Câu 3. KN quan hệ PL (ĐN, đặc điểm, yếu tố cấu thành), VD
Câu 3. Trình bày nội dung của khái niệm quan hệ pháp luật (định nghĩa, đặc điểm, yếu tố cấu thành)? Cho ví dụ minh họa.
1. Định nghĩa
QHPL là hình thức pháp lí của các quan hệ xã hội xuất hiện dưới tác động điều chỉnh của quy phạm pháp luật và sự kiện pháp lí.
QHPL là QHXH được điều chỉnh bởi các quy phạm PL, trg đó các bên tham gia QH có những quyền và nghĩa vụ đc NN đảm bảo thực hiện.
2. Đặc điểm
a. Quan hệ XH mang tính ý chí
- QHPL phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật, mà quy phạm pháp luật thể hiện ý chí của NN hoặc ý chí của các bên tham gia quan hệ trong khuôn khổ ý chí của Nhà nước.
- QHPL xuất hiện, phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt do có sự kiện pháp lý có thể là sự kiện tự nhiên hoặc với tư cách là hành vi có ý chí của con người.
VD: sự kiện 1 con ng đc sinh ra hoặc hành vi đăng kí kết hôn.
b. QH có chủ thể xđ và có ND cụ thể là quyền và nghĩa vụ pháp lí của các chủ thể
- QHPL chỉ phát sinh giữa các cá nhân, tổ chức nếu QH đó đc điều chỉnh = các quy phạm PL. Các bên tham gia QHPL là các chủ thể của QHPL.
- Chỉ thông qua quy phạm pháp luật mà QHPL được hình thành và ngược lại, QHPL trở thành phương tiện để chuyển hóa, để biến quyền và nghĩa vụ pháp lý của mỗi bên chủ thể thành hiện thực.
- Nội dung của QHPL được cấu thành bởi các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể mà việc thực hiện được đảm bảo bằng sự cưỡng chế Nhà nước. Đây là đặc trưng cơ bản của QHPL.
VD: Ng bán và ng mua là chủ thể xđ trg QH hợp đồng mua bán hang hóa.
Ng bán có nghĩa vụ giao hành đúng số lg, chất lg, time, địa điểm, có quyền nhận đủ số tiền bán hang.
Ng mua có quyền nhận hàng và có nghĩa vụ trả tiền mua hàng theo đúng giá và cách thức thanh toán theo hợp đồng.
c. Đc bảo đảm thực hiện = cưỡng chế NN
- QHPL là QH thể hiện ý chí của của chủ thể và của NN.
- Các chủ thể ko tự giác thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ đc quy định thì phải chịu trách nhiệm trc PL. Các cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lí vi phạm, buộc họ phải gánh chịu các chế tài tương ứng để đảm bảo QH giữa họ đc thực hiện trg khuôn khổ PL.
VD:
3. Yếu tố cấu thành = chủ thể + khách thể + ND QHPL
a. Chủ thể
- Khái niệm: Chủ thể của quan hệ pháp luật là tổ chức, cá nhân đáp ứng được các điều kiện do Nhà Nước quy định cho mỗi loại quan hệ và tham gia vào quan hệ pháp luật đó.
VD: Muốn trở thành chủ thể của QH lao động trg việc sản xuất, dịch vụ về thực phẩm đòi hỏi ng đó ko mắc bệnh truyền nhiễm.
- Để trở thành chủ thể của QHPL, cá nhân hay tổ chức phải đảm bảo năng lực chủ thể = năng lực PL + năng lực hành vi.
+ Năng lực pháp luật là khả năng của các cá nhân hay tổ chức có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định theo qui định của pháp luật.
Năng lực pháp luật xuất hiện từ khi con người mới sinh ra và tồn tại cho đến khi người đó chết.
VD: quyền đc sống, đc xđ cha mẹ, xđ giới tính.
+ Năng lực hành vi là khả năng của các cá nhân hay tổ chức bằng hành vi của chính mình thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý theo qui định của pháp luật.
Năng lực hành vi chỉ xh khi con ng đạt đến 1 độ tuổi nhất định và phải có trạng thái thần kinh bình thg.
VD: kí kết hợp đồng lđ (đủ 15 tuổi), bầu cử ĐBQH, HĐND (đủ 18 tuổi trở lên).
* Chú ý:
- Năng lực pháp luật là điều kiện cần, năng lực hành vi là điều kiện đủ để cá nhân, tổ chức trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật.
- Năng lực pháp luật và năng lực hành vi không phải là những thuộc tính tự nhiên mà là những thuộc tính pháp lý. Nó được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể.
- Đối với các quốc gia khác nhau hoặc trong những thời kỳ lịch sử khác nhau của một quốc gia, năng lực chủ thể của cá nhân tổ chức được quy định khác nhau.
b. Khách thể
- Khái niệm: Khách thể của QHPL là những lợi ích vật chất hoặc phi vật chất mà các chủ thể mong muốn đạt được khi tham gia các quan hệ pháp luật.
Khách thể của QHPL chính là cái mà vì nó các chủ thể pháp luật tham gia vào QHPL.
Có 3 loại: + tài sản VC tiền, vàng, đá quý, nhà ở.
+ hành vi xử sự của con ng, vận chuyển HH, khám chữa bệnh...
+ lợi ích phi VC, quyền tác giả, danh dự, nhân phẩm, sức khỏe...
VD: Trong quan hệ mua bán nhà ở, ngôi nhà được coi là khách thể của QHPL này. Trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa, khách thể của QHPL hợp đồng không phải là hàng hóa mà là sự vận chuyển hàng hóa. Trong quan hệ tranh chấp về quyền tác giả của một sản phẩm lao động sáng tạo thì khách thể của QHPL là quyền tác giả.
c. Nội dung
Nội dung của QHPL bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể khi tham gia QHPL.
(i) Quyền chủ thể là khả năng của chủ thể được xử sự theo cách thức nhất định khi tham gia QHPL.
Quyền chủ thể bao gồm 3 yếu tố sau:
- Khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định mà pháp luật cho phép.
- Khả năng yêu cầu các chủ thể khác chấm dứt các hành động cản trở nó thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý hoặc yêu cầu chúng phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng phát sinh từ quyền và nghĩa vụ này.
- Khả năng của chủ thểyêu cầu các cơ quan pháp luật có thẩm quyền can thiệp bảo vệ lợi ích của mình.
VD: quyền của chủ thể bên kia trả tiền đúng ngày giờ theo quy định của hợp đồng cho vay.
(ii) Nghĩa vụ của chủ thể là cách xử sự mà chủ thể bắt buộc phải thực hiện nhằm đáp ứngviệc thực hiện quyền của chủ thể khác.
Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể bao gồm 2 yếu tố:
- Phải thực hiện các xử sự mà pháp luật bắt buộc. Hành vi bắt buộc này có thể mang tính chủ động, nghĩa là phải thực hiện một hành động nhất định hoặc mang tính thụ động, tức là tự kiềm chế khôngvi phạm các Điều cấm đoán.
- Phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện đúng các qui định của pháp luật.
Trong mối quan hệ pháp luật thông thường, quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia QHPL gắn bó với nhau.việc thực hiện quyền của một chủ thể pháp luật này thường là điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của một chủ thể khác và ngược lại.
VD: 1 công dân nào đó đến ngã tư gặp đèn đỏ mà vẫn qua đường thì bị công an phạt – nghĩa vụ pháp lý trg trường hợp này là phải dừng lại ko sang ngang nếu vẫn sang ngang thì sẽ bị xử lí HC
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro