Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc


Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình thành từ những cơ sở 
quan trọng sau đây: 
a) Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt 
Nam 
Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước 
gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc của dân 
tộc Việt Nam đã được hình thành và củng cố, tạo thành một truyền thống bền 
vững. Đối với mỗi người Việt Nam, yêu nước- nhân nghĩa- đoàn kết đã trở 
thành một tình cảm tự nhiên, in đậm dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống, 
tạo thành quan hệ ba tầng chặt chẽ: gia đình - làng xã - quốc gia. Từ đời này 
sang đời khác, tổ tiên ta đã có rất nhiều chuyện cổ tích, ca dao, ngạn ngữ ca 
ngợi truyền thống đoàn kết dân tộc. 
Hồ Chí Minh đã sớm hấp thụ và nhận thức được vai trò của truyền thống yêu 
nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc. Người khẳng định: "Dân ta có một 
lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến 
nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một 
làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"1. 
Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt Nam là 
cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết 
dân tộc. 
b) Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin coi cách mạng là sự nghiệp của quần 
chúng 
Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân 
dân là người sáng tạo ra lịch sử; giai cấp vô sản muốn thực hiện được vai trò 
lãnh đạo cách mạng phải trở thành dân tộc; liên minh công nông là cơ sở để xây 
dựng lực lượng to lớn của cách mạng. 
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin là vì chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ 
ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng. V.I. Lênin cho rằng, sự 
liên minh giai cấp, trước hết là liên minh công nông là hết sức cần thiết bảo đảm 
cho thắng lợi của cách mạng vô sản, rằng nếu không có sự đồng tình và ủng hộ 
của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong của nó, tức giai cấp vô sản, 
thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được. 
Như vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin không những đã chỉ ra vai trò của quần chúng 
nhân dân trong lịch sử mà còn chỉ ra vị trí của khối liên minh công nông trong 
cách mạng vô sản. Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí 
Minh có cơ sở khoa học trong sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như 
những hạn chế trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng 
của các nhà yêu nước 
Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, từ đó hình thành tư 
tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc. 
c) Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách 
mạng Việt Nam và thế giới 
Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước cũng như sau này, Hồ Chí Minh đã 
luôn chú ý nghiên cứu, tổng kết những kinh nghiệm của phong trào yêu nước 
Việt Nam và phong trào cách mạng ở nhiều nước trên thế giới, nhất là phong 
trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Đặc biệt, Hồ Chí Minh đã nghiên 
cứu những bài học của cuộc Cách mạng Tháng Mười. Những là bài học về huy 
động, tập hợp lực lượng quần chúng công nông đông đảo để giành và giữ chính 
quyền cách mạng, để xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa đã giúp Hồ Chí Minh 
thấy rõ tầm quan trọng của việc đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng, trước 
hết là công nông. 
Đối với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, Hồ Chí Minh 
đặc biệt chú ý đến Trung Quốc và ấn Độ là hai nước có thể đem lại cho Việt 
Nam nhiều bài học rất bổ ích về tập hợp các lực lượng yêu nước tiến bộ để tiến 
hành cách mạng. Những kinh nghiệm rút ra từ thành công hay thất bại của các 
phong trào dân tộc dân chủ, nhất là kinh nghiệm thắng lợi của Cách mạng 
Tháng Mười Nga là cơ sở thực tiễn cần thiết cho việc hình thành tư tưởng Hồ 
Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc. 

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: