dac diem ploai co phieu traiphieu
2.2 Các loại chứng khoán
Chứng khoán là hàng hoá của TTCK. Đó là những tài sản tài chính vì nó mang lại thu nhập và khi cần người sở hữu nó có thể thu tiền về. Theo sự phát triển của thị trường, hàng hoá ngày càng phong phú và đa dạng. Nói chung, người ta phân chia chứng khoán thành những loại chủ yếu sau: Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh và các loại chứng khoán khác.
2.2.1 Cổ phiếu (Stock/Share) - Chứng khoán vốn
Khi một công ty gọi vốn, số vốn cần gọi được chia thành nhiều phần nhỏ bằng nhau, gọi là cổ phần. Người mua cổ phần gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần - gọi là cổ phiếu, như vậy cổ phiếu được khai sinh từ công ty cổ phần và chỉ có công ty cổ phần mới có cổ phiếu.
Khái niệm về cổ phiếu:
Theo luật chứng khoán 2006: Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu và các lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu cổ phiếu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.
* Một số thuật ngữ liên quan:
Cổ phần (Share): Là đơn vị vốn góp nhỏ nhất của công ty cổ phần hay là kết quả của việc chia vốn điều lệ của công ty cổ phần thành các phần bằng nhau tương ứng vói số cổ phếu của công ty cổ phần phát hành.
VD: Một CTCP có vốn điều lệ là 10 tỷ đồng, mệnh giá cổ phiếu là 10.000đ, vậy số cổ phần là bao nhiêu? (1.000.000 cổ phần)
Cổ đông: (Shareholder) Là cá nhân hay tổ chức nắm giữ quyền sở hữu hợp pháp một phần hay toàn bộ phần vốn góp của một công ty cổ phần.
Về bản chất, cổ đông là thực thể đồng sở hữu công ty cổ phần chứ không phải là chủ nợ của công ty đó do vậy quyền lợi và nghĩa vụ của họ gắn liền với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Các loại cổ đông thường được phân biệt bằng quyền cũng như nghĩa vụ gắn liền với loại cổ phiếu mà họ sở hữu.
. Cổ đông sáng lập: là những cổ đông đầu tiên góp vốn để hình thành nên công ty cổ phần.
. Cổ đông đặc biệt: là cổ đông (thường là Nhà nước) mặc dù chỉ nắm một số lượng cổ phần rất ít ỏi chỉ mang tính chất tượng trưng nhưng có quyền phủ quyết trong một số quyết sách quan trọng (được quy định trong điều lệ công ty) của công ty cổ phần. Loại cổ đông này gọi là cổ đông ưu đãi biểu quyết và loại cổ phần mà loại cổ đông đặc biệt nắm giữ gọi là cổ phần vàng .
. Cổ đông ưu đãi: là những cổ đông được ưu tiên một quyền nào đó (thường là quyền hưởng một tỷ lệ cổ tức cố định trước khi lợi nhuận được phân phối cho các cổ đông khác, quyền nhận lại giá trị của cổ phần khi có yêu cầu). Đi kèm với quyền ưu tiên, cổ đông ưu đãi thường bị hạn chế các quyền khác (ví dụ: quyền ứng cử vào bộ máy quản trị của công ty, quyền biểu quyết, ...)
. Cổ đông thường: là các cổ đông còn lại.
Cổ tức: (Dividend) (lợi tức cổ phần): Là phần thu nhập hàng năm của cổ phiếu. Cổ tức thường được xác định và chia theo năm tài chính, nhưng cũng không ít công ty cổ phần có cổ tức quyết toán theo năm tài chính, nhưng chia cho cổ đông theo hai kỳ trong một năm.
Khi một doanh nghiệp hoạt động có lãi, nó phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp và phần lãi còn lại (sau thuế) được gọi là "lợi nhuận có thể chia cho cổ đông". Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp không bao giờ chia hết phần lợi nhuận có thể chia này, mà họ phải giữ lại một tỷ lệ tương đối lớn để tiếp tục đầu tư cho sản xuất, kinh doanh và các dự án mới, phục vụ các chu kỳ kinh doanh tiếp theo.Vì lý do này, khi đại hội cổ đông diễn ra cuối kỳ kinh doanh, sau khi tổng kết tình hình Ban giám đốc có thể đệ trình lên Hội đồng quản trị phương án sử dụng một tỷ lệ nhất định của phần lãi sau thuế để chia lãi cho các cổ đông. Nếu phương án chia này được biểu quyết thông qua, thì chính sách chia cổ tức của năm đó chính thức được xác nhận và có hiệu lực.
Chính sách chia cổ tức (dividend policy) của công ty cổ phần phụ thuộc vào:
+ Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm, lấy căn cứ là thu nhập ròng của công ty sau khi trả lãi và thuế.
+ Số cổ phiếu ưu đãi chiếm trong tổng số vốn cổ phần
+ Chính sách tài chính trong năm tới trong đó xem xét khả năng tự tài trợ.
+ Hạn mức của quỹ tích luỹ dành cho đầu tư
+ Giá thị trường của cổ phiếu công ty.
Việc trả cổ tức đối với cổ phiếu có thể thực hiện bằng các hình thức sau: (1) trả bằng tiền mặt là hình thức phổ biến nhất, phù hợp với nguyện vọng của các nhà đầu tư; (2) trả bằng chính cổ phiếu của công ty, nếu công ty làm ăn tốt thì hình thức này rất hấp dẫn đối với những người có ý muốn đầu tư trực tiếp; (3) trả bằng tài sản của công ty, hình thức này thường ít sử dụng trong thực tế.
Mệnh giá cổ phiếu (Par-value): Là giá trị danh nghĩa hay giá trị trên mặt của cổ phiếu.
Mệnh giá của cổ phiếu phản ánh mức cổ phần đóng góp của cổ đông. Mệnh giá quá lớn sẽ khó thu hút được nhiều người đầu tư, ngược lại mệnh giá quá nhỏ thì sẽ tốn kém chi phí và làm phức tạp trong quản lý danh sách cổ đông. Mỗi cổ đông có thể nắm giữ một cổ phiếu hoặc một số cổ phiếu nhất định. Mệnh giá cổ phiếu chỉ có giá trị danh nghĩa, bởi vì đối với cổ phiếu mệnh giá ít có ý nghĩa kinh tế.
Thông thường khi công ty mới thành lập, mệnh giá cổ phiếu được tính như sau:
Mệnh giá cổ phiếu mới phát hành Vốn điều lệ của công ty cổ phần
=
Tổng số cổ phiếu đăng ký phát hành
Ví dụ 1: Năm 2004, công ty cổ phần A thành lập với vốn điều lệ 3 tỷ đồng, số cổ phần đăng ký phát hành là 300.000
Vậy mệnh giá cổ phiếu:
Mệnh giá cổ phiếu mới phát hành 3.000.000. 000
= = 10.000 đ/CP
300.000
Mệnh giá cổ phiếu ban đầu khi mới phát hành là: 10.000đ/CP
Nhưng với thời gian, công ty càng ngày càng phát triển, giá trị thực của cổ piếu cũng như giá bán cổ phiếu trên thị trường thoát ly càng lúc càng xa mệnh giá cổ phiếu, và hơn nữa cái mà nhà đầu tư quan tâm khi bỏ tiền ra mua cổ phiếu đó là cổ tức công ty, yếu tố cấu thành nên giá trị thực của cổ phiếu. Do đó, mệnh giá cổ phiếu chỉ có giá trị danh nghĩa.
Thị giá cổ phiếu (Market value): Là giá cổ phiếu được giao dịch, mua bán trên thị trường. Thị giá cổ phiếu biến động phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Sự tăng trưởng hay suy thoái của công ty cổ phần, tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình chính trị, lãi suất thị trường, lạm phát, ...
Giá trị theo sổ sách (thư giá), (Book value): Là giá trị ròng của cổ phiếu ghi trên sổ sách kế toán.
Tổng tài sản - Tổng nợ - Vốn cổ phiếu ưu đãi
Thư gía cổ phiếu thường =
Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành
Ví dụ 2: Cũng tiếp ví dụ 1, đến năm 2005 công ty cổ phần A quyết định tăng thêm vốn bằng cách phát hành thêm 100.000 cổ phiếu, mệnh giá cổ phiếu vẫn là 10.000đ, nhưng giá bán cổ phiếu trên thị trường là: 20.000. Quỹ tích luỹ dùng cho đầu tư của công ty còn lại tính đến cuối năm 2004 là 1.000 triệu đồng.
Trên sổ sách kế toán ngày 31/12/2005 như sau:
1/ Tổng số cổ phần:
300.000 + 100.000 = 400.000 cổ phần
2/ Vốn cổ phần theo mệnh giá:
400.000 x 10.000 = 4.000.000.000 đ
3/ Vốn thặng dư:
(20.000 - 10.000)x100.000 = 1.000.000.000 đ
Quỹ tích luỹ: 1.000.000.000 đ
Tổng số vốn cổ phần: 6.000.000.000 đ
Thư giá cổ phiếu 6.000.000.000
= = 15.000 đ/CP
400.000
Như vậy, thư giá đã tăng 50% so với mệnh giá cổ phiếu
Đây là chỉ số thể hiện giá trị ròng của một công ty trên bảng tổng kết tài sản, đừng nên nhầm lẫn nó với giá trị thị trường vì giá trị thị trường khi giao dịch trên sàn giao dịch có khả năng cao hoặc thấp so với giá trị sổ sách tuỳ theo sự vận động của thị trường.
Đối với các nhà đầu tư chuyên nghiệp, chỉ số này chỉ mang tính chất tham chiếu và không phải là cơ sở thuyết phục đầu tư, bởi vì khi bạn đầu tư vào một cổ phiếu của một công ty nào đó là sự đầu tư vào khả năng sinh lợi trong tương lai, sự phát triển ... để mong sự gia tăng giá trị cổ phiếu, không phải đầu tư vào tài sản của công ty, mặt khác, giá trị sổ sách công ty có khả năng thay đổi bởi những thủ thuật kế toán, vì thế dẫn đến sự đánh giá khách quan của bạn sẽ bị sai lệch.
* Đặc điểm của cổ phiếu
- Là một loại chứng khoán vốn (xác nhận việc góp vốn vào công ty cổ phần)
- Thời hạn lưu hành không xác định trước. Cổ phiếu không có kỳ hạn, nó tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty phát hành ra nó. Cổ phiếu chỉ được hoàn vốn một cách trực tiếp khi bị phá sản. Thông thường nó chỉ hoàn vốn một cách gián tiếp bằng cách người nắm giữ bán cổ phiếu ra thị trường.
- Là loại chứng khoán có thu nhập không cố định, thu nhập của cổ phiếu phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty cổ phần.
* Phân loại cổ phiếu
(1) Căn cứ vào quyền lợi của cổ đông
(2) Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng
(3) Căn cứ vào khả năng thu nhập và trạng thái công ty phát hành
(4) Căn cứ vào quyền tham gia bỏ phiếu
----
(1) Căn cứ vào quyền lợi của cổ đông: Cổ phiếu bao gồm: Cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi
+ Cổ phiếu thường (Common stocks/Ordinary)(cổ phiếu phổ thông): Là loại cổ phiếu điển hình nhất. Nếu một công ty chỉ được phép phát hành 1 loại cổ phiếu, thì công ty đó sẽ phát hành cổ phiếu thường.
K/N: Cổ phiếu thường là loại cổ phiếu mà cổ tức không được xác định trước, mức cổ tức và phương thức chi trả phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và chính sách phân phối cổ tức của công ty phát hành.
Người nắm giữ cỏ phiếu thường là cổ đông thường và là người chủ sở hữu của công ty cổ phần.
Đặc điểm của cổ phiếu thường:
- Cổ phiếu phổ thông mang lại cho cổ đông nắm giữ một số quyền nhất định:
- Quyền hưởng cổ tức:
Cổ tức là phần lợi nhuận của công ty dành để trả cho những cổ đông. Cổ tức có thể được trả bằng tiền (dạng phổ biến nhất), cũng có thể được trả bằng cổ phiếu mới.
Cổ phiếu phổ thông không quy định mức cổ tức tối thiểu hay tối đa mà cổ đông nhận được. Việc có trả cổ tức hay không, tỷ lệ và hình thức chi trả cổ tức cho cổ đông là tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động và vào chính sách của công ty, và do hội đồng quản trị quyết định. Vì thế, thu nhập mà cổ phiếu phổ thông mang lại cho cổ đông là thu nhập không cố định.
Khi công ty phải thanh lý tài sản, cổ đông thường là những người cuối cùng được nhận những gì còn lại (nếu có) sau khi công ty trang trải xong tất cả các nghĩa vụ như thuế, nợ và cổ phiếu ưu đãi. Có nghĩa là cổ phiếu thường không cho nhà đầu tư một sự hứa hẹn hoàn trả lại số vốn đầu tư vì đây không phải là khoản nợ đối với công ty - vì vậy nó còn gọi là một chứng khoán vĩnh viễn.
- Quyền mua cổ phiếu mới:
Khi công ty phát hành một đợt cổ phiếu mới để tăng vốn, các cổ đông hiện đang nắm giữ cổ phiếu phổ thông có quyền được mua trước cổ phiếu mới, trước khi đợt phát hành được chào bán ra công chúng, trong một thời hạn nhất định. Lượng cổ phiếu mới được phép mua theo quyền này tương ứng với tỷ lệ cổ phiếu đang nắm giữ. Như vậy, quyền này cho phép cổ đông hiện hữu duy trì tỷ lệ sở hữu của mình trong công ty sau khi công ty đã tăng thêm vốn.
Mỗi cổ phiếu đang nắm giữ mang lại cho cổ đông một quyền mua trước (Rights). Số lượng quyền cần có để mua một cổ phiếu mới sẽ được quy định cụ thể trong từng đợt chào bán, cùng với giá mua, thời hạn của quyền mua và ngày phát hành cổ phiếu mới.
Cổ phhiếu bán theo quyền thường có mức giá thấp hơn so với giá thị trường hiện hành. Khi cổ đông thực hiện quyền, công ty sẽ huy động được thêm vốn. Nếu cổ đông không muốn thực hiện quyền thì họ có thể bán quyền trên thị trường.
- Quyền bỏ phiếu:
Cổ đông phổ thông có quyền bỏ phiếu bầu và ứng cử vào các chức vụ quản lý trong công ty; có quyền tham gia các đại hội cổ đông và bỏ phiếu quyết định các vấn đề quan trọng cảu công ty. Nếu không tham dự được, cổ đông thường có thể uỷ quyền cho người khác thay mặt họ biểu quyết, theo chỉ thị của họ hoặc tuỳ người được uỷ quyền. Tuỳ theo quy định, mỗi cổ đông có thể được bỏ số phiếu tối da cho mỗi ứng cử viên bằng số cổ phiếu nắm giữ, hoặc được dồn toàn bộ số cổ phiếu có thể chi phối (bằng tổng số phiếu nhân với số ứng cử viên) để bầu cho một (hoặc hơn) ứng cử viên. Cách thứ hai có lợi cho các cổ đông nhỏ, vì tuy có ít phiếu bầu nhưng họ lại có thể tập trung phiếu để tăng thêm giá trị quyền bỏ phiếu củ mình.
- Quyền tham gia quản lý công ty:
Vì quyền lợi của cổ đông thường gắn liền với hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, do đó các cổ đông thường có quyền tham gia quản lý công ty cổ phần. Họ có thể được giữ những trọng trách trong công ty như: Tổng giám đốc, giám đốc, trưởng phó phòng, tổ trưởng, ... nếu họ có trình độ và có khả năng điều hành quản lý được Hội đòng quản trị tin tưởng giao phó.
- Trên chứng chỉ cổ phiếu thường chỉ ghi mệnh giá, không ghi cổ tức.
Các đặc điểm trên, cổ phiếu thường bao hàm nhiều yếu tố rủi ro, giá cả cổ phiếu biến động nhiều trên thị trường. Do đó, khi đầu tư vào cổ phiếu thường, nhà đầu tư cần phân tích xem xét kỹ lưỡng để chọn đúng hướng đầu tư, nhằm thu được lợi tức cao.
+ Cổ phiếu ưu đãi (Preferred stocks)
* KN: Là loại cổ phiếu có cổ tức xác định trước và mức cổ tức này hầu như không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của công ty phát hành.
* Đặc điểm của cổ phiếu ưu đãi:
- Cổ phiếu ưu đãi đem lại cho cổ đông nắm giữ một số quyền nhất định:
+ Quyền được nhận cổ tức trước các cổ đông thường:
Mặc dù người có cổ đông ưu đãi chỉ được quyền hởng lợi tức cổ phần giới hạn nhưng họ được họ được trả cổ tức trước khi chia lợi tức cho cổ đông thường. Khác với cổ tức của cổ phiếu thường, cổ tức của cổ phiếu ưu đãi được xác định trước và thường được xác định bằng tỷ lệ phần trăm cố định so với mệnh giá của cổ phiếu hoặc bằng số tiền nhất định in trên mỗi cổ phiếu.
+ Quyền được ưu tiên thanh toán trước:
Khi một công ty giải thể hay thanh lý thì cổ đông ưu đãi được chia phần tài sản của công ty trước những cổ đông thường nhưng sau người có trái phiếu.
- Các cổ đông ưu đãi không được quyền bỏ phiếu bầu Hội đồng quản trị và quyết định những vấn đề quan trọng của Công ty.
Ví dụ: Công ty X có phát hành loại cổ phiếu ưu đãi mệnh giá 10.000.000 đ với phần chia lãi cố định 8,5%/năm trên mệnh giá. Điều đó có nghĩa là hàng năm người cầm cổ phiếu ưu đãi được hưởng cổ tức trên một cổ phiếu là 10.000.000 đ x 8,5% = 850.000 đ.
Tuỳ theo loại cổ phiếu ưu đãi mà cổ tức này sẽ được tính gộp hay không tính gộp lãi ở các năm công ty làm ăn không có lãi để trả lãi hay không đủ trả lãi. Nhưng trong
* Các loại cổ phiếu ưu đãi
Để tạo nên sự hấp dẫn cho cổ phiếu ưu đãi, phù hợp với tâm lý muôn vẻ của các nhà đầu tư, cổ phiếu ưu đãi được đa dạng hoá và phân chia thành nhiều loại khác nhau. Như:
. Cổ phiếu ưu đãi tích luỹ: là loại cổ phiếu mà nếu cổ tức trên cổ phiếu đó bị bỏ qua không được thanh toán trong một năm nào đó thì được phép tích luỹ cộng dồn sang năm sau và cổ tức gộp này sẽ được công bố trả trước cổ phiếu thường.
. Cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ: là loại cổ phiếu mà nếu cổ tức bị bỏ qua không được thanh toán trong một năm nào đó thì không được phép tích luỹ vào năm sau.
. Cổ phiếu ưu đãi tham dự: là loại cổ phiếu ưu đãi mà cổ đông ngoài hưởng lợi tức cố định còn được tham gia phân chia lợi nhuận phụ thêm khi công ty là ăn phát đạt.
. Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển nhượng: là loại cổ phiếu ưu đãi cho phép cổ đông, trong những điều kiện cụ thể có thể chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi thành cỏ phiếu thường. Với loại cổ phiếu n ày bao giờ công ty cũng quy định thời gian và tỷ lệ chuyển đổi.
(2) Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng: Cổ phiếu bao gồm 2 loại: Cổ phiếu ghi danh (đích danh) và cổ phiếu vô danh
- Cổ phiếu ghi danh (Name stocks)
Thường được phát hành đợt đầu cho các cổ đông sáng lập
KN: Là loại cổ phiếu có ghi tên người nắm giữ. Tên và thông tin cá nhân của chủ sở hữu được đăng ký và quản lý tại công ty phát hành.
Cổ phiếu ghi danh không được chuyển nhượng tự do và thường được phát hành cho các sáng lập viên và các thành viên chủ chốt của HĐQT.
Theo quy định, các sáng lập viên phải nắm giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành trong vòng ít nhất là 3 năm. Vì sáng lập viên phải là những người chịu trách nhiệm chính trong hoạt động của công ty. Khi mới thành lập, công ty có thể gặp phải những khó khăn nhất định. Quy định như vậy để sáng lập viên phải có trách nhiệm với sự tồn tại và phát triển của công ty chứ không thể chyển sang người khác được.
- Cổ phiếu vô danh (Bearer stocks)
Loại cổ phiếu này phát hành rộng rãi ra công chúng trên thị trường.
KN: Là loại cổ phiếu không ghi tên người nắm giữ. Tên và thông tin cá nhân của chủ sở hữu không được lưu giữ và quản lý tại công ty phát hành.
Cổ phiếu vô danh được chuyển nhượng tự do trên thị trường chứng khoán và phát hành rộng rãi ra công chúng.
Loại cổ phiếu ra đời đầu tiên trong lích sử là cổ phiếu ghi danh. Đến thế kỷ 18 cổ phiếu vô danh ra đời và sang thế kỷ 19 cổ phiếu vô danh gần như hoàn toàn thay thế cổ phiếu ghi danh.
(3) Căn cứ vào khả năng thu nhập và trạng thái công ty phát hành
Cổ phiếu bao gồm: Cổ phiếu thượng hạng, cổ phiếu tăng trưởng, cổ phiếu phòng vệ, cổ phiếu thu nhập, cổ phiếu chu kỳ, cổ phiếu thời vụ.
- Cổ phiếu thượng hạng: là loại cổ phiếu do các công ty lớn, ổn định trong sản xuất kinh doanh, có uy tín tên tuổi trên thương trường.
Đây là loại cổ phiếu thường tồn tại ở những công ty cổ phần có quy mô lớn và hiệu quả sản xuất kinh doanh ổn định. Vì lý do cổ tức được chia hàng năm ổn định nên giá loại cổ phiếu này thường ổn định và sẽ có xu hướng gia tăng khi lãi suất vay vốn trên thị trường giảm.
- Cổ phiếu tăng trưởng
KN: Cổ phiếu tăng trưởng do các công ty cổ phần đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh phát hành.
Đây là những công ty cổ phần có tốc độ tăng thị phần và thu nhập công ty nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Ngược lại với cổ phiếu thượng hạng, cổ phiếu tăng trưởng có tỷ lệ cổ tức thấp, thậm chí có năm không có cổ tức. Lý do của đặc trưng này bắt nguồn từ quan điểm tái đầu tư của công ty phát hành muốn giành phần lớn lợi nhuận để tài trợ cho chiến lược phát triển kinh doanh.
- Cổ phiếu phòng vệ
KN: Là loại cổ phiếu của những công ty mà sự ổn định của chúng hầu như không phụ thuộc vào sự suy thoái của nền kinh tế.
Đó là những công ty sản xuất kinh doanh các hàng hoá thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt như thực phẩm, điện, gas, nước giải khát, ... Vì có mức cổ phiếu ổn định, nên khi nền kinh tế suy thoái các loại cổ phiếu thường bị giảm mạnh thì cổ phiếu này vẫn giữ giá. Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển, cổ phiếu phòng vệ cũng không có cơ hội tăng giá như các cổ phiếu thông thường khác.
- Cổ phiếu thu nhập
KN: Là loại cổ phiếu có mức cổ tức cao hơn mức trung bình. Hấp dẫn nhà đầu tư muốn có thu nhập thường xuyên.
Đây là cổ phiếu thường do các công ty thuộc lĩnh vực công ích phát hành và thường phát hành cho những người già và những người về hưu.
- Cổ phiếu chu kỳ
KN: Là cổ phiếu của những công ty có lợi nhuận không ổn định mà phụ thuộc vào chu kỳ sống sản phẩm của công ty trên thị trường.
Khi điều kiện kinh doanh tốt lên, khả năng thu lợi nhuận của công ty phục hồi, giá cổ phiếu thường của công ty tăng. Khi điều kiện kinh doanh xấu đi, kinh doanh sa sút mạnh, lợi nhuận giảm và do đó giá cổ phiếu cũng giảm.
Điển hình lĩnh vực kinh doanh của các công ty này là sắt thép, xi măng, ô tô, máy công cụ, ...
- Cổ phiếu thời vụ
KN: Là loại cổ phiếu của các công ty cổ phần có tính mùa vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tính thời vụ đã làm cho thu nhập của công ty không ổn định mà biến động theo thời vụ kinh doanh (như dịp khai giảng, trung thu, tết, ...)
(4) Căn cứ vào quyền tham gia bỏ phiếu: Cổ phiếu đơn phiếu, cổ phiếu đa phiếu, cổ phiếu lưỡng phiếu.
- Cổ phiếu đơn phiếu: Là loại cổ phiếu được phân bổ mỗi cổ phiếu là một phiếu bầu. Loại cổ phiếu này dùng cho các công ty ít cổ đông vì như vậy thì tất cả các cổ đông đều có thể và có điều kiện tham gia ĐHCĐ.
- Cổ phiếu đa phiếu: Là loại cổ phiếu mà cổ đông phải có một số lượng cổ phiếu nhất định mới được phân bổ một phiếu bầu.
Loại cổ phiếu này dùng trong các công ty có nhiều cổ đông.
- Cổ phiếu lưỡng phiếu: Là loại cổ phiếu mà cổ đông của cổ phiếu này được phân bổ 2 phiếu bầu.
Quyền lưỡng phiếu thường dành cho các cổ đông có uy tín, có danh phận trong xã hội hoặc trong ngành chuyên môn mà công ty đó đang kinh doanh.
Quyền lưỡng phiếu sẽ mất đi nếu cổ đông đó bị chết hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, dân sự.
Tóm lại, với những đặc trưng của mình, cổ phiếu đã tạo cho các công ty cổ phần những ưu thế tuyệt diệu: có khả năng huy động tập trung được khối lượng vốn khổng lồ cho sự phát triển từ những số vốn lẻ tẻ trong dân chúng. Nhờ có cổ phiếu, vốn đầu tư của các cổ đông không bị bất động, họ có thể chuyển vốn đầu tư từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác, từ công ty này sang công ty khác bằng cách mua bán cổ phiếu trên TTCK thứ cấp.
2.2.2 Trái phiếu (Bonds)- Chứng khoán nợ
Khác với cổ phiếu, là một chứng khoán vốn, cổ đông là người góp vốn vào công ty, trở thành chủ sở hữu công ty, thì trái phiếu là một chứng khoán nợ, người nắm giữ trái phiếu là chủ nợ của đơn vị phát hành.
Nói một cách cụ thể hơn.
* Khái niệm:
- Trái phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, chứng nhận người sở hữu trái phiếu (trái chủ) đã cho người phát hành trái phiếu vay một số tiền nhất định, theo các điều kiện nào đó mà hai bên đã thoả thuận.
- Theo luật chứng khoán năm 2006: Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành.
Khi một công ty muốn có thêm vốn để mở rộng kinh doanh nhưng lại khôngmuốn chia sẻ quyền làm chủ công ty cho những cổ đông mới thì công ty có thể phát hành trái phiếu để gọi vốn. Người mua trái phiếu của công ty chỉ là người cho công ty vay vốn chứ không phải là người làm chủ công ty và cũng chỉ hy vọng được hưởng một khoản lợi nhuận cố định cho số tiền đầu tư của mình dưới dạng lãi.
* Một số thuật ngữ liên quan:
- Trái chủ (bonders): trái chủ là những tổ chức hoặc cá nhân đã bỏ tiền ra cho vay đối với Chính phủ, chính quyền địa phương hoặc các công ty bằng việc mua trái phiếu do các tổ chức này phát hành.
Hay nói cách khác, trái chủ là người sở hữu trái phiếu
- Mệnh giá trái phiếu: (par - value) Mệnh giá trái phiếu hay còn gọi là giá trị danh nghĩa của trái phiếu là giá trị được ghi trên trái phiếu.
Giá trị này coi là vốn gốc mà trái chủ đã đầu tư vào trái phiếu. Mệnh giá trái phiếu là căn cứ để xác định trái tức (lợi tức trái phiếu) mà người phát hành phải trả cho trái chủ. Mệnh giá cũng thể hiện số tiền người phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn thanh toán.
Khác với cổ phiếu, trái phiếu có nhiều mệnh giá khác nhau để cho phhù hợp với nhiều đối tượng.
Ví dụ: công ty A có nhu cầu vốn trung hạn cần huy động 5.000 triệu đồng, công ty phát hành trái phiếu với nhiều mệnh giá khác nhau: loại 100.000đ, loại 500.000đ, loại 1 triệu đồng, 2 triệu đ, 3 triệu đ, công ty chuẩn bị số lượng trái phiếu đủ để đáp ứng nhu cầu của người mua, sau đó tổ chức phát hành đến khi nào đạt được số vốn cần thiết.
- Thị giá: Là giá cả của chứng khoán được giao dịch, mua bán trên thị trường.
- Lợi tức trái phiếu (trái tức, tiền lãi của trái phiếu) là số tiền lãi mà trái chủ thu được từ trái phiếu theo những kỳ hạn nhất định theo cam kết của tổ chức phát hành.
- Thời hạn của trái phiếu: là khoảng thời gian kể từ ngày phát hành chứng khoán đến ngày người phát hành hoàn trả tiền vốn lần cuối.
Ngày mà khoản vốn gốc trái phiếu được thanh toán lần cuối cùng được gọi là: ngày đáo hạn của trái phiếu.
- Kỳ trả lãi: là khoảng cách (thời gian) giữa các thời điểm người phát hành trả cho người nắm giữ trái phiếu.
Tại nhiều nước, lãi suất trái phiếu được xác định theo năm, nhưng việc thanh toán lãi trái phiếu thường được thực hiện 6 tháng một lần.
- Giá phát hành: là giá bán của trái phiếu khi phát hành.
Thông thường, giá phát hành được xác định theo tỷ lệ % của mệnh giá. Tuỳ theo tình hình của thị trường và người phát hành, tuỳ theo khoảng thời gian cách quãng giữa ngày bán trái phiếu và ngày phát hành mà giá phát hành trái phiếu có thể là 1 trong 3 trường hợp: hoặc giá phát hành bằng mệnh giá (ngang giá trái phiếu), hoặc giá phát hành cao hơn mệnh giá (giá gia tăng), hoặc giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá (giá chiết khấu).
Nhưng dù trái phiếu bán ra có ngang giá, theo giá chiết khấu hay theo giá gia tăng thì lợi tức luôn luôn được xác định theo mệnh giá của trái phiếu và khi đáo hạn, người có trái phiếu sẽ được thanh toán theo mệnh giá của trái phiếu.
* Đặc điểm của trái phiếu
- (1) Trái phiếu là loại chứng khoán nợ.
Phát hành trái phiếu là đi vay vốn. Mua trái phiếu là cho người phát hành vay vốn và như vậy trái chủ là chủ nợ của người phát hành. Là chủ nợ, người nắm giữ trái phiếu có quyền đòi các khoản thanh toán theo cam kết về khối lượng vvà thời hạn, song không có quyền tham gia vào những vấn đề của bên phát hành.
- (2) Thời hạn lưu hành của trái phiếu được xác định trước.
Khác với cổ phiếu, trái phiếu là một loại chứng khoán mà thời hạn lưu hành được xác định trước.
Thời hạn lưu hành cảu trái phiếu: là khoảng thời gian từ ngày phát hành đến ngày người phát hành hoàn trả tiền vốn lần cuối.
Ngày mà khoản vốn gốc trái phiếu được thanh toán lần cuối được gọi là ngày đáo hạn của trái phiếu.
Thời gian đáo hạn của trái phiếu quan trọng vì 3 lý do:
+ Nó cho biết khoảng thời gian mà người nắm giữ trái phiếu có thể mong đợi nhận được các khoản thanh toán lãi định kỳ, và cho biết số năm trước khi khoản vay gốc được hoàn trả toàn bộ.
+ Lợi tức của một trái phiếu tuỳ thuộc vào thời hạn của nó.
+ Giá của trái phiếu sẽ biến đổi qua quãng đời của nó khi lãi suất trên thị trường thay đổi - tính biến động của trái phiếu phụ thuộc vào thời gian đáo hạn của nó. Nếu các yếu tố khác không thay đổi, thời gian đáo hạn càng dài, tính biến động giá của trái phiếu càng lớn trước một sự thay đổi của lãi suất thị trường.
- (3) Trái phiếu là loại chứng khoán có thu nhập xác định trước.
Nếu như thu nhập chủ yếu của sở hữu cổ phiếu là cổ tức - phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, thì trái lại, thu nhập chủ yếu của trái phiếu là tiền lãi - là khoản thu cố định, không phụ thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của người chủ phát hành. (trừ trái phiếu có lãi suất thả nổi)
- (4) Giá trị danh nghĩa luôn thể hiện trên bề mặt của trái phiếu.
Giá trị danh nghĩa của trái phiếu luôn được ghi trên bề mặt của trái phiếu. Giá trị này được coi là số vốn gốc. Giá trị danh nghĩa của trái phiếu là căn cứ để xác định số lợi tức tiền vay mà người phát hành phải trả. Giá trị danh nghĩa cũng thể hiện số tiền người phát hành phải hoàn trả khi trái phiếu đến hạn.
* Phân loại trái phiếu
- (1) Căn cứ vào chủ thể phát hành: trái phiếu bao gồm trái phiếu Chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu ngân hàng và các tổ chức tài chính .
+ Trái phiếu Chính phủ (Treasury Bond): Là loại trái phiếu được chính phủ phát hành nhằm vay nợ để bù đắp thiếu hụt của ngân sách nhà nước.
Có nhiều tên gọi khác nhau về trai phiếu Chính phủ như: công trái (Government Debt), trái phiếu kho bạc, ... dù tên gọi như thế nào các loại này đều là công cụ vay nợ của Chính phủ do Chính phủ phát hành và được thanh toán bằng NSNN.
Để đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngân sách, Chính phhủ các nước thường phát hành trái phiếu để huy động tiền nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư và các tổ chức kinh tế, xã hội. Chính phủ một nước luôn được coi là nhà phát hành có uy tín nhất trên thị trường. Vì vậy, trái phiếu Chính phủ được coi là loại chứng khoán có ít rủi ro nhất.
VD: Năm 2004 - 2005, Nhà nước đã phát hành 3 đợt trái phiếu Chính phủ để bổ sung NSNN
+ Trái phiếu chính quyền địa phương: là trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành nhằm huy động vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương khi NS địa phương mất cân đối.
VD: UBND TPHCM đã từng phát hành trái phiếu địa phương để huy động vốn nhằm phát triển thành phố.
10/10/05 UBND TPHN cũng đã phát hành loại trái phiếu địa phương nhằm huy động vốn để xây dựng cầu Vĩnh Tuy.
+ Trái phiếu doanh nghiệp: (Corporate Bond) Là một loại giấy nhận nợ do công ty phát hành
Là một chứng thư xác nhận một khoản vay nợ của doanh nghiệp đối với người cho doanh nghiệp vay trongmột thời hạn nhất định, doanh nghiệp sẽ trả lãi vay và hoàn vốn trong hạn hoặc đến hạn vay của trái phiếu.
. Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp:
(1) Người nắm giữ trái phiếu được trả lãi định kỳ và trả lãi gốc khi đáo hạn, song không được tham dự vào các quyết định của doanh nghiệp (tức là không có quyền bỏ phiếu và tham gia vào các hoạt động quản lý công ty)
(2) Tiền lãi trả cho trái chủ khong phụ thuộc vào mức lợi nhuận của công ty
(3) Trái phiếu đem lại cho trái chủ quyền ưu tiên phân chia tài sản khi công ty bị giải thể, hoặc phá sản (được ưu tiền hoàn trả trước khi hoàn vốn cho các sở hữu của công ty).
+ Trái phiếu ngân hàng và các tổ chức tài chính: Là Loại trái phiếu do các ngân hàng và các tổ chức tài chính phát hành nhằm mục đích huy động vốn trong nền kinh tế.
Các loại trái phiếu này tồn tại dưới dạng: chứng chỉ tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng, ...
Muốn phát hành loại trái phiếu này các ngân hàng và các tổ chức tài chính đều phải có giấy phép của nhà nước.
- (2) Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng: Trái phiếu bao gồm: trái phiếu vô danh và trái phiếu ký danh
+ Trái phiếu vô danh: (Trái phiếu có cuống) Là loại trái phiếu không ghi tên người chủ sở hữu trên trái phiếu và do đó không lưu trữ tên trái chủ trong sổ sách của chủ thể phát hành.
Người nắm giữ trái phiếu là người được hưởng quyền lợi.
Trên mỗi tờ trái phiếu có các ô gọi là coupon, đại diện cho số tiền lãi được trả định kỳ. Đến kỳ hạn trái chủ chỉ việc cắt rời một ô gửi đến cơ quan phát hành đại lý của nó để nhận lãi.
Trái phiếu này được chuyển nhượng tự do. Nó có thể được dùng để đặt cược, thế chấp, mua bán trên thị trường.
+ Trái phiếu ký danh: Là loại trái phiếu có ghi tên trái chủ trên tờ phiếu cũng như trong sổ sách của công ty phát hành.
Trái phiếu này không được quyền chuyển nhượng tự do. Có thể được sử dụng để thế chấp, đặt cược, chiết khấu.
- (3) Căn cứ vào phương thức trả lãi. Trái phiếu bao gồm: trái phiếu trả lãi trước, trái phiếu trả lãi theo định kỳ, trái phiếu trả lãi sau
+ Trái phiếu trả lãi trước: (còn gọi là trái phiếu chiết khấu: zero coupon bond) là loại trái phiếu khi phát hành, tổ chức phát hành thanh toán ngay tièn lãi trái phiếu cho người mua bằng cách khấu trừ tiền lãi vào mệnh giá.
Đặc điểm:
Trái phiếu này có đặc điểm là được phát hành theo giá chiết khấu, tiền lãi được thanh toán một lần vào thời điểm phát hành, khi đến hạn thanh toán, tổ chức phát hành chỉ hoàn trả số tiền bằng mệnh giá của trái phiếu.
Ví dụ: Một doanh nghiệp muốn bán loại trái phiếu có chiết khấu, kỳ hạn là 5 năm với lãi suất thị trường là 10%/năm vàmệnh giá trái phiếu là 10.000.000đ. Người mua trái phiếu sẽ mua trái phiếu này với giá: 5.000.000đ
[10.000.000 - (10.000.000 x 10%x5) = 5.000.000đ]
Giá mua trái phiếu cũng là giá phát hành (giá bán). Khi đáo hạn người mua sẽ được thanh toán 10.000.000đ.
Đối với loại trái phiếu trả lãi trước thì rủi ro thường thuộc về nhà phát hành nên thường chỉ phát hành trái phiếu này dưới dạng ngắn hạn để dảm bảo quyền lợi cho nhà phát hành.
+ Trái phiếu trả lãi theo định kỳ: Là loại trái phiếu mà trái tức được thanh toán cho trái chủ theo những định kỳ nhất định nào đó.
Trái phiếu này được phát hành theo mệnh giá, đến những định kỳ đã cam kết của tổ chức phát hành, các trái chủ được thanh toán trái tức tương ứng với thời gian cảu định kỳ đó.
Ví dụ: Mua trái phiếu mệnh giá 10triệu đ, thời hạn thanh toán 5 năm, trái suất 8%/năm, kỳ trả lãi 1 năm.
Như vậy, năm thứ nhất người đầu tư được nhận: 10 triệu x 8% = 0,8 triệu
Năm thứ hai, người đầu tư được nhận: 0,8 triệu
Năm thứ ba người đầu tư được nhận: 0,8 triệu
Năm thứ tư người đầu tư được nhận: 0,8 triệu
Năm thứ năm người đầu tư được nhận: 0,8 triệu + 10 triệu
Trái phiếu trả lãi theo kỳ hạn thường là trái phiếu trung hoặc dài hạn.
+ Trái phiếu trả lãi sau: Là loại trái phiếu mà toàn bộ trái tức được thanh toán một lần vào thời điểm trái phiếu đáo hạn.
Trái phiếu được phát hành theo mệnh giá, trái tức được xác định tương ứng với mệnh giá, lãi suất và thời hạn của trái phiếu. Trái tức được thanh toán đồng thời với mệnh giá của trái phiếu cho trái chủ.
Ví dụ: mua trái phiếu mệnh giá 10 triệu, thời hạn thanh toán 5 năm, trái suất 8%/năm, trả lãi sau 5 năm.
Như vậy, sau 5 năm nhà đầu tư sẽ được nhận:
10triệu + (10 truệu x 0,8%x5) = 14 triệu
Đối với loại trái phiếu này, rủi ro của nhà phát hành là thấp nhất nên nó thường bao gồm cả trái phiếu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
- (4) Căn cứ vào cơ chế lãi suất. Trái phiếu bao gồm: Trái phiếu có lãi suất cố định và trái phiếu có lãi suất thả nổi.
+ Trái phiếu có lãi suất cố định: Là loại trái phiếu có lãi suất được xác định trước và không thay đổi trong suốt thời gian tồn tại của trái phiếu.
Với loại lãi suất này, sau khi được phát hành, trái tức luôn phải được thanh toán đúng với lãi suất mà tổ chức phát hành đã cam kết.
Ví dụ: Trái phiếu kho bạc có lãi suất 8%/năm, thời hạn thanh toán là 3 năm. Như vậy, trong suốt 3 năm nhà đầu tư sẽ được thanh toán 8%/năm kể cả khi thị trường có biến động.
Ở Việt nam, tất cả các loại trái phiếu từ trước đến nay đều là loại trái phiếu này.
+ Trái phiếu có lãi suất thả nổi: Là loại tái phiếu mà tổ chức phát hành không quy định trước lãi suất.
Loại trái phiếu này, lãi suất được xác định căn cứ vào lãi suất trên thị trường vào thời điểm trả lãi để tính và trả laĩo cho trái chủ. Hay nói cách khác, lãi suất sẽ được xác định căn cứ vào mức độ lạm phát của nền kinh tế và quan hệ cung cầu vốn trên thị trường vào các thời điểm trả lãi.
Vì:
. Khi xảy ra lạm phát làm cho sức mua của tiền giảm, vì vậy để nâng cao thu nhập cho người sở hữu trái phiếu và đảm bảo quyền lợi cho họ thì phải điều chỉnh lãi suất theo tốc độ lạm phát. Ngược lại, khi nền kinh tế xảy ra giảm phát thì lại ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà phát hành, nên cũng phải điều chỉnh lãi suất theo tốc độ giảm phát để đảm bảo quyền lợi cho nhà phát hành.
. Lãi suất thị trường: Trái phiếu là chứng chỉ vay vốn của người phát hành nên lãi suất của trái phiếu lôại này phải phù hợp với mức lãi suất chung của thị trường. Như vậy, vừa đảm bảo quyền lợi cho nhà phát hành, vừa đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.
Lạm phát ↑: Lãi suất ↑ để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư và
ngược lại thì đảm bảo quyền lợi cho nhà phát hành
Lãi suất thị trường tăng: điều chỉnh lãi suất trái phiếu tăng để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư, và ngược lại để đảm bảo quyền lợi cho nhà phát hành.
- (5) Căn cứ vào tính đảm bảo trái phiếu. Trái phiếu bao gồm: Trái phiếu có đảm bảo, trái phiếu không có đảm bảo
+ Trái phiếu có đảm bảo: Là loại trái phiếu mà người phát hành trái phiếu dùng một tài sản có giá trị làm vật đảm bảo cho việc phát hành. Trong trường hợp, người phát hành mất khả năng thanh toán tiền lãi hoặc trả tiền gốc thì các trái chủ có quyền tịch thu và bán tài sản đó để thu hồi lại số tiền người phát hành còn nợ.
+ Trái phiếu không có đảm bảo: Là loại trái phiếu phát hành không có tài sản làm vật đảm bảo mà chỉ được bảo đảm bằng chính uy tín của người phát hành. Loại trái phiếu này chỉ có ở những doanh nghiệp lớn, công ty có danh tiếng.
Hiện nay, hầu như tất cả các loại trái phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam đều là loại trái phiếu tín chấp.
- (6) Căn cứ vào khả năng chuyển đổi. Trái phiếu bao gồm: trái phiếu có thể chuyển đổi và trái phiếu không có khả năng chuyển đổi.
+ Trái phiếu có thể chuyển đổi: Là loại trái phiếu của công ty cổ phần cho phép trái chủ quyền được chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu (thông thường là cổ phiếu thường) của công ty.
Tỷ lệ chuyển đổi và kỳ hạn chuyển đổi được ấn định ngay từ lúc phát hành trái phiếu và chỉ thay đổi khi Công ty phát hành có sự tách hoặc gộp cổ phiếu.
Tỷ lệ chuyển đổi thể hiện số lượng cổ phiếu nhận được khi chuyển đổi một trái phiếu được Công ty ấn định khi phát hành trái phiếu. Thời hạn chuyển đổi được các công ty quy định rất đa dạng, tuỳ thuộc sự tính toán và quyết định của từng Công ty, có loại được chuyển đổi bất kỳ lúc nào hoặc chỉ được chuyển đổi tại một số thời điểm nhất định.
Tại sao có loại trái phiếu này?
Để khuyến khích các nhà đầu tư mua trái phiếu cảu doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải những điều khoản đem lại lợi ích cho nhà đầu tư trong tương lai. Một trong số đó là có thể cho phép chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu theo một số ràng buộc nhất định.
Ví dụ, đầu năm 2006, VCB đã phát hành loại trái phiếu này.
+ Trái phiếu không có khả năng chuyển đổi: Là loại trái phiếu của công ty cổ phần không cho phép trái chủ quyền được chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu (thông thường là cổ phiếu thường) của công ty.
Đây là loại trái phiếu thông thường trên TTCK VN hiện nay.
2.2.3 Chứng chỉ quỹ đầu tư
2.2.4 Các chứng khoán phải sinh Derivvatives)
Khái niệm: Chứng khoán phái sinh là một loại chứng khoán được phát hành trên cơ sở các loại chứng khoán đã có như: cổ phiếu, trái phiếu nhằm mục đích giảm thiểu rui ro, bảo toàn nguồn vốn đầu tư và thu lợi nhuận.
Có 3 loại chứng khoán phái sinh cơ bản: quyền mua trước, chứng quyền và hợp đồng quyền chọn
2.2.4.1 Quyền mua trước (quyền mua cổ phần) (Rights)
Trong kinh doanh, những công ty thành đạt thường có nhu cầu phát hành thêm cổ phiếu thường bổ sung vốn để mở rộng kinh doanh. Nhưng khi phát hành cổ phiếu bổ sung sẽ ảnh hưởng đến quyền sở hữu đối với công ty của các cổ đông hiện hữu. Nghĩa là quyền sở hữu, quyền kiểm soát đối với công ty của cổ đông hiện hành bị "pha loãng". Để khắc phục nhược điểm này, công ty cổ phần đã cho phép các cổ đông hiện hành được hưởng quyền ưu tiên: quyền được mua trước cổ phiếu thường mới phát hành với giá thấp hơn giá thị trường và với số lượng tỷ lệ với số cổ phần mà cổ đông đang nắm giữ.
* Khái niệm: Là chứng nhận của công ty cổ phần cho phép cổ đông mua cổ phiếu mới phát hành theo một mức giá ấn định trước trong một khoảng thời gian xác định.
(Theo Luật chứng khoán 2006: Quyền mua trước là loại chứng khoán do công ty cổ phần phát hành kèm theo đợt phát hành cổ phiếu bổ sung nhằm đảm bảo cho cổ đông hiện hữu quyền mua cổ phiếu mới theo những điều kiện đã được xác định.)
* Đặc điểm của quyền mua trước.
- Được phát hành theo từng đợt khi công ty tăng vốn điều lệ và do vậy thời hạn hiệu lực thường rất ngắn (chỉ kéo dài vài tháng).
- Thông thường công ty ấn định: mỗi CP đang lưu hành được cấp một quyền.
Số lượng quyền cần thiết để mua một cổ phần mới sẽ được quy định tuỳ theo từng đợt phát hành. Các công ty thường sử dụng một phương pháp đơn giản để xác định số lượng quyền cần để mua một cổ phần mới như sau:
Số lượng quyền cần để mua 1 cổ phần mới = số lượng cổ phần cũ đang lưu hành : số lượng cổ phần mới.
Trong đó: số lượng cổ phần mới = mức vốn cần huy động : giá đăng ký mua.
Ví dụ: Giả sử một công ty có 1 triệu cổ phần đang lưu hành và muốn phát hành thêm 50.000 cổ phần mới. Một triệu quyền sẽ được phát hành tương ứng và kèm theo một triệu cổ phần đó. Công ty không muốn bán nhiều hơn 50.000 cổ phần. Vì vậy họ quyết định rằng để mua một cổ phần mới các cổ đông cần phải có 20 quyền.
- Giá cổ được mua trong quyền bao giờ cũng thấp hơn giá thị trường của cổ phiếu tại thời điểm quyền được phát hành.
Vì:
+ Rủi ro có thể xảy ra khi giá thị trường giảm trong thời hạn phát hành quyền và điều đó có thể ảnh hưởng đến đợt phát hành.
+ Mức chênh lệch đáng kể này làm tăng tính hấp dẫn đối với các cổ đông cũ. Vì vậy, để tránh cho các cổ đông cũ khỏi thiệt họ được mua cổ phần mới theo giá lý thuyết bằng phần chênh lệch giữa giá cổ phiếu trước và sau khi tăng vốn.
+ Giá trị của quyền mua trước:
P - F
M =
N + 1
Trong đó:
M: Giá trị của quyền mua trước
P: Thị giá cổ phiếu
F: Giá ưu đãi của quyền
N: Định mức số cổ phiếu cũ để mua một cổ phiếu mới hay là số lượng quyền cần để mua một cổ phần mới = số lượng cổ phần cũ đang lưu hành/ số lượng cổ phần mới.
Trong đó: số lượng cổ phần mới = số vốn cần huy động/ giá đăng ký mua.
Sở dĩ trong mẫu số, N phải cộng thêm 1 là vì trong thời hạn đăng ký mua cổ phần mới, giá trị thường của cổ phiếu (P) đã bao gồm luôn cả giá trị của quyền.
Ví dụ: Công ty dự kiến phát hành đợt CP mới, theo quy định phải có 4 quyền mua mới được mua một cổ phiếu mới với giá đăng ký là: 55.000đ/CP, thị giá CP trên thị trường là 70.000đ/CP. Hỏi giá quyền mua là bao nhiêu?
M = (70.000 - 55.000)/ (4 + 1) = 3.000đ/quyền
Trường hợp các cổ đông không muốn thực hiện quyền, họ có thể bán chúng trên thị trường trong thời gian quyền chưa hết hạn. Giá quyền phụ thuộc vào giá thị trường của cổ phiếu.
Ngoài ra cần lưu ý rằng vào ngày đầu tiên cổ phần được mua bán không còn kèm đặc quyền, giá thịn trường sẽ giảm một khoảng bằng với giá trị của đặc quyền (vì cổ phần bây giờ được bán không có đặc quyền). Khi đó, giá trị của một đặc quyền sẽ là:
P - F
M =
N + 1
Ví dụ: Công ty phát hành cổ phiếu mới với giá đăng ký là 20.000đ/CP, thị giá cổ phiếu là: 40.000đ/CP. Theo quy định của công ty, tỷ lệ mua CP mới là 5 quyền mua mới được mua một cổ phiếu mới. Hỏi giá quyền mua là bao nhiêu?
M = (40.000 - 20.000)/5 = 4.000đ/quyền
Mục đích: Giúp cho các cổ đông hiện tại có thể mua số lượng cổ phiếu mới cần thiết để duy trì tỷ lệ % cổ phần đã nắm giữ tại công ty.
Ví dụ:
Một công ty cổ phần có tổng lượng CP đang lưu hành là 1,2 triệu Cp, trong đó cổ đông A nắm giữ 200.000 CP. Công ty dự kiến phát hành thêm 300.000 CP mới, giá dự kiến phát hành là 20.000 đ/CP, giá CP đang giao dịch trên thị trường là 22.000đ/CP.
Để bảo vệ và tạo điều kiện cho các cổ đông hiện tại, công ty dự kiến cấp quyền mua CP, qui định: 1 CP cũ được cấp 1 quyền mua, và sẽ được mua CP mới với giá ưu đãi là 18.000đ/CP.
Hỏi:
1. Cổ đông A có bao nhiêu quyền mua? Với số lượng quyền mua đó cỏo đông A được mua bao nhiêu CP mới?
2. Số tiền cần đầu tư để mua số CP trên:
- Khi chưa phát hành quyền mua
- Khi đã phát hành quyền mua
3. Giả sử, nếu cổ đông A không muốn thực hiện quyền thì ông ta có thể bán trên thị trường số cổ đông A không muón thực hiện quyền thì ông ta có thể bán nó trên thị trường với giá bao nhiêu?
Giải:
- Số quyền mua mà cổ đông A được cấp là: 200.000 quyền
- Số CP mà cổ đông được mua theo quyền:
200.000 : 4 = 50.000 CP
- Để mua 50.000 CP:
+ Khi chưa phát hành quyền mua, phải đầu tư:
50.000 x 20.000 = 1.000.000.000đ
+ Khi đã phát hành quyền mua:
50.000 x 18.000 = 900.000.000 đ
- Có thể bán quyền mua với giá:
(22.000 - 18.000 )/(4+1) = 800đ/quyền
2.2.4.2 Chứng quyền (Warrants) (chứng khế)
* Khái niệm: Là chứng nhận về quyền cho phép người nắm giữ nó quyền được mua một số lượng chứng khoán xác định của một công ty cổ phần với một mức giá xác định trong một thời hạn nhất định.
(Theo Luật chứng khoán năm 2006: Chứng quyền là loại chứng khoán được phát hành cùng với việc phát hành trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng khoán được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông nhất định theo mức giá đã được xác định trước trong thời kỳ nhất định)
Thông thường chứng quyền được phát hành cùng với đợt phát hành các trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi để giúp cho việc chào bán lần đầu các chứng khoán này trở nên hấp dẫn hơn. Chẳng hạn, một công ty có thể phát hành kết hợp giữa các trái phiếu và chứng quyền. Các trái phiếu được phát hành dưới hình thức thông thường, còn chứng quyền được phát hành hằm giúp cho việc chào bán trái phiếu hấp dẫn hơn. Nếu công ty có chiều hướng phát triển tốt, thì chứng quyền sẽ hấp dẫn hơn đối với cấc nhà đầu tư.
* Đặc điểm của chứng quyền
- Chứng quyền cho phép người nắm giữ mua cổ phiếu thường với một mức giá xác định và trong một thời gian nhất định.
Ví dụ: Công ty cổ phần X có cổ phiếu thường đang lưu hành trên thị trường với giá 30.000 đồng mỗi cổ phiếu vào ngày 20 tháng 9 năm N, tại thời điểm này Công ty phát hành chứng quyền cho phép người sở hữu nó được quyền mua cổ phiếu thường với giá 35.000 đồng mỗi cổ phiếu vào bất cứ thời điểm nào cho đến ngày 31 tháng 12 năm N+1. Nếu công ty X có triển vọng phát triển tốt và công chúng cho rằng các cổ phếu thường không chỉ đạt tới giá 35.000 đồng mỗi cổ phiếu vào năm N+1, mà còn có thể được mua bán trên mức giá đó thì chứng quyền sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư
- Với tư cách là người sở hữu chứng quyền, nhà đầu tư không có quyền cổ đông trong công ty, không được nhận cổ tức, và không có quyền biểu quyết. Các điều khoản của chứng quyền được ghi rõ trên tờ c hứng chỉ chứng quyền: số cổ phiếu được mua theo mỗi chứng quyền (thường là 1:1); giá thực hiện (mua) đối với mỗi cổ phiếu và ngày hết hạn hiệu lực của mỗi chứng quyền.
- Giá định trước trên chứng quyền thường cao hơn giá thị trường cổ phiếu cơ sở, và giá đó có thể cố định hoặc tăng lên theo định kỳ. Độ chính xác để xác định chứng quyền phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: thời hạn còn lại cảu chứng quyền, mức chênh lệch giữa giá hiện tại ủa cổ phiếu thấp hơn so với mức giá hiện thực, sự xem xét của công chúng đầu tư đối với cổ phiếu này và việc trả cổ tức, các mức lãi suất và các điều kiện thị trường nói chung.
- Nếu không muốn thực hiện quyền thì nhà đầu tư có thể nhượng bán nó trên thị trường trong thời hạn hiệu lực, hoặc huỷ bỏ không thực hiện quyền.
Ví dụ:
Công ty A muốn huy động vốn một cách dễ dàng có thể bằng cách: Bán Trái phiếu kèm với chứng quyền.
Giả sử công ty tuyên bố: Nếu mua 100 Trái phiếu có mệnh giá 100.000đ/TP thì sẽ được quyền nhận thêm 1 chứng quyền trong đó qui định: Ai nắm giữ chứng quyền sẽ được mua 100 CP thường của công ty với giá 30.000đ/CP trong thời hạn 10 năm (trong khi giá CP hiện hành là 25.000đ/CP)
Biết rằng ông B cho công ty A vay 100 triệu đồng. Hỏi:
- Ông B được nhận bao nhiêu chứng quyền?
- Nếu trong thời gian hiệu lực của chứng quyền, công ty phát hành thêm cổ phiếu mới, ông B sẽ làm gì khi:
+ Giá CP tăng lên vượt 30.000đ/CP (giả sử là 40.000đ/CP)
+ Giá CP không tăng lên vượt quá 30.000đ/Cp (giả sử là 28.000đ/CP).
Giải:
- Nếu ông B cho công ty vay 100 triệu thì ông B sẽ được nhận 10 chứng quyền.
- Giả sử trong thời hạn hiệu lực của chứng quyền, công ty phát hành thêm CP mới:
+ Nếu giá CP là 40.000đ/CP thì chắc chắn ông B sẽ thực hiện chứng quyền:
Mua 1.000 CP thường với giá: 30.000đ/CP
Sau đó, bán ra thị trường với giá 40.000đ/CP
1.000CP x 40.000đ/CP = 40.000.000 đ
Như vậy, ông B lãi: 10 triệu đồng.
+ Nếu giá CP là 28.000đ/CP thì chắc chắn ông B sẽ không thực hiện quyền mà chỉ hưởng trái tức cố định từ việc cho công ty vay 1000 triệu đồng.
2.2.4.3 Hợp đồng quyền chọn (Option contracts)
* Khái niệm:
Theo luật chứng khoán năm 2006: Là quyền được ghi trong hợp đồng cho phép người mua lựa chọn quyền mua hoặc quyền bán một số lượng chứng khoán được xác định trước trong khoảng thời gian nhất định với mức giá được xác định trước.
Các yếu tố cấu thành của quyền chọn
- Loại quyền: (quyền chọn mua - call option contracts hay chọn bán - put option contracts)
- Tên và khối lượng hàng hoá được mua, hoặc bán theo quyền.
- Thời hạn hiệu lực của quyền
- Giá hàng hoá cơ sở (giá mua hoặc bán hàng hoá theo quyền)
- Giá quyền chọn (call premium) mà người mua quyền phải trả cho người bán quyền. (phí quyền chọn)
* Đặc điểm của quyền chọn:
- Người mua phải trả cho người bán hợp đồng một khoản phí gọi là giá quyền chọn.
- Người mua hợp đồng quyền chọn có quyền thực hiện hợp đồng, bán hợp đồng hoặc huỷ hợp đồng trong thời hạn hiệu lực.
* Các loại quyền chọn
- Quyền chọn kiểu Mỹ: là loại quyền chọn cho phép người mua quyền có thể thực hiện hợp đồng vào bất kỳ thời điểm nào cho tới tận ngày hết hạn.
- Quyền chọn kiểu Âu: là loại quyền chọn cho phép người mua quyền chỉ được thực hiện hợp đồng đã ký vào ngày hết hạn của hợp đồng (ngày cuối cùng)
- Quyền chọn mua: (Call option contracts)
+ Khái niệm: Là hợp đồng quyền chọn trong đó cho phép người mua quyền được quyền lựa chọn mua một số lượng chứng khoán nhất định theo một mức giá quy định trong một thời hạn quy định của tương lai.
+ Ví dụ:
Hiện tại, giá thị trường của cổ phiếu HAC = 25.000đ/CP. Ông A dự đoán giá của cổ phiếu HAC sẽ không dừng lại ở đây mà sẽ tăng lên đến 30.000đ/CP. Vì vậy, ông A đã quyết định:
Mua một hợp đồng quyền chọn mua 5000 CP HAC, giá:25.000đ/CP, đáo hạn T12 với phí chọn mua là 1.500đ/CP.
Hỏi, trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng, ông A sẽ làm gì khi:
+ (1) Giá thị trường của CP HAC tăng lên đúng như dự đoán.
+ (2) Giá thị trường của CP HAC không tăng lên đúng như dự đoán của ông A mà giảm xuống, giả sử giá: 23.000đ/CP
Giải:
+ (1) Khi giá thị trường của CP HAC tăng lên đúng như dự đoán cảu ông A thì chắc chắn ông sẽ chọn quyền thực hiện hợp đồng và mất phí chọn mua.
Mua 5.000 CP HAC với giá: 25.000đ/CP
5.000CP x 25.000đ/CP = 125.000.000đ
Trả phí chọn mua:
5.000 CP x 1.500đ/CP = 7.500.000đ
Bán 5.000 CP HAC với giá 30.000đ/CP
5.000 CP x 30.000đ/CP = 17.500.000đ
+ (2) Khi giá thị trường của CP HAC không tăng lên như dự đoán mà lại giảm xuống đến 23.000đ/CP thì lúc này ông A sẽ chọn quyền huỷ hợp đồng và mất phí quyền chọn mua là: 7.500.000đ. Còn nếu ông thực hiện hợp đồng thì ông sẽ bị lỗ số tiền là:
17.500.000đ.
Nhận xét: Với hợp đồng quyền chọn mua, người mua hợp đồng sẽ bắt đầu thực hiện hợp đồng khi mà giá cổ phiếu trên thị trường bắt đầu tăng và họ sẽ bắt đầu có lãi khi giá thị trường của cổ phiếu tăng lên lớn hơn tổng chi phí (= Giá thực hiện + Phí quyền chọn mua).
- Quyền chọn bán: (Put option contracts)
+ Khái niệm: là hợp đồng quyền chọn trong đó cho phép người mua quyền được bán một số lượng cổ phiếu nhất định theo giá quy định trong một thời hạn quy định của tương lai.
+ Ví dụ:
Hiện tại giá thị trường cảu CP HAC là 35.000đ/CP. Ông B dự đoán mức giá như vậy là quá cao và giá sẽ hạ xuống trong tương lai, Giá dự đoán của ông B là 30.000đ/CP. Vì vậy, ông B đã quyết định ký một hợp đồng quyền chọn bán cho công ty A 5.000 CP HAC với giá 35.000đ/CP, đáo hạn t12 với giá quyền chọn là: 2.500đ/CP.
Hỏi, ông B sẽ làm gì khi:
+ (1) Giá thị trường cảu CP HAC hạ xuống như dự đoán cảu ông B
+ (2) Giá thị trường của CP HAC không hạ xuống như dự đoán của ông B mà lại tăng lên, giả sử giá: 38.000đ/CP
Giải:
+ (1) Khi gía thị trường của CP HAC hạ xuống đúng như dự đoán thì ông B sẽ thực hiện hợp đồng và mất giá quyền chọn:
. Mua 5.000 CP HAC với giá thị trường:
5.000CP x 30.000đ/CP = 150.000.000đ
. Giá quyền chọn bán:
5.000CP x 2.500đ/CP = 12.500.000đ
Bán 5.000 CP HAC với giá 35.000đ/CP
5.000 CP x 35.000đ/CP = 175.000.000đ
Như vậy, ông B lãi số tiền là: 12.500.000đ.
+ (2) Khi giá thị trường của CP không hạ xuống như dự đoán mà lại tăng lên thi chắc chắn ông B sẽ chọn quyền huỷ hợp đồng và mất phí chọn bán là: 12.500.000đ.
Nhận xét: Với hợp đồng quyền chọn bán, người nắm giữ hợp đồng sẽ bắt đầu thực hiện hợp đồng khi giá CP trên thị trường bắt đầu giảm và họ sẽ bắt đầu có lãi khi mà giá giảm nhỏ hơn tổng chi phí (= Giá thực hiện - giá quyền chọn bán)
- Chức năng của quyền lựa chọn:
+ Quyền lựa chọn cho phép nhà đầu tư nâng cao được tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư.
+ Quyền lựa chọn giúp nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro
Chức năng kinh tế quan trọng nhất của quyền lựa chọn là nhằm cung cấp công cụ giảm thiểu rủi ro. Một người đang phải chịu rủi ro từ một sự thay đổi giá bất lợi có thể sử dụng các quyền lựa chọn để loại trừ rủi ro đó.
Một quyền chọn mua có thể được xem như là một công cụ đảm bảo một mức giá tốt (nếu giá thị trường của nhà đầu tư mua được chứng khoán cao hơn mức giá thực hiện, quyền sẽ giúp nhà đầu tư mua được chứng khoán tại mức gía thực hiện). Một quyền chọn bán sẽ đảm bảo một mức giá bán tốt (việc thực hiện quyền sẽ giúp cho nhà đầu tư bán chứng khoán ở mức giá thực hiện trong trường hợp giá thị trường của chứng khoán thấp hơn mức giá thực hiện). Như vậy các quyền chọn có thể được xem như một công cụ phòng ngừa những sự thay đổi giá bất lợi.
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro