Apache & MySQL & PHP
Web tĩnh và web động
Trang web tĩnh:
9 Mọi người sử dụng nhận được kết quả
giống nhau.
9 Trang web được viết bằng HTML, chỉ
thay đổi khi có sự thay đổi của người
xây dựng
9 Khả năng tương tác yếu
9 Webserver hoạt động giống 1 file
server.
Trang web động:
9 Mỗi người sử dụng có thể nhận được nội dung
khác nhau phụ thuộc vào kết quả chạy chương
trình.
9 Trang web viết bằng HTML + Ngôn ngữ lập
trình phía server. Có thể được thay đổi bởi
người sử dụng
9 Khả năng tương tác mạnh
Một số công nghệ viết web động
9 Động phía client:
– JavaScript, VBScript được chạy ở client.
–Applet
–Flash
9 Động phía server:
– CGI: Common Gateway Interface
– Java Server Pages
– ASP, ASP.NET: Microsoft
•Viết bằng VBScript, JavaScript chạy phía server.
•Sử dụng web server IIS.
–PHP: Mã nguồn mở
• Ngôn ngữ lập trình PHP, chạy phía server.
• Webserver: Apache, IIS
•Bộ biên dịch: PHP
–Perl
Cài đặt và cấu hình các phần mềm
9 Web server: Chọn 1 trong 2
– IIS (Internet Information Service) – tích hợp trong
Win 2000, XP, 2003, Vista.
– Apache: http://www.apache.org
9 Biên dịch: PHP: http://www.php.net
9 Hệ quản trị CSDL: MySQL www.mysql.com
9 Hỗ trợ quản lý CSDL MySql
– MySql Control
– PHPMyAdmin (web)
– SQL Manager
– Navicat MySQL
9 Hỗ trợ soạn thảo:
– PSpad, Ediplus
– Macromedia Dreamweaver
9 Phần mềm khác:
–Bộ gõ: Unikey, Vietkey bản đầy đủ
– Adobe Photoshop
– Xara3D…
Cài đặt Apache & MySQL & PHP
Giới thiệu Apache
9 Là một WEB Server miễn phí được phát triển theo
chuẩn mã nguồn mở.
9 Apache chạy được trong cả hai môi trường Linux
và Windows.
9 Có thể download phiên bản mới nhất của Apache
tại địa chỉ: http://www.apache.org
9 Các phiên bản 1.x và 2.x (mới nhất) khác nhau
về kiến trúc. Chi tiết xin xem trong feature log.
Để cài đặt Apache trong Windows bằng chương trình cài đặt
tự động, cần download chương trình này về từ website của
Apache. Thông thường những chương trình dạng này sẽ
không hỗ trợ giao thức https.
Quá trình cài đặt sẽ tự động sao chép tất cả các file cần
thiết vào thư mục chỉ định.
Có thể sử dụng chương trình quản lý ở mức dịch vụ để
start, stop, restart, reload Apache hoặc khởi động bằng tay.
Trang PHP đầu tiên
9 Soạn thảo:
–Mở trình soạn thảo gõ nội dung dưới đây
–Ghi lại với tên “CHAO.PHP” trong thư mục gốc của web (Nếu sử dụng
Wamp thì thường là C:\Wamp\www)
Giới thiệu MySQL
Là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu miễn phí được
phát triển theo chuẩn mã nguồn mở.
MySQL chạy được trong cả hai môi trường Linux
và Windows.
Có thể download phiên bản mới nhất của MySQL
tại địa chỉ: http://www.mysql.com
Các phiên bản 3.x, 4x và 5.x (mới nhất) khác
nhau về kiến trúc. Chi tiết xin xem trong feature
log.
Giới thiệu PHP
9 Là một ngôn ngữ lập trình server-side miễn phí được phát
triển theo chuẩn mã nguồn mở. PHP ra đời từ sự viết tắt
của cụm từ Personal Home Page. Nhưng hiện nay PHP được
coi là sự chơi chữ của việc viết tắt đệ quy cụm từ PHP:
Hypertext Preprocessor.
9 PHP chạy được trong cả hai môi trường Linux và Windows.
Có thể download phiên bản mới nhất của PHP tại địa chỉ:
http://www.php.net
9 Các phiên bản 4x và 5.x (mới nhất) khác nhau về kiến trúc.
Chi tiết xin xem trong feature log.
Ngôn ngữ lập trình PHP
Là ngôn ngữ lập trình dạng server-side, vì vậy
PHP ngoài các khả năng của một ngôn ngữ lập
trình thuần túy còn có đầy đủ các chức năng cần
thiết của một CGI chuẩn như: Lấy dữ liệu từ
form, sinh các trang web động, gửi nhận cookie,
hỗ trợ session, thao tác với biến của WEB Server.
PHP cũng có hệ thống thư viện hàm đồ sộ giúp
cho các lập trình viên có nhiều lựa chọn trong
việc sửa dụng PHP để kết nối với nhiều phần
mềm khác nhau như: Oracle, MySQL, ODBC,
LDAP, Mail (SMTP, POP3), COM, .Net…
Cú pháp cơ bản
PHP mỗi khi thông dịch một file sẽ chỉ thi hành những khối
lệnh nằm giữa 2 cặp thẻ <?php và ?>
Mọi ký tự nằm ngoài các cặp thẻ trên đều được giữ nguyên
và thêm vào trong luồng siêu văn bản trả về cho môi
trường bên ngoài theo đúng thứ tự ban đầu.
Nói chung, cú pháp trong PHP được thừa kế từ cú pháp của
C, C++ và Perl. Tuy nhiên, cũng có một số kết hợp và thay
đổi từ các cú pháp gốc tạo ra nét đặc thù riêng cho PHP.
Để tạo ra các kết xuất trả về cho môi trường bên ngoài (trình
duyệt) ta có thể sử dụng các cách sau:
–Viết kết xuất bên ngoài cặp thẻ <?php và ?>
– Dùng lệnh echo hoặc print
Để tạo ra chú thích, có thể dùng cú pháp dạng C như sau:
– // Để chú thích dòng
– /* */ Để chú thích khối
Lệnh của PHP kết thúc bởi dấu chấm phẩy (;) và có thể viết nhiều
lệnh trên một dòng.
Lưu ý không giống C, C++ trình thông dịch của PHP chỉ phân biệt
hoa thường với tên biến, tên hằng. Còn tên hàm (có sẵn hoặc do
người dùng định nghĩa) và từ khóa thì không phân biệt.
Biến
9 Định nghĩa biến
–Biến trong PHP được bắt đầu bởi ký tự $, sau đólàtên biến
được định nghĩa theo văn phạm sau:
[a-zA-Z_\x7f-\xff][a-zA-Z0-9_\x7f-\xff]*
–Tên biến có phân biệt hoa thường. Có thể gán giá trị vào biến
mà không cần khai báo. Nhưng chỉ có thể truy cập nội dung
biến đã có giá trị.
– Để xác định biến tồn tại hay không có thể dùng hàm isset() và
để hủy biến có thể dùng hàm unset()
– Để xác định kiểu hiện tại của biến có thể sử dụng hàm
gettype(), var_dump() hoặc các hàm is_var_type().
9 Phạm vi truy cập biến:
–Biến cục bộ hàm: Chỉ được sử dụng trong thân các hàm do
người dùng định nghĩa
–Biến toàn cục: Được sử dụng bên ngoài thân các hàm do người
dùng định nghĩa. Để truy cập được các biến này trong thân các
hàm, cần phải dùng từ khóa global để khai báo hoặc thông qua
biến mảng siêu toàn cục $GLOBALS.
–Biến siêu toàn cục: Là các biến được định nghĩa trước của PHP
có thể được truy cập tại mọi nơi, mọi ngữ cảnh.
–Biến tĩnh: Được sử dụng như biến tĩnh trong C++. Biến tĩnh có
thể được định nghĩa trong hàm và lớp.
9 Truy cập giá trị biến:
– Để truy cập giá trị biến chỉ cần dùng cú pháp $var_name. Biến
kiểu mảng cần thêm cặp ký tự [ ] để truy cập vào giá trị các
phần tử trong mảng.
– Tuy nhiên trong nhiều trường hợp phải sử dụng thêm cặp
ngoặc nhọn { } hoặc ký tự & để có thể xác định chính xác tên
biến cần truy cập
$a = ‘hello’; $b = ‘every’;
$c = &$b; $d = ‘b’;
echo “$a $bone.”; echo “$a ${b}one.”;
echo “$a {$c}one.”; echo “$a $$d”;
echo “$a {$$d}one.”;echo “$a ${$d}one.”;
9 4.2.4 Biến bên ngoài PHP:
–Biến form: Được truy cập thông qua các biến mảng siêu toàn
cục được định nghĩa trước là $_POST, $_GET, $_COOKIE,
$_REQUEST, $_FILES. Nếu khai báo register_global được bật
trong php.ini thì tự động các biến có tên tương ứng cũng được
tạo ra.
–Biến session: Được truy cập thông qua các biến mảng siêu
toàn cục được định nghĩa trước là $_SESSION.
–Biến server: Được truy cập thông qua các biến mảng siêu toàn
cục được định nghĩa trước là $_SERVER, $_ENV.
Kiểu dữ liệu
9 PHP hỗ trợ nhiều kiểu dữ
liệu phổ thông như các
ngôn ngữ lập trình khác
(được liệt kê bên phải).
9 Trên thực tế, PHP không
định kiểu tuyệt đối cho các
biến mà tùy vào từng ngữ
cảnh, biến sẽ được quyết
định là có kiểu nào tương
ứng.
9 Để ép kiểu có thể dùng cú
pháp như của C hoặc dùng
hàm settype().
9 Kiểu vô hướng
– boolean
–interger
–float
–string
9 Kiểu có cấu trúc
–array
–object
9 Kiểu đặc biệt
–resource
–NULL
9 …
9 Kiểu boolean
–Tập xác định: { true, false }
–Toán tử liên quan:
< > <= >= == != === !=== && || and or xor (bool)
9 Kiểu interger
–Tập giá trị: { (-231) … (231 –1) }
9 Kiểu interger
–Toán tử liên quan:
& | ^ ~ + - * / % ++ -- << >>
&= |= ^= += -= *= /= %= <<= >>= (int)
9 Kiểu float
–Tập xác định: { (-1,8 x 10308) … (1,8 x 10308) }
9 Kiểu float
–Toán tử liên quan: Giống kiểu interger
9 Kiểu string
–Cách xác định
• Đặt trong cặp nháy đơn ‘ ’: Các ký tự giữa hai dấu nháy
đơn được xử lý như văn bản thuần túy, chỉ có duy nhất 1
ký tự metacharacter có hiệu lực là ký tự \
• Đặt trong cặp nháy kép “ ”: Các ký tự giữa hai dấu nháy
kép được tiền xử lý trước khi được coi như một xâu thực
sự.
9 Kiểu string
–Toán tử liên quan: . .= [ ]
9 Kiểu array
–Kiểu array là kiểu có cấu trúc rất mạnh của PHP, nó cho
phép lập trình viên có thể truy cập vào các phần tử
trong mảng thông qua cơ chế chỉ số rất linh hoạt.
–Toán tử liên quan: +
–Vídụ
$arr = array("test" => array(6 => 5, 13 => 9, "a" =>
42));
echo $arr["test"][6]; // 5
echo $arr["test"][13]; // 9
echo $arr["test"]["a"]; // 42
Hằng
9 Được định nghĩa bởi cấu trúc define.
9 Tên hằng phân biệt hoa thường.
9 Phạm vi sử dụng giá trị của hằng là siêu toàn
cục.
9 Giá trị của hằng phải là kiểu vô hướng.
9 Ví dụ
define("CONSTANT", "Hello world.");
echo CONSTANT; // outputs "Hello world."
Hàm
9 Khai báo hàm trong PHP gần giống như khai báo
trong C. Hàm trong PHP cũng cho phép đệ quy,
lồng nhau. Tuy nhiên, cũng có một số điểm khác
biệt:
– Định nghĩa hàm trong PHP thay kiểu trả về khi khai báo
bằng từ khóa function.
– Tên hàm không phân biệt hoa thường khi gọi. Phạm vi
truy cập là siêu toàn cục.
9 Tham số trong lời gọi hàm có thể có giá trị mặc
định. Giá trị được truyền vào theo dạng ByVal, để
tham số được truyền vào theo dạng ByRef cần
dùng ký tự &
9Ví dụ:
function foo() {
echo "In foo() ";
}
function bar($arg = ''){
echo "In bar(); argument: '$arg'";
}
function echoit($string){
echo $string;
}
$func = 'foo'; $func(); // This calls foo()
$func = 'bar'; $func('test');// This calls bar()
$func = 'echoit';$func('test');// This calls echoit()
Kết nối với MySQL
$db = mysql_connect('Máy chủ','username',
'pwd') or die(‘Không kết nối được với máy
chủ');
mysql_query("SET NAMES 'utf8'");
mysql_query("SET CHARACTER SET 'utf8'");
mysql_select_db('CSDL', $db) or die('Không tìm
thấy CSDL');
$sql = ‘Câu lệnh truy vấn SQL’;
$rs = mysql_query($sql);
for ($i = 0; $i < mysql_num_rows($rs); $i++) {
$rc = mysql_fetch_array($rs);
echo $rc[‘Trường thứ nhất’];//Cột đầu tiên
echo $rc[1];//Cột thứ hai
echo $rc[‘Trường thứ ba’];//Cột thứ 3
}
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro