Câu 8 - Đặc tính sinh học virus gây bệnh Gumboro


Thuộc họ Birnaviridae

Virus không có vỏ bọc ngoài. 

Hình khối đa diện, kích thước từ 50-70 nm, 

Virus ARN 2 sợi cuộn tròn và phân làm 2 đoạn riêng biệt (Birna) 

Capxit của virus có 32 capsome, được tạo thành bởi 5 loại protein có cấu trúc khác nhau  VP1  VP2  VP3  VP4  VP5 (viral protein)

- Trong đó VP2 và VP3 là loại protein chủ yếu(chiếm tỷ lệ lớn) mang tính kháng nguyên đặc hiệu + Loại protein có tính KN kích thích cơ thể sinh KT kết tủa được gọi là KN đặc hiệu nhóm (GS –Group specific). 

+ Loại protein có tính KN kích thích sinh KT trung hoà được gọi là KN đặc hiệu typ (TS-Typ specific antigen). 

- Đăc biệt là VP2, sự thay đổi về cấu trúc VP2 dẫn đến sự thay đổi về tính kháng nguyên và khả năng gây bệnh của virus 

- Các chủng virus Gumboro được xác định bởi sự khác nhau cuả phân tử VP2 này.

Hiện nay đã phát hiện được virus Gumboro có 2 serotyp:

 - Serotyp1 gây bệnh cho gà .

 - Serotyp 2 gây bệnh cho gà tây.

Giữa 2 serotyp này không có miễn dịch chéo. Ngay trong cùng serotyp tính tương đồng KN chỉ có 30%.

Khi xác định serotyp phải dựa trên cơ sở của phản ứng trung hoà.

2.2. Nuôi cấy virus Gumboro

*Nuôi cấy trên phôi gà:

 Cấy virus vào màng niệu đệm, xoang niệu của phôi gà ấp 10-11 ngày tuổi.

Phôi sẽ chết sau gây nhiễm 3 - 5 ngày

Bệnh tích: phôi xung huyết và xuất huyết trên phôi, phù phôi

*Nuôi cấy trên môi trường tế bào: 

 Trên môi trường tế bào xơ phôi gà, xơ phôi vịt, thận thỏ, thận khỉ 

Sau vài lần cấy chuyển virus mới thích ứng và gây huỷ hoại tế bào: tế bào biến dạng, co tròn. Virus gây huỷ hoại tế bào sau 48 - 96h gây nhiễm. 

*Nuôi cấy trên động vật cảm thụ: 

 Nuôi cấy virus trên gà 3 - 6 tuần tuổi 

Sau 2 - 3 ngày, gà sẽ có triệu chứng, bệnh tích đặc trưng của bệnh Gumboro.

2.3. Sức đề kháng của virus Gumboro 

 Virus có sức đề kháng cao trong tự nhiên 

 Với sức nóng virus đề kháng kém 70oC virus chết nhanh. 

 Các chất sát trùng thông thường có thể diệt virus: formol 3%/6h 

 Có khả năng chịu được dải pH rộng (pH 2-12).

 Nhiệt ổn định (vẫn còn khả thi sau 30 phút ở 60 ° C).

 Mức độ đề kháng cao đối với các loại thuốc khử trùng thông dụng nhất.

Sống sót trong môi trường gia cầm gia cầm trong thời gian dài

2.4. Khả năng gây bệnh 

*Trong tự nhiên: 

 Gà, gà tây được coi là loài nhiễm bệnh duy nhất, tất cả các giống gà đều mắc. 

Bệnh thường xảy ra ở gà 3-6 tuần tuổi, có trường hợp sớm hơn (11 ngày tuổi) hoặc muộn hơn(20 tuần tuổi) 

Tỷ lệ gà chết 10-30% , nếu ghép với bệnh khác tỷ lệ gà chết cao hơn. 

 Gà chăn nuôi tập trung dễ mắc hơn gà chăn nuôi nhỏ lẻ. 

 Trong cơ thể bệnh virus có nhiều ở túi Fabricius, sau đó là lách, thận và các cơ quan phủ tạng khác.

 Túi Fabricius là cơ quan miễn dịch trung tâm biệt hoá dòng tế bào lympho B nhưng lại là cơ quan đích của virus Gumboro. 

Sau khi vào hệ tiêu hoá  virus vào máu và đến túi Fabricius, virus nhân lên rất nhanh, tấn công và phá huỷ các lympho B chín và chưa chín . 

 Khi tế bào B bị phá huỷ sẽ gây hiện tượng suy giảm miễn dịch dịch thể, gà dễ mắc các bệnh truyền nhiễm khác. 

Gà càng nhỏ tuổi, khi bị nhiễm virus thì hậu quả càng nặng nề. 

*Trong phòng thí nghiệm :

  - Gây nhiễm cho phôi gà . 

 -Gà ở lứa tuổi cảm nhiễm 3-6 tuần tuổi.

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro