Chủ đề 2 : Chi phí của 1 thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó

Con luôn phải đối mặt với sự đánh đổi, nên ra quyết định đòi hỏi phải so sánh chi phí và ích lợi của các đường lối hành động khác nhau. Nếu phải sử dụng 1 nguồn lực khan hiếm để thoả mãn nhu cầu này là sẽ mất đi cơ hội để có đc sự thoả mãn do 1 trong các cơ hội khác bị bỏ qua mang lại. Đây chính là cơ sở để xác định 1 loại chi phí dc gọi là chi phí cơ hội  

Chi phí cơ hội = chi phí hiện + chi phí ẩn

Chi phí cơ hội của 1 thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó . Chi phí cơ hội là 1 khái niệm hữu ích dc sử dụng trong lý thuyết lựa chọn . Nó đc vận dụng rất thường và rộng rãi trong đời sống kinh tế . chi phí cơ hội dựa trên cơ sở là nguồn lực khan hiếm nên buộc c.ta phải thưc hiện sự lựa chọn . Lựa chọn tức là thực hiện sự đánh đổi để nhận dc 1 lợi ích nào đó buộc c.ta phải đánh đôi hoặc từ bỏ 1 chi phí nhất định cho nó . Như vậy chi phí cơ hội của 1 phương án dc lựa chọn là giá trị của phương án tốt nhất bị bỏ qua khi thực hiện sự lựa chọn đó . Do quy luật về sự khan hiếm nên luôn tồn tại những sự đánh đổi khi thực hiện các sự lựa chọn . hay nói cách khác chi phí cơ hội luôn tồn tại .

Đối với chính phủ thì như ta đã biết mục đích là tối đa hoá lợi ích phúc lợi mà trong đó các nguồn lực thì khan hiếm có giới hạn do đó chính phủ cũng phải luôn đứg trc nhiều sự quyết định các chính sách sao cho phù hợp mà lợi ích dòng là cao nhất

VD: ngày 7/11/2006. nc ta chính thức đc kết nạp vào WTO, tổ chức Thương Mại đa phương lớn nhất thế giới. Đối với giáo dục điều này sẽ có nhiều thuận lợi, nhưng cũg gặp ko ít khó khăn.

Đối với giáo dục, khi nc ta đã gia nhập WTO sẽ có những thuận lợi, giúp chúng ta nhanh chóng tiếp cận với các nguồn tri thức và thông tin khổng lồ phục vụ cho học tập, nghiên cứu. Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ phát triển giáo dục trên các quy mô, chất lượng, hiệu quả; hệ thống giáo dục xuyên biên giới sẽ tạo điều kiện nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, đa dạng hoá, tạo cho mọi người có nhiều cơ hội học tập; đồng thời có thể tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng tiếp nhận các chuẩn quốc tế; sớm đưa giáo dục nước ta lên trình độ tiên tiến. Giáo dục đang có nhiều thay đổi, nhất là giáo dục đại học, sẽ là cơ hội để GD của nước ta có điều kiện học tập, vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của VN nhằm nâng cao năng lực quản lí và tạo điều kiện cho mọi người hưởng thụ giáo dục.

Tuy nhiên phải nhận thấy rằng, trong quá trình toàn cầu hoá và gia nhập WTO, chúng ta phải đối mặt với nhiều khó khăn. Đó là do trình độ của nền KT và khoa học – kĩ thuật của ta còn thấp, nên ko đủ sức cạnh tranh vs sự thu hút và xâm nhập của GD ĐH các nước; quan trọng hơn là làm thế nào để thực hịên tốt mục tiêu GD, công bằng xã hội trong GD; quyền lợi của ng học có thể bị xâm phạm, bản sắc văn hoá dân tộc và những giá trị truyền thống có thể bị phai nhạt… Đây là cuộc đấu tranh đầy khó khăn và phức tạp.

Đối vs doanh nghiệp thì mục đích các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. do đó họ phải đối mặt vs nhiều sự lựa chọn để đưa ra sự quyết định đúng đắn nhất: SX cái gì? SX cho ai? SX bao nhiêu?... và khi doanh nghiệp lựa chọn phương án nào đó là doanh nghiệp đó phải bỏ đi các chi phí cơ hội để có được những sự lựa chọn, phương án thay thế khác.

VD: một doanh nghiệp SX quần áo, trong giai đoạn đầu khi thành lập đã đứng trước lựa chọn giữa SX những mặt hàng bình dân và SX những mặt hàng đắt tiền vs thương hiệu cao cấp. Như vậy nếu nhà SX quyết định bán sp bình dân thì doanh nghiệp sẽ đáp ứng đc hầu hết cho mọi người tiêu dùng, mọi lứa tuổi nhưng sp của doanh nghiệp sẽ ko có đc sự độc đáo, tạo ra thương hiệu riêng, ko có sức cạnh tranh cao. Như vậy việc lựa chọn SX mặt hàng bình dân hay đắt tiền, thương hiệu cao cấp là doanh nghiệp phải bỏ đi phần chi phí cơ hội mà doanh nghiệp có thể làm đc cho những phương án thay thế khác.

Như vậy ta biết đối vs ng tiêu dùng thì mục đích chính của họ là tối đa hoá lợi ích mà nguồn nhân lực lại có giới hạn trong khi nhu cầu lại là vô hạn do đó họ phải lựa chọn mua sp hoặc dịch vụ này mà họ phải từ bỏ đi cơ hội có thể mua đc những sp hàng hoá, dịch vụ khác.

Ý nghĩa: đây chính là cơ sở để xác định 1 loại chi phí đc gọi là chi phí cơ hội, và chi phí cơ hội của 1 hành động là phương án tốt nhất bị bỏ qua khi sự lựa chọn đó đc thực hiện. Chi phí cơ hội để có thêm 1 lượng hàng hoá, dịch vụ này là số lượng các hàng hoá dịch vụ khác phải giảm đi vs 1 lượng hiện có. Khi phải lựa chọn, thì chúng ta sẽ mất đi 1 loại chi phí đó là chi phí cơ hội chứ ko mất những chi phí hiện vật.

Đang trong độ tuổi này , chúng ta sẽ phải đứng trước những ngã rẽ của cuộc đời, những lựa chọn mà chỉ có chúng ta mới là người có thể đưa ra quyết định. Khi bạn đã phấn đấu,

đã nỗ lực không ngừng, đã học tập, rèn luyện và trau dồi bản thân thì bạn lại càng có nhiều cơ hội để lựa chọn. Đó là những cột mốc, những dấu ấn trong cuộc đời của bạn.

Tôi cũng đã từng có những đêm thao thức, trằn trọc và nghĩ suy cho những lựa chọn cho mình. Mỗi lần ra quyết định là khi ấy bạn phải tính toán để giải bài toán chi phí cơ hội, phải tính toán để lựa chọn được phương án tối ưu. Dù biết, lựa chọn nào cũng mang tính cực cả và đôi khi bạn muốn làm tất cả. Ví như, khi là sinh viên, nghỉ hè bạn sẽ đi mùa hè xanh hay về nhà phụ giúp gia đình, hay ở lại thành phố tranh thủ làm thêm và học Anh văn. Khi học tập bạn sẽ chọn con đường học tập thật “bác học” mày mò trên thư viện, với sách vở, hay sẽ tham gia các hoạt động Đoàn – Hội, các phong trào xã hội, hay sẽ tiến hành đi vào thực tế để có những kỹ năng, những vốn sống, những trải nghiệm. Mùa thi đến, bạn sẽ chọn học hành nghiêm chỉnh hay đi chơi cũng với bạn bè rồi sau đó lựa tìm phương án đối phó. Tốt nghiệp đại học, bạn sẽ phải lựa chọn sẽ học tiếp hay đi làm. Khi đi làm bạn sẽ chọn về quê để xây dựng quê hương, gần với gia đình hay ở lại thành phố với thật nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thử thách. Khi đi làm bạn sẽ chọn một công ty nước ngoài với môi trường làm việc quốc tế, hay làm tại một công ty Việt Nam… Rất rất nhiều những lựa chọn, những ngã rẽ mà bạn phải chọn, có thể mỗi lựa chọn sẽ đưa bạn đến những đích khác nhau hay đó là những con đường vòng cùng dẫn về một “địa điểm” nào đó trong tương lai. Tôi vẫn hay suy nghĩ lạc quan rằng, khi bạn còn có cơ hội để lựa chọn, khi ấy bạn vẫn đang là người chủ động, và cơ hội ấy chỉ đến với những ai biết cố gắng, phấn đấu không ngừng mà thôi.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: #thanh