Câu 7. KN vi phạm HC. các hình thức xử lý VPHC

Câu 7. Thế nào là vi phạm hành chính? Để xử lý vi phạm hành chính, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng những hình thức xử lý nào, cho ví dụ minh họa.

So sánh

Giống nhau: Vi phạm hành chính cũng như mọi vi phạm pháp luật khác đều là những hành vi gây nguy hiểm cho xã hội , xâm hại đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

Khác nhau: VPHC là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý còn VPPL là những hành vi bất hợp pháp, trái quy định pháp luật do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

Vi phạm hành chính

VPHC là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các qui tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo qui định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.

Đặc điểm của VPHC

- Hành vi trái pháp luật xâm phạm các qui tắc quản lý nhà nước

- Hành vi đó do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý

- Hành vi đó không phải là tội phạm

- Hành vi đó được pháp luật qui định phải bị xử phạt hành chính.

Cấu thành VPHC

§ Mặt khách quan của VPHC

- Hành vi VPHC

- Hậu quả và mối quan hệ nhân quả

- Một số dấu hiệu khách quan khác như công cụ, phương tiện, thời gian, địa điểm của VPHC.

§ Mặt chủ quan của VPHC: Lỗi

§ Khách thể của VPHC: Là các qui tắc quản lý nhà nước (K2, Đ1 Pháp lệnh xử lý VPHC)

§ Chủ thể của VPHC

- Cá nhân

- Tổ chức

Vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật là những hành vi bất hợp pháp, trái quy định pháp luật do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện làm xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

* Những điều kiện, hiện tượng vi phạm pháp luật :

Vi phạm pháp luật có những đặc điểm sau:

- Phải thể hiện ở hành vi ;

- Phải gây ra thiệt hại cho xã hội ;

- Phải có lỗi, có thể là cố ý hay vô ý ;

- Chủ thể phải có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

Cấu trúc :

- Khách quan của vi phạm pháp luật : Biểu hiện ra bên ngoài bằng hành vi pháp luật gây ra những thiệt hại xã hội.

- Khách thể vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng hành vi vi phạm pháp luật đã xâm hại tới.

- Chủ thể vi phạm pháp luật phải có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.

- Chủ quan vi phạm pháp luật : Chủ thể vi phạm pháp luật phải có lỗi, là thái độ của chủ thể đối với hành vi trái luật của mình hoặc hậu quả do hành vi trái luật đó gây ra, lỗi đó có thể là cố ý hay vô ý.

- Trách nhiệm pháp lý theo nghĩa thông thường là trách nhiệm, bổn phận ; theo nghĩa pháp lý nó vừa là trách nhiệm, vừa là bổn phận còn là sự gánh chịu hình phạt, hậu quả bất lợi do nhà nước thực hiện đối với mình do mình đã có hành vi vi phạm pháp luật gây ra. Nhà nước sẽ giao trách nhiệm cho các cơ quan có trách nhiệm thay mặt nhà nước áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể vi phạm.

Trách nhiệm pháp lý có những đặc điểm :

- Cơ sở xác định trách nhiệm pháp lý là phải thể hiện ở hành vi vi phạm pháp luật của chủ thể.

- Hành vi phải có sự lên án của nhà nước và xã hội.

- Cơ sở xác định trách nhiệm pháp lý có hiệu lực là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.1. KN vi phạm HC

Vi phạm hành chính được hiểu là hành vi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà chưa đến nước truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lí vi phạm hành chính.

2. Xử lý vi phạm HC

a. Những cơ quan NN có thẩm quyền xử lý VPHC

- UBND các cấp (xã, huyện, tỉnh)

- Cơ quan cảnh sát; cơ quan quản lý xuất cảnh, nhập cảnh; bộ đội biên phòng; cơ quan hải quan; cơ quan kiểm lâm; cơ quan thuế; cơ quan quản lý thị trường; cơ quan thanh tra NN chuyên ngành;

- TAND các cấp

- Cơ quan THA dân sự

b. Những ng có thẩm quyền sử lý VPHC

- Thủ trưởng, phó thủ trưởng các cơ quan có thẩm quyền xử lýVPHC.

- Cán bộ, chiến sĩ cảnh sát ND; cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng; cán bộ hải quan; cán bộ, nhân viê kiểm lâm, thuế, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên chuyên ngành, thẩn phán chủ tọa phiên tòa, chấp hành viên THA dân sự.

c. Các hình thức xử phạt vi phạm HC

(i) Các hình thức xử phạt chính

- Cảnh cáo

- Phạt tiền

(ii) Các hình thức xử phạt bs

- Tức quyền sd giấy phép (Điều 14 pháp lệnh xử lý vi phạm HC)

- Tịch thu tang vật, phg tiện đc sd để VPHC

(iii) Các BP khắc phục hậu quả

- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do VPHC gây ra hoặc tháo dợ công trình trái phép.

- Buộc thực hiện các BP khắc phục ô nhiễm mt.

- Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe.

(iv) Các BP xử lý VPHC khác

- GD tại xã, phường, thị trấn

- Đưa vào trường giáo dưỡng

- Đưa vào cơ sở GD

- Đưa vào cơ sở chữa bệnh

- Quản chế HC                      

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: