IV. Mục 1- Nghĩa vụ của người mua

PHẦN 4

NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐƯỢC ÁP DỤNG KHI NGƯỜI MUA VI PHẠM HỢP ĐỒNG


Mục 1- Nghĩa vụ của người mua

24. Hợp đồng không có quy định về giá thì xác định giá như thế nào?

Trong một số trường hợp, các bên xác lập hợp đồng mà không quy định cụ thể về giá, cũng không nêu rõ phương thức để xác định giá thì Điều 55 CISG đưa ra cách thức giúp các bên có thể xác định về giá cả, đó là các bên, trừ phi có tuyên bố trái ngược, sẽ được xem là đã ngầm ý dẫn chiếu tới giá được áp dụng chung cho loại hàng hóa đó tại thời điểm xác lập hợp đồng trong những điều kiện tương tự của ngành buôn bán hữu quan (về mối quan hệ giữa Điều 14 và Điều 55, xem thêm câu hỏi 26). Thực tiễn nghiên cứu cho thấy, việc hợp đồng xác lập mà không xác định giá như vậy sẽ gây rủi ro cho cả hai bên vì ngay cả khi áp dụng Điều 55 thì cũng gặp khó khăn do thị trường luôn biến động và cũng như việc xác định thị trường cơ sở để tính giá. Cách thức này chỉ thường được áp dụng đối với các mặt hàng (chủ yếu là nông sản như cà phê, bông...) theo đó giá cả được ấn định một cách rõ ràng trên các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế. Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 cũng có giải pháp cho các bên trong trường hợp các bên không qui định giá trong hợp đồng, theo đó Điều 52 qui định: "Trường hợp không có thoả thuận về giá hàng hoá, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về


25. Trường hợp trong hợp đồng không xác định rõ thời điểm thanh toán thì người mua phải thanh toán vào thời điểm nào?

Theo Điều 58.1 CISG, khi người mua không có nghĩa vụ thanh toán vào một thời điểm cụ thể được nêu trong hợp đồng thì thời điểm thanh toán là khi hàng hóa hoặc chứng từ nhận hàng đã được đặt dưới quyền định đoạt của người mua.Ví dụ với điều kiện mua hàng tại xưởng, hàng hóa sẽ nhanh chóng được đặt dưới sự định đoạt của người mua, người mua có thể thanh toán tại lúc nhận hàng đó nếu hợp đồng không nêu rõ thời điểm thanh toán. Trong mua bán quốc tế sử dụng, đặc biệt là sử dụng hình thức vận tải đa phương tiện, vận đơn là chứng từ quan trọng để người mua có thể nhận được hàng. Khi giao hàng cho người chuyên chở, người bán sẽ nhanh chóng gửi 01 bộ vận đơn đầy đủ cho người mua. Thông thường người bán cũng sẽ nhanh chóng cầm vận đơn đến ngân hàng để yêu cầu được thanh toán. Tuy nhiên trong trường hợp hợp đồng không nêu rõ thời điểm thanh toán là ngay khi hàng được giao thì người mua có nghĩa vụ thanh toán sau khi đã nhận được bộ vận đơn. Cũng cần lưu ý rằng người mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hóa trong trường hợp có thỏa thuận về việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng. Luật Thương mại Việt Nam


năm 2005 có qui định về thời hạn thanh toán tại Điều 55, theo đó trừ trường hợp các bên có thỏa thuận, thì bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan đến hàng hóa.

26. Người mua phải tuân thủ biện pháp và thủ tục gì khi thực hiện nghĩa vụ thanh toán?


27. Nếu các bên không có thỏa thuận trước về địa điểm thanh toán, vậy thì người mua sẽ thanh toán tại đâu?

Theo Điều 57.1 Công ước Viên năm 1980, nếu bên mua không bị ràng buộc phải thanh toán tại một địa điểm cụ thể theo thỏa thuận hoặc việc thanh toán không ảnh hưởng đến việc giao hàng, họ sẽ thanh toán cho bên bán tại địa điểm kinh doanh của bên bán. Trong trường hợp thanh toán phải được làm cùng lúc

với việc giao hàng hoặc chứng từ thì địa điểm sẽ là nơi giao hàng hoặc chứng từ. Tuy nhiên cần lưu ý nếu một bên phải thực hiện nghĩa vụ trước bên còn lại thì địa điểm thanh toán này sẽ không được áp dụng. Điều 57 CISG không quy định cụ thể về các loại chứng từ được áp dụng. Tuy nhiên, một số án lệ đã cho


thấy, các chứng từ thuộc phạm vi Điều 57 nhắc tới bao gồm hóa đơn và các chứng từ được nêu trong hợp đồng. Đối với "nơi giao hàng", trên thực tế việc bên bán giao hàng sẽ diễn ra trước, sau đó bên mua mới thanh toán tiền. Hai hành vi này diễn ra liên tiếp nên Điều 57.1.b CISG vẫn có thể được áp dụng. Qui định này là tương đồng với Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, tuy nhiên tại Điều 54 Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 có qui định cụ thể về xác định địa điểm kinh doanh của bên bán vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán.


125 Xem trong CLOUT vụ việc số .605 [2001] Oberster Gerichtshof (Austria).

126 UNCITRAL, UNCITRAL Digest of Case Law on the United Nations Conventions on Contracts for International Sale of Goods, 2012 edition, trang 273.

127 Xem trong CLOUT vụ việc số 217 [1997] Handelsgericht Aargau (Switzerland).

128 UNCITRAL, UNCITRAL Digest of Case Law on the United Nations Conventions on Contracts for International Sale of Goods, 2012 edition, trang 174.


28. Người mua đều phải nhận hàng trong mọi trường hợp hay không? Nếu không, trường hợp nào người mua được phép không nhận hàng?

Nhận hàng là nghĩa vụ của người mua theo Điều 53 CISG, đồng thời theo Điều 60 cũng quy định về nghĩa vụ nhận hàng của người mua, tuy nhiên không phải trường hợp nào người mua cũng phải nhận hàng. Có những trường hợp người mua không phải nhận hàng như: người bán giao hàng trước thời hạn theo qui định theo Điều 52.1 CISG thì người mua có quyền lựa chọn chấp nhận hoặc từ chối việc nhận hàng qui định này là hợp lý vì nếu người mua phải nhận hàng thì sẽ gây ra những bất tiện và phát sinh chi phí lưu kho cho họ; hoặc theo Điều 52.2 khi người bán giao nhiều hơn số lượng quy định thì người mua có quyền

chấp nhận hay từ chối việc giao hàng vượt trội này. Ngoài ra,

nếu trong trường hợp người bán đã vi phạm cơ bản nghĩa vụ của mình theo Điều 25 hoặc không hoàn thành trong thời hạn bổ sung hợp lý, theo Điều 47, thì người mua được hủy bỏ hợp đồng, theo đó người mua không có nghĩa vụ phải nhận hàng.

29. Nghĩa vụ nhận hàng của người mua có phải chỉ là tiếp nhận hàng hóa từ người chuyên chở?

Điều 60 CISG đã chỉ ra việc nghĩa vụ nhận hàng của người mua không chỉ là đơn giản tiếp nhận hàng hóa do người bán



129 Lưu ý đối với trường hợp nếu bên mua không thể từ chối số lượng vượt trội vì bên bán thuê vận chuyển bằng vận đơn duy nhất cho toàn bộ lô hàng nhằm thanh toán toàn bộ tiền hàng cho lô hàng thì bên mua có thể hủy hợp đồng vì việc giao vượt số lượng hàng như vậy được xem là vi phạm cơ bản.


giao mà mà còn phải thực hiện tất cả các hành vi mà người ta có thể đặt hi vọng vào người mua một cách hợp lý để người bán có thể giao hàng. Quy định này thể hiện nguyên tắc thiện chí trong mua bán quốc tế. Người mua hỗ trợ cho người bán trong phạm vi khả năng của mình để người bán có thể giao hàng thuận lợi. Một khi người mua từ chối yêu cầu hỗ trợ từ người bán, làm không hết khả năng của mình khiến cho việc giao hàng không diễn ra suôn sẻ, người mua không chỉ vi phạm nguyên tắc thiện chí mà còn vi phạm trực tiếp đến trách nhiệm và quyền lợi trong nhận hàng của mình. Ví dụ, khi doanh nghiệp xuất khẩu không am hiểu về thị trường vận tải và bảo hiểm, nhờ doanh nghiệp nhập khẩu cung cấp thông tin để việc giao hàng, lập bộ chứng từ được diễn ra dễ dàng. Khi đó, đây không còn là lời nhờ vả mà đã trở thành trách nhiệm của người nhập khẩu, cung cấp thông tin vận tải bảo hiểm cho người xuất khẩu trong khả năng của mình. Điều này cũng được quy định trong Incoterms. Nhìn chung quy định này phù hợp với Luật Thương mại Việt Nam năm 2005, theo đó người mua có nghĩa vụ nhận hàng theo thỏa thuận và thực hiện công việc hợp lý đề giúp người bán giao hàng (Điều 56).

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: