Chương 1: Tam Đại Môn Đồ

- Đề bài hôm nay, tiên sinh ra, muội thấy khá là khó, làm xong cứ như không còn sức để đi!

- Có thể là do muội chưa hiểu được đề của tiên sinh...

- Ta thấy đề này cũng không khó, đề này là do tiên sinh ra mà chúng ta đã cho là khó thì sau này thi Hương thí sẽ như thế nào chứ?

- ...

Tiếng của 3 đứa trẻ sau kì thi thường xuyên của học đường vừa từ học đường bước ra. Bọn họ thường được gọi là chung là “Tam Đại Môn Đồ” vốn có từ này là do cả ba đều là những người chuyên giữ hạng 1,2,3 trong các kì thi thông thường, khảo bài ở học đường.

Ngoài ra khi bọn họ đi chung đều khiến người xung quanh e dè cuối đầu, đơn giản vì một người thái tử đương triều, Triệu Thừa Minh – người chuyên giữ hạng 1, người thứ hai là Từ Triết Nghiễm – Từ đại công tử, quý tử của nhà Tương Dương Quận Công, có phụ thân giữ hàm Chính nhị võ ban và là trọng thần của đương triều, cũng là người chuyên giữ hạng 2, còn người cuối cùng là Cao Tuyên Cảm – Cao đại tiểu thư, ái nữ của phủ Quốc Công, phụ thân giữ chức Phiêu Kỵ Đại Tướng Quân trấn ải biên quan trọng thần đương triều, là người giữ hạng 3.

Vốn bọn họ luôn giữ những hạng cố định này thì có thể nói là rất dễ hiểu, vị hạng 1 thì là thái tử đương triều, dưới phụ mẫu nhưng trên vạn người nên mọi sự ưu tiên trong thiên hạ cậu ta đều có, ngoài việc đến học đường mỗi ngày thì khi về Đông Cung y lại có sư phụ giỏi dạy riêng nên giữ vị trí tuyệt đối như vậy là chuyện thường.

Vị Từ Đại Công Tử thì lực học ngoài được đào tạo từ trường lớp thì là tìm tòi tự học nên sức học bằng việc siêng năng có thể nói học lực bằng vị thái tử kia nhưng y lại luôn cố ý làm trật những lỗi nhỏ để có thể giữ hạng 2, khiêm nhường với vị thái tử

Còn vị cuối cùng, sức học của nàng ấy khá tốt, học không thua kém nam tử, đèn sách mài ngày mài đêm nhưng luôn là người giữ hạng 3 chưa thấy lúc nào có thể vượt hạng

Sức học đáng gờm, gia thế đáng nể là lý do cái danh “ Tam Đại Môn Đồ” ra đời, dĩ nhiên những người như vậy chơi cùng nhau, cùng nhau học không mấy là chuyện lạ!

- Ê này, nếu ta không lầm đề bài hôm nay đáp án nằm ở thiên thứ sáu chúng ta vừa học mấy hôm trước

Sải bước trên đường xem ra ánh nắng của ánh dương cũng khiến cho vị thái tử thường ngày hiếm khi nhớ được những chi tiết nhỏ vặt của các kì khảo lại nhớ bớt chợt. Triết Nghiễm nghe được liền đáp:

- Yo~ thái tử điện hạ, xem ra hôm nay trí nhớ của ngài tốt hơn rồi, ấy ngài lại nói đúng rồi nhé, đáp án nằm ở lời bình của thiên thứ sáu.

- Hai người nhớ lẹ vậy, à mà đáp án đấy là gì vậy? Nếu đã nhớ rồi không ấy nói nguyên đáp án cho muội biết để xem xem lần này điểm có xấu không muội lười nhớ quá.

Cao Tuyên Cẩm nàng nghe hai tên nữ tử nói về chuyện đáp án liền thầm nghĩ: nam nhi trượng phu lưng dài vai rộng không biết mệt, vừa trải qua khảo thí người người chán không muốn nhắc đến cho mệt mỏi thì bọn hắn đã ngồi nhắc lên nhắc xuống làm nàng nhức cả đầu.

- Muội tự nhớ đi chẳng lẽ lời sư phụ dạy chỉ qua một lần khảo thí là muội có thể quên liền sao? Như vậy sau này làm sao có thể dùng chữ nghĩa được chứ?

Từ Triết Nghiễm hắn theo chủ nghĩa hoàn hảo tất nhiên nghe có người nói câu lười biếng như vậy liền cảm thấy khó chịu nên chẳng thèm mở lòng tốt mà thuật lại đáp án cho y. Vị tiểu thái tử đi cạnh nghe đối phương như muốn bắt nạt biểu muội yêu quý hắn liền lên tiếng

- Triết Nghiễm nếu ngươi không muốn nhắc cho muội ấy thì thôi để ta nhắc, có cần khó chịu với biểu muội của ta như vậy không? Muội ấy mà nỗi giận ta liền phạt ngươi đấy, nghe rõ chưa?

Thừa Minh chẳng cần đợi vị hảo chí cốt trả lời liền sợ biểu muội yêu quý của mình giận, cánh tay hắn đặt lên cái vai nữ tử nhỏ kia mà vỗ vỗ nói lời bù đắp

- Đừng bận tâm hắn để biểu ca này nhắc cho muội, trí nhớ của ta khá tốt đấy. “Thành ý là làm cho ý niệm của mình thành thật, tư tưởng thuần chính. Muốn làm được điều này, phải bỏ ra nhiều công phu, lúc nào ở đâu cũng phải có ý thức về lời nói và hành động của mình; dù cho chỉ có một mình mình làm, một mình mình biết, cũng không được một lúc nào giả dối, ngụy trang. Thông thường, những ý niệm ác thường nảy sinh khi người ta ở một mình; mà những điều tưởng chừng như có thể giữ kín trong lòng lại hiện ra qua nét mặt, cử chỉ và thái độ, nên mọi người rất dễ nhận ra. Vì vậy khi ở một mình, người quân tử càng phải giữ mình cẩn thận, ý niệm của mình phải chân thực, hành động của mình phải đúng đắn.”*

Vừa đọc xong, không để cho tiểu biểu muội của mình trả lời Thừa Minh liền nói tiếp
- Ta đọc xong rồi, muội nhớ thử xem bài làm của muội có sai chỗ nào không? Yên tâm, đáp án của biểu ca đây luôn luôn đúng không cần nghi ngờ

Nói xong nở nụ cười trìu mến trên đôi môi mà trông chờ câu trả lời của đối phương

- Ấy, hình như lần này muội lại sai nữa rồi, có lẽ vẫn là hạng ba như mọi khi thôi.

Tuyên Cẩm song mâu nàng hơi liếc nhìn phản ứng của Từ Triết Nghiễm, khuôn nhan thì bày nét tiếc nuối để biểu ca quan sát

- Hạng ba thôi mà, không sao không sao cũng là cao rồi cữu phụ sẽ không trách muội đâu, yên tâm!

Thấy vị biểu muội nét mặt ủ rũ mà mở lời an ủi, hắn thật không muốn thấy biểu muội của mình buồn một chút nào, cũng không muốn một người nào có thể làm nàng buồn vì thế những cái đáp ăn khảo thí kia cũng thế, cũng không được làm nàng buồn

- Ta đã dừng ở hạng ba này quá lâu rồi lần này lại như thế chắc phụ mẫu ta lại buồn tiếp thôi

Tuyên Cẩm khuôn nhan buồn rượi mà nhìn chằm xuống đất, chân vẫn sải bước, song thủ thì ngọ quậy cái thẻ bài ngọc bích đề “Quốc Tử Sinh – Quốc Công Phủ”

- Muội yên tâm đi, chẳng phải là cữu phụ với cữu mẫu không muộn phiền vì muội được hạng 3 hoài sao? Cái danh Tam Đại Môn Đồ không phải là tự dưng mà có đâu, cữu phụ với cữu mẫu theo ta thấy bọn họ rất tự hào về muội sao?

Ba môn sinh đi chung có danh “Tam Đại Môn Đồ” cùng song bước trong những lời tiếc nuối, an ủi của nhau với những bộ Thanh Y loại áo giáo lĩnh trường sam bên ngoài, bên trong lớp trường sam là lan sam làm từ vải trắng mịn, cổ tròn và tay áo rộng, phía dưới kéo ngang làm vạt áo và một nếp gấp quanh eo, bên hông có ngọc bích ghi nơi ở của môn sinh. Trong 3 người duy chỉ có Triệu Thừa Minh là không có ngọc bích vì hắn là thái tử đương triều không cần ngọc bích đề danh ai thấy cũng đều biết kiêm nhường rồi. Còn ngọc của Cao Tuyên Cẩm và Từ Triết Nghiễm lần lượt đề là “Quốc Tử Giám sinh – Quốc Công Phủ” và “Quốc Tử Giám sinh – Tương Dương Quận Công Phủ”

Tiếng cười, tiếng than thở, tiếng khảo kết quả của cả 3 sau hồi bàn luận cũng hòa vào gió, tan biến trong không trung

- Cẩm nhi có phải là đang đói không?

Xé toạt bầu không khí ấy là một tiếng gọi với thanh âm trầm ấm của một vị nam tử trung niên có tuổi gọi vị Cao đại tiểu thư kia

*: Lời bình trong chương thứ 6 của Tứ Thư - Đại Học

Bạn đang đọc truyện trên: truyentop.pro

Tags: #codai#ngan