi với cái chết, quân Đức vẫn đứng vững. Họ không vội vàng lao lên, không nổ súng bừa bãi. Họ chỉ quan sát từ xa, qua lớp kính bảo hộ của những chiếc mặt nạ phòng độc sơ khai—đơn giản nhưng hiệu quả, đủ để bảo vệ họ khỏi thứ Vũ khí chết người mà chính họ đã triển khai.

Họ đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Các nhà khoa học Đức không chỉ nghiên cứu cách giải phóng khí độc sao cho hiệu quả nhất mà còn tính toán chính xác hướng gió, tốc độ lan tỏa, và thời gian tác động. Họ biết rằng đối thủ của họ không có bất kỳ biện pháp phòng vệ nào. Và họ đã đúng.

Binh sĩ Hiệp Ước chết trong đau đớn, còn Quân Đức gần như không tổn thất.

Trong khi những người lính Hiệp Ước tuyệt vọng chống chọi với cái chết, quân Đức vẫn đứng vững. Họ không vội vàng lao lên, không nổ súng bừa bãi. Họ chỉ quan sát từ xa, qua lớp kính bảo hộ của những chiếc mặt nạ phòng độc sơ khai—đơn giản nhưng hiệu quả, đủ để bảo vệ họ khỏi thứ Vũ khí chết người mà chính họ đã triển khai.

Họ đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Các nhà khoa học Đức không chỉ nghiên cứu cách giải phóng khí độc sao cho hiệu quả nhất mà còn tính toán chính xác hướng gió, tốc độ lan tỏa, và thời gian tác động. Họ biết rằng đối thủ của họ không có bất kỳ biện pháp phòng vệ nào. Và họ đã đúng.

Binh sĩ Hiệp Ước lần lượt gục xuống. Một số người vật vã trên mặt đất, co giật trong những cơn đau thấu tận tủy. Một số khác quỳ sụp trong chiến hào, gương mặt méo mó, đôi mắt tràn ngập tuyệt vọng khi họ cố gắng hớp lấy từng ngụm không khí cuối cùng. Những kẻ mạnh hơn thì cào xé cổ họng mình, như thể làm vậy có thể giải thoát họ khỏi nỗi đau đang thiêu đốt bên trong.

Hàng ngàn người chết chỉ trong vài phút, mà không một viên đạn nào cần được bắn ra. Khi làn khí mờ nhạt tan dần, những chiến hào trước đó đầy ắp binh sĩ giờ đây chỉ còn lại những thi thể xám ngắt, bất động.

Một sĩ quan Đức đã viết trong nhật ký của mình:

> "Chúng tôi nhìn thấy họ vật vã trên mặt đất, những cơ thể run rẩy, miệng mở to như đang tìm kiếm không khí. Nhưng họ chỉ hít vào cái chết. Một số cố gắng bò đi, nhưng chẳng bao lâu sau, họ không còn cử động nữa. Chúng tôi không cần nổ một phát súng nào, và chiến hào của họ thuộc về chúng tôi"

Trận Ypres không chỉ đánh dấu lần đầu tiên vũ khí hóa học được sử dụng trên chiến trường, mà còn là một lời cảnh báo khủng khiếp: Chiến tranh đã bước sang một thời đại mới—thời đại mà kẻ chiến thắng không nhất thiết là kẻ có nhiều súng hơn, mà là kẻ biết khai thác sự sợ hãi và thiếu chuẩn bị của đối thủ.

 ---

Sự Tuyệt Vọng của Beauchamp

Ngày 21 tháng 2 năm 1915

24 giờ trước khi thảm kịch bắt đầu

Beauchamp siết chặt nắm tay đến mức các khớp ngón trắng bệch. Đôi mắt ông tối sầm khi nhìn ra chiến trường hoang tàn trải dài trước mặt. Làn sương mờ lơ lửng, những thân xác ngã xuống giữa bùn đất, và đâu đó, tiếng gió hú qua những chiến hào trống rỗng như lời thì thầm của tử thần.

Ông biết điều này sẽ xảy ra.

Ông đã cảnh báo họ.

Đã trình bày bằng chứng.

Đã nài nỉ, thậm chí gào thét trong tuyệt vọng.

Nhưng không ai lắng nghe.

Họ cười nhạo ông. Họ bảo ông lo lắng thái quá, rằng ông chỉ là một bác sĩ—một kẻ chẳng biết gì về chiến tranh thực thụ. Họ gọi ông là kẻ bi quan, một tên hèn nhát chỉ biết gieo rắc hoang mang giữa hàng ngũ. Họ không tin khi ông nói quân Đức đã tìm ra cách triển khai khí Clo trên quy mô lớn.

Họ bảo rằng chiến tranh vẫn có luật lệ.

Rằng ngay cả kẻ thù cũng sẽ không hèn hạ đến mức dùng đến loại vũ khí vô nhân tính ấy.

Nhưng Beauchamp biết rõ.

Trong chiến tranh, không có gì gọi là "đê tiện".

Chỉ có kẻ sống sót và kẻ bị giết chết.

Và ông cũng biết cái giá phải trả cho sự ngu ngốc.

Nỗi ám ảnh cũ tràn về

Mùi Clo ấy...

Hăng hắc.

Ngọt dịu.

Quá yếu ớt để cảnh báo ngay lập tức, nhưng chỉ vài phút sau—

Cái chết sẽ đến.

Ông đã ngửi thấy nó trước đây.

Cô gái ấy—người con gái mà ông yêu thương nhất—nằm đó, vật vã trong cơn co giật dữ dội. Đôi môi cô tím tái, những ngón tay quờ quạng tuyệt vọng trên sàn phòng thí nghiệm lạnh lẽo. Đôi mắt cô mở to, trân trối nhìn ông, như muốn hỏi:

"Tại sao?"

Và ông đã không có câu trả lời.

Ông sống sót.

Sống sót để bị ám ảnh bởi những ký ức đó từng ngày, từng đêm.

Và giờ đây, bi kịch lại sắp diễn ra trước mắt ông.

Nhưng lần này, không phải một người.

Không phải vài chục hay vài trăm, như lần phe Hiệp Ước thử nghiệm loại vũ khí này trong bí mật.

Mà là hàng nghìn sinh mạng.

Beauchamp nghiến răng, xoay người lại.

Xung quanh ông, những người lính trẻ—những chàng trai vừa bước qua ngưỡng cửa trưởng thành, quá non nớt để hiểu hết sự khốc liệt của chiến tranh—đang cười nói với nhau, giỡn hớt, hút thuốc, bàn tán về những cô gái họ sẽ trở về gặp sau chiến thắng.

Họ không nhận ra.

Họ không biết tử thần đang ẩn mình trong màn đêm tĩnh mịch này.

Nhưng ông thì biết.

Rồi một cơn gió nhẹ thoảng qua, mang theo mùi hăng hắc nhàn nhạt.

Mùi của cái chết.

Toàn thân Beauchamp như đông cứng lại. Một cơn ớn lạnh bò dọc sống lưng, như thể một bàn tay vô hình vừa siết chặt lấy cổ ông, khiến từng hơi thở trở nên gấp gáp và khó khăn hơn.

Mùi hăng...?

Một thứ mùi rất giống với mùi thuốc tẩy nồng nặc len lỏi trong không khí, thoang thoảng lúc đầu, nhưng càng lúc càng rõ rệt. Nó bám vào từng thớ vải trên bộ quân phục của ông, len vào mũi, làm cay xè hai mắt. Ở đây sao lại có thứ mùi này!? Đây đâu phải phòng thí nghiệm!?

Beauchamp khẽ cau mày, đầu óc nhanh chóng lật lại những ký ức cũ. Cái thứ khí đó... nó cay nồng, xộc thẳng vào phổi, thiêu đốt cổ họng như một ngọn lửa vô hình. Một cảm giác quen thuộc đến kinh hoàng, như một con ác quỷ từ quá khứ vừa thì thầm bên tai ông.

Khí... Khí clo ư!?

Tim ông hẫng một nhịp. Cổ họng ông khô rát, như thể ngay khoảnh khắc nhận ra sự thật cũng là lúc chất độc bắt đầu gặm nhấm ông từ bên trong. Không còn nghi ngờ gì nữa—quân Đức thực sự sẽ sử dụng nó.

Không còn thời gian nữa rồi.

Nỗi kinh hoàng quét qua tâm trí ông như một cơn bão. Trong đầu ông, những hình ảnh về  những người lính sẽ giãy giụa, ho sặc sụa, gục ngã giữa làn khói màu xanh lục mờ ảo chợt hiện lên. Một viễn cảnh địa ngục mà ông đã từng chứng kiến với người ông yêu nhất và sắp sửa xảy ra lần nữa nhưng với một số lượng vô cùng khủng khiếp.

Beauchamp nghiến chặt răng, bàn tay siết chặt khẩu súng, các khớp ngón tay trắng bệch. Ông không thể để điều đó xảy ra. Không phải lần này.

Ông phải hành động ngay lập tức.

"NGHE ĐÂY!"

Giọng ông vang lên, đanh thép, cắt ngang không khí.

Những người lính giật mình quay lại. Một số nhíu mày khó chịu vì bị làm phiền, một số mang vẻ hoài nghi, nhưng ít nhất, họ đã lắng nghe.

"Chúng ta có thể không có mặt nạ phòng độc, nhưng vẫn còn cách để sống sót!"

Beauchamp cúi xuống, nhặt một mảnh vải vụn trên mặt đất, rồi giơ cao lên.

"Thu thập bất cứ thứ gì có thể che mũi và miệng—băng gạc, quần áo cũ, giẻ lau, bất cứ thứ gì cũng được!"

Ông quét mắt qua họ, ánh nhìn sắc bén như muốn khắc sâu từng lời vào tâm trí từng người.

"Nhưng chỉ vậy là chưa đủ."

Vài ánh mắt nghi hoặc. Một số lính châu đầu vào nhau, thì thầm điều gì đó.

"Hãy nhúng chúng vào nước sạch!" Beauchamp tiếp tục, giọng trầm xuống nhưng đầy cương quyết. "Nếu không có nước, hãy dùng bất cứ chất lỏng nào có thể tìm thấy—kể cả nước tiểu của chính các cậu!"

Vài người nhăn mặt, một số rùng mình ghê tởm. Một kẻ bật cười chế giễu.

"Chúng ta đang ở giữa chiến tranh đấy, bác sĩ." Một người lính cười khẩy. "Ông bảo chúng tôi tè lên quần áo mình à?"

Beauchamp không cười.

Ông bước thẳng đến chỗ người lính vừa lên tiếng, nhìn thẳng vào mắt cậu ta.

"Thế cậu có muốn chết không? Tôi hỏi cậu thật đấy!?"

Nụ cười trên môi cậu ta chợt tắt.

"Ammoniac trong nước tiểu sẽ giúp trung hòa một phần khí Clo," Beauchamp nói, giọng rành rọt. "Dù không hoàn hảo, nhưng đó là cơ hội sống duy nhất của cậu hiện tại đấy!"

Cậu ta nuốt khan.

"Và một điều nữa" Beauchamp nói, quay sang tất cả bọn họ "Đừng bao giờ cúi thấp người xuống khi xảy ra điều ấy!"

Không khí như đông cứng lại.

"Khí Clo nặng hơn không khí 2,5 lần" ông nhìn từng người trong họ, giọng nghiêm nghị hơn bao giờ hết. "Nó sẽ lơ lửng sát mặt đất. Nếu các cậu vô tình ngã xuống, nếu các cậu vô tình quỵ xuống sàn…"

Ông dừng lại, ánh mắt sắc như dao.

"…các cậu sẽ không bao giờ đứng dậy được nữa đâu"

Không ai nói gì.

Không còn tiếng cười nhạo. Không còn những ánh mắt chế giễu.

Nhưng đa số vẫn đứng yên.

Không ai vội vã làm theo lời ông.

Không ai thực sự tin ông.

Một giọng nói khẽ vang lên trong đám đông, đầy chế giễu.

"Mẹ kiếp, ông này hài phết! Pháo kích riết rồi điên mẹ luôn rồi…"

Vài người bật cười nhỏ, rồi dần lớn hơn. Một kẻ vỗ nhẹ lên vai đồng đội, nhếch mép.

"Nghe này, nếu tụi Đức định dùng thứ vũ khí quái quỷ đó thật, thì có lẽ chúng nó cũng sẽ chết sạch trước khi giết được ai!"

"Đúng đấy!" Một người khác cười hả hê. "Bọn khốn đó cũng có phổi mà, đúng không? Hay là chúng nó là lũ bò sát không cần thở?"

"Chắc chỉ có kẻ điên mới tin lời ông ta!" Một người nhún vai, giọng mỉa mai.

"Ha! Ông ấy mà làm gã hề sau chiến tranh chắc tôi sẽ là khách quen đầu tiên!"

"Chuẩn đấy! Thế này thì khi thắng Đức mọi rợ , mạn di ấy xong là chúng ta có thể mở gánh xiếc rồi!"

"Haha! Đúng, đúng đấy "

Cả nhóm phá lên cười. Tiếng cười rộn rã vang vọng giữa chiến hào như một khúc nhạc chế giễu giữa bãi bùn và xác chết.

Beauchamp thở dài.

Họ không tin ông.

Không sao.

Ông đã quen với điều đó.

Họ vẫn còn cười, vẫn còn hả hê. Một số tiếp tục rít thuốc, hả hê bàn luận về những người phụ nữ họ sẽ gặp sau chiến thắng. Với họ, chiến tranh vẫn chỉ là một trò chơi, một bài kiểm tra lòng dũng cảm.

Nhưng khi màn sương xanh vàng bắt đầu lặng lẽ trườn đến từ phía chân trời…

Khi cơn gió đầu tiên mang theo mùi hăng hắc len lỏi qua chiến hào…

Họ sẽ hiểu.

Lúc ấy, sẽ không còn thời gian để do dự nữa.

Beauchamp siết chặt bàn tay, móng tay cắm sâu vào da thịt.

Ông đã cố cảnh báo họ hết sức có thể rồi.

Nhưng hầu như không ai tin ông cả.

Và bây giờ, thời gian đã cạn.

 ---

"Beauchamp... ông nói đúng... đáng lẽ ra chúng tôi nên nghe lời ông từ lúc đầu..."

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro