Chương 12 Đàm Hoài Thanh(3)

Tiết học tiếp theo là tiết địa lý, sau khi trống vào lớp đã năm phút, các thầy cô dạy môn khác cũng đã đến lớp học từ lâu, những tiếng bước châm chậm rãi của các thầy cô từ văn phòng giáo viên đi qua giờ không còn, thế nhưng trên bục giảng vẫn chưa có bóng dáng của cô Dương Ánh Hải

Đàm Hoài Thanh nhìn ra phía cửa sổ lần nữa, mưa vẫn không dứt, nỗi bồn chồn trong người cô cảm thấy sắp có chuyện gì đó xắp xảy ra chăng?

Lớp 10/A1 nằm ở đầu hành lang kéo thẳng qua tay phải là văn phòng giáo viên, đoạn hành lang nhỏ ở giữa nối liền dãy lớp học khối mười và văn phòng giáo viên, vì vậy các giáo viên qua lớp học khác điều phải đi qua lớp 10/A1

Trong lúc ngơ ngẫn thì một bóng người nhanh chóng lướt qua hành lang sau lưng cô mà đứng trước cửa lớp học

Trong lúc cả lớp đang ngồi đợi cô Dương Ánh Hải đến thì đột nhiên cửa lớp bật mở, người đến không phải là cô Dương mà là thầy Tâm Cảnh Nghi dạy thể dục lớp cô

Người đó thảnh thơi bước vào lớp như thể là lớp mình

Thầy Tâm Cảnh Nghi chầm chậm bước lên bục giảng và giải thích từ từ

"Hôm nay thầy đến dạy thế cho cô Dương vì cô bị bệnh xin nghĩ dạy một hôm"

Thầy nói xong lấy phấn và ghi một chữ to trên bản, nét chữ thầy uống lượn, nét chữ ngỡ đơn giản vào tay thầy như hoá phượng rồng mà nhảy múa, thầy vừa ghi vừa nói, "hôm nay là tiết dạy thế, thầy không dạy các em địa lý, nhưng thầy dạy về tình yêu thương...". Câu nói thầy vừa dứt trên bản cũng xuất hiện hai chữ lớn "gia đình"

Đàm Hoài Thanh ngồi dưới cô thấy tiết học không có gì thú vị nên cô suy nghĩ một lúc rồi quyết định lấy tiểu thuyết ra đọc giết thời gian, cô lấy ra cuốn tiểu thuyết đọc dở hôm trước, theo cô nhớ thì bản thân đã đọc đến hết chương 14 tiếp theo hình như là chương 15, khoảnh khắc cô vừa mở cuốn tiểu thuyết ra, nét chữ "chương 15 gia đình của tôi...", thầy Tâm Cảnh Nghi phía trên bục giảng gọi một bạn học bất kỳ trong danh sách học sinh

Bạn học được gọi là một bạn nữ, khi bạn nữ đang bất ngờ khi bị gọi đứng lên thì thầy hỏi một câu hỏi không liên quan

"Ùm gia đình em đầy đủ đúng không?"

"Hả?" Mạc Bảo Nhi bất ngờ trước câu hỏi của thầy mà hỏi lại

Không chỉ Mạc Bảo Nhi mà cả Đàm Hoài Thanh không chú ý đến bài giảng cũng phân tâm mà bị bất ngờ đôi chút trước câu hỏi của thầy Tâm Cảnh Nghi

Thầy Tâm Cảnh Nghi nhẹ nhàng hỏi lại "ý thầy là gia đình em có đầy đủ cha, mẹ có còn ở với nhau không...?"

Cả lớp không biết vì lý do gì mà lại bật cười trước câu hỏi ngớ ngẩn của thầy, thầy ra hiệu cho các bạn im lặng rồi giải thích "không phải ai cũng có một gia đình đầy đủ hạnh phúc, các em không nên cười trước một câu hỏi này..."

Sau câu nói của thầy cả lớp im bặt không một tiếng động, đôi tay đang lật tiểu thuyết của Đàm Hoài Thanh cũng khựng lại trong giây lát rồi tiếp tục

Gương mặt cô vẫn như bình thường nhưng trong lòng cô bắt đầu gợn sóng

"Còn em, gia đình em thì sao?" Thầy chuyển hướng sang Mạc Bảo Nhi, bảo cô tiếp tục trả lời câu hỏi vừa rồi

"À gia đình em ba mẹ vẫn ở với nhau hạnh phúc" cô trả lời thầy Tâm Cảnh Nghi

"Vậy thì... ở nhà em có bị cha mẹ la mắng hay không?"

"Dạ có..." Mạc Bảo Nhi chần chừ rồi đáp lại câu hỏi của thầy

"Vậy ba mẹ em la về chuyện gì?" Thầy từ từ dựa người vào bục giảng tiếp tục hỏi dò

"Ba mẹ em la về việc điểm số không ổn định, không phụ giúp ba mẹ, không làm theo đúng ý ba mẹ..." Mạc Bảo Nhi vừa nói vừa đưa tay lên liệt kê, sau một hồi cô liệt kê xong thì thầy Tâm Cảnh Nghi nói tiếp

"Vậy thì em có thấy buồn khi cha mẹ la mắng không?"

Cô chần chừ suy nghĩ một lúc rồi trả lời "dạ có" cô nói mà gấu chặt vào phần áo khoác phía sau, đôi chân cũng dần run rẫy xắp mềm nhũn ra

Thầy Tâm Cảnh Nghi thấy cũng không nói gì thêm

Thầy tiếp tục hỏi cô rằng cô có biết tại sao cha mẹ lại la mình không, Mạc Bảo Nhi thật thà nói rằng là vì cha mẹ muốn tốt cho mình

Thầy gật gù nhẹ ra hiệu cô ngồi xuống rồi quay sang hỏi cả lớp "theo tất cả các em thì tại sao cha mẹ lại la khi mình làm sai?"

Một bạn nam dơ tay nói rằng vì cha mẹ muốn mình tốt hơn

Bạn nữ khác lại nói vì cha mẹ muốn cho con cái không phạm phải những sai lầm

...

Đại đa số các bạn học điều cho rằng để tốt cho mình thì cha mẹ mới la mắng, dù thế nhưng những câu trả lời ấy cũng chưa đủ để làm thầy hài lòng, thầy chỉ cần một câu trả lời khẳng định duy nhất

"Câu trả lời cho câu hỏi chỉ đúng một từ thôi, nếu ai trả lời đúng thầy sẽ miễn thi thể dục học kì một này" thầy chắc chắn mà khẳng định trước lớp học

Một cánh tay được dơ lên, cô được thầy mời phát biểu, Hồ Yên Như nói chỉ một chữ

"Thương"

Đúng vậy, câu trả lời làm thầy hài lòng xuất hiện, hài lòng thầy quay lại về phía bản lớn cầm phấn lên, thầy kẻ một dấu suy ra dài rồi ghi chữ "thương" lớn trên bản

Sau đó thầy hỏi tiếp "cha mẹ luôn la rầy chúng ta vì họ thương con mình, vậy theo em thì khi nào cha mẹ sẽ hết la rầy bản thân mình?"

"Mời em" một bạn học đứng lên nói "khi cha mẹ mất ạ..." thầy tiếp tục kẻ một dấu suy ra rồi ghi chữ "mất"

"Đúng vậy, khi cha mẹ mất, người mất không thể nói nên cũng đồng nghĩa với việc không thể la mắng chúng ta nữa..."

"...Không biết trong đây chắc cũng đã có vài bạn suy nghĩ đến việc cha mẹ sẽ mất, ai rồi cũng sẽ mất kể cả là cha mẹ hay chúng ta, sau này khi có con cái chúng ta rồi cũng sẽ mất mà để lại nó một mình..."

Câu nói của thầy làm bầu không khí trong lớp gần như nghẹn lại, giữa đầu không khí u ám, Đàm Hoài Thanh vẫn tiếp tục lật tiểu thuyết nhưng cánh tay cô dần run run

Thầy hỏi tiếp "mất là ý thứ nhất vẫn còn một ý nữa, khi nào thì cha mẹ không còn la mắng chúng ta nữa?"

Một bạn học trả lời rằng khi cha mẹ không còn thương chúng ta nữa, khi này thầy phản bác lại thầy khoanh lớn vào chữ "thương" vừa ghi ban này rồi nói không cha mẹ nào không yêu thương con cái

Động tác lật sách của Đàm Hoài Thanh lần nữa khựng lại giữa không trung, cô thấy thầy nói sai rồi, hoàn toàn sai

Một bạn khác lại đứng lên phát biểu "là khi con cái đã trưởng thành ạ"

Thầy nhìn bạn ấy trầm tư rồi nói "con cái chưa bao giờ trưởng thành trong mắt cha mẹ, như thầy đây đã bốn mươi tuổi nhưng trong mắt người sinh ra chúng ta thì chúng ta chưa bao giờ trưởng thành..."

Một bạn khác lại đứng lên trả lời là khi bản thân chúng ta mất đi, thầy tiếp tục phản bác lời của bạn ấy

"Dù ta mất đi hay sao đi mữa chỉ cần sống thì cha mẹ vẫn có thể đến trước mộ, sẽ vào những ngày giỗ mà tiếp tục la mắng..."

Thầy tiếp tục ghi một dấu suy ra khác rồi ghi một chữ "khi ta hết yêu thương cha mẹ..."

Thầy giải thích sau khi ghi câu nói ấy "đôi lúc khi cha mẹ la mắng, ta sẽ có những oán hận hờn dỗi, có thể là nhốt mình trong phòng hoặc là không ăn uống. Khi đó cha mẹ sẽ thấy đau lòng, ai mà không đau lòng khi con cái ghét bỏ họ chứ, họ sẽ để lộ ra sự dịu dàng mà nhẹ nhàng an ủi khi đó sẽ không còn những lời la mắng gây tổn thương mà chỉ còn lời xin lỗi cha mẹ gửi đến con cái khi họ đã thấy mình có lỗi vì đi quá trớn chạm vào nỗi đau của con cái..."

Đàm Hoài Thanh ngồi bên dưới với tâm trạng không ổn định, những cảm xúc cô thầm che giấu bấy lâu nay đã bị lay động khi nghe thấy thầy hỏi câu đầu tiên, cô cảm giác như thầy đã đọc được những cảm xúc mà cô đã che giấu

Đôi mắt cô rưng rưng, đỏ ngầu, cô cố kìm lại tránh để những giọt nước mắt yếu đuối ấy rơi ra giữa lớp học...

Cô thấy thầy nói sai, không phải có ba mẹ nào cũng yêu thương con cái

Thầy trên bục chuẩn bị đặt ra câu hỏi tiếp theo, Đàm Hoài Thanh dụi dụi mắt, ngước mặt lên trời để nước mắt chảy ngược vào trong để ổn định lại cảm xúc, cô đứng bật dậy rồi xin thầy Tâm Cảnh Nghi đi vệ sinh

Cô bày ra vẻ mặt bình thường đi lên bục giảng mà nói "thưa thầy cho em đi vệ sinh"

Nhận được câu trả lời của thầy cô bình tĩnh bước ra khỏi lớp học, đi được mười bước để chắc chắn không ai nhìn thấy cô quay đầu lại rồi chạy thật nhanh vào nhà vệ sinh nữ

Tìm một buồm vệ sinh sạch sẽ, cô vào nhanh tay mà đóng cửa lại, ngồi xuống cô không kìm được mà bật khóc, những giọt nước mắt cứ như ngày mưa hôm nay mà liên tục rơi xuống, những cảm xúc bị Đàm Hoài Thanh đè nén xuống từ lúc bắt đầu tiết học đến giờ được cô thể hiện ra

Bên ngoài trời vẫn mưa to xối xả như thể là một cách che đậy đi vết thương và sự yếu đuối của cô

Người ta thường nói vết thương lòng là vết thương khó chữa lành nhất, khó để tổn thương cũng như khó để lành lại

Nhà vệ sinh nữ không một bóng người, chỉ duy nhất một buồm vệ sinh được khoá cửa lại, cũng từ ngay đó những âm thanh nức nỡ thốt lên

Đàm Hoài Thanh không biết tại sao bản thân lại trở thành con ngừoi cảm xúc đến như vậy, khi bình thường mỗi khi nhận được các câu hỏi tương tự cô thấy bình thường như thể đó không phải chuyện của cô, nhưng hôm nay ngay cả cô cũng thấy bản thân mình thật lạ lẫm

Vốn dĩ con người là một sinh vật lạ lẫm và khó hiểu ngay từ ban đầu, có những người vô cảm với mọi thứ, những người khác thì lại sống mà yêu thương, dù chỉ một thứ nhỏ nhặt chết đi hoặc mất đi cũng sẽ không kìm được mà rơi những giọt nước mắt đau khổ đầy xót xa

Bao lần cô cố gắng kìm nén những cảm xúc tiêu cực đang trào dân kia nhưng vẫn không được, những giọt nước mắt chua xót liên tục rơi xuống đến cô cũng không thể ngăn cản

Những kí ức thời thơ ấu bắt đầu hiện lên từng chút một khi cô đang không ngừng khóc lóc trong nhà vệ sinh...

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro