chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên (tt)
1.6. Một số vòng tuần hoàn của vật chất trong môi trường tự nhiên
1.6.1. Vòng tuần hoàn của nước trong môi trường
Chu trình nước bao gồm việc bốc hơi từ các đại dương, tạo ra dòng chảy mặt , ngầm và kết thúc ở các đại dương. Chu trình nước có vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của Trái Đất ở khía cạnh tạo ra nguồn nước ngọt cho động thực vật và con người, thực hiện sự tái phân bố nhiệt độ bề mặt trái đất, vận động dòng chuyển dịch của không khí và nước trên Trái Đất. Chu trình nước còn tạo điều kiện để thực hiện các chu trình sinh địa hoá khác trên Trái Đất.
1.6.2. Vòng tuần hoàn của cacbon trong môi trường
Dưới đây là chu trình cacbon tự nhiên của Trái Đất bắt đầu từ phản ứng quang hợp của thực vật tạo ra sinh khối và cuối cùng là sự phân hủy xác động thực vật và quá trình hô hấp để tạo ra CO2. Trong môi trường ngoài chu trình cacbon tự nhiên trên còn có chu trình cacbon vô cơ đó chính là quá trình tạo ra CO2 từ phản ứng cháy, quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch cũng như lượng CO2 thoát ra từ lòng đất; núi lửa, đáy ao hồ,...và quá trình hòa tan CO2 vào nước. Trong lịch sử phát triển của Trái Đất, kể từ khi xuất hiện loài người chu trình cacbon trong môi trường có sự thay đổi theo chiều hướng gia tăng CO2 trong khí quyển, giảm sự tích lũy cacbon trong lòng đất. Đó chính là nguyên nhân gây mất cân bằng vòng tuần hoàn sinh địa hóa là nguồn gốc gây ra các biến đổi to lớn trong môi trường (biến đổi khí hậu)
Quang hợp
Sơ đồ chu trình cacbon hữu cơ của Trái Đất
1.6.3. Vòng tuần hoàn của nitơ trong môi trường
Vòng tuần hoàn của nitơ được bắt đầu bằng quá trình cố định nitơ do quá trình vận chuyển của nitơ trong khí quyển, địa quyển, thủy quyển và sinh khối. Việc cố định ni tơ bằng sinh học được giúp đỡ bởi các vi khuẩn sống tự do như vi khuẩn hiếu khí, bán kị khí và yếm khí với những thực vật bậc cao. Việc cố định nitơ bằng phương pháp hóa học do nhu cầu ngày càng tăng về phân đạm đã chuyển hóa một lượng đáng kể lượng nitơ trong khí quyển thành NH3 và các muối amon do đó đã làm tăng nồng độ của các ion NO3-, NO2-, NH4+ trong thủy quyển và nước ngầm. Đồng thời quá trình đốt cháy nhiên liệu cũng thải một lượng đáng kể các hợp chất nito ở dạng khí gây ô nhiễm không khí. Do đó vấn đề môi trường hiện nay làm sao kiểm soát được các dạng tồn tại của nito đảm bảo sự an toàn của môi trường.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro