thể chế kinh tế thị trường
4. Quan diểm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được trình bày trong nghị quyết ĐH 11.
Thể chế kinh tế thị trường là 1 tổng thế bao gồm các bộ quy tắc, luật lệ và hệ thống các thực thể, tổ chức kinh tế được tạo lập nhằm điều chỉnh hoạt động giao dịch, trao đổi trên thị trường.
Quan điểm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN(5)
- Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam, bảo đảm định hướng XHCN của nền kinh tế.
- Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành của thế chế kinh tế, giữa các yếu tố thị trường và các loại thị trường; giữa thể chế kinh tế với thể chế chính trị, xã hội; giữa nhà nước, thị trường, XH. Gắn kết hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng XH, phát triển văn hoá và bảo vệ môi trường.
- Kế thừa có chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại và kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn đổi mới ở nước ta, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn XH.
- Chủ động tích cực giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng, bức xúc, đồng thời phải có bước đi vững chắc, vừa làm vừa tổng kết, rút kinh nghiệm.
- Nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của nhà nước, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường dịnh hướng XHCN.
Những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN được trình bày trong nghị quyết ĐH 11
1, Giữ vững định hướng XHCN của nền kinh tế.(5)
- Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước dưới sự lãnh đạo của ĐCS.
- Cơ chế thị trường phải được vận dụng đầy đủ. linh hoạt để phát huy mạnh mẽ và có hỉệu quả mọi nguồn lực.
- Phát huy quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mọi công dân để làm giàu cho bản thân và đóng góp cho XH.
- Phát triển kinh tế thị trường, chủ động tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững tăng cường tính độc lập tự chủ của nền kinh tế.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế của nhà nước.
2, Phát triển các hình thức sở hữu, các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp(4)
- Nền kinh tế nước ta hiện nay có 4 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Đổi mới hoàn thiện luật pháp, cơ chế chính sách về sở hữu toàn dân mà nhà nước làm đại diện.
- Đổi mới sắp xếp nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước.
- Phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng, nòng cốt là hợp tác xã.
3, Phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường.(6)
- Rà soát bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật về kinh doanh phù hợp với điều kiện Việt Nam, đồng thời tuân thủ các quy định quốc tế.
- Đa dạng đồng bộ các loại thị trường hàng hoá dịch vụ, đẩy mạnh xuất khẩu, bảo vệ lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng.
- Hoàn thiện thể chế về tiền tệ, tín dụng, ngoại hối, từng bước mở cửa thị trường dịch vụ ngân hàng.
- Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, đất đai.
- Phát triển mạnh thị trường KH – CN gắn liền với bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Đẩy mạnh phát triển thị trường lao động; tiền lương, tiền công phải là giá cả sức lao động được hình thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
4, Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro