Câu 13 - Đặc tính sinh học, chẩn đoán bệnh viêm gan vịt
1. Phân loại
VR viêm gan vịt là 1 ARN VR,
Có kích thước nhỏ gồm 3 serotyp khác nhau ký hiệu là: DHV type 1, DHV type 2 và DHV type 3.
DHV Type 1:Do Levin và Fabricant phân lập năm 1950.Là 1 Enterovirus, thuộc họ Picornavirideae.Đây là type chủ yếu gây ra bệnh viêm gan vịtDHV type 1 thuộc Duck Hepatitis A virus (DHAV) gồm 3 type: DHAV - 1, DHAV - 2, DHAV – 3.vDHV type 2:Do Asplin phân lập năm 1965, chỉ được ghi nhận ở Anh.Thuộc họ Astrovirideae.Thường gây bệnh cho vịt con từ 10 ngày đến 6 tuần tuổi.Tỷ lệ tử vong 10-50%.vDHV type 3:Do Toth phân lập năm 1969, chỉ gây bệnh ở Mỹ. Là 1 Picornavirus nhưng không có mối quan hệ với DHV type 1.DHV type 3 có độc lực thấp nên vịt bệnh có tỷ lệ chết không quá 30%.
Bệnh tiến triển nhanh,tỷ lệ chết cao 80 - 100%.
2. Hình thái, cấu trúc
VR có hình cầu,bề mặt xù xì,kích thước rất nhỏ:•Type 1: 20 – 40 nm•Type 2: 28 – 30 nm•Type 3: 30 nmLà 1 ARN VR dạng trần không có vỏ bọc ngoàiCapxit gồm 32 capsome có cấu trúc đối xứng khối bao bọc lấy sợi ARN cuộn tròn ở giữa.VR viêm gan vịt không có khả năng gây ngưng kết hồng cầu Không có miễn dịch chéo với VR viêm gan người và VR dịch tả vịt.
3. Nuôi cấy
Đặc tính nuôi cấy virus: Viêm gan vịt là loại kí sinh nội bào tuyệt đối.
Để gây bệnh, cần sử dụng huyễn dịch các cơ quan của vịt con chết do bệnh viêm gan vịt (gan, phổi, thận,...) đã được xử lí bằng kháng sinh.
Có thểcấy truyển virus viêm gan vịt trên động vật cảm thụ, trên phôi trứng và trênmôi trường tế bào
vTrên phôi vịt:Phôi vịt 10-14 ngày tuổi, tiêm vào xoang niệu.Sau gây nhiễm 18-72h phôi chết với các bệnh tích:•Xuất huyết da đầu và tứ chi•Phù phôi•Gan xưng, nhiều điểm xuất huyết, trên bề mặt gan có nhiều điểm hoại tử màu vàng.Nếu phôi chết muộn thì nước trứng chuyển màu xanh nhạt.Trên phôi gà
Phôi gà 9-10 ngày tuổi
Vị trí tiêm:xoang niệu môSau tiêm 5 - 6 ngày thì 10 - 60% phôi chếtSau 20 ngày VR nhược độc với vịt, qua 63 lần cấy chuyển 100% phôi chết.Bệnh tích: xuất huyết trên da, phôi còi cọc.Trên phôi ngỗng:Virus viêm gan vịt cũng có khả năng nhân lên trên phôi ngỗng.Phôi chết sau nuôi cấy vào xong niệu mô 2 - 3 ngày.Như vậy gây bệnh cho bào thai có thể được sử dụng để chẩn đoán viêm gan do virus.Trên môi trường tế bào:Virus type I có khả năng nhân lên trên nhiều loại tế bào như tế bào xơ phôi vịt, xơ phôi gà, thận phôi vịt/gà/ngỗng, gan phôi vịt,... .
Trên môi trường nuôi cấy, sau 8hgây nhiễm có thể quan sát thấy sự hủy hoại tế bào, đạt cực đại sau 2 – 4 ngàybiểu hiện bằng những cụm tế bào co tròn, nguyên sinh chất đặc lại tạo khôngbào, tế bào vỡ ra rồi chết
Trên động vật cảm thụ
Virus viêm gan vịt có khả năng nhân lên ở vịt con dưới 1 tuần tuổi, huyễn dịch bệnh phẩm chứa virus được tiêm dưới da, tiêm bắp, cho uống hoặc nhỏ mũi cho vịt. Trong vòng 18 – 48 giờ sau gây nhiễm vịt có biểu hiện triệu chứng và bệnh tích đặc trưng của bệnh.
4. Sức đề kháng
Tồn tại ít nhất 10 tuần trong chuồng úm dơ bẩn, >37 ngày trong phân ướt ở nhiệt độ mát
Với nhiệt độ: 50 0C /1h, 60 0C /30 phút, 37 0C Virus tồn tại được 21 ngày, ở 4 0C độ trong 2 năm và -200C có thể tồn tại tới 9 năm.VR viêm gan vịt có sức đề kháng cao, không bị bất hoạt khi xử lý bằng Ether, Chloroform, Trypsin, Formalin 0,1%,...DHV type 1 đã nhân lên trên phôi gà không bị bất hoạt ở pH=3 trong 9 giờ nhưng hiệu giá giảm.
Ở 15-20độ VR bị bất hoạt hoàn toàn khi được xử lý với Formaldehyde1%, NaOH 2%sau 2h, Chloramine3%sau 5h và Formalin 0,2% sau 2h
5. Chẩn đoán viêm gan vịt
Bệnh phẩm:Gan,lách hoặc não vịt nghi bệnh Nghiền với dung dịch đệm PBS ( Phosphate Buffer Saline ) tỷ lệ 1/5.Xử lý kháng sinh để diệt tạp khuẩnLy tâm lấy nước trongXử lý với Chloroform 5% trong 10 phút ( vì DHV type 1 không bị bất hoạt ).Gây nhiễm cho phôi:Dùng phôi 10 - 14 ngày tuổi, liều 0,2 ml / phôiTiêm VR vào xoang niệu mô
Nếu cóVR,phôi sẽ chết trong vòng 18-72h với bệnh tích đặc trưng
Gây bệnh cho vịt con
Đây là phương pháp có độ tin cậy cao.Mỗi mẫu bệnh phẩm tiêm cho 8-10 vịt con ở độ tuổi 1-7 ngày tuổi với liều 0,2 ml/con.Nếu có VR,sau 1-3 ngày vịt có triệu chứng:Bỏ ăn, buồn ngủ, sã cánh,ỉa chảy, niêm mạc xanh tím.Vịt nằm ngửa, co giật, chân duỗi thẳng, đầu ngoẹo sang bên sườn hoặc sau lưng, đây là tư thế chết đặc trưng của bệnh gọi là Opisthotonus.Bệnh tích:Tư thế chết Opisthotonus.Bệnh tích ở gan:gan xưng, xuất huyết lốm đốm trên gan, xuất huyết thành đám, vệt, gan nhũn, dễ bị nát khi ấn nhẹTrên bề mặt gan có hiện tượng xuất huyết lan rộng, không có ranh giới. Các nốt xuất huyết bằng đầu đinh ghim, màu đỏ, đoi khi nhỏ li ti lan tràn khắp bề mặt gan.Cơ tim nhợt nhạt như bị luộc chínMàng bao tim và túi khí bị viêmThận xưng to,tụ huyếtLách hơi xưng
Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro